Powered by Techcity

Độc đáo nền văn hóa Óc Eo

 – Văn hóa Óc Eo là một trong 3 nền văn hóa cổ ở Việt Nam, cùng với Đông Sơn, Sa Huỳnh. Những kết quả nghiên cứu của giới chuyên gia, khảo cổ học trong nước và quốc tế hé mở nhiều cứ liệu khoa học về nguồn gốc, nội dung, tính chất của nền văn hóa cổ Óc Eo.

Văn hóa Óc Eo là thuật ngữ khoa học để chỉ một nền văn hóa khảo cổ, hình thành và phát triển từ thế kỷ I đến thế kỷ VII, có thể kéo dài đến đầu thế kỷ thứ VIII ở vùng đồng bằng hạ lưu sông Mekong, thuộc vùng đất Nam Bộ của Việt Nam ngày nay. Đây là nền văn hóa vật chất của Vương quốc Phù Nam, một nhà nước sớm ở Đông Nam Á, có tầm ảnh hưởng rộng lớn ở khu vực và Châu Á từ những thế kỷ đầu Công nguyên. Nền văn hóa này có nguồn gốc bản địa, được hình thành trên nền tảng văn hóa Tiền Óc Eo. Năm 1944, cuộc khai quật khảo cổ đầu tiên của nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret được tổ chức ở phía Đông núi Ba Thê (huyện Thoại Sơn).

Địa điểm khai quật đầu tiên là ở gò Óc Eo, nơi mà sau này được ông lấy tên đề nghị đặt danh xưng cho một nền văn hóa cổ đại phân bố rộng khắp, đó là “Văn hóa Óc Eo”. Qua phát hiện và nghiên cứu, văn hóa Óc Eo đã xác lập được một không gian rộng lớn phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh An Giang, ĐBSCL và cả vùng đất Nam Bộ. Những kết quả nghiên cứu từ di tích, di vật của di tích Óc Eo là chuỗi giá trị cấu thành toàn bộ giá trị chung của nền văn hóa này, trong đó Khu vực di tích Óc Eo – Ba Thê (huyện Thoại Sơn) có quy mô và vị trí trọng yếu.

Du khách tham quan tìm hiểu nền văn hóa Óc Eo

Óc Eo là một gò nổi trên cánh đồng bằng phẳng của châu thổ, còn Ba Thê là một trong những ngọn núi lớn và cao. Không gian tự nhiên này được cư dân Óc Eo chọn để tạo nên một phức hệ văn hóa Óc Eo, mà ở đó sự liên kết giữa núi và châu thổ có thể xem là độc đáo nhất về không gian địa lý, không gian văn hóa của vùng Tây Nam Bộ. Thông qua các cuộc điều tra thám sát, khai quật cho thấy, di tích Óc Eo – Ba Thê có quy mô lớn và mật độ tập trung di chỉ, di tích, di vật có đặc trưng tiêu biểu lớn nhất so với các khu vực khác. Đồng thời, là khu di tích tiêu biểu có đầy đủ giai đoạn gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của văn hóa Óc Eo trong toàn bộ chuỗi di tích phát hiện trên vùng đất Nam Bộ…

Chính vì thế, ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1419/QĐ-TTg về việc xếp hạng Di tích khảo cổ kiến trúc nghệ thuật Óc Eo – Ba Thê (huyện Thoại Sơn) là Di tích quốc gia đặc biệt, nhằm tôn vinh những giá trị to lớn của một trong 3 nền văn hóa cổ ở Việt Nam. Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ giao Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện đề án “Nghiên cứu khu di tích khảo cổ học Óc Eo – Ba Thê, Nền Chùa (văn hóa Óc Eo Nam Bộ)”. Tháng 12/2016, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chính thức khởi động đề án với sự tham gia của Viện Nghiên cứu kinh thành, Viện Khảo cổ học và Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ.

Cổ vật của nền văn hóa Óc Eo

Từ năm 2017 – 2020, Viện Khảo cổ học và Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ tiến hành khai quật khảo cổ học khu di tích Óc Eo – Ba Thê với quy mô lớn, diện tích trên 16.000m2 tại 2 khu vực cánh đồng Óc Eo và sườn núi Ba Thê, gồm 8 địa điểm: Gò Giồng Cát, gò Giồng Trôm, gò Óc Eo, Lung Lớn (cánh đồng Óc Eo), gò Sáu Thuận, gò Út Trạnh, chùa Linh Sơn, Linh Sơn Bắc (núi Ba Thê). Theo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, kết quả khai quật phát hiện được nhiều vấn đề khoa học mới, minh chứng rõ ràng và thuyết phục hơn về đặc điểm, tính chất của đô thị cổ trên cánh đồng Óc Eo, vốn là nơi tụ cư ven kênh rạch với sinh kế nông nghiệp và thương nghiệp nổi trội, có mối giao lưu văn hóa, thương mại hàng hải rất phát triển, liên kết nhiều khu vực trên thế giới thời bấy giờ.

Trong đó, Ba Thê đóng vai trò là trung tâm tôn giáo lớn trong đô thị, còn Óc Eo là trung tâm đô thị hay thành phố ven biển, kết nối với biển Tây Nam thông qua Nền Chùa (tỉnh Kiên Giang) và các tuyến thủy lộ trong vùng. Đây là đô thị có vai trò rất quan trọng trong hệ thống thương mại quốc tế. Những phát hiện mới về đồ gốm nước ngoài tại di tích Nền Chùa, Lung Lớn và gò Giồng Cát, với những đồ gốm đến từ La Mã (thế kỷ II), Ấn Độ (thế kỷ I – VI), Trung Quốc (thế kỷ II – VII) và Tây Á (thế kỷ VIII) minh họa rõ ràng mối quan hệ xuyên đại dương, cung cấp cái nhìn xuyên suốt, bao quát hơn về mối quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa của đô thị Óc Eo trong lịch sử.

Chị Nguyễn Thị Quỳnh Anh (du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi đến tham quan di tích của văn hóa Óc Eo. Sau khi tìm hiểu thông tin, xem cổ vật và được thuyết minh thêm về di tích, tôi thấy rất hào hứng vì được biết thêm nhiều về nền văn hóa cổ rất độc đáo của Việt Nam”. Hiện nay, bên cạnh việc gìn giữ, bảo vệ, phát huy tốt giá trị của di tích, tỉnh đang tích cực triển khai hồ sơ trình UNESCO công nhận Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê là Di sản văn hóa thế giới.

TRỌNG TÍN



Nguồn: https://baoangiang.com.vn/an-giang-24-gio/thoi-su/doc-dao-nen-van-hoa-oc-eo-a415509.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng chỉ đạo đôn đốc tháo gỡ các dự án có khó khăn, tồn đọng kéo dài

Thủ tướng yêu cầu có giải pháp xử lý dứt điểm để triển khai ngay các dự án, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, không để lãng phí tài sản, tiền của nhà nước, doanh nghiệp, người dân, xã hội. ...

Cả nước đã hỗ trợ xóa thêm gần 1.800 căn nhà trong tuần qua

Tính đến 21/2, cả nước còn 6 địa phương chưa ban hành quy chế triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát gồm: Nam Định, Quảng Trị, Bình Thuận, Long An, Đồng Tháp, An Giang. ...

Công bố quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang

 - Chiều 22/2, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng đoàn kiểm tra 1914 đã chủ trì hội nghị công bố quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị năm 2025 đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang. ...

Trao 310 phần quà cho đồng bào dân tộc Chăm

 - Nhân Tháng Ramadan năm 2025, sáng 22/2, tại thánh đường Ehsan (thị trấn Đa Phước, huyện An Phú), Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh An Giang tổ chức trao quà cho đồng bào dân tộc thiểu số Chăm thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh. ...

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng yêu cầu đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công

 - Sáng 22/2, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì Hội nghị đôn đốc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. ...

Cùng tác giả

Thủ tướng chỉ đạo đôn đốc tháo gỡ các dự án có khó khăn, tồn đọng kéo dài

Thủ tướng yêu cầu có giải pháp xử lý dứt điểm để triển khai ngay các dự án, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, không để lãng phí tài sản, tiền của nhà nước, doanh nghiệp, người dân, xã hội. ...

Cả nước đã hỗ trợ xóa thêm gần 1.800 căn nhà trong tuần qua

Tính đến 21/2, cả nước còn 6 địa phương chưa ban hành quy chế triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát gồm: Nam Định, Quảng Trị, Bình Thuận, Long An, Đồng Tháp, An Giang. ...

Công bố quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang

 - Chiều 22/2, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng đoàn kiểm tra 1914 đã chủ trì hội nghị công bố quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị năm 2025 đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang. ...

Trao 310 phần quà cho đồng bào dân tộc Chăm

 - Nhân Tháng Ramadan năm 2025, sáng 22/2, tại thánh đường Ehsan (thị trấn Đa Phước, huyện An Phú), Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh An Giang tổ chức trao quà cho đồng bào dân tộc thiểu số Chăm thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh. ...

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng yêu cầu đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công

 - Sáng 22/2, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì Hội nghị đôn đốc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. ...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng chỉ đạo đôn đốc tháo gỡ các dự án có khó khăn, tồn đọng kéo dài

Thủ tướng yêu cầu có giải pháp xử lý dứt điểm để triển khai ngay các dự án, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, không để lãng phí tài sản, tiền của nhà nước, doanh nghiệp, người dân, xã hội. ...

Cả nước đã hỗ trợ xóa thêm gần 1.800 căn nhà trong tuần qua

Tính đến 21/2, cả nước còn 6 địa phương chưa ban hành quy chế triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát gồm: Nam Định, Quảng Trị, Bình Thuận, Long An, Đồng Tháp, An Giang. ...

Công bố quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang

 - Chiều 22/2, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng đoàn kiểm tra 1914 đã chủ trì hội nghị công bố quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị năm 2025 đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang. ...

Trao 310 phần quà cho đồng bào dân tộc Chăm

 - Nhân Tháng Ramadan năm 2025, sáng 22/2, tại thánh đường Ehsan (thị trấn Đa Phước, huyện An Phú), Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh An Giang tổ chức trao quà cho đồng bào dân tộc thiểu số Chăm thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh. ...

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng yêu cầu đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công

 - Sáng 22/2, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì Hội nghị đôn đốc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. ...

An Giang tổ chức Hội thi Thầy thuốc giỏi chuyên môn – vững bảo hiểm y tế

 - Ngày 21/2, Sở Y tế phối hợp Bảo hiểm Xã hội An Giang tổ chức Hội thi "Thầy thuốc giỏi chuyên môn - vững chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế". Đây là hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/2025) và kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (16/2/1995 - 16/2/2025). ...

Tìm giải pháp xúc tiến liên kết sản xuất, chế biên, tiêu thụ nông, thủy sản An Giang

 - Chiều 21/1, UBND tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị gặp gỡ, trao đổi và đề xuất giải pháp xúc tiến liên kết sản xuất, chế biến nông, thủy sản An Giang năm 2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Ngô Công Thức chủ trì hội nghị. ...

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng khảo sát hạ tầng và hoạt động của các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp...

 - Chiều 21/2, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng dẫn đầu đoàn công tác tỉnh khảo sát hạ tầng và hoạt động của các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Bình Hòa (huyện Châu Thành). Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước, lãnh đạo các sở ngành và UBND huyện Châu Thành cùng đi với đoàn. ...

Đại hội Đảng bộ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương

 - Trong 2 ngày (20 - 21/2), Đảng bộ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương (Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang) tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là đảng bộ cơ sở đầu tiên thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang tổ chức đại hội điểm để các chi bộ, đảng bộ cơ sở còn lại rút kinh nghiệm. ...

An Giang với cuộc chiến chống “giặc nội xâm”

 - Vấn đề tham nhũng, tiêu cực đã trở thành một trong những thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của đất nước nói chung, tỉnh An Giang nói riêng. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh thể hiện quyết tâm cao độ, đồng lòng, chung sức trong cuộc chiến đầy cam go này. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất