Powered by Techcity

Những tượng Phật không lồ ở An Giang

 – An Giang là vùng đất tâm linh, nơi có nhiều công trình kiến trúc Phật giáo uy nghi, ấn tượng. Cùng với đó là những tượng Phật, bồ tát khổng lồ, cao đến vài chục mét, không những trở thành điểm nhấn cho nơi thờ tự, mà còn thu hút du khách gần xa.

Tượng phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm là một trong những biểu tượng tâm linh nổi tiếng của An Giang

Nói đến tượng Phật khổng lồ, đầu tiên phải kể đến tượng Phật Di Lặc trên đỉnh Thiên Cấm Sơn (xã An Hảo, TX. Tịnh Biên). Tượng Phật uy nghiêm giữa chốn sơn lâm hùng vĩ, có chiều cao từ dưới chân đế đến đỉnh đầu gần 37m. Bức tượng đặc tả rõ nét nụ cười an nhiên, từ bi, hỉ xả và bụng to đặc trưng. Vào năm 2006, công trình nghệ thuật đồ sộ này được xác lập kỷ lục là tượng Phật ngồi lớn nhất Việt Nam.

Tại cù lao giêng (huyện Chợ Mới), chùa Phước Thành ngoài lối kiến trúc độc đáo, còn tạo ấn tượng với tượng Phật A Di Đà cao 39m, cùng 48 vị bồ tát thánh chúng, mỗi tượng cao 5m. Những pho tượng đã góp phần làm nên sự uy nghiêm của ngôi chùa, đồng thời trở thành điểm nhấn đối với du lịch địa phương. Chùa Phước Thành được ghi nhận đạt kỷ lục Việt Nam với quần thể tượng phật và bồ tát, thánh chúng lớn nhất.

Trong số những tượng Phật khổng lồ ở An Giang, cao nhất (tính từ chân tượng) là tượng Phật A Di Đà tại Phù Sơn tự (chùa Núi Nổi, xã Tân Thạnh, TX. Tân Châu) với chiều cao 42m và tượng Quán Thế âm Bồ tát cao 22m. Chùa Núi Nổi hiện là điểm du lịch nổi tiếng của vùng biên viễn Tân Châu.

Tượng phật 2 tại chùa Linh Ẩn (huyện An Phú)

Cùng “xếp hạng” những pho tượng khổng lồ ở An Giang, còn có tượng Phật 2 mặt cao 25m tại chùa Linh Ẩn (thị trấn Long Bình, huyện An Phú); tượng phật A Di Đà đứng trên tòa sen, cao 24m tại chùa Kim Tiên (phường An Phú, TX. Tịnh Biên). Ngoài ra, còn có tượng Quán Thế Âm bồ tát cao 36m tại khuôn viên chùa Long Định (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn)…

Nhiều chùa Nam tông Khmer cũng xây dựng những pho tượng khổng lồ đầy uy nghiêm

Đối với các chùa Nam tông Khmer, những bức tượng phật khổng lồ mang nét đặc trưng riêng. Đặc biệt, hầu hết các pho tượng đều do các sư sãi, ta à cha trong chùa thực hiện. Đơn cử như tượng Phật trong tư thế ngồi, cao 36m tại chùa Tưk Phos (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn); tượng Phật thiền định cao 27,7m (tính từ mặt đất) và tượng Phật đứng cao hơn 15m tại chùa Sereymeangkoisakor (xã Vĩnh Thành, huyện Châu Thành). Ngoài ra, chùa Kalpobruk (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn) cũng là ngôi chùa Khmer có tượng Phật lớn nổi bật trên màu xanh của núi rừng Ba Thê…

Những tượng Phật khổng lồ tại các chùa trên địa bàn tỉnh An Giang là công trình tôn giáo có ý nghĩa quan trọng với đời sống tâm linh của người dân. Đây không chỉ là những công trình đẹp mà còn biểu trưng cho những giá trị tốt lành ở khía cạnh đời sống tinh thần.

ĐỨC TOÀN



Nguồn: https://baoangiang.com.vn/van-hoa/tac-gia-tac-pham/nhung-tuong-phat-khong-lo-o-an-giang-a413980.html

Cùng chủ đề

Tập đoàn DOJI tổ chức Lễ hội Vàng – Xuân An Khang

Lễ hội Vàng 2025 với chủ đề Xuân An Khang được Tập đoàn DOJI tổ chức đồng bộ tại hơn 200 trung tâm trang sức trên cả nước từ ngày 5 - 7/2/2025 (tức ngày mùng 8 - mùng 10 Tết) với nhiều hoạt động trải nghiệm đặc sắc. Lễ Hội Vàng - Xuân An Khang được tổ chức đồng...

Triển khai kế hoạch giám sát chuyên đề nguồn nhân lực

 - Sáng 7/2, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trình Lam Sinh chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” trên địa bàn tỉnh. ...

Động lực mới tăng trưởng kinh tế An Giang

 - An Giang có thế mạnh về nông nghiệp, du lịch (DL); là cửa ngõ quan trọng kết nối vùng ĐBSCL với Vương quốc Campuchia. Mục tiêu phát triển đến năm 2030, tỉnh xác định, 3 lĩnh vực trọng tâm (kinh tế nông nghiệp, phát triển DL và kinh tế biên mậu); quyết tâm biến các tiềm năng, thế mạnh này thành động lực tăng trưởng mới cho kinh tế An Giang thời gian tới. ...

Khởi động sản xuất tháng Giêng

 - Vài năm trở lại đây, với đại bộ phận người lao động (NLĐ), tháng Giêng không còn là “tháng ăn chơi” như quan niệm xưa cũ. Ngay sau đợt nghỉ Tết, đông đảo lao động đã trở lại công ty, hối hả vào việc. Không khí sản xuất phấn khởi không chỉ bởi tình hình lao động được duy trì ổn định, mà doanh nghiệp (DN) đều có kế hoạch sản xuất - kinh doanh (SXKD) cao hơn, tăng...

Chủ động bảo vệ rừng

 - Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) bảo đảm quân số, chủ động thiết bị, phương tiện sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xảy ra. ...

Cùng tác giả

Tập đoàn DOJI tổ chức Lễ hội Vàng – Xuân An Khang

Lễ hội Vàng 2025 với chủ đề Xuân An Khang được Tập đoàn DOJI tổ chức đồng bộ tại hơn 200 trung tâm trang sức trên cả nước từ ngày 5 - 7/2/2025 (tức ngày mùng 8 - mùng 10 Tết) với nhiều hoạt động trải nghiệm đặc sắc. Lễ Hội Vàng - Xuân An Khang được tổ chức đồng...

Triển khai kế hoạch giám sát chuyên đề nguồn nhân lực

 - Sáng 7/2, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trình Lam Sinh chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” trên địa bàn tỉnh. ...

Động lực mới tăng trưởng kinh tế An Giang

 - An Giang có thế mạnh về nông nghiệp, du lịch (DL); là cửa ngõ quan trọng kết nối vùng ĐBSCL với Vương quốc Campuchia. Mục tiêu phát triển đến năm 2030, tỉnh xác định, 3 lĩnh vực trọng tâm (kinh tế nông nghiệp, phát triển DL và kinh tế biên mậu); quyết tâm biến các tiềm năng, thế mạnh này thành động lực tăng trưởng mới cho kinh tế An Giang thời gian tới. ...

Khởi động sản xuất tháng Giêng

 - Vài năm trở lại đây, với đại bộ phận người lao động (NLĐ), tháng Giêng không còn là “tháng ăn chơi” như quan niệm xưa cũ. Ngay sau đợt nghỉ Tết, đông đảo lao động đã trở lại công ty, hối hả vào việc. Không khí sản xuất phấn khởi không chỉ bởi tình hình lao động được duy trì ổn định, mà doanh nghiệp (DN) đều có kế hoạch sản xuất - kinh doanh (SXKD) cao hơn, tăng...

Chủ động bảo vệ rừng

 - Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) bảo đảm quân số, chủ động thiết bị, phương tiện sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xảy ra. ...

Cùng chuyên mục

Nhà văn viết báo Xuân

 - Báo Xuân, từ lâu trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong dịp Tết của người Việt. Và những cây bút tài hoa, nhà văn, nhà thơ là những người góp phần tạo nên hương vị đặc biệt cho các tờ báo Xuân thêm nhiều dư vị và cảm xúc. ...

Đường thốt nốt – Giá trị từ di sản

 - Sự kiện nghề nấu đường thốt nốt của người Khmer tại An Giang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã đánh dấu bước chuyển mình của loại đặc sản này. Trong tương lai gần, cần có những biện pháp cụ thể để bảo tồn nghề truyền thống, để vị ngọt thơm đặc trưng của vùng Bảy Núi tiếp tục nối dài qua nhiều thế...

Kiến trúc đình, chùa, thánh đường của các dân tộc ở An Giang

 - Trải qua bao thăng trầm của thời gian, những ngôi đình, chùa cổ của 4 dân tộc Kinh, Chăm, Khmer và Hoa trên địa bàn tỉnh không chỉ mang giá trị về mặt kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật dân tộc cổ truyền độc đáo, mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, gắn kết cộng đồng của bao thế hệ người con An Giang. ...

Người “ thổi hồn” vào đá Thất Sơn

 - Tranh đá Bảy Núi là dòng tranh sử dụng nguyên liệu từ đá granite ở vùng Bảy Núi An Giang. Người chế tác ra loại hình tranh đá độc đáo này là ông Nguyễn Hoàng Nam (sinh năm 1967, ngụ thị trấn Cái Dầu, Châu Phú). ...

Khai mạc Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bên cạnh những hình ảnh quen thuộc của Tết cổ truyền Việt Nam như phố ông đồ, vườn mai, đường mai, Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ tại TP Hồ Chí Minh có nhiều đổi mới trong thiết kế cảnh trí và không gian. ...

Công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024). ...

Công nhận 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024). ...

Nhớ hương hoa sữa

 - Những cơn gió heo may se lạnh đầu mùa thổi về, mang theo hương cốm xanh và những chiếc lá vàng rơi xào xạc, Hà Nội lại khoác lên mình một tấm áo mới, dịu dàng và lãng mạn. Và đâu đó trong không gian ấy, hương thơm ngọt ngào, nồng nàn ngập tràn trên phố mùi hoa sữa lan tỏa. ...

Để tiếng Trống Chha-dăm luôn âm vang trên từng Phum, sóc

Một sáng cuối tuần của bà con vùng đồng bào dân tộc Khmer xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn bỗng thêm vui tươi, phấn khởi bởi tiếng Trống Chha-dăm  từ ngôi chùa Snaydonkum đang âm vang khắp phum sóc. Trống Chha dăm là một phần không thể thiếu của văn hóa dân gian với ý nghĩa lịch sử và tâm linh đặc biệt đối với người Khmer An Giang, thời gian qua được sự quan tâm của UBND tỉnh, ...

Triển lãm ảnh chuyên đề “Lực lượng vũ trang tỉnh An Giang – Xây dựng, trưởng thành và phát triển”

Chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bảo tàng An Giang triển lãm ảnh chuyên đề “Lực lượng vũ trang tỉnh An Giang - Xây dựng, trưởng thành và phát triển”. Triển lãm diễn ra từ ngày 15/12/2024 đến hết ngày 31/12/2024, tại gian triển lãm ngoài trời Bảo tàng An Giang.          Với tinh thần yêu nước nồng nàn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất