Powered by Techcity

Cửa khẩu biên giới: mạch nối kinh tế Việt Nam và Campuchia

Những chuyến xe tấp nập xuyên biên giới, những đêm trắng bốc dỡ hàng liên tục, những mặt hàng phong phú, số lượng lớn liên tục được xuất, nhập… Đó là hơi thở của cuộc sống vùng biên giữa Việt Nam và Campuchia. Sinh khí này vừa thể hiện quan hệ kinh tế, vừa gắn kết tình hữu nghị giữa hai quốc gia.

Điểm khởi hành của những chuyến hàng xuyên biên giới

2 giờ sáng, khi phần lớn người dân còn đang say giấc, khu vực cửa khẩu Long Bình (huyện An Phú, tỉnh An Giang) đã bắt đầu sôi động. Những đoàn xe tải chở hàng từ các tỉnh Đồng Nai, Tiền Giang, Sóc Trăng… tấp nập đổ về. Nông sản từ các xã lân cận cũng nhanh chóng được chuyển tới chợ đầu mối, nơi hàng hóa được phân loại, đóng gói sẵn sàng cho hành trình xuyên biên giới.

4 giờ sáng, xe ba gác, xe tải nhỏ và xe máy hối hả đổ về các vựa thu mua, mang theo rau củ, trái cây tươi ngon để tập kết. Đến 6 giờ sáng, dòng xe nối đuôi nhau rời cửa khẩu, mang nông sản tươi ngon đến Phnom Penh (Campuchia) và các tỉnh lân cận. Với khoảng cách chỉ 70km từ Long Bình đến Phnom Penh, hàng hóa dễ dàng được tiêu thụ ngay trong ngày.

Ông Tấn Quang, một thương lái lâu năm tại chợ đầu mối nông sản Long Bình, cho biết: “Thị trường tiêu thụ nông sản và thủy sản ở Campuchia rất thuận lợi. Nhiều nhà vườn thức dậy từ 3 giờ sáng để cắt rau, trái cây và chỉ sau vài tiếng là hàng hóa đã sang đến nước bạn. Cá lóc, cá rô nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ được thương lái Campuchia ưa chuộng mà còn bán tận Thái Lan”.

Cửa khẩu biên giới: mạch nối kinh tế Việt Nam và Campuchia
Bắp cải tập kết ở khu kinh doanh nông sản Ngân Ý thị trấn Long Bình (huyện An Phú, tỉnh An Giang) để xuất khẩu đi Campuchia. (Ảnh: An Phú)

Tỉnh An Giang hiện có 5 cửa khẩu, gồm 2 cửa khẩu quốc tế (Tịnh Biên, Vĩnh Xương), 2 cửa khẩu chính (Khánh Bình, Vĩnh Hội Đông) và cửa khẩu phụ Bắc Đai. Trong đó, cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên được xem là điểm sáng nhờ kết nối trực tiếp với quốc lộ 91 của Việt Nam và quốc lộ 2 của Campuchia. Hạ tầng thuận lợi này giúp giảm chi phí vận chuyển và thúc đẩy giao thương hai chiều.

Tại khu vực Tịnh Biên, nhịp sống buôn bán diễn ra sôi động nhất từ 3 giờ đến 8 giờ sáng và từ 14 giờ đến 17 giờ chiều. Các mặt hàng xuất khẩu phổ biến từ Việt Nam gồm gạo, rau quả, cá tươi, trong khi Campuchia cung cấp lúa, xoài, cao su và các loại nông sản theo mùa.

Ông Võ Văn Hải, đại diện Công ty TNHH xuất nhập khẩu Hải Khánh Huy, cho biết công ty ông hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản như lúa, rau, củ, quả, dừa tươi, nông sản sấy và lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa). Thế mạnh của công ty là nhập khẩu lúa, gạo từ Campuchia qua cửa khẩu Tịnh Biên để cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước. Khoảng cách vận chuyển ngắn và thời gian xử lý thông quan nhanh giúp công ty ông tiết kiệm đáng kể chi phí logistics.

Cú hích cho thương mại biên giới từ hiệp định song phương

Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam và Campuchia có hiệu lực từ ngày 20/7/2023, đã mở ra chương mới cho giao thương giữa hai nước. Hiệp định này không chỉ thúc đẩy trao đổi hàng hóa mà còn hỗ trợ phát triển hạ tầng thương mại, logistics và các dịch vụ hỗ trợ vùng biên.

Ông Lê Trung Hiếu, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang cho biết, các hội chợ thương mại quốc tế thường niên tại khu vực biên giới giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh số từ 10-12%. Đồng thời, việc tham gia hội chợ, triển lãm và hội nghị kết nối giao thương tại Campuchia đã góp phần tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, trao đổi hàng hóa giữa An Giang và các tỉnh, thành phố của Campuchia.

Theo thống kê của Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang, năm 2023 kim ngạch xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu An Giang đạt gần 2,47 tỷ USD. Riêng 3 tháng đầu năm 2024, con số này đã chạm mốc 520 triệu USD.

Tính đến năm 2021, Việt Nam – Campuchia đã phát triển 11 cặp cửa khẩu quốc tế, 11 cặp cửa khẩu chính và 26 cặp cửa khẩu phụ. Các cửa khẩu quốc tế được đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, gồm nhà kiểm soát liên hợp, quốc môn và hệ thống giao thông nội bộ, tạo điều kiện thông quan nhanh chóng và hiệu quả. Theo quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt, dự kiến đến năm 2030, tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia có 60 cửa khẩu, trong đó có 20 cửa khẩu quốc tế, 14 cặp cửa khẩu chính và 26 cửa khẩu phụ.

Những bước tiến trong giao thương biên giới là minh chứng rõ nét cho quan hệ kinh tế khăng khít giữa Việt Nam và Campuchia. Với các hiệp định song phương và sự đầu tư vào hạ tầng cửa khẩu, giao thương xuyên biên giới hứa hẹn sẽ tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới, mang lại lợi ích thiết thực và bền vững cho cả hai bên.

Nguồn: https://thoidai.com.vn/cua-khau-bien-gioi-mach-noi-kinh-te-viet-nam-va-campuchia-207971.html

Cùng chủ đề

Thương mại Việt Nam – Campuchia hướng tới sớm đạt mục tiêu 20 tỷ USD

Đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế Việt Nam – Campuchia Việt Nam – Campuchia: Tình láng giềng tốt đẹp, bền vững lâu dài Kim ngạch thương mại song phương đạt 4,6 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Campuchia đạt 4,6 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó,...

Cùng tác giả

Tìm hướng đi cho du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long

Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, đã chỉ ra những lợi thế của vùng sông nước phương Nam như: Hệ thống sông ngòi dày đặc, dài hơn 28.000km; đa dạng về văn hóa, đặc biệt là văn hóa sông nước phương Nam gắn với đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Theo ông Nguyễn Văn Dũng, với hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Nhà...

Khai trương Trung tâm Ngoại ngữ Quốc tế Sao Mai tại TP Hồ Chí Minh

Sự kiện có sự tham dự của hơn 100 lãnh đạo, là đại diện lãnh đạo các sở, ngành; đơn vị trường học; đoàn thể của các tỉnh, thành vùng Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên; đại diện các Chi nhánh MIF ở các quốc gia; đông đảo học viên của MIF tại TP Hồ Chí Minh; các đối tác là các nghiệp đoàn, chủ sử dụng lao động từ Nhật Bản; lãnh đạo các công...

Hơn 20.000 bộ quần áo mới đến với phụ nữ và trẻ em khó khăn dịp Tết Ất Tỵ 2025

Ngày 30-11, Ban Công tác phía Nam Hội LHPN Việt Nam tổ chức Lễ tiếp nhận quà chương trình “Tết yêu thương – Xuân Ất Tỵ” năm 2025. Đại diện Hội LHPN các địa phương tiếp nhận bảng tượng trưng quần áo mới từ đại diện Tổng công ty Cổ phần May Nhà Bè Chương trình năm nay hướng đến hỗ trợ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại 7 tỉnh Thanh Hóa, Bắc Kạn, Lai Châu, Tuyên...

Háo hức vượt hơn 100km đi nhận học bổng Vì tương lai Việt Nam tại Mường Lát, Thanh Hóa

Các em học sinh được nhận học bổng Vì tương lai VIệt Nam chiều 30-11 – Ảnh: HOÀNG ANH Chương trình trao học bổng do ấn phẩm Mực Tím – báo Tuổi Trẻ, Tỉnh Đoàn Thanh Hóa tổ chức, Công ty cổ phần phân bón Bình Điền tài trợ. Bà Trần Gia Bảo – phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ và ông Mai Xuân Giang – phó chủ tịch UBND huyện Mường Lát – tại lễ trao học bổng Vì...

Rừng tràm Trà Sư được vinh danh điểm du lịch hấp dẫn 2024

An Giang – Với 17.313 lượt bình chọn, Điểm Du lịch Rừng tràm Trà Sư (thị xã Tịnh Biên) đứng đầu chương trình bình chọn Điểm đến du lịch hấp dẫn năm 2024. Ông Lê Hoàng Ân – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch An Giang, kiêm Giám đốc Điểm Du lịch sinh thái Rừng tràm Trà Sư – xác nhận, Điểm Du lịch Rừng tràm Trà sư được bình chọn là “Điểm đến du lịch hấp dẫn TP Hồ Chí...

Cùng chuyên mục

Tìm hướng đi cho du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long

Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, đã chỉ ra những lợi thế của vùng sông nước phương Nam như: Hệ thống sông ngòi dày đặc, dài hơn 28.000km; đa dạng về văn hóa, đặc biệt là văn hóa sông nước phương Nam gắn với đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Theo ông Nguyễn Văn Dũng, với hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Nhà...

Khai trương Trung tâm Ngoại ngữ Quốc tế Sao Mai tại TP Hồ Chí Minh

Sự kiện có sự tham dự của hơn 100 lãnh đạo, là đại diện lãnh đạo các sở, ngành; đơn vị trường học; đoàn thể của các tỉnh, thành vùng Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên; đại diện các Chi nhánh MIF ở các quốc gia; đông đảo học viên của MIF tại TP Hồ Chí Minh; các đối tác là các nghiệp đoàn, chủ sử dụng lao động từ Nhật Bản; lãnh đạo các công...

Hơn 20.000 bộ quần áo mới đến với phụ nữ và trẻ em khó khăn dịp Tết Ất Tỵ 2025

Ngày 30-11, Ban Công tác phía Nam Hội LHPN Việt Nam tổ chức Lễ tiếp nhận quà chương trình “Tết yêu thương – Xuân Ất Tỵ” năm 2025. Đại diện Hội LHPN các địa phương tiếp nhận bảng tượng trưng quần áo mới từ đại diện Tổng công ty Cổ phần May Nhà Bè Chương trình năm nay hướng đến hỗ trợ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại 7 tỉnh Thanh Hóa, Bắc Kạn, Lai Châu, Tuyên...

Háo hức vượt hơn 100km đi nhận học bổng Vì tương lai Việt Nam tại Mường Lát, Thanh Hóa

Các em học sinh được nhận học bổng Vì tương lai VIệt Nam chiều 30-11 – Ảnh: HOÀNG ANH Chương trình trao học bổng do ấn phẩm Mực Tím – báo Tuổi Trẻ, Tỉnh Đoàn Thanh Hóa tổ chức, Công ty cổ phần phân bón Bình Điền tài trợ. Bà Trần Gia Bảo – phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ và ông Mai Xuân Giang – phó chủ tịch UBND huyện Mường Lát – tại lễ trao học bổng Vì...

Rừng tràm Trà Sư được vinh danh điểm du lịch hấp dẫn 2024

An Giang – Với 17.313 lượt bình chọn, Điểm Du lịch Rừng tràm Trà Sư (thị xã Tịnh Biên) đứng đầu chương trình bình chọn Điểm đến du lịch hấp dẫn năm 2024. Ông Lê Hoàng Ân – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch An Giang, kiêm Giám đốc Điểm Du lịch sinh thái Rừng tràm Trà Sư – xác nhận, Điểm Du lịch Rừng tràm Trà sư được bình chọn là “Điểm đến du lịch hấp dẫn TP Hồ Chí...

TP.HCM – ĐBSCL: Bắt tay vì thịnh vượng chung

Các gian hàng giới thiệu sản phẩm đặc trưng của từng địa phương ở ĐBSCL thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu dự hội nghị – Ảnh: CHÍ QUỐC TP.HCM và 13 tỉnh thành ĐBSCL đã thống nhất đẩy mạnh hợp tác toàn diện trong giai đoạn 2024-2025 và 2026-2030, tập trung vào các dự án hạ tầng trọng điểm như cao tốc TP.HCM – Trung Lương, đường sắt TP.HCM – Cần Thơ và phát triển du lịch...

Lắng nghe trẻ em nói

 - Ngày 29/11, Tỉnh đoàn - Hội đồng Đội tỉnh An Giang tổ chức Diễn đàn “Lắng nghe trẻ em nói” tỉnh An Giang lần thứ IV năm 2024. Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh An Giang Hồ Thị Hồng Phướng cùng các lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang, Ban Thanh niên Công an tỉnh, Huyện Đoàn, Công an huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện và...

Hội nghị đánh giá tình hình kinh tế – xã hội 11 tháng và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới

 - Chiều 28/11, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến để sơ kết đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng của năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Ngô Công Thức cùng lãnh đạo các đơn vị,...

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang tổ chức hội nghị phổ biến kiến thức

 - Ngày 28/11, tại Hội trường Nhà khách Văn phòng UBND tỉnh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức Hội nghị thông tin phổ biến kiến thức lần thứ 5 với sự tham dự của gần 100 đại biểu. ...

Họp mặt kỷ niệm 30 năm thành lập hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân tỉnh An Giang

 - Sáng 29/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh An Giang tổ chức hội nghị đánh giá tình hình hoạt động Quỹ Tín dụng nhân dân năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và kỷ niệm 30 năm thành lập hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân tỉnh An Giang (1994 - 2024). ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất