Powered by Techcity

Kiến trúc đình, chùa, thánh đường của các dân tộc ở An Giang

 – Trải qua bao thăng trầm của thời gian, những ngôi đình, chùa cổ của 4 dân tộc Kinh, Chăm, Khmer và Hoa trên địa bàn tỉnh không chỉ mang giá trị về mặt kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật dân tộc cổ truyền độc đáo, mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, gắn kết cộng đồng của bao thế hệ người con An Giang.

Chùa Xà Tón

Đình Châu Phú

Đình Châu Phú  (TP. Châu Đốc) có kiến trúc theo chữ “Tam”, nóc cổ lầu, mái tam cấp, lợp ngói đại tiểu, nền lát gạch bông, tường gạch hồ vôi ô dước, cột gỗ căm xe, cà chắc. Bên trong đình có 4 hàng cột, mỗi hàng có 10 cây to có chu vi độ 2 vòng tay. Tất cả kèo cột đều có hoành phi, liễn đối vàng son rực rỡ. Về nghệ thuật, đình Châu Phú có các đường nét chạm trổ tinh vi, độc đáo từ khâu xây dựng đến trang trí nội thất mang sắc thái nhà Nguyễn đậm nét.

Trên nóc đình chạm khắc nổi bật nhiều tượng đẹp mang màu sắc dân gian, như: Bát tiên, lưỡng long tranh châu, lưỡng long chầu nguyệt, cá hóa long, chim, công, phụng, sư tử, chữ cổ. Nổi bật nhất là chạm khắc rồng thời Nguyễn. Các liễn đối tại đình mang nội dung ca ngợi công đức của Nguyễn Hữu Cảnh về mở mang vùng đất Nam Bộ.

Ngày 16/11/1988, đình Châu Phú được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Chùa Xà Tón

Tại thị trấn Tri Tôn (huyện Tri Tôn) náo nhiệt, chùa Xà Tón nằm bề thế, uy nghi. Giống như các chùa Khmer khác ở ĐBSCL, chùa Xà Tón có quy cách bố cục và kiến trúc thống nhất, như: Cổng chùa, tường rào, chính điện, các dãy nhà tăng, nhà thiêu, những tháp để cốt…

Chính điện chùa Xà Tón được xây theo hướng đông tây, mái chính có cấu trúc tam cấp, lợp ngói màu đỏ, xanh, vàng đặc sắc. Ở 4 góc nóc mái chính điện được trang trí hình tượng thần rắn Naga uốn cong. Chánh điện còn là nơi tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc, trang trí của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer với những bức bích họa được vẽ kín các mặt tường. Nội dung chủ yếu của những bức bích họa này là kể lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca.

Xung quanh ngôi chính điện là các tháp nhỏ, trên các đỉnh tháp nhỏ này được chạm hình thần Bayon 4 mặt. Phía trước chùa có hồ lớn, ngoài việc làm đẹp, hồ còn là nơi trữ nước sinh hoạt mùa khô. Chùa Xà Tón được xem như một biểu tượng văn hóa vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer với những đặc điểm kiến trúc hết sức độc đáo và đặc sắc trong kho tàng di sản kiến trúc chùa Khmer ở ĐBSCL.

Ngày 12/12/1986, chùa Xà Tón được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Thánh đường Hồi giáo Mubarak

An Giang có rất nhiều thánh đường của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm, trong đó tiêu biểu và nổi bật nhất là thánh đường Hồi giáo Mubarak (xã Châu Phong, TX. Tân Châu). Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo với đường nét riêng mang đậm tính tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm An Giang.

Thánh đường Hồi giáo Mubarak do kiến trúc sư người Ấn Độ Mohamet Amin vẽ, thiết kế dựa theo kiểu thánh đường Hồi giáo ở Ả Rập Xê Út. Cổng chính vào thánh đường hình vòng cung, phía trên nóc có một tháp lớn hai tầng, nóc tháp hình bầu dục, dưới chân tháp có hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao tượng trưng cho đạo Hồi.

Từ cửa chính của thánh đường trở ra hai bên, mỗi bên có hai vòm hình vòng cung nhọn đầu. Hai bên hông thánh đường có 12 vòm hình vòng cung bọc quanh hành lang. Nhìn từ xa thánh đường giống kiến trúc cổ ở Ấn Độ và Ba Tư. Trang trí bên trong thánh đường chỉ có biểu tượng trăng lưỡi liềm và ngôi sao. Hàng năm, có rất nhiều đoàn khách tham quan về đây nghiên cứu, chiêm ngưỡng công trình kiến trúc độc đáo.

Ngày 12/12/1986, thánh đường Hồi giáo Mubarak được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Bắc Đế Miếu

Bắc Đế Miếu (chùa Ông Bắc) ở TP. Long Xuyên được xây dựng cách nay hơn 150 năm, lúc đầu là một hội quán của nhóm người Hoa. Từ địa điểm hội họp, sinh hoạt, tương trợ lẫn nhau, dần dần trở thành ngôi chùa thiêng liêng của người Hoa. Bắc Đế Miếu lúc đầu được xây dựng đơn sơ, trải qua nhiều lần trùng tu đến năm 1891, Bắc Đế Miếu xây cất lại hoàn chỉnh và khang trang cho đến ngày nay.

Đường nét kiến trúc khá độc đáo, vừa mang đậm nét văn hóa người Hoa, vừa mang phong cách nghệ thuật nhà Nguyễn, thể hiện qua các hoa văn trang trí, mái ngói, dáng dấp tượng hình dân gian, như: Lưỡng long tranh châu, tứ linh, cá hóa long… Các bức phù điêu, hoành phi, liễn đối vàng son rực rỡ, với bao cảnh trời mây, chim muông, thần tiên rất sinh động và duyên dáng. Qua đường nét chạm khắc tạo hình ở cảnh phong thủy, các tủ bục bệ thờ, ở cột kèo, mái ngói, bao câu chuyện dân gian: Ngọc hư cung, bát tiên, thiên địa nhân…

Ngày 15/6/1987, Bắc Đế Miếu được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

TRỌNG TÍN



Nguồn: https://baoangiang.com.vn/van-hoa/tac-gia-tac-pham/kien-truc-dinh-chua-thanh-duong-cua-cac-dan-toc-o-an-giang-a413977.html

Cùng chủ đề

Quyết tâm chính trị trên công trường cao tốc

 - Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đang được triển khai, cơ bản hoàn thành toàn tuyến vào năm 2026 theo kế hoạch. Với quyết tâm chính trị cao nhất, thời gian qua, Trung ương, lãnh đạo tỉnh An Giang phối hợp chặt chẽ đẩy nhanh tiến độ, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn phát sinh. ...

Triển khai nhiệm vụ ngành văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch năm 2025

 - Chiều 25/2, UBND tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch năm 2024; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. ...

Công bố quyết định công tác cán bộ tại Đảng bộ huyện Châu Phú

 - Chiều 25/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ tại Đảng bộ huyện Châu Phú. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng tham dự buổi lễ. ...

Công bố quyết định về công tác cán bộ tại Đảng bộ TX. Tịnh Biên

 - Chiều 25/2, Ban Tổ chức Tỉnh ủy phối hợp Ban Thường vụ Thị ủy Tịnh Biên tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy An Giang Ngô Hồng Yến đến dự. ...

Liên đoàn Lao động tỉnh lấy ý kiến về sắp xếp, tổ chức bộ máy

 - Sáng 25/2, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị trao đổi, lấy ý kiến về sắp xếp, tổ chức bộ máy và chuyển giao các công đoàn cơ sở trực thuộc. ...

Cùng tác giả

Quyết tâm chính trị trên công trường cao tốc

 - Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đang được triển khai, cơ bản hoàn thành toàn tuyến vào năm 2026 theo kế hoạch. Với quyết tâm chính trị cao nhất, thời gian qua, Trung ương, lãnh đạo tỉnh An Giang phối hợp chặt chẽ đẩy nhanh tiến độ, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn phát sinh. ...

Triển khai nhiệm vụ ngành văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch năm 2025

 - Chiều 25/2, UBND tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch năm 2024; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. ...

Công bố quyết định công tác cán bộ tại Đảng bộ huyện Châu Phú

 - Chiều 25/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ tại Đảng bộ huyện Châu Phú. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng tham dự buổi lễ. ...

Công bố quyết định về công tác cán bộ tại Đảng bộ TX. Tịnh Biên

 - Chiều 25/2, Ban Tổ chức Tỉnh ủy phối hợp Ban Thường vụ Thị ủy Tịnh Biên tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy An Giang Ngô Hồng Yến đến dự. ...

Liên đoàn Lao động tỉnh lấy ý kiến về sắp xếp, tổ chức bộ máy

 - Sáng 25/2, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị trao đổi, lấy ý kiến về sắp xếp, tổ chức bộ máy và chuyển giao các công đoàn cơ sở trực thuộc. ...

Cùng chuyên mục

Giữ nét đẹp văn hóa trong lễ hội Xuân

Một mùa Xuân mới đã về mang theo lộc biếc trên cành, các loài hoa đua nhau bừng nở, khoe sắc xuân. Trong hơi thở mùa xuân ấy, người dân nô nức trẩy hội, gửi gắm ước vọng về một năm mới bình an, mọi việc hanh thông. ...

Rằm Xuân

Mang ý nghĩa đêm rằm đầu tiên của năm, lan tỏa ánh sáng cho 12 tháng dài phía trước trong nhận thức của người Việt, rằm tháng Giêng là dịp để mọi người gửi gắm niềm tin, ước vọng, tái tạo năng lượng cho cuộc sống của mình. ...

Gìn giữ và phát huy nét đẹp của lễ hội truyền thống

Với khoảng 8.000 lễ hội được tổ chức trải dài khắp đất nước, lễ hội không chỉ là dịp để tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân, mà còn thể hiện tinh thần gắn kết cộng đồng, giữ gìn bản sắc dân tộc. ...

Nhà văn viết báo Xuân

 - Báo Xuân, từ lâu trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong dịp Tết của người Việt. Và những cây bút tài hoa, nhà văn, nhà thơ là những người góp phần tạo nên hương vị đặc biệt cho các tờ báo Xuân thêm nhiều dư vị và cảm xúc. ...

Đường thốt nốt – Giá trị từ di sản

 - Sự kiện nghề nấu đường thốt nốt của người Khmer tại An Giang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã đánh dấu bước chuyển mình của loại đặc sản này. Trong tương lai gần, cần có những biện pháp cụ thể để bảo tồn nghề truyền thống, để vị ngọt thơm đặc trưng của vùng Bảy Núi tiếp tục nối dài qua nhiều thế...

Những tượng Phật không lồ ở An Giang

 - An Giang là vùng đất tâm linh, nơi có nhiều công trình kiến trúc Phật giáo uy nghi, ấn tượng. Cùng với đó là những tượng Phật, bồ tát khổng lồ, cao đến vài chục mét, không những trở thành điểm nhấn cho nơi thờ tự, mà còn thu hút du khách gần xa. ...

Người “ thổi hồn” vào đá Thất Sơn

 - Tranh đá Bảy Núi là dòng tranh sử dụng nguyên liệu từ đá granite ở vùng Bảy Núi An Giang. Người chế tác ra loại hình tranh đá độc đáo này là ông Nguyễn Hoàng Nam (sinh năm 1967, ngụ thị trấn Cái Dầu, Châu Phú). ...

Khai mạc Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bên cạnh những hình ảnh quen thuộc của Tết cổ truyền Việt Nam như phố ông đồ, vườn mai, đường mai, Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ tại TP Hồ Chí Minh có nhiều đổi mới trong thiết kế cảnh trí và không gian. ...

Công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024). ...

Công nhận 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024). ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất