Powered by Techcity

Chung tay xây dựng thương hiệu gạo Việt – Kỳ 3: Phải có logo thương hiệu gạo Việt

Chung tay xây dựng thương hiệu gạo Việt - Kỳ 3: Phải có logo thương hiệu gạo Việt - Ảnh 1.

Nhà máy sản xuất gạo xuất khẩu của Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam (huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) – Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Từ câu chuyện gạo thương hiệu “ST” của Sóc Trăng, nhiều địa phương khác ở Đồng bằng sông Cửu Long đang xây dựng thương hiệu gạo cho riêng mình.

Nhiều giống lúa mang thương hiệu địa phương

Ban Quản lý (BQL) Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang đang phối hợp với Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Hậu Giang trồng khảo nghiệm 12 giống lúa tại huyện Long Mỹ vụ hè thu vừa qua. Trước đó, các giống lúa này đã được trồng khảo nghiệm và cho kết quả tốt tại vùng đất phù sa ở huyện Châu Thành.

Ông Nguyễn Hoàng Thoại, giám đốc BQL Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang, cho biết việc trồng khảo nghiệm 12 giống lúa này tại Long Mỹ nhằm xem xét khả năng phù hợp với điều kiện của vùng phèn mặn. “Sắp tới sẽ trồng ở một số vùng đất khác, nhằm từng bước tìm ra giống lúa phù hợp để xây dựng thương hiệu riêng cho Hậu Giang”, ông Thoại cho hay.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, có nhiều giống lúa được khuyến cáo sử dụng tại địa phương và đang được các HTX sản xuất làm nguyên liệu. Từ các giống lúa này, HTX và doanh nghiệp đã gắn với tên địa phương để tạo ra nhãn hiệu riêng như: gạo sạch Vị Thủy, gạo Liên Hưng, gạo Hương Quê, gạo Nàng Chăng…

Ông Võ Xuân Tân, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, cho rằng để có thương hiệu gạo phải đi lên từ sản phẩm có nhãn hiệu. Đơn cử như các sản phẩm gạo được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP, Hậu Giang hiện có một số sản phẩm gạo đạt chứng nhận này.

“Tuy nhiên, có sự nhầm lẫn giữa thương hiệu và nhãn hiệu. Thương hiệu không tự tạo ra được mà do thị trường quyết định qua thời gian”, ông Tân nói.

Từ nhãn hiệu gạo của doanh nghiệp, được sự đón nhận của người tiêu dùng, doanh nghiệp muốn xây dựng thành thương hiệu sẽ được hỗ trợ sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng theo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, GAP, hữu cơ… “Doanh nghiệp còn được hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa; hỗ trợ sơ chế, chế biến, xây dựng bao bì đẹp; đồng thời hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại”, ông Tân nói

Tương tự, An Giang cũng xây dựng đề án phát triển thương hiệu gạo của tỉnh này đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu là phải xây dựng được nhãn hiệu và thương hiệu gạo của tỉnh, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm gạo trên thị trường, nâng cao giá trị hạt gạo…

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết việc xây dựng thương hiệu gạo An Giang sẽ bắt đầu ở khâu chọn giống trước khi chọn vùng canh tác phù hợp với giống lúa, rồi tổ chức gieo trồng lúa theo quy trình kỹ thuật canh tác, quy trình chế biến gạo, đóng gói nhãn hiệu theo hệ thống các tiêu chuẩn quy định, tổ chức quảng bá thương hiệu gạo…

Chung tay xây dựng thương hiệu gạo Việt - Kỳ 3: Phải có logo thương hiệu gạo Việt - Ảnh 2.

Đóng gói gạo để vận chuyển xuất khẩu tại một doanh nghiệp chế biến gạo xuất khẩu ở quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ – Ảnh: CHÍ QUỐC

Thương hiệu gạo quốc gia, được không?

Thương hiệu gạo quốc gia sẽ được xây dựng từ đâu? Ông Phạm Thái Bình – chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP Cần Thơ) – cho biết đơn vị có vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao tại các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và cũng xây dựng thương hiệu gạo từ nhiều năm nay.

Theo ông Bình, việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia không thể chỉ một giống lúa được mà phải bao gồm nhiều yếu tố như trồng trọt, bảo quản, chế biến, đóng gói… Chỉ khi được người tiêu dùng tin tưởng, luôn chọn gạo Việt Nam dù có gạo khác bán rẻ hơn, đó mới gọi là xây dựng thương hiệu gạo thành công.

Cũng theo ông Bình, ngành hàng lúa gạo Việt Nam phát triển không bền vững, nước nhập khẩu không thích sự thiếu ổn định của gạo do một số doanh nghiệp Việt Nam cung cấp khi lúc đầu ngon nhưng lúc sau không ngon. Do đó để tạo sự ổn định của gạo Việt Nam, doanh nghiệp sản xuất với tiêu thụ phải gắn chặt, đầy đủ, có tiềm lực.

“Doanh nghiệp phải có vốn cùng liên kết với nông dân từ khi sản xuất từ trên cánh đồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, đóng gói đến tận bàn ăn… Rất nhiều khâu mà khâu nào cũng cần có tính thương hiệu gạo. Đặc biệt, muốn ổn định, doanh nghiệp phải có vốn bao tiêu, liên kết với nông dân bền chặt trong sản xuất lúa”, ông Bình nhấn mạnh.

Theo một chuyên gia nông nghiệp, việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia chính là xây dựng thương hiệu gạo của các doanh nghiệp. “Chúng ta nên có logo thương hiệu gạo Việt Nam gắn vào bao bì các thương hiệu gạo doanh nghiệp để mọi người nhận diện đây là thương hiệu gạo Việt Nam. Thương hiệu gạo của doanh nghiệp phải gắn liền với thương hiệu gạo quốc gia”, vị này nói.

Ông Trần Thanh Tâm – chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp – cho rằng thương hiệu gạo phát triển từ nhãn hiệu được người tiêu dùng tin yêu, từng bước nâng chất lượng thành thương hiệu gạo quốc gia là tốt nhất.

 Riêng nhãn hiệu gạo địa phương phải là giống đặc sản địa phương, ví dụ Nàng thơm chợ đào Long An, các giống lúa OM đang được các địa phương canh tác do Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất.

“Do đó quốc gia có đưa ra quy định nhãn hiệu “VietNam Rice” nhưng hầu như không có công ty, doanh nghiệp đăng ký. Gạo ST25 của ông Hồ Quang Cua là tác giả và là doanh nghiệp xây dựng nhãn hiệu. Giống gạo này ngon, được trồng tại các vùng lúa tôm. Nhưng khi trồng ở các vùng phù sa như Đồng Tháp, Vĩnh Long thì không ngon”, ông Tâm giải thích.

* Chuyên gia kinh tế TRẦN HỮU HIỆP:

Phải có sự chung tay của các bộ, ngành, địa phương

Chung tay xây dựng thương hiệu gạo Việt - Kỳ 3: Phải có logo thương hiệu gạo Việt - Ảnh 2.

Phát triển thương hiệu gạo Việt không chỉ là việc đăng ký nhãn hiệu, mà là một quá trình liên tục duy trì và phát triển những giá trị vật chất, phi vật chất gắn liền hạt gạo. Vì vậy rất cần sự vào cuộc và phối hợp của nhiều bộ ngành và địa phương liên quan, các giải pháp phải đồng bộ từ khâu sản xuất, chế biến đến xuất khẩu để xây dựng và phát triển hình ảnh, tăng cường sự nhận biết của gạo Việt trên thị trường thế giới.

Nói cách khác, muốn xây dựng thương hiệu gạo quốc gia, cần có chính sách và quy hoạch vùng nguyên liệu như cách tiếp cận xây dựng 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp theo hướng tăng trưởng xanh. Ngoài ra phải ứng dụng khoa học công nghệ trong toàn bộ chuỗi giá trị lúa gạo, từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ. Đồng thời tăng cường quảng bá, tiếp cận thị trường.

Cuối cùng, phải tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc điều phối lợi ích, tổ chức liên kết các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo thông qua cơ chế chính sách hiệu quả để thương hiệu gạo Việt không chỉ là giấc mơ mà phải là hiện thân của giá trị xanh, sạch, cuộc sống lành.

Hội thảo xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt

Hôm nay (10-12), tại TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng), báo Tuổi Trẻ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội thảo “Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt”. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh ngành lúa gạo Việt Nam đang đạt được những thành tựu ấn tượng về xuất khẩu.

Hội thảo là hoạt động đầu tiên trong chuỗi chương trình truyền thông xây dựng thương hiệu gạo Việt do báo Tuổi Trẻ khởi xướng và được tổ chức từ năm 2024 đến hết năm 2025 và các năm tiếp theo. Mục tiêu của chương trình là tạo ra một diễn đàn mở, kêu gọi sự tham gia tích cực của các chuyên gia hàng đầu, các doanh nghiệp và các nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm để đưa ra được những đề xuất thiết thực nhằm góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam ngày càng vững mạnh trên thị trường quốc tế.

Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo bộ, ngành, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các chuyên gia trong và ngoài nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, hiệp hội ngành hàng… để bàn về các ý tưởng, đóng góp, hiến kế nhằm cùng nhau đưa ra một lộ trình và phương hướng sớm xây dựng thành công thương hiệu gạo Việt trong thời gian sắp tới.

Nguồn: https://tuoitre.vn/chung-tay-xay-dung-thuong-hieu-gao-viet-ky-3-phai-co-logo-thuong-hieu-gao-viet-20241210085019775.htm

Cùng chủ đề

Hơn 150 khách mời dự hội thảo Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt

Từ trái qua: Bí thư tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn, nhà báo Trần Xuân Toàn và ông Trần Khắc Tâm – chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng trao đổi trước buổi hội thảo ngày 10-12-2024 – Ảnh: QUANG ĐỊNH Ngày 8-12, tại TP Sóc Trăng, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội thảo Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo...

Nữ chủ tịch 8x đưa ‘Mỹ nhân làng gạo’ ra thế giới

Tình yêu gạo Việt và những quyết định táo bạo Sau hàng chục năm cùng gia đình định cư tại Đức, nữ doanh nhân sinh năm 1981 Đặng Thùy Linh quyết định trở về Việt Nam.  “Xuất phát từ tình yêu quê hương, mong muốn mọi người được dùng nông sản Việt có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, tôi đã chọn APG ECO là nơi để mình hiện thực hóa tham vọng xây dựng chuỗi sản phẩm...

Cùng tác giả

An Giang tổng kết công tác chuyển đổi số và Đề án 06/CP năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025

 - Chiều 24/2, UBND tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị tổng kết công tác chuyển đổi số và Đề án 06/CP năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì hội nghị. ...

Công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ tại huyện Phú Tân

 - Chiều 24/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ, tại Đảng bộ huyện Phú Tân. ...

Họp rà soát công tác tổ chức Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam

 - Chiều 24/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy chủ trì cuộc họp rà soát công tác tổ chức Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại và khai hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Cùng dự có lãnh đạo các sở, ngành tỉnh, TP. Châu Đốc. ...

Triển khai các biện pháp tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường Châu Âu

 - Ngày 24/2, Văn phòng SPS Việt Nam phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc với nội dung “Triển khai cấp bách các biện pháp tăng cường tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU (Liên minh Châu Âu)”. Điểm cầu An Giang do Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hồ Thanh Bình chủ trì. ...

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng: Các sở, ban, ngành nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt nhiệm vụ...

 - Sáng 24/2, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo UBND tỉnh với lãnh đạo các sở, ban, ngành. Cùng dự có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Lê Văn Phước, Nguyễn Thị Minh Thúy và Ngô Công Thức. ...

Cùng chuyên mục

An Giang tổng kết công tác chuyển đổi số và Đề án 06/CP năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025

 - Chiều 24/2, UBND tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị tổng kết công tác chuyển đổi số và Đề án 06/CP năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì hội nghị. ...

Công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ tại huyện Phú Tân

 - Chiều 24/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ, tại Đảng bộ huyện Phú Tân. ...

Họp rà soát công tác tổ chức Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam

 - Chiều 24/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy chủ trì cuộc họp rà soát công tác tổ chức Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại và khai hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Cùng dự có lãnh đạo các sở, ngành tỉnh, TP. Châu Đốc. ...

Triển khai các biện pháp tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường Châu Âu

 - Ngày 24/2, Văn phòng SPS Việt Nam phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc với nội dung “Triển khai cấp bách các biện pháp tăng cường tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU (Liên minh Châu Âu)”. Điểm cầu An Giang do Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hồ Thanh Bình chủ trì. ...

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng: Các sở, ban, ngành nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt nhiệm vụ...

 - Sáng 24/2, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo UBND tỉnh với lãnh đạo các sở, ban, ngành. Cùng dự có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Lê Văn Phước, Nguyễn Thị Minh Thúy và Ngô Công Thức. ...

Cảm hứng khởi nghiệp từ thốt nốt

 - Giống như đa số bạn trẻ sau thời gian “bay nhảy” qua các vị trí công việc, Trần Quảng Minh, chàng trai quê ở xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên) cũng trở về nơi tuổi thơ gắn bó để lập nghiệp. Mong muốn của anh chàng 9X là đem kiến thức, kinh nghiệm tích lũy có được để làm mới nguồn tài nguyên bản địa. Cây thốt nốt là hướng đi đầu tiên được Minh lựa chọn. ...

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang chủ trì họp rà soát các nội dung để phục vụ đoàn công tác Trung ương

 - Ngày 23/2, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì buổi làm việc để rà soát các nội dung để phục vụ đoàn công tác Trung ương. ...

Giá cá tra tăng, cơ hội và thách thức đan xen

 - Thời gian qua, giá cá tra tại ĐBSCL tăng mạnh, ngư dân vô cùng phấn khởi. Tuy nhiên, nhìn tổng thể ngành hàng này, việc cá tra tăng giá không chỉ là cơ hội, mà còn có rất nhiều thách thức đi cùng. ...

Trí thức, văn nghệ sĩ đóng góp phát triển

 - “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Trong mọi thời đại, tri thức và nhân tài luôn là nhân tố quan trọng của nền tảng tiến bộ xã hội. Những người có tri thức, tài năng, sáng tạo không chỉ đóng góp phát triển kinh tế, mà còn tạo ra giá trị văn hóa, tinh thần bền vững cho cộng đồng. ...

Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

 - Chiều 23/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chủ trì Hội nghị trực tuyến với các địa phương về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất