Powered by Techcity

Tháo gỡ điểm nghẽn về đất đai

 – Luật Đất đai là đạo luật rất quan trọng, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước. Với 16 chương, 260 điều, Luật Đất đai 2024 góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai, giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong các chính sách, pháp luật có liên quan đến đất đai. Đồng thời, giải quyết các vấn đề vướng mắc, tồn tại từ thực tiễn công tác quản lý, sử dụng đất…

Thể chế hóa

Luật Đất đai 31/2024/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024. Luật Đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần hoàn thiện, đồng bộ chính sách, pháp lý về quản lý và sử dụng đất. Đồng thời, đảm bảo hài hòa quyền và lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư. Thúc đẩy thương mại hóa quyền sử dụng đất, phát triển thị trường bất động sản minh bạch, lành mạnh. Thiết lập hệ thống quản lý đất đai hiện đại, minh bạch, hiệu quả, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), chuyển đổi số, nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai. Phát huy dân chủ, hạn chế tình trạng khiếu kiện về đất đai…

Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, Chính phủ đã ban hành 6 nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai (Nghị định 71/2024/NĐ-CP quy định về giá đất; Nghị định 88/2024/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định về điều tra cơ bản đất đai, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai; Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật; Nghị định 103/2024/NĐ-CP quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; Nghị định 111/2024/NĐ-CP quy định về đất trồng lúa).

Một điểm quan trọng cần lưu ý trong Luật Đất đai năm 2024 là quy định về nộp tiền sử dụng đất hàng năm thay vì trả 1 lần, sẽ giúp chủ đầu tư giảm bớt gánh nặng tài chính trong thời gian đầu triển khai dự án. Việc xác định giá đất phải đảm bảo nguyên tắc thị trường, thay vì căn cứ vào giá đất tối thiểu – tối đa của khung giá đất do Chính phủ ban hành như hiện nay. Do đó, để bảo đảm chất lượng bảng giá đất, cơ quan quản lý Nhà nước các cấp sẽ nâng cao năng lực trong quá trình tổ chức thực thi pháp luật; hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu số và hệ thống thông tin quốc gia về đất đai để trực tiếp phục vụ công tác quản lý, sử dụng đất thống nhất, hiệu quả.

Luật Đất đai 2024 được xây dựng bám sát các quan điểm: Thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết 18-NQ/TW và các nghị quyết, kết luận của Đảng về quản lý và sử dụng đất đai. Đảm bảo kế thừa, ổn định, phát triển của hệ thống pháp luật đất đai; sửa đổi, bổ sung các quy định chưa phù hợp thực tiễn. Đồng thời, được đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật về đất đai với các pháp luật có liên quan; hoàn thiện các chế định để quản lý đất đai theo chức năng là tài nguyên, tài sản, nguồn lực cả về diện tích, chất lượng, không gian sử dụng. Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và thiết lập công cụ kiểm soát quyền lực của cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý đất đai.

Tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, HĐND, UBMTTQVN, tổ chức chính trị – xã hội các cấp và Nhân dân. Đẩy mạnh cải cách TTHC; chuyển trọng tâm từ quản lý bằng các công cụ hành chính sang sử dụng hiệu quả các công cụ kinh tế để thúc đẩy sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, bền vững. Hiện đại hóa, chuyển đổi số công tác quản lý đất đai dựa trên hệ thống thông tin, dữ liệu đất đai thống nhất, tập trung, phục vụ đa mục tiêu kết nối từ Trung ương đến địa phương, quản lý biến động đến từng thửa đất.

Tập trung thực hiện

Luật Đất đai 2024 có nhiều điểm mới so Luật Đất đai 2013 và Luật Đất đai 2003, được kỳ vọng sẽ nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai. Qua đó, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, chặt chẽ, khả thi cho việc khai thác nguồn lực đất đai hiệu quả, giảm các xung đột lợi ích, tranh chấp, khiếu nại liên quan.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), điểm mới tỉnh An Giang đã kiên trì đề xuất nhiều năm nay là nên bỏ chủ thể “hộ gia đình” khỏi Luật Đất đai 2013, do “hộ gia đình” là một đối tượng quá chung chung, không rõ là ai, trong khi đất đai là tài sản có giá trị, cần phải xác định chủ thể thật rõ ràng, chính xác. Đây cũng là nguồn gốc gây ra nhiều vướng mắc, khiếu nại, tranh tụng trên địa bàn tỉnh thời gian qua. Luật Đất đai 2024 đã chính thức bỏ đối tượng này.

Một nội dung mới khác tỉnh An Giang cũng nhiều lần đề xuất là cần bỏ điều kiện chỉ có người trực tiếp sản xuất nông nghiệp mới được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa, bởi vì không phù hợp thực tế ở khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Không phù hợp ở chỗ, dù pháp luật không cho nhưng các giao dịch ngầm vẫn diễn ra. Hậu quả là Nhà nước không kiểm soát và thu thuế được. Trong khi một bộ phận người đang làm việc, cán bộ, công chức có gia đình xuất thân từ nông dân thì không thể nhận đất được cha, mẹ cho hoặc không thể chuyển nhượng đất trồng lúa để canh tác, cải thiện cuộc sống… Hay những điểm mới về cơ chế bồi thường, hỗ trợ, cho phép bồi thường bằng đất khác hoặc bằng nhà ở khi thu hồi đất nông nghiệp dự báo sẽ được đa số người dân đồng tình, ủng hộ, tháo gỡ được vướng mắc lâu nay trong công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, còn rất nhiều điểm mới khác, như: Giao HĐND cấp tỉnh chấp thuận, quyết định chủ trương cho chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng sang mục đích khác; làm rõ từng cơ chế sử dụng đất khi nào đấu giá, khi nào đấu thầu hay khi nào được thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; việc bỏ khung giá đất để bảng giá đất sát với giá thị trường; việc quy định thu thuế chuyển nhượng bất động sản tính theo giá đất do Nhà nước ban hành (không còn căn cứ vào hợp đồng chuyển nhượng như trước đây)… Từ đó, tránh được việc kê khai giá thấp để trốn thuế và còn nhiều nội dung mới khác được kỳ vọng sẽ giúp cho việc quản lý, khai thác nguồn lực đất đai được hiệu quả hơn, giảm thiểu được các xung đột lợi ích, các tranh chấp, khiếu nại có liên quan.

Để triển khai Luật Đất đai 2024, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 677/QĐ-UBND, ngày 25/4/2024 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai, xác định 3 nội dung nhiệm vụ chính, gồm: Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Luật Đất đai. Về nhiệm vụ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh, UBND tỉnh giao Sở TN&MT trình 8 văn bản, giao Sở Tài chính tham mưu 4 văn bản. Các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc… mỗi đơn vị 1 văn bản. Đến nay, Sở TN&MT đã triển khai xây dựng 7/8 văn bản (1 văn bản chờ nghị định ban hành), đã gửi Sở Tư pháp thẩm định 2 văn bản và đang khẩn trương lấy ý kiến góp ý, hoàn thiện các dự thảo còn lại.

Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai đang được triển khai trên địa bàn tỉnh với nhiều hình thức. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát động cuộc thi tìm hiểu về Luật Đất đai thu hút đông đảo các đối tượng tham gia, thực hiện tuyên truyền qua phương tiện truyền thông, báo chí, đài truyền hình, mạng xã hội, tuyên truyền qua các cuộc hội nghị, lớp tập huấn. ngoài ra, còn kết hợp tuyên truyền pháp luật đất đai thông qua giải quyết TTHC cho người dân.

Về triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Luật Đất đai, trong thời gian chưa đến 1 tháng kể từ ngày luật có hiệu lực, Sở TN&MT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành và công bố Bộ TTHC về đất đai áp dụng trên địa bàn tỉnh, ban hành quyết định ủy quyền cho Sở TN&MT ký giấy chứng nhận thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, tham mưu xây dựng kế hoạch kiểm kê đất đai trên địa bàn tỉnh, việc triển khai điều chỉnh bảng giá đất, tham mưu xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh về thu hồi đất, việc chuyển đổi đất trồng lúa, đất trồng rừng sang mục đích khác. Ngoài ra, Sở TN&MT đang khẩn trương hoàn chỉnh các dự thảo Quy chế tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ, giải quyết, trả kết quả giải quyết TTHC về đất đai, Quy chế phối hợp xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, trình sửa đổi chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Đăng ký đất đai theo Luật Đất đai 2024 và một số nhiệm vụ quan trọng khác.

Thời gian tới, Sở TN&MT tiếp tục hoàn chỉnh và trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của cấp tỉnh, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai. Trong đó, có lớp tập huấn chuyên sâu theo từng chuyên đề cho cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết hồ sơ đất đai, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao.

Theo Sở TN&MT, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp và UBND tỉnh giúp cho việc triển khai Luật Đất đai sớm đi vào thực tiễn. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tích cực, chủ động trong việc tham mưu, đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhiều ý kiến thể hiện sự tâm huyết, sát với tình hình thực tế đã được ghi nhận và tổng hợp vào dự thảo trình UBND tỉnh.

Tuy nhiên, Luật Đất đai 2024 có hiệu lực sớm hơn 5 tháng (ngày 1/8/2024, thay vì ngày 1/1/2025), các nghị định hướng dẫn thi hành Luật (Nghị định 101/2024/NĐ-CP, Nghị định 102/2024/NĐ-CP, Nghị định 103/2024/NĐ-CP) vừa mới được ban hành, nên việc thể chế hóa thành các quy định chi tiết thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh còn chậm. Các cơ quan, đơn vị liên quan được giao nhiều nhiệm vụ trong thời gian ngắn, nhất là đối với Sở TN&MT, dẫn đến áp lực công việc lớn, quá tải, thời gian hoàn thành kéo dài so kế hoạch đề ra. 

Việc thay đổi cơ chế, chính sách liên quan đến đất đai đòi hỏi cần có thời gian để cơ quan giải quyết hồ sơ, người dân, doanh nghiệp thích ứng. Một số quy định của Luật Đất đai mới còn mang tính nguyên tắc, chưa rõ ràng về thẩm quyền giải quyết, trình tự thực hiện, thành phần hồ sơ gây khó khăn cho cho cả cơ quan giải quyết hồ sơ và người sử dụng đất…

Sở TN&MT sẽ khẩn trương tham mưu UBND ban hành các văn bản tạo hành lang pháp lý trong việc triển khai Luật Đất đai mới. Đồng thời, tổ chức các hội nghị tập huấn chuyên đề cho cán bộ trực tiếp giải quyết các thủ tục liên quan về Luật Đất đai, nhất là những nội dung mới, quan trọng. Qua đó, tích lũy thêm kiến thức pháp luật, phục vụ cho công tác lãnh, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được sát, đúng với quy định của pháp luật về đất đai.

HỮU HUYNH



Nguồn: https://baoangiang.com.vn/an-giang-24-gio/thoi-su/thao-go-diem-nghen-ve-dat-dai-a405589.html

Cùng chủ đề

An Giang phấn đấu mục tiêu tăng trưởng

 - Năm 2024, dù đối mặt nhiều khó khăn, nhưng với tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm và sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục có nhiều khởi sắc, các khu vực kinh tế phát triển tích cực. Trên cơ sở những kết quả đạt được, An Giang đề ra mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 10% trở lên trong năm 2025. ...

An Giang nâng cao chất lượng dân số

 - Xác định nâng cao chất lượng dân số (DS) là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết, vừa lâu dài, năm 2024, Chi cục DS - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) An Giang đã triển khai nhiều hoạt động. Công tác DS của tỉnh đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng DS, chất lượng cuộc sống. ...

Đường phố TPHCM rực rỡ ngập tràn sắc xuân

TPO – Sắc xuân Ất Tỵ 2025 đã rực rỡ trên một số con đường khu vực trung tâm TPHCM. Ghi nhận chiều 14/1 của PV Tiền Phong, nhiều du khách đã dạo chơi, tham quan và chụp hình lưu niệm trong không khí mùa xuân đang rất cận kề. Trung tâm thương mại Diamond, nhìn từ góc đường Lê Duẩn và Phạm Ngọc Thạch, được trang hoàng rực rỡ chào đón Tết xuân Ất Tỵ 2025. Một chú rắn “bò ra khỏi...

An Giang triển khai công tác dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2025

 - Sáng 15/1, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị triển khai công tác dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2025 cho thủ trưởng các phòng trực thuộc; ban chỉ huy quân sự cấp huyện, cơ quan, tổ chức trực thuộc tỉnh. ...

Tri Tôn quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

 - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về hưởng ứng phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025", huyện Tri Tôn đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị, ban, ngành cùng huy động nguồn lực hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn. Từ đó, tạo động lực giúp người nghèo ổn định cuộc sống, góp phần...

Cùng tác giả

An Giang phấn đấu mục tiêu tăng trưởng

 - Năm 2024, dù đối mặt nhiều khó khăn, nhưng với tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm và sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục có nhiều khởi sắc, các khu vực kinh tế phát triển tích cực. Trên cơ sở những kết quả đạt được, An Giang đề ra mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 10% trở lên trong năm 2025. ...

An Giang nâng cao chất lượng dân số

 - Xác định nâng cao chất lượng dân số (DS) là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết, vừa lâu dài, năm 2024, Chi cục DS - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) An Giang đã triển khai nhiều hoạt động. Công tác DS của tỉnh đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng DS, chất lượng cuộc sống. ...

Đường phố TPHCM rực rỡ ngập tràn sắc xuân

TPO – Sắc xuân Ất Tỵ 2025 đã rực rỡ trên một số con đường khu vực trung tâm TPHCM. Ghi nhận chiều 14/1 của PV Tiền Phong, nhiều du khách đã dạo chơi, tham quan và chụp hình lưu niệm trong không khí mùa xuân đang rất cận kề. Trung tâm thương mại Diamond, nhìn từ góc đường Lê Duẩn và Phạm Ngọc Thạch, được trang hoàng rực rỡ chào đón Tết xuân Ất Tỵ 2025. Một chú rắn “bò ra khỏi...

An Giang triển khai công tác dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2025

 - Sáng 15/1, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị triển khai công tác dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2025 cho thủ trưởng các phòng trực thuộc; ban chỉ huy quân sự cấp huyện, cơ quan, tổ chức trực thuộc tỉnh. ...

Tri Tôn quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

 - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về hưởng ứng phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025", huyện Tri Tôn đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị, ban, ngành cùng huy động nguồn lực hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn. Từ đó, tạo động lực giúp người nghèo ổn định cuộc sống, góp phần...

Cùng chuyên mục

An Giang phấn đấu mục tiêu tăng trưởng

 - Năm 2024, dù đối mặt nhiều khó khăn, nhưng với tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm và sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục có nhiều khởi sắc, các khu vực kinh tế phát triển tích cực. Trên cơ sở những kết quả đạt được, An Giang đề ra mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 10% trở lên trong năm 2025. ...

An Giang nâng cao chất lượng dân số

 - Xác định nâng cao chất lượng dân số (DS) là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết, vừa lâu dài, năm 2024, Chi cục DS - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) An Giang đã triển khai nhiều hoạt động. Công tác DS của tỉnh đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng DS, chất lượng cuộc sống. ...

Đường phố TPHCM rực rỡ ngập tràn sắc xuân

TPO – Sắc xuân Ất Tỵ 2025 đã rực rỡ trên một số con đường khu vực trung tâm TPHCM. Ghi nhận chiều 14/1 của PV Tiền Phong, nhiều du khách đã dạo chơi, tham quan và chụp hình lưu niệm trong không khí mùa xuân đang rất cận kề. Trung tâm thương mại Diamond, nhìn từ góc đường Lê Duẩn và Phạm Ngọc Thạch, được trang hoàng rực rỡ chào đón Tết xuân Ất Tỵ 2025. Một chú rắn “bò ra khỏi...

An Giang triển khai công tác dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2025

 - Sáng 15/1, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị triển khai công tác dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2025 cho thủ trưởng các phòng trực thuộc; ban chỉ huy quân sự cấp huyện, cơ quan, tổ chức trực thuộc tỉnh. ...

Tri Tôn quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

 - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về hưởng ứng phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025", huyện Tri Tôn đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị, ban, ngành cùng huy động nguồn lực hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn. Từ đó, tạo động lực giúp người nghèo ổn định cuộc sống, góp phần...

Đẩy mạnh tấn công, trấn áp tội phạm dịp Tết Nguyên đán

 - Trước tình hình tội phạm có xu hướng gia tăng dịp lễ, Tết, đặc biệt là Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, cùng với lực lượng công an cả nước, Công an An Giang tiếp tục thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm. Qua đó, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT), tạo tiền đề công tác bảo đảm an toàn Đại hội Đảng các cấp (nhiệm kỳ 2025 - 2030), tiến tới Đại hội đại...

Người dân đổ xô check-in rừng mai vàng, phố ông đồ ở TPHCM

Ghi nhận của Lao Động ngày 14.1 tại Lễ hội Tết Việt 2025 diễn ra ở Nhà văn hóa Thanh niên – ngày thứ 2 mở cửa đón khách đã có khá đông người dân đổ về đây để vui chơi, chụp ảnh. Chị Nguyễn Tiên (Quận 1) say sưa chụp hình dưới rừng mai vàng cho biết, đây là địa điểm quen thuộc được chị và bạn lựa chọn chụp ảnh trong mỗi dịp Tết Nguyên đán. “Năm nào ở...

Tăng cường bảo vệ trẻ em gái Khmer

 - Dự án “Tăng cường năng lực tự bảo vệ cho các bé gái người Khmer trước các vấn đề tảo hôn, bạo lực, xâm hại, bắt cóc, mua bán trẻ em gái” đã mang đến những giá trị tích cực, góp phần kêu gọi các cấp, ngành hãy hành động vì cuộc sống an toàn, bình đẳng, hạnh phúc cho các em. ...

Niềm vui công nhân môi trường ngày cận Tết

 - Ngày 14/1, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang Nguyễn Hữu Giang tổ chức đoàn đến thăm, chúc Tết và tặng quà cho người lao động tại Công ty Cổ phần Môi trường đô thị An Giang. ...

Đại biểu HĐND tỉnh, TP. Châu Đốc tiếp xúc cử tri

 - Sáng 14/1, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN TP. Châu Đốc phối hợp tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh, thành phố sau kỳ họp cuối năm 2024. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Tổ trưởng tổ đại biểu số 2 HĐND tỉnh An Giang Lâm Quang Thi chủ trì hội nghị. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất