Powered by Techcity

Chờ đón mùa Vía Bà 2025

 – “Tháng tư hội lớn Vía Bà/ Cầu an, cầu lộc, cửa nhà ấm êm/ Núi Sam dấu ấn thiêng liêng/ Miếu bà Chúa Xứ đất thiêng ngàn đời”. Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam – An Giang sẽ chính thức diễn ra, thu hút hàng triệu người tìm về. Điều đặc biệt nằm ở chỗ, Lễ hội năm nay khác hẳn mọi năm, đánh dấu bước chuyển mình từ “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” sang “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.

Đông đảo du khách đến với Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam

Tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống tinh thần, văn hóa và cộng đồng của người dân Nam Bộ. Đây không chỉ là niềm tin tôn giáo, mà còn mang lại nhiều giá trị quan trọng. Đó là chỗ dựa tinh thần, cầu mong bình an của Nhân dân; là sự gắn kết cộng đồng, duy trì truyền thống. Việc thờ cúng Bà giúp kết nối mọi người trong cộng đồng, tạo nên sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Trong từng khâu chuẩn bị nhỏ nhất, tất cả “không hẹn mà gặp”, cùng tổ chức hoạt động tín ngưỡng nhất quán, bài bản, góp phần giữ gìn và phát huy văn hóa dân gian. Nhờ lòng tin và sự tôn kính dành cho Bà Chúa Xứ, Nhân dân đã không ngừng tôn tạo, giữ gìn miếu Bà qua hàng trăm năm. 

Năm 2001, với sự lan tỏa tín ngưỡng về Chúa Xứ Thánh Mẫu và sự ảnh hưởng trong cộng đồng, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chọn là một trong những lễ hội tiêu biểu để tổ chức Lễ hội du lịch quốc gia. Đến năm 2014, lễ hội được ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2022, hồ sơ Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam – An Giang được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét công nhận. Ngày 4/12/2024, lễ hội chính thức được UNESCO ghi vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Sự kiện này chính là sự công nhận của cộng đồng quốc tế về những giá trị đặc sắc của lễ hội cả về lịch sử, văn hóa, tâm linh. Đây là Di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam, là Di sản văn hóa phi vật thể thứ 2 của khu vực Nam Bộ (cùng với Nghệ thuật Đờn ca tài tử) được UNESCO ghi danh. Trên hết, đây là lễ hội truyền thống đầu tiên của ĐBSCL được đón nhận vinh dự này; góp phần khẳng định sự đa dạng, giá trị, bản sắc của văn hóa Việt Nam trong bức tranh văn hóa chung của nhân loại. Đối với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Giang, đây là phần thưởng vô giá, khẳng định tính toàn vẹn, tính xác thực và giá trị nổi bật toàn cầu của di sản; giúp cho cộng đồng sở hữu di sản nhận thức đầy đủ hơn về giá trị của lễ hội trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc. Qua đó, nâng cao lòng tự hào, ý thức trách nhiệm, hướng đến những biện pháp thiết thực để bảo tồn, phát huy giá trị của di sản” – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang khẳng định.

Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam giai đoạn 2025 – 2030 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề ra 5 nội dung. Trong đó, có nội dung: “Hàng năm, tổ chức Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam một cách trang nghiêm, thành kính, tiết kiệm, đúng nguyên tắc thực hành di sản, với sự tham gia đông đảo của Nhân dân, góp phần gắn kết các cộng đồng, cầu mong cho sự an lành và phồn vinh của đất nước”. Đây là cam kết, là trọng trách vinh dự nhưng không kém phần nặng nề, gửi gắm đến cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và cộng đồng sở hữu, thực hành di sản. Ngày 19/3/2025 (nhằm ngày 20/2 âm lịch), trong Lễ đón bằng UNESCO công nhận Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tỉnh An Giang phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai hội Vía Bà năm 2025 – mùa lễ hội đầu tiên sau khi nâng tầm di sản.

Hiện nay, kế hoạch tổ chức Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam đang được khẩn trương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền. Dự kiến, phần lễ được tổ chức từ thời điểm khai hội đến ngày 24/5 (nhằm ngày 27/4 âm lịch). Hàng loạt nghi thức truyền thống được tổ chức trọng thể, gồm: May áo dâng Bà (15/4 âm lịch), Lễ phục hiện rước tượng Bà (ngày 22/4 âm lịch), Lễ tắm Bà (24 giờ đêm 23, rạng 24/4 âm lịch), Lễ thỉnh sắc thần (ngày 25/4 âm lịch), Lễ Túc yết, Xây chầu (24 giờ đêm 25, rạng 26/4 âm lịch); Lễ Chánh tế (24 giờ đêm 25, rạng 26/4 âm lịch), Lễ Hồi sắc (ngày 27/4 âm lịch)… Phần hội được tổ chức từ ngày 1/4 – 22/5 (nhằm ngày 4/3 – 25/4 âm lịch), gồm các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, hội thi, ẩm thực…

“Sau khi được UNESCO ghi danh, việc tổ chức Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm nay phải xứng tầm Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Thành ủy Châu Đốc giao UBND thành phố báo cáo UBND tỉnh xin chủ trương tổ chức, quy mô thực hiện, theo hướng phân công TP. Châu Đốc chủ trì thực hiện các nội dung của lễ hội như thông lệ hàng năm. Sau khi có ý kiến quyết định của tỉnh, địa phương sẽ thực hiện theo. Tuy nhiên, các hoạt động xin ý kiến UBND tỉnh phải được đề xuất một cách thiết thực, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người dân, du khách; góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản vừa được ghi danh; phục vụ, giữ chân du khách khi đến với địa phương vào cao điểm lễ hội” – Bí thư Thành ủy Châu Đốc Lâm Quang Thi nhấn mạnh.

3 tháng đầu năm 2025, TP. Châu Đốc ghi nhận hơn 2,4 triệu lượt khách tham quan (đạt gần 49% kế hoạch năm), hơn 303.000 lượt khách lưu trú (vượt 103% so kế hoạch). Địa phương đề ra nhiều giải pháp, chuẩn bị đón lượt khách tăng cao vào mùa Vía Bà sắp tới. Trong đó, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, thương mại – dịch vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm…

GIA KHÁNH



Nguồn: https://baoangiang.com.vn/an-giang-24-gio/thoi-su/cho-don-mua-via-ba-2025-a418847.html

Cùng chủ đề

An Giang sau 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

 - Trong những ngày diễn ra Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, với khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quân và dân An Giang đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cùng với cả nước chung sức, đồng lòng, quyết tâm giải phóng quê hương, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. ...

Thoại Sơn anh hùng trong chiến tranh, rạng ngời trong đổi mới

 - Không chỉ là quê hương của những người con anh dũng, Thoại Sơn còn là minh chứng sống động cho tinh thần quật cường, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên mạnh mẽ của một vùng đất từng gánh chịu bao đau thương mất mát. Từ những năm tháng kháng chiến gian khổ đến công cuộc đổi mới và xây dựng quê hương ngày nay, Thoại Sơn luôn tỏa sáng phẩm chất anh hùng. ...

Châu Thành – 50 năm xây dựng và phát triển

 - Chiến thắng lịch sử ngày 30/4/1975 mở ra thời kỳ mới cho huyện Châu Thành - một địa phương bị chiến tranh tàn phá nặng nề - vươn lên phát triển mạnh mẽ. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện một lòng đoàn kết, tập trung sức mạnh, phát huy tính năng động, sáng tạo, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương. ...

Khởi sắc Tịnh Biên!

 - Là đô thị mới vùng biên giới của tỉnh An Giang, TX. Tịnh Biên đã có chặng đường 50 năm dựng xây, phát triển sau ngày thống nhất đất nước. Mảnh đất bom đạn tàn phá ngày nào đã trở thành thị xã sầm uất, với những công trình khang trang, nụ cười rạng rỡ của bao thế hệ cống hiến cho mảnh đất biên cương. ...

Tri Tôn phát huy truyền thống anh hùng

 - Tri Tôn là vùng đất anh hùng, có nhiều hy sinh, mất mát cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Hiện nay, huyện đã và đang phát huy tiềm năng, thế mạnh; tích cực chăm lo người có công, gia đình chính sách. ...

Cùng tác giả

An Giang sau 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

 - Trong những ngày diễn ra Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, với khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quân và dân An Giang đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cùng với cả nước chung sức, đồng lòng, quyết tâm giải phóng quê hương, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. ...

Thoại Sơn anh hùng trong chiến tranh, rạng ngời trong đổi mới

 - Không chỉ là quê hương của những người con anh dũng, Thoại Sơn còn là minh chứng sống động cho tinh thần quật cường, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên mạnh mẽ của một vùng đất từng gánh chịu bao đau thương mất mát. Từ những năm tháng kháng chiến gian khổ đến công cuộc đổi mới và xây dựng quê hương ngày nay, Thoại Sơn luôn tỏa sáng phẩm chất anh hùng. ...

Châu Thành – 50 năm xây dựng và phát triển

 - Chiến thắng lịch sử ngày 30/4/1975 mở ra thời kỳ mới cho huyện Châu Thành - một địa phương bị chiến tranh tàn phá nặng nề - vươn lên phát triển mạnh mẽ. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện một lòng đoàn kết, tập trung sức mạnh, phát huy tính năng động, sáng tạo, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương. ...

Khởi sắc Tịnh Biên!

 - Là đô thị mới vùng biên giới của tỉnh An Giang, TX. Tịnh Biên đã có chặng đường 50 năm dựng xây, phát triển sau ngày thống nhất đất nước. Mảnh đất bom đạn tàn phá ngày nào đã trở thành thị xã sầm uất, với những công trình khang trang, nụ cười rạng rỡ của bao thế hệ cống hiến cho mảnh đất biên cương. ...

Tri Tôn phát huy truyền thống anh hùng

 - Tri Tôn là vùng đất anh hùng, có nhiều hy sinh, mất mát cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Hiện nay, huyện đã và đang phát huy tiềm năng, thế mạnh; tích cực chăm lo người có công, gia đình chính sách. ...

Cùng chuyên mục

An Giang sau 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

 - Trong những ngày diễn ra Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, với khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quân và dân An Giang đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cùng với cả nước chung sức, đồng lòng, quyết tâm giải phóng quê hương, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. ...

Thoại Sơn anh hùng trong chiến tranh, rạng ngời trong đổi mới

 - Không chỉ là quê hương của những người con anh dũng, Thoại Sơn còn là minh chứng sống động cho tinh thần quật cường, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên mạnh mẽ của một vùng đất từng gánh chịu bao đau thương mất mát. Từ những năm tháng kháng chiến gian khổ đến công cuộc đổi mới và xây dựng quê hương ngày nay, Thoại Sơn luôn tỏa sáng phẩm chất anh hùng. ...

Châu Thành – 50 năm xây dựng và phát triển

 - Chiến thắng lịch sử ngày 30/4/1975 mở ra thời kỳ mới cho huyện Châu Thành - một địa phương bị chiến tranh tàn phá nặng nề - vươn lên phát triển mạnh mẽ. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện một lòng đoàn kết, tập trung sức mạnh, phát huy tính năng động, sáng tạo, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương. ...

Khởi sắc Tịnh Biên!

 - Là đô thị mới vùng biên giới của tỉnh An Giang, TX. Tịnh Biên đã có chặng đường 50 năm dựng xây, phát triển sau ngày thống nhất đất nước. Mảnh đất bom đạn tàn phá ngày nào đã trở thành thị xã sầm uất, với những công trình khang trang, nụ cười rạng rỡ của bao thế hệ cống hiến cho mảnh đất biên cương. ...

Tri Tôn phát huy truyền thống anh hùng

 - Tri Tôn là vùng đất anh hùng, có nhiều hy sinh, mất mát cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Hiện nay, huyện đã và đang phát huy tiềm năng, thế mạnh; tích cực chăm lo người có công, gia đình chính sách. ...

Huy động 33 phà trọng tải lớn đưa khách, phương tiện qua sông dịp Lễ 30/4-1/5

 - Công ty Cổ phần Phà An Giang cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ (từ ngày 30/4 đến 4/5), công ty huy động 33 chiếc phà trọng tải từ 30 - 200 tấn đưa hành khách, phương tiện vượt sông Tiền, sông Hậu ở 9 bến phà, phục vụ nhu cầu đi lại tăng cao của người dân và các phương tiện. ...

Sẽ tổ chức Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên – An Giang năm 2025

 - Theo UBND tỉnh An Giang, Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên - An Giang năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 19/5 - 25/5/2025 tại Khu công nghiệp Xuân Tô (TX. Tịnh Biên). ...

Đổi thay vùng quê Phú Tân

 - Trải qua nhiều giai đoạn xây dựng và phát triển, cùng với trợ lực từ trên, Đảng, chính quyền và Nhân dân huyện Phú Tân đã đoàn kết, nỗ lực, không ngừng phát huy tinh thần lao động, sáng tạo để cù lao hôm nay khang trang hơn, tươi đẹp hơn. ...

Phát triển đô thị biên cương Châu Đốc

 - Từ vùng đất dân cư thưa thớt, nhiều nơi bỏ hoang, mang địa danh “Châu Đốc tân cương” thời vua Gia Long, đến khi trở thành đô thị sầm uất miền biên giới ngày nay, TP. Châu Đốc đã trải qua hàng trăm năm thăng trầm. Nhưng dù thay đổi thế nào, nơi đây vẫn là vùng đất rất đặc trưng về vị trí địa lý, về tâm linh tín ngưỡng, về khát vọng phát triển không ngừng. ...

Đoàn Cơ sở Công ty Điện lực An Giang: Tổ chức chương trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi”

 - Thực hiện chương trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” năm 2025, chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn Cơ sở Công ty Điện lực An Giang phối hợp với các Cơ sở Đoàn trực thuộc Tỉnh đoàn An Giang vừa tổ chức chương trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” năm 2025 tại xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên). ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất