Powered by Techcity

Chân chất nước mắm đồng

Kết tinh từ vị ngọt con cá đồng trong mùa lũ miền Tây, nước mắm đồng từng là thứ nước chấm không thể thiếu trong gian bếp của các bà nội trợ. Giờ đây, nước mắm đồng không còn thông dụng, nhưng vẫn chiếm một vị trí đặc biệt đối với những ai lớn lên từ sự chân chất của quê nghèo.

Nồi nước mắm đồng, ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ

Thỉnh thoảng, tôi có dịp về với “vùng trong” huyện Châu Phú để tìm lại hình ảnh mùa lũ miền Tây. Có lần, gặp lại hình ảnh bà mẹ quê cặm cụi bên nồi nước mắm đồng còn bốc khói, trong lòng chợt nhớ lại hình ảnh tuổi thơ với ký ức xung quanh nồi nước mắm đồng mẹ nấu. Ngày đó, người ta không có nước mắm công nghiệp, mà chỉ dùng nước mắm đồng để nấu ăn hay làm nước chấm. Bởi thế, nhà nào cũng tranh thủ ủ vài lu cá trong mùa lũ, để dành nấu nước mắm đồng ăn quanh năm.

Ngày còn nhỏ, chẳng mấy khi tôi để tâm đến nồi nước mắm đồng. Nhưng mỗi lần mẹ tôi nấu nước mắm, thì y như cả xóm đều hay. Trong ánh nắng vàng hây hây của tháng nước lên, mùi nước mắm quyện vào không gian tĩnh lặng buổi ban trưa. Người không quen sẽ nhăn mặt với mùi vị chỉ ngửi thôi đã thấy mặn của nước mắm đồng. Đã lâu rồi, tôi không có dịp nhìn lại hình ảnh, ngửi lại mùi hương dân dã đó. Vì vậy, lần gặp lại nồi nước mắm đồng đưa mùi nồng đượm cũng khiến lòng mình cảm thấy vui vui.

Bà Nguyễn Thị Xoàn (người dân xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) nhớ lại: “Hồi trước, người ta chỉ biết đến nước mắm đồng, bởi nguồn cá tự nhiên khá dồi dào. Nước mắm đồng được chia làm 2 loại: Nước mắm nấu và nước mắm nhỉ (nhễu). Tùy vào điều kiện và sở thích, người ta chọn cách chế biến nước mắm đồng phù hợp. Dù chế biến bằng cách nào thì vẫn phải ủ cá. Cá bắt về được rửa sạch rồi cho vào lu ủ. Cứ một lớp cá, người ta rải lên một lớp muối cho đến khi đầy lu. Bình quân, mỗi lu ủ khoảng 30kg cá sẽ cho ra 15 lít nước mắm ngon” .

Nếu là nước mắm nhỉ, người ta sẽ không nấu, mà để nước cá chảy từ từ ra ngoài qua một ống dẫn dưới đáy lu. Sau đó, loại nước này được đổ trở lại vào lu ủ nhiều lần cho đến khi thu được nước mắm thật sự. Trước khi sử dụng, nước mắm nhỉ sẽ được phơi qua vài nắng để thay thế công đoạn nấu. Với nước mắm nấu, những bà nội trợ sẽ múc cá ủ ra cho vào nồi, đun trên bếp lửa đến khi chất cá hòa tan thành nước mắm. Theo kinh nghiệm dân gian, nước mắm nhỉ có màu vàng và trong hơn so với nước mắm nấu, mà hương vị lại thơm ngon hơn. Tuy nhiên, do lượng cá đồng không còn nhiều như trước, nên chẳng mấy ai chế biến nước mắm theo phương pháp này.

“Ngon nhất phải là nước mắm cá linh. Loại cá này luôn có sản lượng lớn trong mùa lũ, nên người ta dễ dàng ủ nước mắm đồng. Ngoài ra, các loại cá khác đều có thể dùng để chế biến nước mắm đồng. Hồi trước, dân quê không biết đến độ đạm trong nước mắm là gì, người ta chỉ phân ra nước mắm nhất, nước mắm nhì hay loại ba là nước mắm kho. Nếu đúng là nước mắm ngon thì có thể chan cơm trắng để ăn, mà không cần bất cứ món nào khác” – bà Xoàn nhớ lại.

Theo thời gian, những người có thể nấu nước mắm đồng như bà Xoàn ít dần, bởi lượng cá nguyên liệu ngày càng hiếm và cách chế biến cũng khá kỳ công. Tuy nhiên, ở những vùng quê xa, nước mắm đồng vẫn còn xuất hiện trong gian bếp nhiều gia đình. Có người sành ăn, họ chỉ thích nước mắm đồng. Bởi mùi hương, vị “ngọt” đậm chất phù sa châu thổ. Tuy nhiên, đa số người tiêu dùng hiện nay vẫn chấp nhận các loại nước mắm được chế biến theo phương pháp công nghiệp, bởi tính tiện dụng của nó.

Với người thành thị sành ăn, họ rất quý những món quà do người thân ở quê gửi lên, trong đó có nước mắm đồng. Người sinh ra ở quê, quen với cái cách “chén to, kho mặn” của chốn ruộng đồng đều rất nhớ vị nước mắm đồng. Bởi thế, vẫn còn có những bà cụ lưng còng, tóc bạc, cặm cụi bên nồi nước mắm đồng, mắt nheo nheo vì cay mùi khói, miệng móm mém cười khi nhìn thấy những mẻ nước mắm ngon được ra lò.

Bà Nguyễn Thị Cua (người dân xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú) xởi lởi: “Năm nào tôi cũng ủ sẵn cá, vì để càng lâu khi nấu nước mắm sẽ càng ngon. Cá ủ năm nay sẽ được dùng để nấu nước mắm vào năm sau, cứ “gối đầu” như vậy, nên gia đình tôi không sợ thiếu loại nước chấm này. Khách quen đến chơi, tặng vài lít nước mắm nhất mang về làm quà rất quý, bởi tấm lòng dân quê cũng đậm đà như nước mắm. Mà hiện nay, cái gì xuất phát từ đồng quê nào có dễ tìm”.

Với guồng quay của cuộc sống, những gì sinh ra từ mùa lũ sẽ dần vắng bóng theo con nước phù sa trái tính, trái nết. Nhưng nước mắm đồng vẫn còn đó, cùng với những món ăn dân dã kết thành bức tranh sinh động về mùa lũ. Để bất cứ ai có dịp gặp lại loại nước chấm này, đều nao nao nhớ về ký ức xưa, trong cái mặn mòi của mâm cơm chiều bên mái tranh xiêu thuở trước.

THANH TIẾN

Cùng chủ đề

Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đây là hội nghị nằm trong chuỗi 6 Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu các vùng kinh tế trên cả nước, nhằm trao đổi, thảo luận các giải pháp liên kết vùng trong công tác xúc tiến thương mại, phát triển xuất nhập khẩu được thực hiện trong năm 2024. Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng chủ trì hội nghị. Hội nghị có quy mô dự kiến khoảng 200 đại biểu tham...

Mở rộng thị trường cho nông sản, đặc sản địa phương

Vẫn đối mặt với tình trạng được mùa mất giá Ông Nguyễn Vĩnh Quảng – Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại du lịch Lâm Đồng – cho biết, với khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, Lâm Đồng là địa phương có thế mạnh trong sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm nông sản. Cả tỉnh hiện có trên 367.000 ha gieo trồng đa dạng các loại rau, hoa, trái cây; trong...

Bệnh nhân mắc lao cần chú ý biến chứng gì?

Chị Mai, 36 tuổi, hẹp khí quản tái đi, tái lại do biến chứng lao phổi, ca phẫu thuật dự kiến rất phức tạp do đoạn hẹp nằm ở vị trí khó, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Năm 2019, chị Mai (quê ở An Giang) được chẩn đoán lao phổi, điều trị thuốc 6 tháng thì khỏi. Ba năm sau, chị bắt đầu có cảm giác khó thở, hụt hơi khi gắng sức, không thể làm việc nặng. Các bác sỹ đang...

Ra quân Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số và thực hiện tuyến đường thanh toán không dùng tiền mặt tại phường Mỹ Long

Quang cảnh lễ ra quân Phó Giám đốc BIDV Chi nhánh An Giang Lê Việt Trung phát biểu tại lễ ra quân Phó Giám đốc BIDV Chi nhánh An Giang Lê Việt Trung tặng hoa tri ân UBND phường Mỹ Long Nhân viên BIDV Chi nhánh An Giang tuyên truyền lợi ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt cho tiểu...

Khối Thi đua các cơ quan Đảng cấp tỉnh tổ chức về nguồn và trao nhà Tình nghĩa ở huyện Tri Tôn

 - Ngày 7/9, Khối Thi đua các cơ quan Đảng cấp tỉnh tổ chức về nguồn tại đồi Tức Dụp và đến thăm, trao nhà Tình nghĩa cho gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở tại xã An Tức (huyện Tri Tôn). ...

Cùng tác giả

Thưởng thức hàng trăm món ngon tại Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ – An Giang

Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - An Giang với 400 gian hàng trưng bày hàng trăm loại bánh cùng nhiều chương trình hấp dẫn. Với Chủ đề “Hương sắc An Giang”, tối 3.8, tại TP Long Xuyên, diễn ra Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - An Giang năm 2024. Sự kiện do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang phối hợp với UBND TP Long Xuyên tổ chức. Với quy mô gần 400 gian hàng trưng bày, ngày hội...

Loại côn trùng bé tí, đắt hơn thịt, cá thành đặc sản ở An Giang

Dế cơm chiên mắm nhĩ là món ăn đặc sản của vùng Tri Tôn, An Giang, được nhiều thực khách địa phương và du khách phương xa thích thú thưởng thức. Từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch hàng năm là thời điểm bà con Khmer ở An Giang vào mùa săn dế cơm. Trước đây, dế cơm là món dân dã, bà con bắt được thì đem về rang lên làm món đổi bữa. Nhưng hiện nay, dế chiên...

Món đặc sản ở An Giang, khách thấy tên tưởng viết sai chính tả

Vùng Tri Tôn, An Giang có món đặc sản bò xào kiến vàng với lá chha ca dao. Món ăn này thu hút nhiều thực khách tới Tri Tôn để thưởng thức. Kiến là loại côn trùng "tí hon" được sử dụng để làm thành đặc sản ở nhiều tỉnh, thành Việt Nam. Nếu ở Mai Châu (Hòa Bình) nổi tiếng với nộm kiến chua, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có thịt bò kiến đốt, vùng đất Gia Lai có muối...

2 ngày vi vu An Giang “ăn sập” Tri Tôn chỉ với 2 triệu đồng

Từ TPHCM, chúng tôi có chuyến du lịch 2 ngày đến Tri Tôn, An Giang để khám phá cảnh đẹp, ẩm thực phong phú... Cảnh đẹp tại Tri Tôn, An Giang. Ảnh: NVCC. "Con đường tơ lụa" ở Tri Tôn Từ TPHCM, chúng tôi lựa chọn xe khách để tới Tri Tôn với mức giá 200.000 đồng/khách, mất 6 tiếng để di chuyển. Chùa Tà Pạ. Ảnh: DiPy. Tảng đá đầu voi ở núi Cô Tô. Ảnh: DiPy. Một lợi thế của bản đồ du lịch ở Tri Tôn là...

An Giang cần phát huy tiềm năng hiệu quả hơn nữa

Chủ tịch nước mong muốn, với những tiềm năng về đất và người, An Giang sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của vùng ĐBSCL và cả nước. Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh ĐBSCL, ngày 6.7, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang. Góp phần vào sự phát triển chung của ĐBSCL và cả nước Báo cáo...

Cùng chuyên mục

Thưởng thức hàng trăm món ngon tại Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ – An Giang

Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - An Giang với 400 gian hàng trưng bày hàng trăm loại bánh cùng nhiều chương trình hấp dẫn. Với Chủ đề “Hương sắc An Giang”, tối 3.8, tại TP Long Xuyên, diễn ra Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - An Giang năm 2024. Sự kiện do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang phối hợp với UBND TP Long Xuyên tổ chức. Với quy mô gần 400 gian hàng trưng bày, ngày hội...

Loại côn trùng bé tí, đắt hơn thịt, cá thành đặc sản ở An Giang

Dế cơm chiên mắm nhĩ là món ăn đặc sản của vùng Tri Tôn, An Giang, được nhiều thực khách địa phương và du khách phương xa thích thú thưởng thức. Từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch hàng năm là thời điểm bà con Khmer ở An Giang vào mùa săn dế cơm. Trước đây, dế cơm là món dân dã, bà con bắt được thì đem về rang lên làm món đổi bữa. Nhưng hiện nay, dế chiên...

Món đặc sản ở An Giang, khách thấy tên tưởng viết sai chính tả

Vùng Tri Tôn, An Giang có món đặc sản bò xào kiến vàng với lá chha ca dao. Món ăn này thu hút nhiều thực khách tới Tri Tôn để thưởng thức. Kiến là loại côn trùng "tí hon" được sử dụng để làm thành đặc sản ở nhiều tỉnh, thành Việt Nam. Nếu ở Mai Châu (Hòa Bình) nổi tiếng với nộm kiến chua, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có thịt bò kiến đốt, vùng đất Gia Lai có muối...

2 ngày vi vu An Giang “ăn sập” Tri Tôn chỉ với 2 triệu đồng

Từ TPHCM, chúng tôi có chuyến du lịch 2 ngày đến Tri Tôn, An Giang để khám phá cảnh đẹp, ẩm thực phong phú... Cảnh đẹp tại Tri Tôn, An Giang. Ảnh: NVCC. "Con đường tơ lụa" ở Tri Tôn Từ TPHCM, chúng tôi lựa chọn xe khách để tới Tri Tôn với mức giá 200.000 đồng/khách, mất 6 tiếng để di chuyển. Chùa Tà Pạ. Ảnh: DiPy. Tảng đá đầu voi ở núi Cô Tô. Ảnh: DiPy. Một lợi thế của bản đồ du lịch ở Tri Tôn là...

An Giang cần phát huy tiềm năng hiệu quả hơn nữa

Chủ tịch nước mong muốn, với những tiềm năng về đất và người, An Giang sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của vùng ĐBSCL và cả nước. Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh ĐBSCL, ngày 6.7, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang. Góp phần vào sự phát triển chung của ĐBSCL và cả nước Báo cáo...

Nông dân thị trấn Đa Phước thi đua sản xuất – kinh doanh giỏi

Thực hiện phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi, Hội Nông dân thị trấn Đa Phước (huyện An Phú) đã tích cực chỉ đạo cán bộ, hội viên đẩy mạnh thực hiện phong trào, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong lao động sản xuất. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống hội viên, nông dân. Nhiều điển hình nông dân giỏi Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Đa Phước...

Đưa An Giang tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Chiều 6-7, tiếp tục chuyến công tác tại ĐBSCL, tại TP Long Xuyên, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp mặt với lãnh đạo chủ chốt tỉnh An Giang. Báo cáo Chủ tịch nước, Bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Quang cho biết dù còn nhiều khó khăn song những năm qua An Giang đã vươn lên khá toàn diện, 15/16 chỉ tiêu đạt và vượt tiến độ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra. GDP...

6 món ăn tôn vinh ẩm thực An Giang

Đến vùng Bảy Núi dịp Tết cổ truyền của người Khmer, du khách tham gia lễ hội không nên bỏ qua các món ăn đậm bản sắc Khmer chế biến từ bò. Tết cổ truyền của người Khmer năm nay diễn ra từ 13 đến 16/4, du khách về An Giang có thể ghé các quán ăn để thưởng thức ẩm thực địa phương. Bò bảy món Bò lụi cuốn mỡ chài. Ảnh: Minh Đức Bò bảy món, hiểu cơ bản là thịt bò...

Cẩm nang du lịch rừng tràm Trà Sư

Trà Sư là rừng tràm và khu du lịch sinh thái được hình thành năm 1983, rộng gần 850 ha nằm ở xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên. Đây là rừng ngập nước tiêu biểu của vùng sông Hậu, có tác dụng quan trọng đối với môi trường nước và điều hòa khi hậu cho cả vùng Bảy Núi. Rừng còn là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật quý thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt...

Vẻ đẹp huyền bí, độc đáo ở rừng tràm Trà Sư, An Giang

Trà Sư là rừng tràm và khu du lịch sinh thái được hình thành năm 1983, rộng gần 850ha nằm ở xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên. Đây là rừng ngập nước tiêu biểu của vùng sông Hậu, có tác dụng quan trọng đối với môi trường nước và điều hòa khi hậu cho cả vùng Bảy Núi. Rừng còn là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật quý thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam...

Tin nổi bật

Tin mới nhất