Powered by Techcity

An Giang bình dị

Cảnh vật, con người An Giang mùa lúa chín, mùa nước nổi dịp cuối năm mang vẻ đẹp bình dị rất riêng.

Huỳnh Văn Thái (25 tuổi), sống tại TP Long Xuyên, ngoài làm dịch vụ chụp ảnh cưới, còn thường thực hiện các chuyến đi khám phá và chụp phong cảnh quê hương An Giang. Hiện Thái cũng là quản trị của nhóm “Lang thang An Giang” với gần 400.000 thành viên.

Bức ảnh trên Thái và đồng nghiệp chụp trên chợ nổi Long Xuyên. Chợ hoạt động nhộn nhịp từ sáng sớm, bán đủ các loại hàng hóa, thực phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Một chuyến đi trải nghiệm bằng thuyền trên chợ nổi khoảng 200.000 đồng một thuyền 7-10 người.

Nhìn từ trên cao, những ô ruộng xanh xen lẫn chín vàng trên cánh đồng Tà Pạ, thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn như một bức họa đồng quê. Thái cho biết hai tuần nữa là lúa chín rộ, thu hút du khách và các nhiếp ảnh gia đến tác nghiệp.

Cây thốt nốt cô đơn điểm xuyết giữa ruộng lúa chín vàng xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn.

Thu hoạch nấm rơm ở xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới. Mô hình trồng nấm rơm tại đây được ưa chuộng, tận dụng nguồn rơm sau khi thu hoạch. Lúc cao điểm nấm rộ, có hơn 20 người tập trung hái nấm, vì nấm nhanh nở, thành nấm “dù” không bán được.

Trên những cánh đồng xả lũ, nước tràn đồng mang theo rất nhiều nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Trên ảnh là kéo vó tại thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, một trong những đề tài thú vị cho các nhiếp ảnh gia mỗi mùa nước nổi (tháng 9 đến hết tháng 11). Người dân không chỉ mưu sinh, cải thiện kinh tế từ tôm, cá, tép mà còn tăng thu nhập nhờ làm mẫu kéo vó.

Đi dọc miền quê An Giang không khó để bắt gặp những hàng cây thốt nốt vươn mình. Thốt nốt được trồng nhiều ở các huyện biên giới Tri Tôn, Tịnh Biên. Những người hay chụp ảnh sẽ biết đến “hàng thốt nốt huyền thoại” phía sau ngôi chùa Khmer Sđach Toth (Sà-Đách-Tót) thuộc xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên. Chụp hàng cây thốt và khung cảnh xung quanh vào mùa nào cũng đẹp, tuy nhiên vào mùa nước nổi có lẽ đẹp nhất khi hàng cây soi bóng trên mặt nước.

Hai cha con anh Thanh chăn vịt chạy đồng cuối mùa lũ gần cây thốt nốt ở thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên. “Chúng tôi phết lên lông vịt màu hồng để làm dấu, sao cho khác biệt với màu của các đàn vịt còn lại vùng, nếu bị nhầm đàn cũng dễ nhận ra vịt nhà mình. Đàn vịt màu hồng làm cánh đồng trở thành bức tranh sinh động, nhiều màu sắc”, anh Thanh nói.

Mùa hoa súng trắng. Đây là một loại súng ma, chỉ ra hoa vào mùa nước nổi thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên.

Giăng lưới ngày lập đông bên bờ cỏ lau trắng thuộc ngoại ô TP Long Xuyên.

Cảnh len trâu mùa lũ ở thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên. Cảnh chăn thả đàn trâu giữa cánh đồng ngập nước của người miền Tây ngày nay không còn nhiều, trở thành hình ảnh đời thường gây thương nhớ.

Kéo lưới vây ở phường Mỹ Phước, TP Long Xuyên.

Bà tư Này và bà năm Y đan rổ, một nghề truyền thống ở xã Mỹ An, huyện Chợ Mới.

“An Giang, vùng đất với nhiều bức tranh làng quê bình dị và người dân mến khách, giúp du khách có thể lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyến hành trình miền Tây”, Thái chia sẻ.

Huỳnh Phương
Ảnh: Huỳnh Văn Thái

nguồn

Cùng chủ đề

Rộn ràng công trường cao tốc trục ngang miền Tây dịp Quốc khánh

Ầm vang tiếng máy Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh An Giang (chủ đầu tư) cho biết, kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay kéo dài bốn ngày, các nhà thầu phụ trách thi công cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, đoạn qua địa bàn tỉnh vẫn tổ chức làm xuyên lễ. 100% công nhân làm việc xuyên lễ 2/9 trên công trường cao tốc...

Đua bò Bảy Núi – Vietnam.vn

Hội đua bò Bảy Núi là nét đặc trưng riêng biệt của tỉnh An Giang, là một dạng thức lễ hội nông nghiệp độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ ở vùng này. Ngày hội thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống đậm chất nhân văn của đồng bào Khmer vùng núi huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên.   Vietnam.vn giới thiệu đến quý vị tác phẩm video Đua bò Bảy Núi” của tác giả Lê...

Ghé thăm mùa nước nổi Châu Đốc

Đến hẹn lại lên, từ khoảng tháng 8 đến tháng 11, con nước lớn đổ về miền Tây mang theo tôm cá, phù sa… cho cả một vùng rộng lớn được cư dân địa phương mong chờ và gọi bằng cái tên mộc mạc, thân thương: “Mùa nước nổi”.    Châu Đốc – An Giang chính là điểm đến mang nhiều đặc trưng của mùa nước nổi mà bất kì du khách nào cũng cảm thấy thích thú bởi những đổi...

Thưởng thức hàng trăm món ngon tại Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ – An Giang

Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - An Giang với 400 gian hàng trưng bày hàng trăm loại bánh cùng nhiều chương trình hấp dẫn. Với Chủ đề “Hương sắc An Giang”, tối 3.8, tại TP Long Xuyên, diễn ra Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - An Giang năm 2024. Sự kiện do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang phối hợp với UBND TP Long Xuyên tổ chức. Với quy mô gần 400 gian hàng trưng bày, ngày hội...

Những thông tin cần biết về bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2024

(Cổng TTĐT tỉnh AG)- Tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), học sinh, sinh viên (HSSV) không chỉ được Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng; thủ tục đăng ký đơn giản, tiện lợi mà còn được hưởng nhiều quyền lợi thiết thực khi bị ốm đau, tai nạn… giúp các em có cơ hội được điều trị bệnh và tiếp tục quay trở lại học tập. Để các bậc phụ huynh và các em HSSV hiểu rõ hơn...

Cùng tác giả

Thưởng thức hàng trăm món ngon tại Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ – An Giang

Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - An Giang với 400 gian hàng trưng bày hàng trăm loại bánh cùng nhiều chương trình hấp dẫn. Với Chủ đề “Hương sắc An Giang”, tối 3.8, tại TP Long Xuyên, diễn ra Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - An Giang năm 2024. Sự kiện do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang phối hợp với UBND TP Long Xuyên tổ chức. Với quy mô gần 400 gian hàng trưng bày, ngày hội...

Loại côn trùng bé tí, đắt hơn thịt, cá thành đặc sản ở An Giang

Dế cơm chiên mắm nhĩ là món ăn đặc sản của vùng Tri Tôn, An Giang, được nhiều thực khách địa phương và du khách phương xa thích thú thưởng thức. Từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch hàng năm là thời điểm bà con Khmer ở An Giang vào mùa săn dế cơm. Trước đây, dế cơm là món dân dã, bà con bắt được thì đem về rang lên làm món đổi bữa. Nhưng hiện nay, dế chiên...

Món đặc sản ở An Giang, khách thấy tên tưởng viết sai chính tả

Vùng Tri Tôn, An Giang có món đặc sản bò xào kiến vàng với lá chha ca dao. Món ăn này thu hút nhiều thực khách tới Tri Tôn để thưởng thức. Kiến là loại côn trùng "tí hon" được sử dụng để làm thành đặc sản ở nhiều tỉnh, thành Việt Nam. Nếu ở Mai Châu (Hòa Bình) nổi tiếng với nộm kiến chua, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có thịt bò kiến đốt, vùng đất Gia Lai có muối...

2 ngày vi vu An Giang “ăn sập” Tri Tôn chỉ với 2 triệu đồng

Từ TPHCM, chúng tôi có chuyến du lịch 2 ngày đến Tri Tôn, An Giang để khám phá cảnh đẹp, ẩm thực phong phú... Cảnh đẹp tại Tri Tôn, An Giang. Ảnh: NVCC. "Con đường tơ lụa" ở Tri Tôn Từ TPHCM, chúng tôi lựa chọn xe khách để tới Tri Tôn với mức giá 200.000 đồng/khách, mất 6 tiếng để di chuyển. Chùa Tà Pạ. Ảnh: DiPy. Tảng đá đầu voi ở núi Cô Tô. Ảnh: DiPy. Một lợi thế của bản đồ du lịch ở Tri Tôn là...

An Giang cần phát huy tiềm năng hiệu quả hơn nữa

Chủ tịch nước mong muốn, với những tiềm năng về đất và người, An Giang sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của vùng ĐBSCL và cả nước. Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh ĐBSCL, ngày 6.7, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang. Góp phần vào sự phát triển chung của ĐBSCL và cả nước Báo cáo...

Cùng chuyên mục

Thưởng thức hàng trăm món ngon tại Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ – An Giang

Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - An Giang với 400 gian hàng trưng bày hàng trăm loại bánh cùng nhiều chương trình hấp dẫn. Với Chủ đề “Hương sắc An Giang”, tối 3.8, tại TP Long Xuyên, diễn ra Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - An Giang năm 2024. Sự kiện do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang phối hợp với UBND TP Long Xuyên tổ chức. Với quy mô gần 400 gian hàng trưng bày, ngày hội...

Loại côn trùng bé tí, đắt hơn thịt, cá thành đặc sản ở An Giang

Dế cơm chiên mắm nhĩ là món ăn đặc sản của vùng Tri Tôn, An Giang, được nhiều thực khách địa phương và du khách phương xa thích thú thưởng thức. Từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch hàng năm là thời điểm bà con Khmer ở An Giang vào mùa săn dế cơm. Trước đây, dế cơm là món dân dã, bà con bắt được thì đem về rang lên làm món đổi bữa. Nhưng hiện nay, dế chiên...

Món đặc sản ở An Giang, khách thấy tên tưởng viết sai chính tả

Vùng Tri Tôn, An Giang có món đặc sản bò xào kiến vàng với lá chha ca dao. Món ăn này thu hút nhiều thực khách tới Tri Tôn để thưởng thức. Kiến là loại côn trùng "tí hon" được sử dụng để làm thành đặc sản ở nhiều tỉnh, thành Việt Nam. Nếu ở Mai Châu (Hòa Bình) nổi tiếng với nộm kiến chua, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có thịt bò kiến đốt, vùng đất Gia Lai có muối...

2 ngày vi vu An Giang “ăn sập” Tri Tôn chỉ với 2 triệu đồng

Từ TPHCM, chúng tôi có chuyến du lịch 2 ngày đến Tri Tôn, An Giang để khám phá cảnh đẹp, ẩm thực phong phú... Cảnh đẹp tại Tri Tôn, An Giang. Ảnh: NVCC. "Con đường tơ lụa" ở Tri Tôn Từ TPHCM, chúng tôi lựa chọn xe khách để tới Tri Tôn với mức giá 200.000 đồng/khách, mất 6 tiếng để di chuyển. Chùa Tà Pạ. Ảnh: DiPy. Tảng đá đầu voi ở núi Cô Tô. Ảnh: DiPy. Một lợi thế của bản đồ du lịch ở Tri Tôn là...

An Giang cần phát huy tiềm năng hiệu quả hơn nữa

Chủ tịch nước mong muốn, với những tiềm năng về đất và người, An Giang sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của vùng ĐBSCL và cả nước. Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh ĐBSCL, ngày 6.7, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang. Góp phần vào sự phát triển chung của ĐBSCL và cả nước Báo cáo...

Nông dân thị trấn Đa Phước thi đua sản xuất – kinh doanh giỏi

Thực hiện phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi, Hội Nông dân thị trấn Đa Phước (huyện An Phú) đã tích cực chỉ đạo cán bộ, hội viên đẩy mạnh thực hiện phong trào, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong lao động sản xuất. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống hội viên, nông dân. Nhiều điển hình nông dân giỏi Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Đa Phước...

Đưa An Giang tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Chiều 6-7, tiếp tục chuyến công tác tại ĐBSCL, tại TP Long Xuyên, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp mặt với lãnh đạo chủ chốt tỉnh An Giang. Báo cáo Chủ tịch nước, Bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Quang cho biết dù còn nhiều khó khăn song những năm qua An Giang đã vươn lên khá toàn diện, 15/16 chỉ tiêu đạt và vượt tiến độ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra. GDP...

6 món ăn tôn vinh ẩm thực An Giang

Đến vùng Bảy Núi dịp Tết cổ truyền của người Khmer, du khách tham gia lễ hội không nên bỏ qua các món ăn đậm bản sắc Khmer chế biến từ bò. Tết cổ truyền của người Khmer năm nay diễn ra từ 13 đến 16/4, du khách về An Giang có thể ghé các quán ăn để thưởng thức ẩm thực địa phương. Bò bảy món Bò lụi cuốn mỡ chài. Ảnh: Minh Đức Bò bảy món, hiểu cơ bản là thịt bò...

Cẩm nang du lịch rừng tràm Trà Sư

Trà Sư là rừng tràm và khu du lịch sinh thái được hình thành năm 1983, rộng gần 850 ha nằm ở xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên. Đây là rừng ngập nước tiêu biểu của vùng sông Hậu, có tác dụng quan trọng đối với môi trường nước và điều hòa khi hậu cho cả vùng Bảy Núi. Rừng còn là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật quý thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt...

Vẻ đẹp huyền bí, độc đáo ở rừng tràm Trà Sư, An Giang

Trà Sư là rừng tràm và khu du lịch sinh thái được hình thành năm 1983, rộng gần 850ha nằm ở xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên. Đây là rừng ngập nước tiêu biểu của vùng sông Hậu, có tác dụng quan trọng đối với môi trường nước và điều hòa khi hậu cho cả vùng Bảy Núi. Rừng còn là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật quý thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam...

Tin nổi bật

Tin mới nhất