Powered by Techcity

Bảo tồn nghệ thuật Dì Kê

 – Là loại hình diễn xướng dân gian độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer, nghệ thuật sân khấu Dì Kê đang được các ngành, địa phương quan tâm khôi phục. Tuy nhiên, với nhiều lý do, loại hình nghệ thuật này vẫn chưa trở lại như kỳ vọng.

Cần hỗ trợ các thành viên nhóm Dì Kê xã Ô Lâm gắn bó với nghệ thuật truyền thống

Di sản văn hóa quốc gia

Cuối năm 2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Tri Tôn tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh “Nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê của người Khmer, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là niềm vinh dự, tự hào cho người dân huyện Tri Tôn nói riêng và tỉnh An Giang nói chung, khi có thêm loại hình nghệ thuật sân khấu được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

“Xã Ô Lâm may mắn được lưu giữ loại hình nghệ thuật sân khấu Dì Kê, một biểu tượng văn hóa dân tộc Khmer vùng Bảy Núi – An Giang. Hiện nay, địa phương có 2 nhóm Dì Kê còn hoạt động. Một thời, các nhóm biểu diễn thường xuyên được mời phục vụ cho các sự kiện, lễ hội của đồng bào DTTS hoặc tại các chùa Khmer trên địa bàn huyện, giúp loại hình nghệ thuật này có sức sống bền bỉ với thời gian” – Phó Chủ tịch UBND xã Ô Lâm Chau Phi Rôm cho biết.

Theo ông Chau Phi Rôm, nghệ thuật sân khấu Dì Kê chủ yếu biểu diễn, phục dựng lại những vở tuồng theo các truyện cổ tích, thần thoại mang nội dung giáo dục, định hướng con người rèn luyện đạo đức, lối sống hướng thiện.

Nói chung, đây không chỉ là loại hình nghệ thuật có giá trị văn hóa, mà còn tác động tích cực về mặt tinh thần trong đời sống của đồng bào DTTS Khmer, sau những ngày lao động mệt nhọc. Qua đánh giá của ngành chuyên môn, Dì Kê được xem là loại hình nghệ thuật chứa đựng nhiều giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa truyền thống và mang tính gắn kết cộng đồng sâu sắc.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Trần Minh Giang, loại hình biểu diễn sân khấu Dì Kê không chỉ hàm chứa giá trị nghệ thuật đặc sắc, mà còn gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của huyện Tri Tôn, tạo nên nét lịch sử văn hóa đặc thù cho vùng đất này.

Sân khấu Dì Kê từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào DTTS Khmer, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa độc đáo của các dân tộc tại An Giang. Với việc được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đã đặt ra yêu cầu phải quan tâm bảo tồn, gìn giữ loại hình nghệ thuật này trong thời gian tới.

Khó khăn trong bảo tồn

Dù từng có thời điểm phát triển trong cộng đồng, nhưng nghệ thuật sân khấu Dì Kê cũng đứng trước nguy cơ không có thế hệ kế thừa. Hiện nay, 2 nhóm Dì Kê tại xã Ô Lâm không có điều kiện sinh hoạt thường xuyên, chỉ họp lại khi các chùa, đơn vị, các ngành cấp tỉnh, cấp huyện có nhu cầu xem biểu diễn.

“Do sự phát triển của xã hội và nhu cầu cải thiện mức sống gia đình, các thành viên trong nhóm Dì Kê của xã phải đi làm ăn ở nhiều nơi khác nhau, nên rất khó họp mặt. Dù địa phương đã nỗ lực, nhưng việc duy trì và kêu gọi các thành viên tham gia biểu diễn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, những thanh niên Khmer hiện nay chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì, giữ gìn loại hình nghệ thuật văn hóa đặc sắc này, nên còn thờ ơ trong việc kế thừa, học hỏi nghệ thuật diễn xuất của cha anh” – ông Chau Phi Rôm thật tình.

Thực tế, quá trình tìm hiểu loại hình nghệ thuật sân khấu này của phóng viên tại xã Ô Lâm cũng khó khăn. Dù địa phương đã nhiệt tình hỗ trợ, nhưng việc gặp gỡ các nghệ nhân Dì Kê, những người được xem là “vốn liếng” của loại hình nghệ thuật sân khấu này, cũng không như ý muốn. Hiện tại, chỉ còn gia đình nghệ nhân Néang Ok là còn am hiểu đầy đủ nghệ thuật Dì Kê, nhưng sức khỏe bà không được tốt, không thể trao đổi với phóng viên.

“Hiện nay, chúng tôi đang đề xuất với các cấp, ngành có hướng hỗ trợ thành viên của nhóm Dì Kê xã Ô Lâm tiếp tục gắn bó với loại hình nghệ thuật của cha ông. Đồng thời, tích cực phối hợp với các ngành mở lớp bồi dưỡng, đào tạo, truyền dạy loại hình nghệ thuật sân khấu Dì Kê, đàn Chà-pây cho thế hệ trẻ, góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào DTTS Khmer địa phương” – ông Chau Phi Rôm cho hay.

Ngoài ra, UBND xã Ô Lâm cũng đang hỗ trợ hoạt động sản xuất đường thốt nốt, làm cốm dẹp, làm bánh Kà-tum cho những hộ Khmer tâm huyết, để giữ gìn những đặc sản truyền thống địa phương. Bên cạnh, cũng gắn kết các sản phẩm này vào hoạt động du lịch, các sự kiện, lễ hội văn hóa nhằm tăng nguồn thu cho những cá nhân gắn bó với các loại hình nghệ thuật, đặc sản mang tính văn hóa của cộng đồng Khmer.

“Để bảo tồn và phát huy nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê của đồng bào Khmer, chúng tôi sẽ phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu UBND tỉnh An Giang có những cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình địa phương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực di sản văn hóa. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế – xã hội, cũng như xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị của nghệ thuật Dì Kê giai đoạn 2024 – 2030, giúp cho di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia này tồn tại bền bỉ với thời gian” – Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Trần Minh Giang thông tin.

THANH TIẾN



Nguồn: https://baoangiang.com.vn/van-hoa/tac-gia-tac-pham/bao-ton-nghe-thuat-di-ke-a403455.html

Cùng chủ đề

Tăng cao nhất 100-1.200 đồng/kg, giảm mạnh nhất 50 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay ngày 3/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ổn định với mặt hàng lúa và gạo. Thị trường giao dịch trầm lắng. Trong tuần qua, giá các mặt hàng lúa điều chỉnh tăng, giá gạo tăng, giảm trái chiều. Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, giá lúa hôm nay ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày hôm qua, IR 50404 giá...

Khai mạc Hội thi giọng hát hay tỉnh An Giang lần thứ II/2024

 - Sáng 3/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Hội thi giọng hát hay tỉnh An Giang lần thứ II chào mừng 192 năm Ngày truyền thống tỉnh An Giang (1832 - 2024), với vòng thử giọng và sơ khảo. ...

An Giang nỗ lực phát triển kinh tế – xã hội với kết quả cao nhất

 - Với sự nỗ lực, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ của các sở, ngành, địa phương, 10 tháng của năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) của tỉnh tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực, tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023 trên nhiều lĩnh vực, góp phần hướng đến việc hoàn thành, đạt và vượt các mục tiêu KTXH của năm 2024. ...

Dấu vết xưa ở Giồng Thành

Dấu vết thành xưa Trước năm 1960, chùa Giồng Thành ở giữa cánh đồng cô tịch, bên phải rạch Cái Vừng. Đường vô chùa phải qua con lộ đất hai bên trồng nhiều cây to bóng mát. Bấy giờ, dân địa phương xem ngôi chùa là một thắng cảnh của Tân Châu. Mặc dù mang tên Long Hưng tự nhưng ít phổ biến, người ta biết nhiều với tên Giồng Thành vì ngôi chùa nằm ngay vị trí cái nền...

Trao 231 học bổng cho học sinh, sinh viên huyện Chợ Mới

 - Ngày 2/11, Hội Khuyến học huyện Chợ Mới tổ chức lễ trao học bổng xổ số kiến thiết An Giang - Bến Tre và học bổng Quỹ Khuyến học huyện đợt I, năm học 2024 - 2025. ...

Cùng tác giả

Tăng cao nhất 100-1.200 đồng/kg, giảm mạnh nhất 50 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay ngày 3/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ổn định với mặt hàng lúa và gạo. Thị trường giao dịch trầm lắng. Trong tuần qua, giá các mặt hàng lúa điều chỉnh tăng, giá gạo tăng, giảm trái chiều. Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, giá lúa hôm nay ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày hôm qua, IR 50404 giá...

Khai mạc Hội thi giọng hát hay tỉnh An Giang lần thứ II/2024

 - Sáng 3/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Hội thi giọng hát hay tỉnh An Giang lần thứ II chào mừng 192 năm Ngày truyền thống tỉnh An Giang (1832 - 2024), với vòng thử giọng và sơ khảo. ...

An Giang nỗ lực phát triển kinh tế – xã hội với kết quả cao nhất

 - Với sự nỗ lực, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ của các sở, ngành, địa phương, 10 tháng của năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) của tỉnh tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực, tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023 trên nhiều lĩnh vực, góp phần hướng đến việc hoàn thành, đạt và vượt các mục tiêu KTXH của năm 2024. ...

Dấu vết xưa ở Giồng Thành

Dấu vết thành xưa Trước năm 1960, chùa Giồng Thành ở giữa cánh đồng cô tịch, bên phải rạch Cái Vừng. Đường vô chùa phải qua con lộ đất hai bên trồng nhiều cây to bóng mát. Bấy giờ, dân địa phương xem ngôi chùa là một thắng cảnh của Tân Châu. Mặc dù mang tên Long Hưng tự nhưng ít phổ biến, người ta biết nhiều với tên Giồng Thành vì ngôi chùa nằm ngay vị trí cái nền...

Trao 231 học bổng cho học sinh, sinh viên huyện Chợ Mới

 - Ngày 2/11, Hội Khuyến học huyện Chợ Mới tổ chức lễ trao học bổng xổ số kiến thiết An Giang - Bến Tre và học bổng Quỹ Khuyến học huyện đợt I, năm học 2024 - 2025. ...

Cùng chuyên mục

Xây dựng trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài cần bảo đảm khả thi, hiệu quả, phù hợp

Nhất trí với chủ trương đầu tư xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài, song đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần đánh giá kỹ lưỡng hơn về phạm vi, quy mô cũng như cân đối nguồn lực để xác định danh mục và lộ trình triển khai thực hiện bảo đảm khả thi, hiệu quả và phù hợp với nguồn lực hiện có. ...

Hội nghị tập huấn thiết kế đồ hoạ sản phẩm truyền thông trong hoạt động Thư viện

       Sáng ngày 23/10/2024, tại Hội trường Thư viện tỉnh An Giang đã tổ chức Lễ khai mạc Hội nghị tập huấn “Thiết kế đồ họa sản phẩm truyền thông trong hoạt động Thư viện” năm 2024.        Chương trình tập huấn diễn ra trong 03 ngày từ 23/10 đến 25/10/2024 với sự tham gia của gần 140 viên chức thư viện huyện, thị, thành và thư viện trường học trong toàn tỉnh. Hội nghị sẽ cung cấp những...

THÀNH LẬP CÂU LẠC BỘ VĂN HÓA DÂN GIAN TRÌNH DIỄN DÌ KÊ CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER TỈNH AN GIANG

Sáng ngày 13/10/2024 tại Ủy ban nhân dân xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, Ban Giám đốc Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh An Giang đã tổ chức lễ trao quyết định thành lập Câu lạc bộ Văn hóa dân gian trình diễn Dì kê của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang, nhiệm kỳ 2024 – 2025. Đến dự buổi lễ có Ths. Bùi Thị Phương Mai – Trưởng phòng Quản lý Văn hóa – Sở...

AN GIANG ĐẠT 1 HUY CHƯƠNG VÀNG VÀ 3 HUY CHƯƠNG BẠC TẠI LIÊN HOAN CA, MÚA, NHẠC TOÀN QUỐC NĂM 2024

Tối ngày 15/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị - Triển lãm tỉnh Bình Dương (TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức lễ tổng kết và trao giải Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc năm 2024 - đợt 2. Đơn vị An Giang vinh dự nhận được 1 huy chương vàng và 3 huy chương bạc cho các tiết mục...

Khai mạc triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử...

Sáng ngày 15/10/2024, Bảo tàng tỉnh An Giang phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tri Tôn tổ chức Lễ khai mạc triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu“Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằngchứng lịch sử và pháp lý” tại Trường Trung học Cơ sở Thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.Đến dự khai mạc có lãnh đạo Ban Tuyên Giáo huyện Tri Tôn; Phòng Văn hóa và...

Khai mạc triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử...

Sáng ngày 09/10/2024, Bảo tàng tỉnh An Giang phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thoại Sơn tổ chức lễ khai mạc triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại Trường Trung học Cơ sở Thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Đến dự khai mạc có ông Trương Bá Trạng – Phó Giám đốc Sở Văn...

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang Tổng kết và trao giải Liên hoan cán bộ Thư viện thanh lịch,...

Sau 02 ngày diễn ra Liên hoan, tối ngày 11/10/2024 Ban Tổ chức Liên hoan cán bộ Thư viện Thanh lịch, chủ đề “Người thắp lửa Văn hóa đọc” đã tổ chức buổi Lễ tổng kết và trao giải thưởng tại Hội trường Thư viện tỉnh.Ông Trương Bá Trạng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du LịchTrao Giải Nhất toàn đoàn cho đơn vị huyện Châu ThànhĐây là hoạt động do Sở Văn hóa Thể...

Hơn 280 học sinh tham gia ngoại khóa tại Thư viện tỉnh An Giang

Trong những ngày cuối tháng 9 và đầu tháng 10 năm 2024, Thư viện tỉnh An Giang rộn ràng hơn bao giờ hết khi tổ chức hoạt động ngoại khóa với chủ đề “Em vui đến Thư viện.” Chương trình được tổ chức vào các ngày 26/9, 02/10, 03/10, và 09/10, với sự tham gia của hơn 280 em học sinh đến từ các trường: Trường Tiểu học A An Thạnh Trung, Trường Tiểu học B Thị trấn An...

An Giang tham dự Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc năm 2024

Từ ngày 28/09 đến ngày 15/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị - Triển lãm tỉnh Bình Dương (TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc năm 2024 - đợt 2. Đơn vị An Giang tham dự Liên hoan với chương trình dự thi đặc sắc, mang đậm màu sắc vùng đất đầu nguồn châu...

LIÊN HIỆP THƯ VIỆN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NHIỆM KỲ (2022-2024)

Trong 2 ngày 26, 27/10, tại Thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp đã diễn ra Hội nghị Tổng kếthoạt động Liên hiệp Thư viện Đồng Bằng Sông CửuLong nhiệm kỳ (2022 -2024).Tham dự Hội nghị có bà Kiều Thúy Nga – Vụtrưởng Vụ Thư viện Bộ VHTT&DL; ông Nguyễn Hữu Giới -  Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam; Bà: Huỳnh Thị Hoài Thu – Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch...

Tin nổi bật

Tin mới nhất