Powered by Techcity

An Giang khẩn trương xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo

(Cổng TTĐT tỉnh AG)- Ngày 06/3, tại Văn phòng UBND tỉnh An Giang, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước chủ trì buổi làm việc Hội đồng thẩm định cho ý kiến lần thứ hai đối với kết quả Đề cương nhiệm vụ, Dự toán thực hiện nhiệm vụ lập hồ sơ đề cử và kế hoạch quản lý Khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê (huyện Thoại Sơn) tỉnh An Giang trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Đại biểu dự buổi họp Hội đồng thẩm định

Tham dự buổi làm việc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Thúy Xuân; Giám đốc Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo Nguyễn Hữu Giềng – Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng; Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trương Bá Trạng – Phó Chủ tịch Hội đồng; PGS.TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam – Phó Chủ tịch Hội đồng cùng các chuyên gia, nhà khoa học ở Trung ương và đại diện các sở, ngành tỉnh, UBND huyện Thoại Sơn là thành viên của Hội đồng.

Thành viên Hội đồng thẩm định phát biểu ý kiến tại cuộc họp

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là đơn vị tư vấn xây dựng Đề cương nhiệm vụ và Dự toán kinh phí đã thuyết minh, báo cáo với Hội đồng về quá trình tiếp thu, điều chỉnh theo các ý kiến góp ý của các thành viên tại cuộc họp lần 1 vào ngày 28/7/2023. Các thành viên Hội đồng cơ bản nhất trí, đánh giá rất cao kết quả của đơn vị tư vấn đã thực hiện. Phần Đề cương nhiệm vụ rất chi tiết và đầy đủ theo góp ý tại cuộc họp lần 1; phần Dự toán kinh phí thực hiện sát thực tế, đảm bảo theo các quy định pháp luật hiện hành về sử dụng ngân sách. Qua đó, các thành viên Hội đồng đề nghị lãnh đạo UBND tỉnh An Giang sớm thực hiện thủ tục phê duyệt; đồng thời đề xuất một số nhiệm vụ cụ thể trong quá trình thực hiện hồ sơ đề cử và quản lý di tích theo khuyến cáo của Hội đồng Di tích và Di chỉ quốc tế (ICOMOS) và kinh nghiệm thực tiễn hồ sơ đề cử tại các địa phương khác để hoàn thiện hồ sơ đề cử Khu Di tích khảo cổ Óc Eo  Ba Thê trình UNESCO ghi danh là Di sản thế giới theo đúng lộ trình đề ra.

Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, Chủ tịch Hội đồng Lê Văn Phước phát biểu kết luận 

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, Chủ tịch Hội đồng Lê Văn Phước ghi nhận và đánh giá cao kết quả của đơn vị tư vấn cùng các ý kiến của các thành viên Hội đồng. Đồng thời đề nghị các thành viên Hội đồng có ý kiến trực tiếp vào phiếu đánh giá để Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và các ngành khẩn trương hoàn chỉnh Đề cương nhiệm vụ và Dự toán kinh phí thực hiện thủ tục theo đúng quy định để trình UBND tỉnh An Giang phê duyệt trong thời gian sớm nhất có thể để đi vào thực hiện, đảm bảo tiến độ. Nguồn vốn thực hiện sẽ được tỉnh bố trí từ nguồn vốn sự nghiệp. Trong quá trình thực hiện cần chú ý rút ngắn trình tự thời gian những nhiệm vụ có thể thực hiện song song nhưng phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước khẳng định, việc xây dựng hồ sơ đề cử Khu Di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê trình UNESCO ghi danh là Di sản thế giới đã được đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang xác định là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Óc Eo – một di sản văn hóa lịch sử quan trọng của Việt Nam và thế giới. Qua đó, tỉnh An Giang mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của đơn vị ở trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước để nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ đề cử Khu Di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê trình UNESCO ghi danh là Di sản thế giới. 

Cánh đồng Óc Eo và núi Ba Thê (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang)

Khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê nằm ở thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang; cách thành phố Long Xuyên 40km về hướng Đông Bắc, cách thành phố Rạch Giá 40km về hướng Tây Nam. Văn hóa Óc Eo là thuật ngữ khoa học để chỉ một nền văn hóa khảo cổ, hình thành và phát triển từ thế kỷ I đến thế kỷ VII hoặc có thể kéo dài đến đầu thế kỷ thứ VIII sau Công nguyên ở vùng đồng bằng hạ lưu sông Mê Kông, thuộc vùng đất Nam Bộ, Việt Nam ngày nay. Đây là nền văn hóa vật chất của vương quốc Phù Nam, một nhà nước sớm ở Đông Nam Á, có tầm ảnh hưởng rộng lớn ở khu vực và châu Á từ những thế kỷ đầu Công nguyên. Nền văn hóa này có nguồn gốc bản địa, được hình thành trên nền tảng văn hóa Tiền Óc Eo ở vùng đất miền Trung và Nam Bộ, Việt Nam.

Hố khai quật tại Gò Cây Thị B trong quần thể Khu Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê

Văn hóa Óc Eo được biết đến từ sau cuộc khai quật khảo cổ tại cánh đồng Óc Eo (thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) do nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret thực hiện vào năm 1944. Kể từ đó đến nay, Óc Eo – Ba Thê trở thành di chỉ khảo cổ học nổi tiếng không chỉ ở vùng Nam Bộ, Việt Nam mà cả khu vực Đông Nam Á và châu Á. Trong nhiều thập kỷ qua, các cuộc khai quật ở đây đã đưa ra ánh sáng khối lượng lớn di tích, di vật minh chứng sinh động cho lịch sử hình thành và phát triển của nền văn hóa Óc Eo, minh chứng Óc Eo là một trung tâm đô thị lớn, sầm uất và nổi tiếng bậc nhất của Vương quốc Phù Nam.

Với giá trị đặc biệt và tầm vóc lớn của văn hóa Óc Eo trong lịch sử Việt Nam, năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện Đề án “Nghiên cứu khu di tích khảo cổ học Óc Eo – Ba Thê, Nền Chùa (Văn hóa Óc Eo Nam Bộ)”. Đây là đề án khoa học có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, và là nhiệm vụ nghiên cứu mang tầm quốc gia. Mục tiêu chính của Đề án là khai quật, nghiên cứu khảo cổ học văn hóa Óc Eo tại các di tích Óc Eo – Ba Thê (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) và di tích Nền Chùa (huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) nhằm thu thập tư liệu và làm sáng rõ hơn lịch sử hình thành và phát triển của văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, đồng thời nghiên cứu sâu hơn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của đô thị cổ Óc Eo trong lịch sử Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và châu Á; cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa Óc Eo trên vùng đất Nam Bộ, đặc biệt là phục vụ cho công tác nghiên cứu xây dựng nội dung Hồ sơ đề cử UNESCO xem xét công nhận Khu di tích Óc Eo – Ba Thê là di sản văn hóa thế giới./.

Thanh Hải



Nguồn

Cùng chủ đề

An Giang nâng cấp, phát triển hạ tầng để thu hút đầu tư

Thời gian qua, Trung ương và tỉnh An Giang đã đầu tư xây dựng nhiều công trình giao thông trọng điểm nhằm nâng cấp, bảo đảm giao thông các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ quan trọng, các tuyến giao thông nối liền các khu công nghiệp, khu du lịch. Thông xe tuyến nối Quốc lộ 91 và tuyến tránh thành phố Long Xuyên góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh An Giang. Điểm nghẽn của tỉnh An Giang là hạ...

Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Ngày 17/12, tại Đại học An Giang (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), diễn đàn Mekong Connect 2024 đã được khai mạc. Sự kiện năm nay thu hút sự quan tâm của các lãnh đạo trung ương, địa phương, chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, nhà đầu tư, nhà khoa học, doanh nghiệp… và các tổ chức trong nước, quốc tế. Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Lê Văn Phước – Phó Chủ tịch UBND tỉnh An...

An Giang: Khai mạc Diễn đàn Mekong Connect 2024

Ngày 17/12, Diễn đàn Mekong Connect 2024 diễn ra tại Đại học An Giang, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang đã khai mạc với chủ đề: "Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ vùng đồng bằng sông Cửu Long-Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước, hướng tới phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới". Các đại biểu tham quan các sản phẩm trưng bày tại diễn đàn. Sự kiện thu hút sự quan tâm,...

Rừng tràm Trà Sư được vinh danh điểm du lịch hấp dẫn 2024

An Giang – Với 17.313 lượt bình chọn, Điểm Du lịch Rừng tràm Trà Sư (thị xã Tịnh Biên) đứng đầu chương trình bình chọn Điểm đến du lịch hấp dẫn năm 2024. Ông Lê Hoàng Ân – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch An Giang, kiêm Giám đốc Điểm Du lịch sinh thái Rừng tràm Trà Sư – xác nhận, Điểm Du lịch Rừng tràm Trà sư được bình chọn là “Điểm đến du lịch hấp dẫn TP Hồ Chí...

An Giang mang cá tra, mật thốt nốt… đến TP.HCM để quảng bá, ‘trải chiếu’ mời gọi đầu tư

Nhiều nông, đặc sản của An Giang được trưng bày, giới thiệu tại hội nghị – Ảnh: N.TRÍ Ngày 26-11, tại TP.HCM, UBND tỉnh An Giang đã tổ chức hội nghị giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng tỉnh An Giang. Đây là sự kiện quan trọng nhằm giới thiệu tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của tỉnh An Giang, danh mục các dự án trọng điểm thu hút đầu tư theo định hướng Quy...

Cùng tác giả

Bí thư Huyện ủy Tri Tôn chúc mừng vận động viên Kick-boxing Huỳnh Thị Kim Vàng

 - Trong không khí ấm áp của những ngày đầu Xuân Ất Tỵ, nhằm kịp thời động viên, khích lệ vận động viên thể thao thành tích cao, ngày 31/1 (nhằm mùng 3 Tết), Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm đã đến thăm, chúc Tết vận động viên Huỳnh Thị Kim Vàng (đội tuyển Kick-boxing quốc gia), đã có thành tích xuất sắc trong thi đấu các giải quốc tế. ...

Khởi sắc văn hóa – nghệ thuật An Giang

 - Năm qua, văn nghệ sĩ An Giang có nhiều hoạt động phong phú, đặc biệt là trong việc phát triển các hoạt động văn hóa - nghệ thuật góp phần làm đẹp đời sống tinh thần Nhân dân và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. ...

Nâng tầm sản phẩm OCOP

 - Đến nay, toàn tỉnh đã đánh giá và phân hạng 165 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó có 2 sản phẩm 5 sao, 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 14 sản phẩm 4 sao và 146 sản phẩm 3 sao. Các sản phẩm đến từ 115 chủ thể kinh tế, với 10 hợp tác xã, 2 tổ hợp tác, 26 doanh nghiệp và 77 cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh. Trong đó có 144...

Những tượng Phật không lồ ở An Giang

 - An Giang là vùng đất tâm linh, nơi có nhiều công trình kiến trúc Phật giáo uy nghi, ấn tượng. Cùng với đó là những tượng Phật, bồ tát khổng lồ, cao đến vài chục mét, không những trở thành điểm nhấn cho nơi thờ tự, mà còn thu hút du khách gần xa. ...

Nét đẹp làng nghề truyền thống

 - An Giang - vùng đất nổi tiếng với thiên nhiên tươi đẹp và là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo. Một trong những nét đẹp đặc trưng của vùng đất này là những làng nghề truyền thống, từ những làng dệt thổ cẩm rực rỡ sắc màu đến món quà ngọt ngào từ thiên nhiên của nghề nấu đường thốt nốt. Mỗi làng nghề mang một vẻ đẹp riêng, góp phần tạo nên...

Cùng chuyên mục

Bí thư Huyện ủy Tri Tôn chúc mừng vận động viên Kick-boxing Huỳnh Thị Kim Vàng

 - Trong không khí ấm áp của những ngày đầu Xuân Ất Tỵ, nhằm kịp thời động viên, khích lệ vận động viên thể thao thành tích cao, ngày 31/1 (nhằm mùng 3 Tết), Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm đã đến thăm, chúc Tết vận động viên Huỳnh Thị Kim Vàng (đội tuyển Kick-boxing quốc gia), đã có thành tích xuất sắc trong thi đấu các giải quốc tế. ...

Khởi sắc văn hóa – nghệ thuật An Giang

 - Năm qua, văn nghệ sĩ An Giang có nhiều hoạt động phong phú, đặc biệt là trong việc phát triển các hoạt động văn hóa - nghệ thuật góp phần làm đẹp đời sống tinh thần Nhân dân và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. ...

Nâng tầm sản phẩm OCOP

 - Đến nay, toàn tỉnh đã đánh giá và phân hạng 165 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó có 2 sản phẩm 5 sao, 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 14 sản phẩm 4 sao và 146 sản phẩm 3 sao. Các sản phẩm đến từ 115 chủ thể kinh tế, với 10 hợp tác xã, 2 tổ hợp tác, 26 doanh nghiệp và 77 cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh. Trong đó có 144...

Nét đẹp làng nghề truyền thống

 - An Giang - vùng đất nổi tiếng với thiên nhiên tươi đẹp và là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo. Một trong những nét đẹp đặc trưng của vùng đất này là những làng nghề truyền thống, từ những làng dệt thổ cẩm rực rỡ sắc màu đến món quà ngọt ngào từ thiên nhiên của nghề nấu đường thốt nốt. Mỗi làng nghề mang một vẻ đẹp riêng, góp phần tạo nên...

Thanh niên khởi nghiệp với nông nghiệp xanh

 - Nhận thức được tầm quan trọng về nhu cầu thực phẩm sạch của người tiêu dùng, nhiều thanh niên trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn khởi nghiệp với các mô hình nông nghiệp xanh, an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường. Với tư duy tiến bộ, điều kiện tiếp cận khoa học- kỹ thuật, công nghệ hiện đại, các mô hình khởi nghiệp bước đầu mang lại kết quả khả quan. ...

OCOP An Giang: Từ quê ra “biển lớn”

 - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã và đang mang đến những thành tựu đáng kể cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang. Tuy nhiên, để sản phẩm OCOP An Giang thật sự vươn xa đến những thị trường trong và ngoài nước, cần có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả, nhất là công tác xúc tiến, quảng bá, liên kết tiêu thụ sản phẩm. ...

Về huyện nông thôn mới nâng cao Thoại Sơn

 - Thoại Sơn là huyện đầu tiên của tỉnh An Giang đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong năm 2018, vượt lộ trình kế hoạch 1 năm. Đến nay, Thoại Sơn tiếp tục trở thành huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh. Khoác lên mình chiếc áo “Nông thôn mới nâng cao”, huyện Thoại Sơn đang trở thành một miền quê đáng sống qua từng ngày. ...

Để tiềm năng, thế mạnh thành lợi thế

 - Là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh, ẩm thực đa dạng, văn hóa phong phú, An Giang được xem là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Để phát triển “ngành công nghiệp không khói” trở thành ngành động lực cho phát triển kinh tế, tỉnh An Giang nỗ lực nghiên cứu xây dựng, đa dạng các sản phẩm du lịch, phát triển các loại hình du lịch đặc trưng phù hợp với...

Sức hút của ẩm thực trong du lịch

 - Văn hóa ẩm thực được xem là yếu tố không thể tách rời của du lịch. Ngày nay, ẩm thực được nâng tầm lên thành một nghệ thuật. Giá trị văn hóa ẩm thực được thể hiện trong cách chế biến hay cách ăn uống theo đúng kiểu của người dân địa phương. Nắm bắt lợi thế của ẩm thực trong quảng bá văn hóa, kích cầu du lịch, thu hút du khách, những năm gần đây, nhiều địa...

Chiêm ngưỡng những cây di sản

 - 3 cây cổ thụ ở xã Vĩnh Thành và An Hòa là những cây cổ thụ đầu tiên trên địa bàn huyện Châu Thành được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam vào năm 2024. Những cây di sản đã tồn tại hàng trăm năm là minh chứng lịch sử, được ví như báu vật của người dân nơi đây… ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất