Powered by Techcity

Hoàn thiện chính sách để phát huy di sản văn hóa

 – Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước ta, được quy định trong Luật Di sản văn hóa từ 23 năm trước, tạo cơ sở pháp lý đẩy mạnh sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, bảo đảm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, dần bộc lộ hạn chế, bất cập sau hàng chục năm thi hành. Cùng với đó, một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới; hệ thống pháp luật đã sửa đổi, bổ sung nhiều đạo luật mới đòi hỏi Luật Di sản văn hóa phải sửa đổi phù hợp để bảo đảm tính thống nhất… Điển hình như, dự thảo luật đã dành 1 chương cho di sản tư liệu, được xem là bước tiến trong việc xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam, một quốc gia mang truyền thống hiếu học, trọng văn chương, chữ nghĩa, đầy tiềm năng về di sản tư liệu, khi lĩnh vực này chưa được cộng đồng xã hội quan tâm đúng mức.

UNESCO chia di sản văn hóa phi vật thể thành 5 loại hình, lĩnh vực: Các truyền thống và biểu đạt truyền khẩu, trong đó ngôn ngữ là phương tiện của di sản văn hóa phi vật thể; nghệ thuật trình diễn; tập quán xã hội, tín ngưỡng và các lễ hội; tri thức, tập quán liên quan đến tự nhiên và vũ trụ; nghề thủ công truyền thống. Đóng góp ý kiến trước khi dự thảo luật được Quốc hội xem xét, thông qua, Đoàn Luật sư tỉnh An Giang đề nghị cần xem lại việc chia thành 6 loại hình, lĩnh vực, tách lễ hội truyền thống thành mục riêng, trong khi lễ hội truyền thống phải gắn chặt với tín ngưỡng, không thể bóc tách độc lập. Đồng thời, nên có thêm mục “Và các lĩnh vực khác” để bao quát hết sự đa dạng của di sản văn hóa phi vật thể.

Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam và nghề dệt thổ cẩm của người Chăm (xã Châu Phong, TX. Tân Châu) được ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngoài ra, ý kiến đóng góp cho rằng, không nên tách riêng di sản tư liệu thành một chương riêng ngang với di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Bởi dù tồn tại dưới hình thái nào thì di sản tư liệu cũng thuộc lĩnh vực vật thể hoặc phi vật thể. Về mặt thực tiễn, phần lớn di sản tư liệu là di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc là một bộ phận trong di tích. Một số khác nằm trong cơ quan lưu trữ, thư viện, bảo tàng và sưu tập tư nhân. Việc tách ra thành một loại riêng khiến nhiều quy định về di sản tư liệu trùng lặp với quy định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia…

“Liên quan quy định về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền, cần bổ sung điều luật bảo vệ những “báu vật nhân văn sống” – nghệ nhân đang sở hữu kỹ năng, kỹ thuật thực hành các loại hình di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận, thông qua việc vinh danh, cấp giấy chứng nhận, cấp kinh phí hỗ trợ hàng năm… Nên bổ sung thêm việc xây dựng bảo tàng số về di sản tiêu biểu quốc gia trên các lĩnh vực, như: Ẩm thực, trang phục, cổ vật, tư liệu, lễ hội, nghệ thuật biểu diễn… để phục vụ công tác bảo tồn, quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới, cũng như làm tư liệu sản xuất các sản phẩm công nghiệp văn hóa” – luật sư Trần Ngọc Bản đề nghị.

Ở góc độ ngành chuyên môn, Bảo tàng tỉnh đã góp nhiều ý kiến vào dự thảo luật. Cụ thể, đối với dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp bảo tàng hoặc dự án chỉnh lý nội dung trưng bày của bảo tàng, cần xem xét có ý kiến thẩm định, thỏa thuận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tránh tình trạng bất cập, chưa bảo đảm chất lượng và hiệu quả, dẫn tới một số bảo tàng đầu tư không đồng bộ giữa xây dựng công trình với trưng bày, thiết kế không phù hợp công năng, nội dung trưng bày trùng lặp, thiếu sức thu hút.

 “Hiện nay, bên cạnh khó khăn, vướng mắc về quy trình, thủ tục thì vấn đề chủ thể đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho di tích còn thiếu đồng bộ, gây khó khăn cho địa phương trong quá trình thực hiện, đặc biệt là đối với di tích phân bổ, trải dài ở địa bàn rộng (liên xã, liên huyện, liên tỉnh). Do vậy, cần bổ sung thêm quy định về việc cấp giấy chứng nhận này. Trường hợp đã nêu tại luật hoặc văn bản quy phạm pháp luật khác, cần trích dẫn điều khoản thực hiện để tạo sự thống nhất. Tương tự, nên quy định rõ quyền sở hữu đất đai ở các di tích lịch sử; bổ sung quy định xử phạt hành vi vi phạm đến di tích, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho công tác quản lý di tích” – Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hồ Thị Hồng Chi nêu ý kiến.

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 7 và xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 8. Dự thảo gồm 9 chương, 102 điều (tăng 2 chương, 29 điều so với luật hiện hành). Luật sửa đổi tập trung vào 3 nội dung chính: Hoàn thiện quy định về nguyên tắc, đối tượng, trình tự, thủ tục kiểm kê, nhận diện, ghi danh, biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa và hoạt động bảo tàng; nâng cao hiệu quả tổ chức, hoạt động của các cơ quan trực tiếp quản lý di sản; tăng cường nội dung, cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa, huy động nguồn lực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

VẠN LỘC



Nguồn: https://baoangiang.com.vn/van-hoa/van-hoa-su-kien/hoan-thien-chinh-sach-de-phat-huy-di-san-van-hoa-a405584.html

Cùng chủ đề

Tháo gỡ điểm nghẽn về đất đai

 - Luật Đất đai là đạo luật rất quan trọng, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước. Với 16 chương, 260 điều, Luật Đất đai 2024 góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai, giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong các chính sách, pháp luật có liên quan đến đất đai. Đồng thời, giải quyết các...

Tác phẩm Niềm vui trong công việc

- Tác giả: Nguyễn Trần Thanh Nhã - Ngày tham dự: 20/09/2024 ...

Nhộn nhịp chợ cá vùng biên

 - Chúng tôi ngược lên đầu nguồn sông Hậu vào những ngày đầu tháng 9, khi dòng nước màu phù sa vẫn cuồn cuộn chảy mang theo bao cá tôm khiến dân làm nghề hạ bạc nức lòng. ...

200 năm kênh Vĩnh Tế: Chuyện đặt tên cho dòng kênh huyền thoại

 - Kênh Vĩnh Tế không chỉ là công trình phòng thủ trấn biên kỳ vĩ, mà còn mạch máu giao thông trọng yếu để chấn hưng vùng biên viễn Tây Nam. Từ Châu Đốc cho đến Hà Tiên, những câu chuyện về dòng kênh huyền thoại này vẫn luôn sống động và đầy cuốn hút. Dù lịch sử đã đi qua 2 thế kỷ, nhưng người hậu thế vẫn muốn tận tường chuyện tên gọi của dòng kênh. ...

Tấm lòng dân An Giang hướng về đồng bào miền Bắc

 - Những ngày qua, hướng về người dân đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão lũ ở các tỉnh miền Bắc, Nhân dân ở An Giang đã dành nhiều tình cảm chia sẻ, chung tay thực hiện các nghĩa cử đóng góp bằng tiền, hiện vật, gửi trọn nghĩa tình đồng bào để người dân miền Bắc sớm vượt qua khó khăn. ...

Cùng tác giả

Tháo gỡ điểm nghẽn về đất đai

 - Luật Đất đai là đạo luật rất quan trọng, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước. Với 16 chương, 260 điều, Luật Đất đai 2024 góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai, giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong các chính sách, pháp luật có liên quan đến đất đai. Đồng thời, giải quyết các...

Tác phẩm Niềm vui trong công việc

- Tác giả: Nguyễn Trần Thanh Nhã - Ngày tham dự: 20/09/2024 ...

Nhộn nhịp chợ cá vùng biên

 - Chúng tôi ngược lên đầu nguồn sông Hậu vào những ngày đầu tháng 9, khi dòng nước màu phù sa vẫn cuồn cuộn chảy mang theo bao cá tôm khiến dân làm nghề hạ bạc nức lòng. ...

200 năm kênh Vĩnh Tế: Chuyện đặt tên cho dòng kênh huyền thoại

 - Kênh Vĩnh Tế không chỉ là công trình phòng thủ trấn biên kỳ vĩ, mà còn mạch máu giao thông trọng yếu để chấn hưng vùng biên viễn Tây Nam. Từ Châu Đốc cho đến Hà Tiên, những câu chuyện về dòng kênh huyền thoại này vẫn luôn sống động và đầy cuốn hút. Dù lịch sử đã đi qua 2 thế kỷ, nhưng người hậu thế vẫn muốn tận tường chuyện tên gọi của dòng kênh. ...

Tấm lòng dân An Giang hướng về đồng bào miền Bắc

 - Những ngày qua, hướng về người dân đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão lũ ở các tỉnh miền Bắc, Nhân dân ở An Giang đã dành nhiều tình cảm chia sẻ, chung tay thực hiện các nghĩa cử đóng góp bằng tiền, hiện vật, gửi trọn nghĩa tình đồng bào để người dân miền Bắc sớm vượt qua khó khăn. ...

Cùng chuyên mục

Nhớ mùa Sene Dolta

 - Theo phong tục của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer, hàng năm, từ ngày 29/8 - 1/9 (âm lịch), bà con lại nô nức tổ chức lễ Sene Dolta. Lễ còn được gọi là lễ cúng ông bà nhằm tưởng nhớ công ơn, cầu phước cho linh hồn của các bậc sinh thành, những người trong thân tộc quá cố và tri ân tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc được bình...

Đặc sắc Hội đua bò chùa Rô

 - Sau chặng đường 10 năm tổ chức, Hội đua bò chùa Rô trở thành sự kiện văn hóa – thể thao (VHTT) đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer tại TX. Tịnh Biên (tỉnh An Giang). Đến với hội đua bò, du khách sẽ cảm nhận được không khí vui tươi, hào hứng khi chứng kiến những đôi bò tranh tài vô cùng hấp dẫn và cảm nhận được tính đoàn kết cộng đồng sâu...

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang phối hợp xã Châu Phong, thị xã Tân Châu tổ chức phục dựng Nghi...

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triểnkinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miềnnúi giai đoạn 2021 – 2030 trên địa bàn tỉnh An Giang; với mục đích khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị bảnsắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc Chăm; đồngthời quảng bá, giới thiệu nét văn hóa truyền thống đặc sắccủa cộng đồng dân tộc Chăm An Giang. Sở Văn hóa,...

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang phối hợp xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn tổ chức Trình diễn Nghề gốm...

Làng gốm Phnôm Pi, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang là nơi duy trì nét đẹp truyền thống của đồng bào Khmer qua từng sản phẩm cà ràng (bếp củi), cà om (nồi)…Với mong muốn khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc; giữ gìn, tôn vinh và quảng bá giá trị Nghề gốm của đồng bào Khmer An Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và...

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm: Vinh danh 2 bảo vật quốc gia mới ở Ninh Thuận

Dự kiến có trên 400 đồng bào dân tộc Chăm từ 9 tỉnh-thành phố tham gia Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần IV, tạo nên vẻ đa dạng về văn hóa và các cơ hội quảng bá du lịch cho địa phương. ...

Hội Tem Việt Nam triển khai công tác các tháng cuối năm 2024

 - Sáng 6/9, Hội Tem Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 8 tháng đầu năm và triển khai công tác các tháng cuối năm 2024. Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Chủ tịch Hội Tem Việt Nam Chu Thị Lan Hương chủ trì tại điểm cầu Hà Nội. Giám đốc Bưu điện tỉnh An Giang, Chủ tịch Hội Tem tỉnh An Giang Hồ Thanh Long, cùng các Ủy viên Ban Chấp...

Khai mạc triển lãm chuyên đề “Về nơi lưu dấu chân Người”

Sáng ngày 27/8/2024, tại Bảo tàng An Giang, được sự cho phép của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang và Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng An Giang phối hợp Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề “Về nơi lưu dấu chân Người”. Đây là hoạt động văn hóa thiết thực chào mừng...

Tiếp tục lan tỏa văn hóa đọc

 - Những năm qua, cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” được tổ chức đã thu hút đông đảo học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh tham gia, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong trường học. ...

Thư viện tỉnh tổng kết và trao giải thưởng chương trình sinh hoạt hè năm 2024

Sáng ngày 24/08/2024, Thư viện tỉnh An Giang tổ chức Tổng kết và trao giải Chương trình sinh hoạt hè năm 2024 với chủ đề “Hạ yêu thương” với sự tham dự của lãnh đạo thư viện, quý thầy cô, các bậc phụ huynh và 36 bạn đọc thiếu nhi có thành tích xuất sắc nhất.Với mong muốn tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, thiết thực giúp các em thiếu nhi có nhiều hoạt động ứng dụng, trải nghiệm...

“Viết từ tim sẽ chạm đến tim”

Tác giả Trương Chí Hùng của miền Tây Nam Bộ xuất hiện trên văn đàn khoảng chục năm lại đây song đã ghi dấu ấn trong nhiều độc giả bằng thể loại bút ký văn học. Phóng viên đã cuộc trò chuyện với anh nhân dịp tập bút ký “Con nước tha hương” vừa ra mắt độc giả. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất