Powered by Techcity

Giữ nét đẹp văn hóa trong lễ hội Xuân

Một mùa Xuân mới đã về mang theo lộc biếc trên cành, các loài hoa đua nhau bừng nở, khoe sắc xuân. Trong hơi thở mùa xuân ấy, người dân nô nức trẩy hội, gửi gắm ước vọng về một năm mới bình an, mọi việc hanh thông.

Chú thích ảnh

Các liền anh, liền chị Quan họ hát thuyền tại hội Lim. Ảnh: Thanh Thương/TTXVN

Gắn kết cộng đồng, tri ân các bậc tiền nhân

Theo thống kê của Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), cả nước hiện có gần 8.000 lễ hội, trong đó hơn 7.000 lễ hội truyền thống.  Các lễ hội diễn ra cả năm, nhưng tập trung nhiều vào dịp đầu Xuân. Những hoạt động tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc cùng trò chơi dân gian truyền thống trong lễ hội đã giúp gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa, đồng thời tạo điểm nhấn hấp dẫn, thu hút du khách thập phương mỗi dịp Xuân về.

Lễ hội Xuân ở nhiều nơi không chỉ đơn thuần là dịp để người dân vui chơi đầu năm mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Các lễ hội truyền thống đều không thể thiếu phần lễ mang đậm nét văn hóa của cộng đồng các dân tộc nhằm cầu cho đất trời hòa hợp, mùa màng tốt tươi, cộng đồng đoàn kết, phát triển. Qua đó, mọi người được gắn kết, chia sẻ những ước vọng về một năm mới với cuộc sống thịnh vượng, an khang.

Trong các lễ hội Xuân ở Việt Nam không thể không kể đến Giỗ Tổ Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ). Đây là một trong những lễ hội lớn nhất cả nước, diễn ra từ mùng 5 – 10/3 âm lịch, nhằm tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước, củng cố tinh thần đoàn kết, cùng hướng về cội nguồn và tri ân tiên tổ.

Lễ hội gò Đống Đa tại Thủ đô, đúng ngày mùng 5 Tết nhằm tái hiện lại Chiến thắng gò Đống Đa và tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của Vua Quang Trung, tôn vinh tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Lễ hội Khai ấn đền Trần (tỉnh Nam Định) diễn ra từ ngày 13 – 15 tháng Giêng để tri ân công đức của các vị vua Trần. Lễ khai ấn, diễn ra vào giờ Tý ngày 14 tháng Giêng với nghi lễ rước kiệu ấn từ đền Cố Trạch sang đền Thiên Trường và nghi lễ khai ấn được tổ chức trang trọng. Đây là tục lệ cổ tại Tiên Miếu nhà Trần (Phủ Thiên Trường xưa) mang đậm giá trị văn hóa tâm linh truyền thống và có ý nghĩa giáo dục lịch sử sâu sắc, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Ở miền Trung năm nay, ngày mùng 7 tháng Giêng, Lễ hạ nêu và khai ấn – nghi thức cung đình triều Nguyễn đã diễn ra tại Triệu Miếu và Thế Miếu, Đại Nội Huế, đánh dấu thời điểm kết thúc Tết Nguyên đán, mọi người quay trở lại công việc, nhịp sống thường ngày và hứa hẹn cuộc sống tốt đẹp, thuận lợi, hanh thông trong một năm mới.

Đồng bào dân tộc Tày, Nùng từ các tỉnh phía Bắc di cư tới huyện Cư M’gar, Đắk Lắk sinh sống, hằng năm vào mùng 6 Tết lại tổ chức Lễ hội lồng tồng (Lễ xuống đồng). Đây trở thành ngày hội lớn, quan trọng nhất của người Tày, Nùng vào dịp đầu năm mới cầu mong cho một năm sung túc, đầy đủ…

Sợi dây kết nối truyền thống và hiện đại

Mỗi lễ hội đầu Xuân là một câu chuyện về lịch sử, tâm linh và nghệ thuật, phản ánh chiều sâu văn hóa của dân tộc Việt Nam, là cầu nối quan trọng giữa quá khứ và hiện tại, giúp thế hệ trẻ hiểu và tự hào hơn về bản sắc dân tộc.

Tuy nhiên, ở đây đó vẫn còn xảy ra những hành vi, hình ảnh chưa đẹp, thậm chí là tiêu cực, gây rối trật tự công cộng, làm mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Chẳng hạn như lợi dụng tín ngưỡng để buôn thần, bán thánh; nạn cướp giật, cờ bạc, chặt chém… Mới đây nhất, ngày 3/2, xảy ra một vụ việc xôn xao dư luận. Đó là việc hàng chục đối tượng dàn cảnh cướp trước cổng chùa Kim Tiên ở An Giang. Vài ngày sau đó, vụ án Gây rối trật tự công cộng này đã bị khởi tố. Các đối tượng tham gia, liên quan bị bắt giữ, truy xét…

Để không tái diễn những vụ việc trên, đồng thời giữ gìn nét đẹp văn hóa qua các lễ hội, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra những chỉ đạo đối với công tác quản lý và tổ chức tốt các lễ hội. Trong đó, Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025 và Chỉ thị số 45/CT-TTg cùng Công điện 09/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu tổ chức, thực hiện nghiêm công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định; bảo đảm các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và lễ hội Xuân năm 2025 tổ chức theo đúng quy định của pháp luật, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, thực hiện nếp sống văn minh, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân các địa phương.

Bên cạnh đó, Đề án Số hóa dữ liệu lễ hội tại Việt Nam giai đoạn 2021- 2025 đang được Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tích cực triển khai. Bộ tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa truyền thống trong lễ hội cũng là một tiêu chuẩn mềm để giúp lễ hội thêm đẹp hơn mỗi dịp Xuân về.

Đặc biệt, việc giữ gìn và phát huy những giá trị lễ hội đầu Xuân là cách để mỗi người dân, mỗi địa phương thể hiện lòng tự hào và trách nhiệm với truyền thống cha ông, đồng thời tạo nên bản sắc riêng, bền vững trong dòng chảy hội nhập và phát triển của đất nước. Bởi vậy, lễ hội truyền thống năm nay tại các địa phương cũng được tổ chức hiệu quả hơn, kết hợp với việc ứng dụng công nghệ hiện đại, đảm bảo du khách trảy hội vui tươi, an toàn.

Chú thích ảnh

Lễ khai hội chùa Hương 2025. Ảnh: Trần Việt/TTXVN

Diễn ra từ tháng 1- 3 âm lịch, Lễ hội chùa Hương khai hội vào mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ với nhiều điểm mới. Ban tổ chức đã tích hợp vé thắng cảnh và vé xuồng, đò cho du khách về tham quan bằng vé điện tử. Giá vé cũng được niêm yết đúng quy định. Lễ hội có các chương trình kết hợp du lịch như: Hội chợ trưng bày các sản phẩm OCOP; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật truyền thống…

Ông Nguyễn Minh Đức, Phó Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ Du lịch chùa Hương cho biết, tại Lễ hội chùa Hương 2025 có thêm các mã QR, du khách có thể đánh giá, phản hồi về thái độ phục vụ của lái đò để hợp tác xã nắm tình hình, điều chỉnh kịp thời.

Lễ hội kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa diễn ra từ 2 – 4/2 (mùng 5 – 7 tháng Giêng. Bên cạnh các nghi thức tế lễ, rước kiệu và tái hiện trận đánh lịch sử, điểm nhấn của lễ hội năm nay là chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đống Đa – Sử vàng lưu danh – Tương lai vững bước”. Các nghệ sỹ trình diễn theo hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại, giúp người dân ôn lại lịch sử hào hùng và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, hun đúc tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.

Ở hội Gióng đền Sóc (mùng 6-8 tháng Giêng tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội), lễ vật giò hoa tre được tạo từ các lóng tre ngà cắt ngắn, vót thành bông ở đầu nhuộm thành hai màu vàng và đỏ đặc trưng. Năm nay, sau lễ cung tiến, Ban Tổ chức lễ hội lần lượt phát hoa tre cho người dân để tránh cảnh xô đẩy, tranh cướp không đẹp mắt.

Cùng với việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, việc tiếp nhận và quản lý tiền công đức cũng được thực hiện tốt ở nhiều đền, chùa, khu di tích, danh thắng. Trong đó, tại Khu di tích Đền Chợ Củi (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), năm nay Ban quản lý di tích bố trí 3 hòm công đức và có mã QR để người dân công đức thuận tiện hơn. Việc làm này tại Khu di tích được ghi nhận đang tiến triển khá thuận lợi theo hướng dẫn của Thông tư 04/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội.

Theo TTXVN



Nguồn: https://baoangiang.com.vn/van-hoa/van-hoa-su-kien/giu-net-dep-van-hoa-trong-le-hoi-xuan-a415211.html

Cùng chủ đề

Kinh tế tập thể thích ứng biến đổi khí hậu

 - Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp. Nhiều hợp tác xã nông nghiệp (HTX) có hoạt động sản xuất - kinh doanh thích ứng với biến đổi khí hậu hiệu quả, như: Chuyển đổi cây trồng vật nuôi; ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; áp dụng quy trình canh tác bền vững; tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. ...

Hiệu ứng du lịch An Giang

 - Năm 2025, du lịch (DL) An Giang đón nhiều dấu hiệu tích cực, khi lượng khách đến tham quan tăng cao so cùng kỳ. Cùng với nâng chất sản phẩm DL hiện có, phát triển sản phẩm DL đặc trưng, đẩy mạnh quảng bá và chuyển đổi số trong DL, An Giang nâng cao chất lượng loại hình DL gắn với lễ hội văn hóa truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc… ...

Đêm thiêng trên núi Cấm

 - Với sự góp mặt của hàng ngàn khách mời, phật tử, du khách trong, ngoài tỉnh, Lễ hội hoa đăng Thiên Cấm Sơn lần I - Xuân Ất Tỵ 2025 thực sự trở thành điểm nhấn tâm linh độc đáo, với niềm tin, ước nguyện mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống. ...

Nâng cao công tác phân loại chất thải rắn

 - Công tác phân loại chất thải rắn (CTR) tại An Giang đang đối mặt với nhiều thách thức, dù đã có chuyển biến tích cực. Tỷ lệ phân loại CTR tại nguồn còn thấp do thói quen và nhận thức chưa đầy đủ của người dân. ...

Bị phát hiện “chơi” ma túy, cháu đánh ông ngoại tử vong

 - Chiều 19/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Long Xuyên cho biết, vừa ra quyết định tạm giữ hình sự đối tượng Huỳnh Nhựt Minh (sinh năm 1998, ngụ khóm Đông Thịnh 7, phường Mỹ Phước, TP. Long Xuyên) để tiếp tục điều tra về hành vi “Cố ý gây thương tích dẫn đến chết người”. ...

Cùng tác giả

Kinh tế tập thể thích ứng biến đổi khí hậu

 - Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp. Nhiều hợp tác xã nông nghiệp (HTX) có hoạt động sản xuất - kinh doanh thích ứng với biến đổi khí hậu hiệu quả, như: Chuyển đổi cây trồng vật nuôi; ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; áp dụng quy trình canh tác bền vững; tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. ...

Hiệu ứng du lịch An Giang

 - Năm 2025, du lịch (DL) An Giang đón nhiều dấu hiệu tích cực, khi lượng khách đến tham quan tăng cao so cùng kỳ. Cùng với nâng chất sản phẩm DL hiện có, phát triển sản phẩm DL đặc trưng, đẩy mạnh quảng bá và chuyển đổi số trong DL, An Giang nâng cao chất lượng loại hình DL gắn với lễ hội văn hóa truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc… ...

Đêm thiêng trên núi Cấm

 - Với sự góp mặt của hàng ngàn khách mời, phật tử, du khách trong, ngoài tỉnh, Lễ hội hoa đăng Thiên Cấm Sơn lần I - Xuân Ất Tỵ 2025 thực sự trở thành điểm nhấn tâm linh độc đáo, với niềm tin, ước nguyện mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống. ...

Nâng cao công tác phân loại chất thải rắn

 - Công tác phân loại chất thải rắn (CTR) tại An Giang đang đối mặt với nhiều thách thức, dù đã có chuyển biến tích cực. Tỷ lệ phân loại CTR tại nguồn còn thấp do thói quen và nhận thức chưa đầy đủ của người dân. ...

Bị phát hiện “chơi” ma túy, cháu đánh ông ngoại tử vong

 - Chiều 19/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Long Xuyên cho biết, vừa ra quyết định tạm giữ hình sự đối tượng Huỳnh Nhựt Minh (sinh năm 1998, ngụ khóm Đông Thịnh 7, phường Mỹ Phước, TP. Long Xuyên) để tiếp tục điều tra về hành vi “Cố ý gây thương tích dẫn đến chết người”. ...

Cùng chuyên mục

Rằm Xuân

Mang ý nghĩa đêm rằm đầu tiên của năm, lan tỏa ánh sáng cho 12 tháng dài phía trước trong nhận thức của người Việt, rằm tháng Giêng là dịp để mọi người gửi gắm niềm tin, ước vọng, tái tạo năng lượng cho cuộc sống của mình. ...

Gìn giữ và phát huy nét đẹp của lễ hội truyền thống

Với khoảng 8.000 lễ hội được tổ chức trải dài khắp đất nước, lễ hội không chỉ là dịp để tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân, mà còn thể hiện tinh thần gắn kết cộng đồng, giữ gìn bản sắc dân tộc. ...

Nhà văn viết báo Xuân

 - Báo Xuân, từ lâu trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong dịp Tết của người Việt. Và những cây bút tài hoa, nhà văn, nhà thơ là những người góp phần tạo nên hương vị đặc biệt cho các tờ báo Xuân thêm nhiều dư vị và cảm xúc. ...

Đường thốt nốt – Giá trị từ di sản

 - Sự kiện nghề nấu đường thốt nốt của người Khmer tại An Giang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã đánh dấu bước chuyển mình của loại đặc sản này. Trong tương lai gần, cần có những biện pháp cụ thể để bảo tồn nghề truyền thống, để vị ngọt thơm đặc trưng của vùng Bảy Núi tiếp tục nối dài qua nhiều thế...

Những tượng Phật không lồ ở An Giang

 - An Giang là vùng đất tâm linh, nơi có nhiều công trình kiến trúc Phật giáo uy nghi, ấn tượng. Cùng với đó là những tượng Phật, bồ tát khổng lồ, cao đến vài chục mét, không những trở thành điểm nhấn cho nơi thờ tự, mà còn thu hút du khách gần xa. ...

Kiến trúc đình, chùa, thánh đường của các dân tộc ở An Giang

 - Trải qua bao thăng trầm của thời gian, những ngôi đình, chùa cổ của 4 dân tộc Kinh, Chăm, Khmer và Hoa trên địa bàn tỉnh không chỉ mang giá trị về mặt kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật dân tộc cổ truyền độc đáo, mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, gắn kết cộng đồng của bao thế hệ người con An Giang. ...

Người “ thổi hồn” vào đá Thất Sơn

 - Tranh đá Bảy Núi là dòng tranh sử dụng nguyên liệu từ đá granite ở vùng Bảy Núi An Giang. Người chế tác ra loại hình tranh đá độc đáo này là ông Nguyễn Hoàng Nam (sinh năm 1967, ngụ thị trấn Cái Dầu, Châu Phú). ...

Khai mạc Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bên cạnh những hình ảnh quen thuộc của Tết cổ truyền Việt Nam như phố ông đồ, vườn mai, đường mai, Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ tại TP Hồ Chí Minh có nhiều đổi mới trong thiết kế cảnh trí và không gian. ...

Công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024). ...

Công nhận 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024). ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất