Powered by Techcity

Bánh mần dè – đặc sản An Giang không phải ai cũng biết

Bánh mần dè là đặc sản độc đáo du khách chỉ có thể dễ dàng tìm thấy ở chợ Châu Đốc, An Giang.

Miền Tây nổi tiếng với nhiều loại bánh độc đáo và được du khách thập phương yêu thích như bánh khọt, bánh chuối, bánh ít, bánh cống… Tuy nhiên có một loại bánh đã tồn tại cả chục năm nhưng không phải khách du lịch nào cũng biết chính là bánh mần dè, hay bánh dè Châu Đốc.

Bánh mần dè có nguồn gốc từ Campuchia, được du nhập vào Việt Nam từ nhiều năm trước. Trước đây, món bánh này được bày bán khá phổ biến ở các khu chợ miền Tây. Ở TPHCM ngày nay rất khó để thực khách tìm mua bánh mần dè.

 

Gánh bánh mần dè bán rong ở chợ Châu Đốc, An Giang. Ảnh: Street Food Thảo Vy

Cái tên nghe lần đầu thực khách có thể liên tưởng bánh mần dè với ý nghĩa ăn dè, hay làm dè từng chút một. Thực tế, cái tên chỉ đơn giản được gọi theo thành phần bánh. Khác với nhiều loại bánh miền Tây thường được làm từ bột mì, bột nếp hay bột gạo tẻ, bánh mần dè được làm từ bột cây dè chỉ mọc ở Campuchia. Chính vì vậy người thợ làm bánh phải tìm mối quen biết mới có thể nhập bột cây dè về làm bánh.

Hiện nay cây dè ở Campuchia cũng rất hiếm vậy nên việc tìm kiếm bột bánh cũng trở nên khó khăn hơn, thứ bánh dân dã này cũng không được bán phổ biến như trước. Vỏ bánh được làm từ bột cây dè, bọc nhân đậu xanh sên nhuyễn.

Bánh mần dè có phần vỏ hơi trong. Ảnh: Street Food Thảo Vy

Bánh mần dè có phần vỏ hơi trong. Ảnh: Street Food Thảo Vy

Một trong những lý do khiến bánh mần dè trở thành “của hiếm” bởi cách chế biến khá kỳ công. Đầu tiên, người thợ làm bánh sẽ ninh nhừ đậu xanh, tán nhuyễn sau đó sên đến khi khô lại thành một khối. Nhân đỗ phải đảm bảo mềm dẻo, không bị quá khô mới đạt tiêu chuẩn.

Tiếp đến phần vỏ bánh, người ta pha bột cây dè với nước, thêm chút đường thốt nốt để tạo vị ngọt vừa ăn. Sau khi đã khuấy đều phần bột, người ta cho lên bếp đun nhỏ lửa và khuấy đều tay đến khi trong lại.

Cuối cùng, người thợ cho một lớp bột vào chén, thêm một lát đậu xanh vào giữa rồi phủ thêm một lớp bột nữa. Sau khoảng vài tiếng, bánh sẽ đông lại và có thể dễ dàng gỡ ra khỏi chén. Ngoài màu vàng từ đường thốt nốt, có người còn sáng tạo thêm màu xanh từ lá dứa, màu tím từ lá cẩm…

Từng chiếc bánh thành phẩm đều tăm tắp, núng nính trông vô cùng thích mắt. Khi ăn, bạn sẽ chan ngập phần nước cốt dừa lên bánh và rắc thêm mè rang thơm phức. Vỏ bánh mần dè sần sật như thạch rau câu, nhân đỗ bùi béo và vị thanh mát dễ ăn. Đây chắc hẳn là món ăn giải nhiệt tuyệt vời cho những ngày nắng nóng.

 

Nước cốt dừa béo ngậy giúp bánh mần dè thêm phần hấp dẫn. Ảnh: Street Food Thảo Vy

Bánh được làm từ nguyên liệu khó kiếm, cách làm toàn bộ là thủ công nhưng lại được bán với mức giá chỉ vài nghìn đồng một chiếc. Cả chợ Châu Đốc hiện chỉ còn một gánh hàng bán bánh mần dè duy nhất, chính vì vậy bánh hết hàng rất nhanh. Đây được xem là địa chỉ hiếm hoi còn bán loại bánh này ở miền Tây.

Ngoài ra, ở TPHCM du khách có thể tìm mua xe bán bánh mần dè ở gần chùa Long Vân, đường Hưng Phú, Quận 8, TPHCM. Đặc trưng của xe bánh này là dùng lá dứa nên bột bánh mang màu xanh đục hơn. Địa chỉ này chỉ bán bánh mần dè vào cuối tuần, số lượng hạn chế.

Laodong.vn

nguồn

Cùng chủ đề

Xác minh vụ thiếu nữ bị đánh hội đồng, lột hết quần áo

Sáng nay (1/11), lãnh đạo UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) cho biết, công an huyện cùng phòng GD-ĐT đang phối hợp làm rõ, xử lý nghiêm vụ thiếu nữ bị nhóm bạn đánh hội đồng, lột quần áo. “Theo thông tin ban đầu, nạn nhân và nhóm người trong clip đã nghỉ học. Chỉ có 1 em mặc đồng phục, chúng tôi đang xác minh xem học ở trường nào”, lãnh đạo huyện thông tin. Trước đó, mạng xã...

Về An Giang mùa nước nổi, lòng như muốn reo vui

Hàng cây thốt nốt bên cánh đồng gần homestay tôi ở – Ảnh: NGUYỆT PHẠM Nhắc tới An Giang, người ta nghĩ ngay tới Châu Đốc nổi danh với du lịch tâm linh, cả nước đều biết đến miếu Bà Chúa Xứ. Nhưng An Giang có nhiều hơn vậy. Tôi có vài dịp đến An Giang, lần nào cũng cho tôi cảm xúc đẹp và mới lạ. Trở lại lần này vào mùa nước nổi, An Giang trong tôi mang một vẻ đẹp...

Khu rừng ở An Giang, Đồng Tháp, Long An, Cà Mau mùa nước nổi thấy động vật sách Đỏ, đẹp mê luôn

Một trong những địa điểm thường được du khách lựa chọn tham quan mùa nước nổi là rừng tràm Trà Sư (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang).  Khi con nước về, rừng tràm Trà Sư khoác lên mình vẻ đẹp tràn đầy sức sống với thảm xanh ngút ngàn. Rừng tràm Trà Sư có diện tích 845ha vùng lõi và 643ha vùng đệm, là một trong số ít rừng nằm trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, được...

Liên kết vùng để nâng cao năng lực xuất khẩu gạo

Giá trị xuất khẩu gạo tăng theo từng năm Theo ông Trần Thanh Tuấn, Phó Phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương tỉnh An Giang) cho biết, An Giang là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lúa lớn đứng thứ hai cả nước (sau tỉnh Kiên Giang) với tổng sản lượng lúa hằng năm đạt trên 4 triệu tấn, quy ra gạo ước đạt trên 2 triệu tấn. Nếu như,...

Việt Nam lọt danh sách 20 quốc gia được yêu thích nhất bởi du khách toàn cầu

Tạp chí du lịch nổi tiếng của Mỹ Condé Nast Traveler đã công bố Giải thưởng Readers’ Choice Awards 2024. Việt Nam được xếp trong danh sách 20 quốc gia được yêu thích nhất bởi du khách toàn cầu. Đứng ở vị trí thứ 15 trong danh sách 20 quốc gia được yêu thích nhất với số điểm 89,11/100, Việt Nam được đánh giá là điểm đến văn hóa đa dạng, hấp dẫn du khách. Xanh mướt rừng dừa nước An...

Cùng tác giả

Gà đốt Ô Thum – đặc sản trứ danh ở “Tuyệt tình cốc” An Giang

Một bữa tối với gà đốt Tri Tôn trứ danh và ngắm hoàng hôn trên hồ Ô Thum là trải nghiệm đáng nhớ cho du khách. Hồ Ô Thum (xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) có diện tích không lớn nhưng mang vẻ đẹp hữu tình, mặt nước phẳng lặng, xanh biếc, xa xa là núi cao. Nhiều năm nay, hồ là địa điểm hút khách, đặc biệt là giới chơi ảnh. Nơi đây được mệnh danh là "Tuyệt...

Nơi duy nhất trải nghiệm tắm sông như tắm biển ở An Giang

Đến với khu du lịch sinh thái ở huyện Chợ Mới, du khách có thể trải nghiệm nét văn hóa sông nước Nam Bộ, với bãi tắm sông ngỡ như bãi biển. Khiêm tốn về quy mô (6,7ha) và chỉ mới tham gia vào bản đồ du lịch tỉnh An Giang, nhưng thời gian qua Khu du lịch sinh thái Cồn Én tọa lạc xã Tấn Mỹ (huyện Chợ Mới) nhanh chóng có mặt trong top đầu du lịch tiêu biểu vùng ĐBSCL....

Mùa mưa lãng đãng mây phủ, sương giăng ở vùng Bảy Núi

Từ nay đến cuối năm là thời điểm lý tưởng để du khách đến săn mây và trải nghiệm những điều tuyệt vời trên Núi Cấm. Ban Quản lý Khu du lịch Núi Cấm cho biết, thời điểm này sương mây đã xuất hiện nhiều ở khu vực đỉnh Núi Cấm (thị xã Tịnh Biên, An Giang). Đây là thời điểm lý tưởng để du khách trong và ngoài nước đến săn mây và có trải nghiệm tuyệt vời ở vùng...

“Mỹ vị dân gian” nhất định phải thử khi đến Núi Cấm ở An Giang

Bánh xèo rau rừng sẽ không làm thực khách thất vọng nếu có dịp thưởng thức đặc sản này ở Núi Cấm (thị xã Tịnh Biên, An Giang). Bánh xèo là đặc sản dân dã nơi nào cũng có ở miền Tây, nhưng bánh xèo tại núi Cấm khác biệt hơn. Muôn loại rau rừng như cải trời, kim thất, đinh lăng, mã đề, lá cách, cát lồi (mía dò)... "hít thở khí trời" vùng Bảy núi, kết hợp với bánh xèo sẽ...

Mùa sương mây huyền ảo trên Núi Cấm ở An Giang

Màn sương mù dày đặc tại Núi Cấm (thị xã Tịnh Biên) xuất hiện từ sáng sớm đến trưa 17.9. Thông tin từ Ban Quản lý Khu du lịch Núi Cấm (tỉnh An Giang) cho biết, từ sáng ngày 17.9, sương mù đã xuất hiện dày đặc tại khu vực đỉnh Núi Cấm và nhiều hơn mọi khi. Dự kiến từ nay đến cuối năm, nơi này sẽ có nhiều mây, sương vì khu vực miền Tây vào mùa mưa. Màn sương mù...

Cùng chuyên mục

Gà đốt Ô Thum – đặc sản trứ danh ở “Tuyệt tình cốc” An Giang

Một bữa tối với gà đốt Tri Tôn trứ danh và ngắm hoàng hôn trên hồ Ô Thum là trải nghiệm đáng nhớ cho du khách. Hồ Ô Thum (xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) có diện tích không lớn nhưng mang vẻ đẹp hữu tình, mặt nước phẳng lặng, xanh biếc, xa xa là núi cao. Nhiều năm nay, hồ là địa điểm hút khách, đặc biệt là giới chơi ảnh. Nơi đây được mệnh danh là "Tuyệt...

Nơi duy nhất trải nghiệm tắm sông như tắm biển ở An Giang

Đến với khu du lịch sinh thái ở huyện Chợ Mới, du khách có thể trải nghiệm nét văn hóa sông nước Nam Bộ, với bãi tắm sông ngỡ như bãi biển. Khiêm tốn về quy mô (6,7ha) và chỉ mới tham gia vào bản đồ du lịch tỉnh An Giang, nhưng thời gian qua Khu du lịch sinh thái Cồn Én tọa lạc xã Tấn Mỹ (huyện Chợ Mới) nhanh chóng có mặt trong top đầu du lịch tiêu biểu vùng ĐBSCL....

Mùa mưa lãng đãng mây phủ, sương giăng ở vùng Bảy Núi

Từ nay đến cuối năm là thời điểm lý tưởng để du khách đến săn mây và trải nghiệm những điều tuyệt vời trên Núi Cấm. Ban Quản lý Khu du lịch Núi Cấm cho biết, thời điểm này sương mây đã xuất hiện nhiều ở khu vực đỉnh Núi Cấm (thị xã Tịnh Biên, An Giang). Đây là thời điểm lý tưởng để du khách trong và ngoài nước đến săn mây và có trải nghiệm tuyệt vời ở vùng...

“Mỹ vị dân gian” nhất định phải thử khi đến Núi Cấm ở An Giang

Bánh xèo rau rừng sẽ không làm thực khách thất vọng nếu có dịp thưởng thức đặc sản này ở Núi Cấm (thị xã Tịnh Biên, An Giang). Bánh xèo là đặc sản dân dã nơi nào cũng có ở miền Tây, nhưng bánh xèo tại núi Cấm khác biệt hơn. Muôn loại rau rừng như cải trời, kim thất, đinh lăng, mã đề, lá cách, cát lồi (mía dò)... "hít thở khí trời" vùng Bảy núi, kết hợp với bánh xèo sẽ...

Mùa sương mây huyền ảo trên Núi Cấm ở An Giang

Màn sương mù dày đặc tại Núi Cấm (thị xã Tịnh Biên) xuất hiện từ sáng sớm đến trưa 17.9. Thông tin từ Ban Quản lý Khu du lịch Núi Cấm (tỉnh An Giang) cho biết, từ sáng ngày 17.9, sương mù đã xuất hiện dày đặc tại khu vực đỉnh Núi Cấm và nhiều hơn mọi khi. Dự kiến từ nay đến cuối năm, nơi này sẽ có nhiều mây, sương vì khu vực miền Tây vào mùa mưa. Màn sương mù...

2 ngày 1 đêm trekking Núi Cấm chữa lành tâm hồn

Tại núi Cấm - nơi mệnh danh là nóc nhà An Giang, du khách có thể trải nghiệm cắm trại kết hợp trekking để hòa mình vào thiên nhiên để “chữa lành”. Với độ cao trên 700m so mặt nước biển, Núi Cấm (thị xã Tịnh Biên, An Giang) được xem là “nóc nhà xanh” miền Tây. Nơi đây sở hữu khí hậu mát lành, là lựa chọn thích hợp cho du khách trekking kết hợp với lưu trú cắm trại dịp cuối...

Thưởng thức hàng trăm món ngon tại Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ – An Giang

Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - An Giang với 400 gian hàng trưng bày hàng trăm loại bánh cùng nhiều chương trình hấp dẫn. Với Chủ đề “Hương sắc An Giang”, tối 3.8, tại TP Long Xuyên, diễn ra Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - An Giang năm 2024. Sự kiện do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang phối hợp với UBND TP Long Xuyên tổ chức. Với quy mô gần 400 gian hàng trưng bày, ngày hội...

Loại côn trùng bé tí, đắt hơn thịt, cá thành đặc sản ở An Giang

Dế cơm chiên mắm nhĩ là món ăn đặc sản của vùng Tri Tôn, An Giang, được nhiều thực khách địa phương và du khách phương xa thích thú thưởng thức. Từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch hàng năm là thời điểm bà con Khmer ở An Giang vào mùa săn dế cơm. Trước đây, dế cơm là món dân dã, bà con bắt được thì đem về rang lên làm món đổi bữa. Nhưng hiện nay, dế chiên...

Món đặc sản ở An Giang, khách thấy tên tưởng viết sai chính tả

Vùng Tri Tôn, An Giang có món đặc sản bò xào kiến vàng với lá chha ca dao. Món ăn này thu hút nhiều thực khách tới Tri Tôn để thưởng thức. Kiến là loại côn trùng "tí hon" được sử dụng để làm thành đặc sản ở nhiều tỉnh, thành Việt Nam. Nếu ở Mai Châu (Hòa Bình) nổi tiếng với nộm kiến chua, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có thịt bò kiến đốt, vùng đất Gia Lai có muối...

2 ngày vi vu An Giang “ăn sập” Tri Tôn chỉ với 2 triệu đồng

Từ TPHCM, chúng tôi có chuyến du lịch 2 ngày đến Tri Tôn, An Giang để khám phá cảnh đẹp, ẩm thực phong phú... Cảnh đẹp tại Tri Tôn, An Giang. Ảnh: NVCC. "Con đường tơ lụa" ở Tri Tôn Từ TPHCM, chúng tôi lựa chọn xe khách để tới Tri Tôn với mức giá 200.000 đồng/khách, mất 6 tiếng để di chuyển. Chùa Tà Pạ. Ảnh: DiPy. Tảng đá đầu voi ở núi Cô Tô. Ảnh: DiPy. Một lợi thế của bản đồ du lịch ở Tri Tôn là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất