Powered by Techcity

Rằm Xuân

Mang ý nghĩa đêm rằm đầu tiên của năm, lan tỏa ánh sáng cho 12 tháng dài phía trước trong nhận thức của người Việt, rằm tháng Giêng là dịp để mọi người gửi gắm niềm tin, ước vọng, tái tạo năng lượng cho cuộc sống của mình.

Ngày của lòng thành

Dân gian có câu “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”, bởi đây là thời điểm trăng tròn đầy, trong sáng nhất trong năm theo quan niệm Phật giáo. Do đó, các chùa, nơi thờ tự thường đón rất đông khách thập phương đi lễ, cầu xin sự thiện lành, bình an. Như “truyền thống” của gia đình, năm nay bà Lâm Thị Tuyết (ngụ phường Vĩnh Mỹ, TP. Châu Đốc) cùng con cháu đi chùa dịp rằm tháng Giêng. Theo thói quen, bà cố gắng đi “10 kiểng chùa”, cầu an cho gia đình, với niềm tin vào một năm hanh thông, thuận lợi. Ở tuổi 75, bà không còn mong muốn nào hơn là nhìn thấy gia đạo an vui, con cháu làm ăn thuận lợi, vui vầy.

Đi chùa rằm tháng Giêng là truyền thống tốt đẹp của người Việt

“Mấy năm trước, tôi nhờ con cháu chở đi mấy ngôi chùa ở xa trong Nhà Bàng (TX. Tịnh Biên), vừa lễ Phật, vừa dạo chơi một thể. Năm nay, sức khỏe không được tốt, nên tôi đi mấy chùa gần nhà cho tiện. Lệ thường, tôi không đi nhiều chùa như vậy, nhưng đến dịp rằm tháng Giêng thì phải ráng, vì đây là rằm lớn nhất trong năm” – bà Tuyết chia sẻ.

Ngày Tết, ông Trần Văn Dũng (ngụ xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú) chủ yếu đi viếng họ hàng, đón tiếp khách và cúng bái tổ tiên. Đến rằm, gia đình ông mới đi chùa lễ Phật. Những ngày rằm khác trong năm, ông có thể “quên” việc ăn chay, nhưng rằm tháng Giêng nhất định phải nhớ.

Hoạt động đặc sắc

Không chỉ đến chùa, người Việt còn bày mâm lễ cúng trời, Phật, các vị thánh thần trong đêm rằm tháng Giêng. Mâm lễ với hương, hoa, trà, trái cây, được bày biện trang trọng, thể hiện sự thành kính đối với các đấng siêu nhiên, mong ước năm mới an vui, nhà nhà no ấm. Ngoài việc trang trí cờ phướn, chùa tổ chức nhiều hoạt động tín ngưỡng đặc sắc, mang giá trị nhân văn, như lễ cầu an, lễ cầu siêu.

Với các ngành, địa phương, dịp rằm tháng Giêng cũng là thời điểm tổ chức hoạt động ý nghĩa, tôn vinh truyền thống văn hóa của dân tộc, thu hút đông đảo người dân tham gia. Điển hình như, UBND xã An Hảo (TX. Tịnh Biên) phối hợp Phòng Kinh tế thị xã, Ban Quản lý Khu du lịch Núi Cấm tổ chức Lễ hội hoa đăng Thiên Cấm Sơn lần I/2025 tại hồ Thủy Liêm, vào tối 15/2 (nhằm ngày 18 tháng Giêng).

Những đóa hoa đăng mang ước vọng quốc thái dân an

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã An Hảo Nguyễn Hùng Cường thông tin: “Lễ hội hoa đăng Thiên Cấm Sơn nhằm tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, giới thiệu đến du khách về hình ảnh quê hương, con người, ẩm thực chay thiên nhiên của vùng đất Thất Sơn. Qua đó, tạo điểm nhấn trong tư duy tín ngưỡng của du khách khi đến với núi Cấm dịp rằm tháng Giêng. Đồng thời, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Lễ hội được tổ chức với nhiều hoạt động đặc sắc, gồm: Thưởng thức ẩm thực chay, tiết mục văn nghệ, nghi lễ cầu an – thả đèn hoa đăng… hứa hẹn mang đến giây phút thiêng liêng, đậm màu sắc văn hóa Phật giáo cho người dân, du khách gần xa thưởng thức”.

Việc mượn hình tượng hoa sen tinh khiết kết hợp với ngọn nến lung linh như ánh sáng trí tuệ của Đức Phật, những đóa hoa đăng mang ý nghĩa cầu nguyện cho quốc thái dân an, thế giới hòa bình an lạc, người dân có cuộc sống sung túc, ấm no. Đây là sự kiện mang tính chất đặc sắc trên núi Cấm, góp phần làm phong phú thêm đời sống tín ngưỡng của phật tử, người dân An Giang trong dịp rằm tháng Giêng năm nay.

Từ quan niệm trong tín ngưỡng của Phật giáo, rằm tháng Giêng thực sự trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của người Việt. Để rồi, dù đi bất cứ nơi đâu, người ta vẫn nhớ đến ngày rằm tháng Giêng như một dịp tìm về với sự an yên, tái tạo niềm tin yêu với cuộc đời, tạo động lực cho hành trình sắp tới.

MINH QUÂN



Nguồn: https://baoangiang.com.vn/van-hoa/ram-xuan-a414961.html

Cùng chủ đề

Cung ứng vốn thúc đẩy phát triển kinh tế

 - Năm 2025, ngành ngân hàng An Giang đặt mục tiêu tiếp tục cung ứng đầy đủ nguồn vốn tín dụng hợp lý cho nền kinh tế, hỗ trợ phát triển kinh tế và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN); phát huy vai trò tích cực trong thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. ...

An Giang triển khai kế hoạch cải cách hành chính năm 2025

 - UBND tỉnh An Giang vừa triển khai kế hoạch cải cách hành chính năm 2025 trên 6 lĩnh vực trọng tâm, gồm: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số. ...

Xét duyệt đề cương nhiệm vụ phát triển mô hình chợ quê gắn du lịch cộng đồng

 - Ngày 11/2, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị xét duyệt đề cương nhiệm vụ “Nghiên cứu phát triển mô hình chợ quê gắn liền với phát triển du lịch cộng đồng tỉnh An Giang”. ...

An Giang công bố môn thi thứ 3 trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

 - Chiều 11/2, Sở Giáo dục và Đào tạo công bố việc chọn môn thi thứ 3 trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2025 - 2026. ...

Bế mạc Hội nghị chuyên đề Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang (khóa XI)

 - Chiều 11/2, dưới sự chủ trì của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang, Hội nghị chuyên đề Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XI) đã hoàn thành nội dung chương trình và bế mạc. ...

Cùng tác giả

Cung ứng vốn thúc đẩy phát triển kinh tế

 - Năm 2025, ngành ngân hàng An Giang đặt mục tiêu tiếp tục cung ứng đầy đủ nguồn vốn tín dụng hợp lý cho nền kinh tế, hỗ trợ phát triển kinh tế và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN); phát huy vai trò tích cực trong thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. ...

An Giang triển khai kế hoạch cải cách hành chính năm 2025

 - UBND tỉnh An Giang vừa triển khai kế hoạch cải cách hành chính năm 2025 trên 6 lĩnh vực trọng tâm, gồm: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số. ...

Xét duyệt đề cương nhiệm vụ phát triển mô hình chợ quê gắn du lịch cộng đồng

 - Ngày 11/2, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị xét duyệt đề cương nhiệm vụ “Nghiên cứu phát triển mô hình chợ quê gắn liền với phát triển du lịch cộng đồng tỉnh An Giang”. ...

An Giang công bố môn thi thứ 3 trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

 - Chiều 11/2, Sở Giáo dục và Đào tạo công bố việc chọn môn thi thứ 3 trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2025 - 2026. ...

Bế mạc Hội nghị chuyên đề Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang (khóa XI)

 - Chiều 11/2, dưới sự chủ trì của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang, Hội nghị chuyên đề Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XI) đã hoàn thành nội dung chương trình và bế mạc. ...

Cùng chuyên mục

Gìn giữ và phát huy nét đẹp của lễ hội truyền thống

Với khoảng 8.000 lễ hội được tổ chức trải dài khắp đất nước, lễ hội không chỉ là dịp để tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân, mà còn thể hiện tinh thần gắn kết cộng đồng, giữ gìn bản sắc dân tộc. ...

Nhà văn viết báo Xuân

 - Báo Xuân, từ lâu trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong dịp Tết của người Việt. Và những cây bút tài hoa, nhà văn, nhà thơ là những người góp phần tạo nên hương vị đặc biệt cho các tờ báo Xuân thêm nhiều dư vị và cảm xúc. ...

Đường thốt nốt – Giá trị từ di sản

 - Sự kiện nghề nấu đường thốt nốt của người Khmer tại An Giang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã đánh dấu bước chuyển mình của loại đặc sản này. Trong tương lai gần, cần có những biện pháp cụ thể để bảo tồn nghề truyền thống, để vị ngọt thơm đặc trưng của vùng Bảy Núi tiếp tục nối dài qua nhiều thế...

Những tượng Phật không lồ ở An Giang

 - An Giang là vùng đất tâm linh, nơi có nhiều công trình kiến trúc Phật giáo uy nghi, ấn tượng. Cùng với đó là những tượng Phật, bồ tát khổng lồ, cao đến vài chục mét, không những trở thành điểm nhấn cho nơi thờ tự, mà còn thu hút du khách gần xa. ...

Kiến trúc đình, chùa, thánh đường của các dân tộc ở An Giang

 - Trải qua bao thăng trầm của thời gian, những ngôi đình, chùa cổ của 4 dân tộc Kinh, Chăm, Khmer và Hoa trên địa bàn tỉnh không chỉ mang giá trị về mặt kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật dân tộc cổ truyền độc đáo, mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, gắn kết cộng đồng của bao thế hệ người con An Giang. ...

Người “ thổi hồn” vào đá Thất Sơn

 - Tranh đá Bảy Núi là dòng tranh sử dụng nguyên liệu từ đá granite ở vùng Bảy Núi An Giang. Người chế tác ra loại hình tranh đá độc đáo này là ông Nguyễn Hoàng Nam (sinh năm 1967, ngụ thị trấn Cái Dầu, Châu Phú). ...

Khai mạc Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bên cạnh những hình ảnh quen thuộc của Tết cổ truyền Việt Nam như phố ông đồ, vườn mai, đường mai, Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ tại TP Hồ Chí Minh có nhiều đổi mới trong thiết kế cảnh trí và không gian. ...

Công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024). ...

Công nhận 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024). ...

Nhớ hương hoa sữa

 - Những cơn gió heo may se lạnh đầu mùa thổi về, mang theo hương cốm xanh và những chiếc lá vàng rơi xào xạc, Hà Nội lại khoác lên mình một tấm áo mới, dịu dàng và lãng mạn. Và đâu đó trong không gian ấy, hương thơm ngọt ngào, nồng nàn ngập tràn trên phố mùi hoa sữa lan tỏa. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất