Powered by Techcity

An Giang nỗ lực trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu

 – Năm 2024, An Giang tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh tại địa phương, trong đó có công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Sâu sát tình hình

Để công tác này đạt hiệu quả cao, năm qua Ban Chỉ đạo 389 tỉnh và các ngành thành viên, cùng các cấp chính quyền; Ban Chỉ đạo 389 huyện, thị xã, thành phố đã quyết liệt trong chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các mặt công tác, nhằm nắm sát tình hình, triển khai đồng bộ, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh; kiểm soát chặt chẽ, giữ ổn định thị trường nội địa; tăng cường đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Quan tâm, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý biên giới, xuất, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh; đồng thời thực hiện tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, lực lượng chức năng tại khu vực cửa khẩu, nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo 138 – 389 tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy cùng đoàn công tác kiểm tra kết quả công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với Ban Chỉ đạo 138 và 389 TP. Châu Đốc. Ảnh: T.T

Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Văn bản 223/UBND-KTN, ngày 29/02/2024 cụ thể hóa chủ trương của cấp thẩm quyền bằng các chương trình, kế hoạch, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thông qua quy chế liên ngành, nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh. Theo đó, lực lượng chức năng tham gia đấu tranh, phòng, chống buôn lậu đã triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ nhằm kiểm soát thị trường, đẩy mạnh công tác ngăn chặn, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là các mặt hàng ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường nội địa.

“Người dân địa phương ở đây rất mừng bởi buôn lậu đã được hạn chế đến mức thấp nhất. Tình trạng xe chở thuốc lá chạy “bạt mạng” ở trên đường không còn nữa, cuộc sống của người dân nơi đây rất bình yên…” – ông Trần Văn Tuấn (phường Vĩnh Nguơn, TP. Châu Đốc) chia sẻ.

Kết quả thiết thực

Ban Chỉ đạo 389 tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố luôn chủ động, quan tâm, sâu sát trong lãnh, chỉ đạo điều hành công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ tuyến biên giới vào nội địa, kết quả trong năm đạt được có nhiều điểm sáng, như:

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng làm việc với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh. Ảnh: G.K

Tính đến hết tháng 11/2024, lực lượng chức năng đã kiểm tra, phát hiện, bắt giữ 1.304 vụ mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, giảm 455 vụ (1.304/1.759 vụ), tỷ lệ giảm 25,9% so cùng kỳ năm 2023. Số vụ việc trên liên quan 1.466 đối tượng, tổng trị giá hàng hóa khoảng 61,3 tỷ đồng, giảm 103,7 tỷ đồng (61,3/165 tỷ đồng), tỷ lệ giảm 62,9% so cùng kỳ năm 2023. Tang vật thu được, gồm: 840.730 USD; 1,5 tỷ đồng; 185.936 bao thuốc lá điếu ngoại các loại; 139kg pháo; 375kg thuốc tân dược các loại; 1,5kg vàng các loại, xe máy 45 chiếc, phụ tùng xe máy 4.394 chiếc và một số hàng hóa khác.

 “Liên ngành Ban Chỉ đạo 138 và 389 tỉnh luôn xác định, công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ quan trọng, khó khăn, thường xuyên, lâu dài, cần phải huy động cả hệ thống chính trị và Nhân dân cùng tham gia. UBND tỉnh, Thường trực Ban Chỉ đạo 138 và 389 tỉnh luôn quan tâm, chỉ đạo, đôn đốc các ngành chức năng, địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Tỉnh ủy về công tác này. Tuyệt đối không để phát sinh “điểm nóng” trên địa bàn…” – đại tá Lâm Phước Nguyên, Giám đốc Công an tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 138 tỉnh chia sẻ.

Giám đốc Công an tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 138 tỉnh An Giang Lâm Phước Nguyên cùng đoàn công tác làm việc với Ban Chỉ đạo 138 và 389 TP. Long Xuyên. Ảnh: N.H

Thời gian tới, để công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn chuyển biến tích cực hơn nữa, đồng thời đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh yêu cầu các lực lượng chức năng trên toàn tỉnh: “Tập trung đấu tranh mạnh các đường dây, băng, nhóm, tội phạm buôn lậu hoạt động chuyên nghiệp, đặc biệt đối với một số mặt hàng “luôn nóng”, như: Thuốc lá điếu, đường cát, vàng, ngoại tệ, pháo nổ, lương thực, thực phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… cùng một số mặt hàng gia dụng, điện tử khác”- đại tá Bùi Tấn Ân, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh chia sẻ.

Bên cạnh việc xác lập các chuyên án đấu tranh, cả hệ thống chính trị, nòng cốt là Ban Chỉ đạo 389 các cấp luôn quan tâm, chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, ý thức của cán bộ, công chức, lực lượng chức năng đến toàn thể Nhân dân; kiên quyết nói “không” với việc sử dụng hàng lậu, tiếp tay, giúp sức cho hành vi, đối tượng vi phạm pháp luật. Quan tâm việc cải thiện đời sống của Nhân dân, tập trung giải quyết việc làm, tạo sinh kế cho người dân khu vực vùng biên một cách bền vững, từ đó góp phần nâng cao ý thức, thực hiện nghiêm quy định của pháp luật; chung tay cùng các lực lượng chức năng thực thi ngày một hiệu quả công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Ghi nhận những đóng góp của An Giang trong năm qua, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đã tặng nhiều bằng khen (3 tập thể và 6 cá nhân) và giấy khen (25 tập thể và 42 cá nhân) cho các cá nhân, tổ chức kịp thời động viên, khích lệ các lực lượng chức năng tiếp tục đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong thời gian qua.

Đặc biệt là dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, tiếp tục diễn biến phức tạp, yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 tỉnh và các cấp chính quyền huyện, thị xã, thành phố tiếp tục nâng cao năng lực lãnh, chỉ đạo, quán triệt các nhiệm vụ trọng tâm đến đơn vị chức năng, tổ chức hiệu quả các lực lượng, nguồn lực, triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp, giải pháp trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Qua đó, góp phần giữ vững an ninh trật tự, ổn định xã hội, bảo đảm an ninh, an toàn Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và các sự kiện lớn của đất nước, của tỉnh trong thời gian tới.

“Tinh thần chỉ đạo trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu là “không có vùng cấm, trường hợp ngoại lệ”. Tiếp tục làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, công chức; tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm, có dấu hiệu “làm ngơ’’, “tiếp tay’’, “bảo kê’’ cho tội phạm buôn lậu, tăng cường vận động Nhân dân tiếp tục tham gia chống buôn lậu cùng lực lượng chức năng…”- Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh An Giang (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389 tỉnh) Nguyễn Thị Minh Thúy chia sẻ

 

MINH HIỂN



Nguồn: https://baoangiang.com.vn/an-giang-24-gio/thoi-su/an-giang-no-luc-trong-cong-tac-dau-tranh-phong-chong-buon-lau-a413945.html

Cùng chủ đề

Nhà văn viết báo Xuân

 - Báo Xuân, từ lâu trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong dịp Tết của người Việt. Và những cây bút tài hoa, nhà văn, nhà thơ là những người góp phần tạo nên hương vị đặc biệt cho các tờ báo Xuân thêm nhiều dư vị và cảm xúc. ...

Đường thốt nốt – Giá trị từ di sản

 - Sự kiện nghề nấu đường thốt nốt của người Khmer tại An Giang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã đánh dấu bước chuyển mình của loại đặc sản này. Trong tương lai gần, cần có những biện pháp cụ thể để bảo tồn nghề truyền thống, để vị ngọt thơm đặc trưng của vùng Bảy Núi tiếp tục nối dài qua nhiều thế...

Bí thư Huyện ủy Tri Tôn chúc mừng vận động viên Kick-boxing Huỳnh Thị Kim Vàng

 - Trong không khí ấm áp của những ngày đầu Xuân Ất Tỵ, nhằm kịp thời động viên, khích lệ vận động viên thể thao thành tích cao, ngày 31/1 (nhằm mùng 3 Tết), Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm đã đến thăm, chúc Tết vận động viên Huỳnh Thị Kim Vàng (đội tuyển Kick-boxing quốc gia), đã có thành tích xuất sắc trong thi đấu các giải quốc tế. ...

Khởi sắc văn hóa – nghệ thuật An Giang

 - Năm qua, văn nghệ sĩ An Giang có nhiều hoạt động phong phú, đặc biệt là trong việc phát triển các hoạt động văn hóa - nghệ thuật góp phần làm đẹp đời sống tinh thần Nhân dân và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. ...

Nâng tầm sản phẩm OCOP

 - Đến nay, toàn tỉnh đã đánh giá và phân hạng 165 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó có 2 sản phẩm 5 sao, 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 14 sản phẩm 4 sao và 146 sản phẩm 3 sao. Các sản phẩm đến từ 115 chủ thể kinh tế, với 10 hợp tác xã, 2 tổ hợp tác, 26 doanh nghiệp và 77 cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh. Trong đó có 144...

Cùng tác giả

Nhà văn viết báo Xuân

 - Báo Xuân, từ lâu trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong dịp Tết của người Việt. Và những cây bút tài hoa, nhà văn, nhà thơ là những người góp phần tạo nên hương vị đặc biệt cho các tờ báo Xuân thêm nhiều dư vị và cảm xúc. ...

Đường thốt nốt – Giá trị từ di sản

 - Sự kiện nghề nấu đường thốt nốt của người Khmer tại An Giang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã đánh dấu bước chuyển mình của loại đặc sản này. Trong tương lai gần, cần có những biện pháp cụ thể để bảo tồn nghề truyền thống, để vị ngọt thơm đặc trưng của vùng Bảy Núi tiếp tục nối dài qua nhiều thế...

Bí thư Huyện ủy Tri Tôn chúc mừng vận động viên Kick-boxing Huỳnh Thị Kim Vàng

 - Trong không khí ấm áp của những ngày đầu Xuân Ất Tỵ, nhằm kịp thời động viên, khích lệ vận động viên thể thao thành tích cao, ngày 31/1 (nhằm mùng 3 Tết), Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm đã đến thăm, chúc Tết vận động viên Huỳnh Thị Kim Vàng (đội tuyển Kick-boxing quốc gia), đã có thành tích xuất sắc trong thi đấu các giải quốc tế. ...

Khởi sắc văn hóa – nghệ thuật An Giang

 - Năm qua, văn nghệ sĩ An Giang có nhiều hoạt động phong phú, đặc biệt là trong việc phát triển các hoạt động văn hóa - nghệ thuật góp phần làm đẹp đời sống tinh thần Nhân dân và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. ...

Nâng tầm sản phẩm OCOP

 - Đến nay, toàn tỉnh đã đánh giá và phân hạng 165 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó có 2 sản phẩm 5 sao, 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 14 sản phẩm 4 sao và 146 sản phẩm 3 sao. Các sản phẩm đến từ 115 chủ thể kinh tế, với 10 hợp tác xã, 2 tổ hợp tác, 26 doanh nghiệp và 77 cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh. Trong đó có 144...

Cùng chuyên mục

Bí thư Huyện ủy Tri Tôn chúc mừng vận động viên Kick-boxing Huỳnh Thị Kim Vàng

 - Trong không khí ấm áp của những ngày đầu Xuân Ất Tỵ, nhằm kịp thời động viên, khích lệ vận động viên thể thao thành tích cao, ngày 31/1 (nhằm mùng 3 Tết), Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm đã đến thăm, chúc Tết vận động viên Huỳnh Thị Kim Vàng (đội tuyển Kick-boxing quốc gia), đã có thành tích xuất sắc trong thi đấu các giải quốc tế. ...

Khởi sắc văn hóa – nghệ thuật An Giang

 - Năm qua, văn nghệ sĩ An Giang có nhiều hoạt động phong phú, đặc biệt là trong việc phát triển các hoạt động văn hóa - nghệ thuật góp phần làm đẹp đời sống tinh thần Nhân dân và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. ...

Nâng tầm sản phẩm OCOP

 - Đến nay, toàn tỉnh đã đánh giá và phân hạng 165 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó có 2 sản phẩm 5 sao, 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 14 sản phẩm 4 sao và 146 sản phẩm 3 sao. Các sản phẩm đến từ 115 chủ thể kinh tế, với 10 hợp tác xã, 2 tổ hợp tác, 26 doanh nghiệp và 77 cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh. Trong đó có 144...

Nét đẹp làng nghề truyền thống

 - An Giang - vùng đất nổi tiếng với thiên nhiên tươi đẹp và là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo. Một trong những nét đẹp đặc trưng của vùng đất này là những làng nghề truyền thống, từ những làng dệt thổ cẩm rực rỡ sắc màu đến món quà ngọt ngào từ thiên nhiên của nghề nấu đường thốt nốt. Mỗi làng nghề mang một vẻ đẹp riêng, góp phần tạo nên...

Thanh niên khởi nghiệp với nông nghiệp xanh

 - Nhận thức được tầm quan trọng về nhu cầu thực phẩm sạch của người tiêu dùng, nhiều thanh niên trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn khởi nghiệp với các mô hình nông nghiệp xanh, an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường. Với tư duy tiến bộ, điều kiện tiếp cận khoa học- kỹ thuật, công nghệ hiện đại, các mô hình khởi nghiệp bước đầu mang lại kết quả khả quan. ...

OCOP An Giang: Từ quê ra “biển lớn”

 - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã và đang mang đến những thành tựu đáng kể cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang. Tuy nhiên, để sản phẩm OCOP An Giang thật sự vươn xa đến những thị trường trong và ngoài nước, cần có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả, nhất là công tác xúc tiến, quảng bá, liên kết tiêu thụ sản phẩm. ...

Về huyện nông thôn mới nâng cao Thoại Sơn

 - Thoại Sơn là huyện đầu tiên của tỉnh An Giang đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong năm 2018, vượt lộ trình kế hoạch 1 năm. Đến nay, Thoại Sơn tiếp tục trở thành huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh. Khoác lên mình chiếc áo “Nông thôn mới nâng cao”, huyện Thoại Sơn đang trở thành một miền quê đáng sống qua từng ngày. ...

Để tiềm năng, thế mạnh thành lợi thế

 - Là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh, ẩm thực đa dạng, văn hóa phong phú, An Giang được xem là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Để phát triển “ngành công nghiệp không khói” trở thành ngành động lực cho phát triển kinh tế, tỉnh An Giang nỗ lực nghiên cứu xây dựng, đa dạng các sản phẩm du lịch, phát triển các loại hình du lịch đặc trưng phù hợp với...

Sức hút của ẩm thực trong du lịch

 - Văn hóa ẩm thực được xem là yếu tố không thể tách rời của du lịch. Ngày nay, ẩm thực được nâng tầm lên thành một nghệ thuật. Giá trị văn hóa ẩm thực được thể hiện trong cách chế biến hay cách ăn uống theo đúng kiểu của người dân địa phương. Nắm bắt lợi thế của ẩm thực trong quảng bá văn hóa, kích cầu du lịch, thu hút du khách, những năm gần đây, nhiều địa...

Chiêm ngưỡng những cây di sản

 - 3 cây cổ thụ ở xã Vĩnh Thành và An Hòa là những cây cổ thụ đầu tiên trên địa bàn huyện Châu Thành được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam vào năm 2024. Những cây di sản đã tồn tại hàng trăm năm là minh chứng lịch sử, được ví như báu vật của người dân nơi đây… ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất