Powered by Techcity

Để tiếng Trống Chha-dăm luôn âm vang trên từng Phum, sóc


Một sáng cuối tuần của bà con vùng đồng bào dân tộc Khmer xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn bỗng thêm vui tươi, phấn khởi bởi tiếng Trống Chha-dăm  từ ngôi chùa Snaydonkum đang âm vang khắp phum sóc. Trống Chha dăm là một phần không thể thiếu của văn hóa dân gian với ý nghĩa lịch sử và tâm linh đặc biệt đối với người Khmer An Giang, thời gian qua được sự quan tâm của UBND tỉnh,  Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, các chức sắc uy tín của vùng đồng bào dân tộc và chính quyền địa phương đang nỗ lực triển khai thực hiện nhiều mặt công tác nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của loại hình nghệ thuật đặc sắc này.

 

Một tiết mục múa Trống Chha-dăm do các em đồng bào dân tộc Khmer phường An Phú, thị xã Tịnh Biên biểu diễn

Là một điệu múa dân gian độc đáo, gắn bó mật thiết với đồng bào Khmer ở các tỉnh Nam bộ như An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng…Múa Trống Chha –dăm có ý nghĩa lịch sử và tâm linh đặc biệt đối với cộng đồng dân tộc Khmer. Được ví như linh hồn của các lễ hội truyền thống dân tộc, Múa trống Chha- dăm thường được biểu diễn trong các ngày lễ hội như Ok Om Bok, lễ Chol Chnam Thmay hoặc trong các dịp vui chơi, giải trí dân gian…. nội dung các bài múa thường kể về những trận đánh của các chiến binh Khmer, truyền thuyết về các vị thần, những câu chuyện lịch sử quan trọng đôi khi là những ước muốn mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa của  bà con Khmer…

Với múa trống Chha-dăm, trống là nhạc cụ chính,  không thể nào thiếu được. Để tạo ra một chiếc trống Chha-dăm hoàn chỉnh là cả một quá trình khéo léo của các nghệ nhân trong các khâu chế tác từ việc tỉ mỉ lựa chọn từng khối gỗ làm thân trống, da làm mặt trống phải được mài cho thật mỏng và khi căng da trên mặt trống phải làm sao đảm bảo được độ căng đều, tạo ra thanh âm trong trẻo và đặc trưng nhất của trống. 

Để có thể thực hiện múa trống Chha-dăm, việc đầu tiên là phải học đánh trống đúng nhịp, sau khi nhuần nhuyễn các động tác đánh trống, người chơi sẽ học cách phối hợp giữa tiết tấu của trống và điệu bộ hình thể, điều này đòi hỏi người múa phải có sức khỏe, sự dẻo dai, để vừa đánh trống vừa có thể khéo léo di chuyển theo nhịp trống. Không chỉ đóng vai trò là nhạc cụ chính, Trống Chha-dăm còn là linh hồn kết nối các bài nhạc truyền thống và điệu múa đặc sắc trong văn hóa Khmer, trong nhịp trống lúc nhanh, lúc chậm, khi nhẹ nhàng lúc lại sôi nổi cùng sự kết hợp thanh âm của chiên, chũm chọe người múa trống khéo léo thực hiện các điệu múa dân gian truyền thống của người Khmer một cách nhịp nhàng, duyên dáng. 

Những nhịp trống căng giòn, những động tác hình thể uyển chuyển cùng bước chân linh hoạt và nhịp nhàng theo nhịp trống, với sự kết hợp này, Trống Chha – dăm đã tạo nên nét đẹp văn hoá truyền thống đặc sắc cho đồng bào dân tộc Khmer. Cũng như những loại hình nghệ thuật dân gian khác, Múa trống Chha –dăm là niềm tự hào của mỗi người dân đồng bào Khmer và là hồn cốt của dân tộc. Để tránh nguy cơ mai một loại hình này, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh An Giang (Dự án 6) của Ủy ban Nhân dân tỉnh, trong năm 2024  Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang đã phối hợp cùng các vị chức sắc uy tín trong đồng bào dân tộc cùng chính quyền địa phương tổ chức 02 lớp truyền dạy Trống Chha –dăm cho gần 50 thanh thiếu niên đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn xã Ô Lâm huyện Tri Tôn và phường An Phú, thị xã Tịnh Biên. 

Lễ khai giảng Lớp truyền dạy Trống Chha – dăm trên địa bàn phường An Phú, thị xã Tịnh Biên

Có mặt trong buổi khai giảng lớp truyền dạy Trống Chha – dăm tại chùa Tà Ngáo, phường An Phú thị xã Tịnh Biên chúng tôi đã bặt gặp những đôi mắt tò mò, háo hức và sự nôn nóng được chạm tay vào chiếc Trống Chha – dăm của các em học viên. Chia sẻ với chúng tôi, Đại đức Chau Khi, trụ trì chùa Tà Ngáo trải lòng:  “ Trống Chha –dăm được ví như linh hồn  trong các dịp lễ hội, nghi thức tôn giáo, hay hoạt động nghệ thuật của đồng bào dân tộc Khmer,  từ lâu rồi Sư luôn trăn trở tìm một cách nào đó để giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa này cho đồng bào dân tộc của mình và hôm nay được sự quan tâm của UBND tỉnh, chính quyền địa phương và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khi tổ chức các lớp truyền dạy, Sư rất vui và tin rằng sau lớp học các em dân tộc Khmer sẽ thêm lòng tự hào và yêu thích loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc mình, tích cực tham gia gìn giữ  và lưu truyền trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer.”

       Dưới ánh nắng chiều vàng nhẹ, những nhịp trống vui tươi đầu tiên của các em học viên âm vang khắp sân chùa, nhìn sự miệt mài quyết tâm của các đôi tay còn vụng về lướt trên mặt trống, chúng tôi biết và tin một điều rằng chính các em là những người “giữ lửa” tiếp nối truyền thống của cha ông, để loại hình đặc sắc này luôn được lưu truyền, thanh âm của tiếng Trống Chha-dăm luôn vang vọng trong đời sống tinh thần của bà con vùng bảy núi bình yên./.





Nguồn: https://sovhttdl.angiang.gov.vn/de-tieng-trong-chha-dam-luon-am-vang-tren-tung-phum-soc

Cùng chủ đề

“Dân vận khéo – Kết nối biên cương”

 - “Dân vận khéo - Kết nối biên cương” là chương trình do Ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang phối hợp cùng Ban Dân vận Thành ủy TP. Hồ Chí Minh thực hiện. Đến nay, trải qua hơn 2 năm triển khai, chương trình đã mang lại những kết quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đặc biệt ở khu vực biên giới. ...

Điểm đến hấp dẫn cho người dân Tri Tôn dịp cuối tuần

 - Đến với “Phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP đến vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh An Giang”, bạn sẽ được thoải mái trải nghiệm, mua sắm những sản phẩm OCOP, những đặc sản kết tinh từ truyền thống và sự sáng tạo của chủ thể. Ngoài ra, còn có các chương trình khuyến mãi của các doanh nghiệp, nhiều chương trình gameshow, văn nghệ diễn ra hàng đêm. ...

Nơi lưu dấu khí tiết hào hùng của tiền nhân

 - Lễ hội Văn hóa truyền thống huyện Châu Phú kỷ niệm ngày Quản cơ Trần Văn Thành và nghĩa binh Gia Nghị kháng Pháp hy sinh là hoạt động thường niên được huyện Châu Phú tổ chức từ năm 2003 đến nay. Qua đó, nhằm giáo dục thế hệ hôm nay và mai sau ghi nhớ công lao của tiền nhân, phát huy truyền thống yêu nước hào hùng của dân tộc. ...

Học sinh An Giang nghỉ Tết Nguyên đán 14 ngày

 - Sở Giáo dục và Đào tạo vừa có Thông báo 5433/TB-SGDĐT về việc nghỉ lễ, Tết năm 2025. ...

Cầu nối việc làm cho người lao động

 - Thực hiện chính sách hỗ trợ phù hợp, tỉnh An Giang tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho nhiều đối tượng lao động yếu thế, người khuyết tật, lao động nông thôn, lao động nữ, đồng bào dân tộc thiểu số… có cơ hội phát triển sản xuất - kinh doanh, góp phần tạo và tự tạo việc làm cho bản thân, gia đình, cộng đồng. ...

Cùng tác giả

“Dân vận khéo – Kết nối biên cương”

 - “Dân vận khéo - Kết nối biên cương” là chương trình do Ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang phối hợp cùng Ban Dân vận Thành ủy TP. Hồ Chí Minh thực hiện. Đến nay, trải qua hơn 2 năm triển khai, chương trình đã mang lại những kết quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đặc biệt ở khu vực biên giới. ...

Điểm đến hấp dẫn cho người dân Tri Tôn dịp cuối tuần

 - Đến với “Phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP đến vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh An Giang”, bạn sẽ được thoải mái trải nghiệm, mua sắm những sản phẩm OCOP, những đặc sản kết tinh từ truyền thống và sự sáng tạo của chủ thể. Ngoài ra, còn có các chương trình khuyến mãi của các doanh nghiệp, nhiều chương trình gameshow, văn nghệ diễn ra hàng đêm. ...

Nơi lưu dấu khí tiết hào hùng của tiền nhân

 - Lễ hội Văn hóa truyền thống huyện Châu Phú kỷ niệm ngày Quản cơ Trần Văn Thành và nghĩa binh Gia Nghị kháng Pháp hy sinh là hoạt động thường niên được huyện Châu Phú tổ chức từ năm 2003 đến nay. Qua đó, nhằm giáo dục thế hệ hôm nay và mai sau ghi nhớ công lao của tiền nhân, phát huy truyền thống yêu nước hào hùng của dân tộc. ...

Học sinh An Giang nghỉ Tết Nguyên đán 14 ngày

 - Sở Giáo dục và Đào tạo vừa có Thông báo 5433/TB-SGDĐT về việc nghỉ lễ, Tết năm 2025. ...

Cầu nối việc làm cho người lao động

 - Thực hiện chính sách hỗ trợ phù hợp, tỉnh An Giang tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho nhiều đối tượng lao động yếu thế, người khuyết tật, lao động nông thôn, lao động nữ, đồng bào dân tộc thiểu số… có cơ hội phát triển sản xuất - kinh doanh, góp phần tạo và tự tạo việc làm cho bản thân, gia đình, cộng đồng. ...

Cùng chuyên mục

Nhớ hương hoa sữa

 - Những cơn gió heo may se lạnh đầu mùa thổi về, mang theo hương cốm xanh và những chiếc lá vàng rơi xào xạc, Hà Nội lại khoác lên mình một tấm áo mới, dịu dàng và lãng mạn. Và đâu đó trong không gian ấy, hương thơm ngọt ngào, nồng nàn ngập tràn trên phố mùi hoa sữa lan tỏa. ...

Triển lãm ảnh chuyên đề “Lực lượng vũ trang tỉnh An Giang – Xây dựng, trưởng thành và phát triển”

Chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bảo tàng An Giang triển lãm ảnh chuyên đề “Lực lượng vũ trang tỉnh An Giang - Xây dựng, trưởng thành và phát triển”. Triển lãm diễn ra từ ngày 15/12/2024 đến hết ngày 31/12/2024, tại gian triển lãm ngoài trời Bảo tàng An Giang.          Với tinh thần yêu nước nồng nàn...

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH NĂM 2024

Ngày 18/12/2024, Bảo tàng tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Bảo tồn và phát huy giá trị di tích năm 2024. Đến tham dự có hơn 200 đại biểu là đại diện các Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo, Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Khu du lịch Quốc gia Núi Sam; Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh; Trung tâm Văn hóa, Thể thao...

Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

 - Ngày 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045. ...

TRUNG TÂM VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TỈNH AN GIANG THAM GIA BIỂU DIỄN GIAO LƯU TẠI TUẦN VĂN HÓA – DU LỊCH LẦN THỨ...

Từ ngày 09 đến ngày 14/12/2024, theo lời mời của Ban Tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch lần thứ V và Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ II năm 2024, đoàn nghệ sĩ thuộc Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh An Giang đã đến biểu diễn giao lưu tại lễ Khai mạc và biểu diễn phục vụ các địa phương thuộc tỉnh Kon Tum.Đoàn nghệ sĩ tỉnh...

Tổng kết và trao giải Cuộc thi tìm hiểu: “Quê hương An Giang và anh Bộ đội Cụ Hồ” năm 2024.

Sáng ngày 17/12, Thư viện tỉnh An Giang long trọng tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi tìm hiểu "Quê hương An Giang và anh Bộ đội Cụ Hồ” năm 2024.Cuộc thi là một dấu ấn nổi bật trong chuỗi hoạt động thiết thực chào mừng 192 năm truyền thống tỉnh An Giang, 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Cuộc thi cũng...

Vương Lê – Họa sĩ trẻ với nhiều thành tích nổi bật

 - Với tác phẩm “Mùa cá” (chất liệu vải Jaen), họa sĩ trẻ Lê Công Vương (Vương Lê) đạt giải nhì tại Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 năm 2024, do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức. Thành tích này tiếp nối “mạch” chiến thắng của họa sĩ Vương Lê ở lĩnh vực mỹ thuật. ...

16 Di sản Văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Di sản Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là 1 trong tổng số 66 đề xuất được xem xét trong Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO diễn ra tại Trung tâm hội...

‘Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam’ được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể

 - Phóng viên TTXVN tại Pháp dẫn nguồn tin từ Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), vào 9h48' (giờ địa phương, tức 19h48' giờ Việt Nam) ngày 4/12, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ...

Triển lãm, trưng bày chuyên đề “Các dân tộc thiểu số tỉnh An Giang đoàn kết, hội nhập và phát triển bền vững”

Sáng ngày 28/11/2024, Bảo tàng tỉnh An Giang tổ chức triển lãm, trưng bày tranh ảnh, các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của các dân tộc thiểu số phục vụ Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh An Giang lần thứ IV, năm 2024 tại Hội trường tỉnh An Giang. Bảo tàng An Giang sưu tầm, chọn lọc hình ảnh và hiện vật theo chủ đề “Các dân tộc thiểu số tỉnh An Giang...

Tin nổi bật

Tin mới nhất