Powered by Techcity

Độc đáo gốm Khmer – Báo An Giang Online

Nghề gốm của đồng bào DTTS Khmer ở xã Châu Lăng có bề dày truyền thống và lịch sử phát triển. Trải qua nhiều đời, đến nay không còn ai nhớ chính xác nghề gốm độc đáo này ra đời từ khi nào, người thợ làm gốm chỉ biết học nghề từ cha mẹ, cứ thế tiếp diễn qua nhiều thế hệ. Có người làm gốm từ khi còn nhỏ khoảng 12 – 15 tuổi, đến nay những người thợ đã 60 – 70 tuổi, tính ra nghề gốm nơi đây tồn tại hơn 100 năm.

Được mẹ truyền dạy, bà Néang Vu (sinh năm 1958) gắn bó với nghề truyền thống này từ năm 15 tuổi đến nay. Bà Néang Vu cho biết, người làm gốm ở đây truyền từ đời này sang đời khác. Đàn ông thì làm những công việc nặng nhọc, như: Đào đất, gánh đất, đốn củi, nung gốm… Còn phụ nữ đảm nhận những phần việc đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế và tỉ mỉ, như: Nhào nặn đất sét, tạo hình cho các sản phẩm gốm.

Sản phẩm gốm của người Khmer ở Phnôm Pi rất đơn giản, chỉ là những chiếc nồi dùng để rang hoặc nấu nước, chảo kho cá, khuôn bánh khọt, cà om (nồi), chậu rửa, cà ràng (bếp lò nấu củi), ống khói lò củi… Trong các sản phẩm làm ra, cà ràng và cà om là mặt hàng mang đậm nét truyền thống của đồng bào DTTS Khmer, khá nổi tiếng và bán chạy một thời.

Mỗi ngày, bà Neang Vu có thể làm được từ 5 – 7 cái cà ràng. Giá thành dao động từ 25.000 – 100.000 đồng/sản phẩm (tùy kích cỡ lớn, nhỏ). Ngoài ra, bà còn làm các loại vật dụng sinh hoạt trong gia đình, khi người dân có nhu cầu đặt hàng.

“Nghề này nhộn nhịp nhất là vào mùa nắng và cận Tết, còn mùa mưa sẽ hạn chế. Tết đến, ai cũng muốn mua cho gia đình những đồ dùng mới, nên việc làm gốm cũng nhiều hơn. Ngoài làm theo yêu cầu của bà con đặt hàng, tôi tranh thủ làm thêm một số đồ thông dụng như cà ràng, cà om… để bán khi có người cần mua liền” – bà Néang Vu chia sẻ.

Xưa kia, gốm Phnôm Pi là một thương hiệu nổi tiếng cả về chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Vì vậy, cảnh trên xe, dưới ghe của thương lái từ các tỉnh lân cận đến Tri Tôn chờ mua gốm tấp nập, giờ chỉ còn trong ký ức của người dân nơi đây. Dù hiện tại, gốm Phnôm Pi không còn ở thời kỳ “hoàng kim” nhưng vẫn mang chất dân dã, bình dị, giữa cuộc sống hiện đại và là hiện thân cho một phần văn hóa Khmer vùng Bảy Núi.

Điểm khác biệt và đặc trưng ở làng gốm này là tất cả sản phẩm đều được làm thủ công, thô sơ, đơn giản, không cầu kỳ về hoa văn, kiểu cách. Dù được làm hoàn toàn bằng tay nhưng những sản phẩm gốm ở làng Phnôm Pi không hề đơn điệu. Chúng có tạo hình độc đáo theo tập tục sinh hoạt của người Khmer, có những họa tiết được khéo léo tạo nên từ đôi tay người thợ.

Đối với người DTTS Khmer, làm ra những chiếc cà ràng, cà ôm, khuôn bánh vừa để mưu sinh, vừa để gìn giữ truyền thống. Tất cả các công đoạn từ nặn, nhào, tạo hình… đều phải làm bằng tay nên đòi hỏi sự khéo tay của người thợ. Đất sau khi lấy về được ủ rồi tưới nước phun sương cho mềm, sau đó đem ủ một thời gian từ 2 – 3 ngày, tiếp đến mới giã cho tơi, cho thật nhuyễn mịn, rồi loại bỏ hết tạp chất, đá, sạn, sỏi… chỉ sử dụng đất nguyên chất.

Bà Néang Sóc Nát (49 tuổi) chia sẻ: “Độ bền sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng của đất sét. Không phải loại đất sét nào cũng làm gốm được mà phải chọn loại đất sét núi không lẫn tạp chất, phải đào sâu ở chân núi trên địa bàn huyện Tri Tôn hay TX. Tịnh Biên mới lấy được. Đây là loại đất sét rất đặc biệt vì vừa nhuyễn, vừa mịn, có độ dẻo, khi đốt chín có màu đỏ tươi, đổ nước vào không nứt”.

Theo bà Néang Sóc Nát, để tạo dáng sản phẩm, người thợ phải trộn đất với nước theo tỷ lệ thích hợp mà chỉ có những người có kinh nghiệm lâu năm mới điều hòa được lượng nước và đất cho phù hợp, nhồi đất sao cho đất dẻo, kết dính mà không nhão, không khô, rồi mới chuyển sang công đoạn tạo hình sản phẩm. Công đoạn tạo hình gốm của các “nghệ nhân” người DTTS Khmer ở Phnôm Pi rất đặc biệt. Họ không dùng bàn xoay hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào, mà việc nặn gốm được làm hoàn toàn bằng tay, từng chút, tỉ mẩn và khéo léo của người phụ nữ.

Người thợ đi vòng quanh để đắp, bồi, xoa, vuốt… và dùng một số dụng cụ để hỗ trợ làm ra các sản phẩm gốm, như: Bàn đập, bàn xoa, bàn kê, lá nốt, chậu đựng nước… Sau khi sản phẩm thành hình sẽ được đem phơi từ 1 – 3 ngày, tùy vào thời tiết, tránh ánh nắng trực tiếp để gốm không bị nứt vỡ, cuối cùng đem nung.

Điểm đặc biệt của sản phẩm gốm của làng nghề Phnôm Pi là không nung bằng lò nung, mà được nung bằng củi và rơm, thời gian từ 2 – 3 giờ. Tuy là công đoạn thủ công nhưng đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm mới nung ra mẻ gốm đẹp, đều màu và độ bền cao…

“Mình phải sắp rơm, củi và đồ gốm sao cho thật hợp lý, vừa đảm bảo khoảng hở giữa các sản phẩm, vừa cố định để gốm khi nung được chín đều và không đổ vỡ. Sau đó, phủ rơm lên toàn bộ khối đồ gốm để không bị lọt hơi ra ngoài. Trước khi châm lửa đốt, người thợ sẽ phun sương một ít nước lên phía trên, để cho rơm và củi cháy âm ỉ, gốm mới chín từ từ thì sản phẩm mới đẹp, đều màu và độ bền cao” – bà Sóc Nát chia sẻ.

Gọi là làng gốm Phnôm Pi vì trước đây ở ấp Phnôm Pi hầu như nhà nào cũng làm gốm. Khi các sản phẩm gốm làng Phnôm Pi còn được ưa chuộng thì cả làng có đến trăm bếp đỏ rực lửa quanh năm hối hả sản xuất. Giờ chỉ còn khoảng 5 – 6 hộ dân gắn bó nghề gốm này, chủ yếu là người già, bởi vì để làm ra sản phẩm hoàn toàn thủ công đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn, vất vả và tốn nhiều thời gian nhưng không có thị trường tiêu thụ, giá thành lại rẻ, nên nguồn thu nhập không cao, đồng thời nguồn đất sét để làm gốm ngày càng cạn kiệt.

Đối với người dân ở đây, việc làm ra những sản phẩm gốm không chỉ để mưu sinh mà còn giữ gìn và duy trì một nghề truyền thống của ông cha để lại, như giữ lại những giá trị văn hóa truyền thống, đặc trưng của đồng bào DTTS Khmer.

KHÁNH MY



Nguồn

Cùng chủ đề

Khởi tố 15 đối tượng liên quan in, phát hành, mua bán hóa đơn

 - Chiều 15/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Long Xuyên cho biết, vừa ra quyết định khởi tố bị can đối với 15 đối tượng có liên quan với cùng tội danh “In, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước” xảy ra từ năm 2007 đến năm 2024 tại địa bàn tỉnh An Giang, Đồng Tháp và TP. Cần Thơ do Trương Hồng Sang (sinh năm 1968,...

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Vĩnh Thành lần thứ XII (nhiệm kỳ 2025 – 2030)

 - Qua 2 ngày (15 và 16/2) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Vĩnh Thành lần thứ XII (nhiệm kỳ 2025 - 2030) đã kết thúc thành công tốt đẹp. Đây là đơn vị được Huyện ủy Châu Thành chọn tổ chức đại hội điểm cấp cơ sở, để rút kinh nghiệm. ...

Khởi công công trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn phường Mỹ Xuyên (giai đoạn 2)

 - Sáng 15/2, UBND phường Mỹ Xuyên tổ chức lễ khởi công công trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn phường (giai đoạn 2). ...

Bế giảng lớp cao cấp lý luận chính trị K74.B03 An Giang

 - Chiều 14/2, Trường Chính trị Tôn Đức Thắng phối hợp Học viện Chính trị Khu vực II (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức Lễ bế giảng lớp cao cấp lý luận chính trị (hệ không tập trung) K74.B03 An Giang (khóa học 2023 - 2025). ...

Rộn ràng ngày hội lớn

 - Lễ giao, nhận quân năm 2025 là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời của mỗi công dân, khi họ thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc. ...

Cùng tác giả

Khởi tố 15 đối tượng liên quan in, phát hành, mua bán hóa đơn

 - Chiều 15/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Long Xuyên cho biết, vừa ra quyết định khởi tố bị can đối với 15 đối tượng có liên quan với cùng tội danh “In, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước” xảy ra từ năm 2007 đến năm 2024 tại địa bàn tỉnh An Giang, Đồng Tháp và TP. Cần Thơ do Trương Hồng Sang (sinh năm 1968,...

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Vĩnh Thành lần thứ XII (nhiệm kỳ 2025 – 2030)

 - Qua 2 ngày (15 và 16/2) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Vĩnh Thành lần thứ XII (nhiệm kỳ 2025 - 2030) đã kết thúc thành công tốt đẹp. Đây là đơn vị được Huyện ủy Châu Thành chọn tổ chức đại hội điểm cấp cơ sở, để rút kinh nghiệm. ...

Khởi công công trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn phường Mỹ Xuyên (giai đoạn 2)

 - Sáng 15/2, UBND phường Mỹ Xuyên tổ chức lễ khởi công công trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn phường (giai đoạn 2). ...

Bế giảng lớp cao cấp lý luận chính trị K74.B03 An Giang

 - Chiều 14/2, Trường Chính trị Tôn Đức Thắng phối hợp Học viện Chính trị Khu vực II (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức Lễ bế giảng lớp cao cấp lý luận chính trị (hệ không tập trung) K74.B03 An Giang (khóa học 2023 - 2025). ...

Rộn ràng ngày hội lớn

 - Lễ giao, nhận quân năm 2025 là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời của mỗi công dân, khi họ thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc. ...

Cùng chuyên mục

Rằm Xuân

Mang ý nghĩa đêm rằm đầu tiên của năm, lan tỏa ánh sáng cho 12 tháng dài phía trước trong nhận thức của người Việt, rằm tháng Giêng là dịp để mọi người gửi gắm niềm tin, ước vọng, tái tạo năng lượng cho cuộc sống của mình. ...

Gìn giữ và phát huy nét đẹp của lễ hội truyền thống

Với khoảng 8.000 lễ hội được tổ chức trải dài khắp đất nước, lễ hội không chỉ là dịp để tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân, mà còn thể hiện tinh thần gắn kết cộng đồng, giữ gìn bản sắc dân tộc. ...

Nhà văn viết báo Xuân

 - Báo Xuân, từ lâu trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong dịp Tết của người Việt. Và những cây bút tài hoa, nhà văn, nhà thơ là những người góp phần tạo nên hương vị đặc biệt cho các tờ báo Xuân thêm nhiều dư vị và cảm xúc. ...

Đường thốt nốt – Giá trị từ di sản

 - Sự kiện nghề nấu đường thốt nốt của người Khmer tại An Giang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã đánh dấu bước chuyển mình của loại đặc sản này. Trong tương lai gần, cần có những biện pháp cụ thể để bảo tồn nghề truyền thống, để vị ngọt thơm đặc trưng của vùng Bảy Núi tiếp tục nối dài qua nhiều thế...

Những tượng Phật không lồ ở An Giang

 - An Giang là vùng đất tâm linh, nơi có nhiều công trình kiến trúc Phật giáo uy nghi, ấn tượng. Cùng với đó là những tượng Phật, bồ tát khổng lồ, cao đến vài chục mét, không những trở thành điểm nhấn cho nơi thờ tự, mà còn thu hút du khách gần xa. ...

Kiến trúc đình, chùa, thánh đường của các dân tộc ở An Giang

 - Trải qua bao thăng trầm của thời gian, những ngôi đình, chùa cổ của 4 dân tộc Kinh, Chăm, Khmer và Hoa trên địa bàn tỉnh không chỉ mang giá trị về mặt kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật dân tộc cổ truyền độc đáo, mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, gắn kết cộng đồng của bao thế hệ người con An Giang. ...

Người “ thổi hồn” vào đá Thất Sơn

 - Tranh đá Bảy Núi là dòng tranh sử dụng nguyên liệu từ đá granite ở vùng Bảy Núi An Giang. Người chế tác ra loại hình tranh đá độc đáo này là ông Nguyễn Hoàng Nam (sinh năm 1967, ngụ thị trấn Cái Dầu, Châu Phú). ...

Khai mạc Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bên cạnh những hình ảnh quen thuộc của Tết cổ truyền Việt Nam như phố ông đồ, vườn mai, đường mai, Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ tại TP Hồ Chí Minh có nhiều đổi mới trong thiết kế cảnh trí và không gian. ...

Công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024). ...

Công nhận 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024). ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất