Powered by Techcity

Ở đầu nguồn sông Hậu của An Giang-cá đồng la liệt, cá ăn chả hết, mùa nước nổi xúc cả tấn cá linh

“Túi” cá linh-cá đặc sản vùng đầu nguồn sông Hậu

Cái nắng ban trưa chiếu thẳng xuống miền biên giới chói chang, những chiếc vỏ lãi chở đầy ắp cá linh lướt trên đồng lũ. 

Tấp vào bến chợ, thanh niên, trai tráng trong xóm cầm vợt hối hả bước xuống vỏ lãi xúc cá mang lên cân. Hiện nay, con cá linh đã lớn bằng ngón tay xuất hiện rất nhiều.

Đây là lần đầu tiên, chúng tôi tận mắt xem nguồn cá linh với trữ lượng nhiều như vậy. Anh Phương (chuyên xúc cá linh thuê) cho hay, hàng ngày, có hàng chục chiếc vỏ lãi chở cá đến cân. 

Trúng ngay con nước, mỗi vỏ lãi chở hàng tấn cá linh sang bán tại vựa này. 

“Cá nhiều quá, không chỗ rọng phải ướp đá bán cho các chủ nuôi cá. Mấy bữa nay, cá linh to rồi! Cá linh lớn đem kẹp tre nướng than chấm mắm me, ngon lắm!” – anh Phương cười khục khặc.

Đứng trên chiếc bè nuôi cá của ngư dân, chúng tôi thấy bà con cho cá ăn bằng con cá linh “ngộp”. Mùa lũ này, anh Bảy Hải nuôi 1 bè cá thác lác cườm hơn 10.000 con. Nhờ nguồn cá linh làm thức ăn chăn nuôi nên Bảy Hải có thêm thu nhập trong mùa nước nổi.

“Ở đây, nguồn cá linh có mỗi ngày. Tôi mua cá linh “ngộp” vỗ béo đàn cá thác lác cườm. Đàn cá này, tôi nuôi được khoảng 2 tháng, cá lớn bằng cườm tay. Dự tính cuối mùa nước nổi, cá vô ký tôi sẽ gạn bán” – Bảy Hải khoe.

img

Cá linh đầy khoang vỏ lãi vùng đầu nguồn sông Hậu-huyện An Phú, tỉnh An Giang. Cá linh là một trong những loại cá đặc sản, cá đồng ngon xuất hiện vào mùa nước nổi.

Nhìn con cá linh được bà con dùng làm thức ăn nuôi cá, chúng tôi hơi tiếc, bởi lẽ con cá linh ở thị thành được người dân xem là đặc sản trong mùa nước nổi. Tuy nhiên, vùng đầu nguồn, cá mắm trù phú, cá linh “ngộp” thì ủ mắm hoặc làm thức ăn chăn nuôi cá là chuyện thường ngày của bà con nơi đây.

Sống ven biên, cư dân 2 nước qua lại trao đổi mua bán, nên bà con mình rành tiếng Campuchia. Mỗi khi chiếc vỏ lãi cặp bến, họ đối thoại bằng tiếng nước bạn rôm rả. Chúng tôi không biết tiếng Campuchia, nhưng ngầm hiểu, họ đang ngã giá mua bán cá linh với nhau.

“Ngày nào không ngay con nước, cá linh chạy ít, giá cá nhỉnh hơn. Hôm rồi, cá chạy mạnh, bị dội chợ, giá rất thấp” – anh Tư Quý cho hay. Chúng tôi nhờ Tư Quý “dịch” hỏi ngư dân nước bạn về tình hình đánh bắt cá linh bên đó như thế nào thì được biết rằng: “Ngư dân nước bạn Campuchia cũng sử dụng ngư cụ đú giống như ngư dân bên nước mình. Nguồn cá bên cánh đồng nước bạn rất nhiều”.

Vui nhộn mùa nước nổi

Theo Tư Quý, không riêng mùa nước nổi năm nay nguồn cá linh phong phú, hàng năm, khi con nước sông đỏ quạch phù sa là ngư dân nước bạn Campuchia chở cá sang cân rất đông. Cánh đồng nước bạn hoang vắng nên nguồn cá linh được bảo tồn trong thời gian cá “ôm” trứng rất nghiêm. Nhờ vậy, nguồn lợi thủy sản rất phong phú. Trước đây, phía nước bạn chưa sử dụng đú khai thác cá linh, nguồn cá linh trôi dạt về hạ nguồn rất nhiều.

“Sau này, thấy bà con bên mình đặt đú khai thác cá linh nên họ học tập, sang mua ngư cụ đú, lọp cá linh, lọp cua, lọp tôm về đặt. Nguồn thủy sản được người dân nước bạn thu hoạch chở qua cân nườm nượp cho tiểu thương” – Tư Quý nhớ lại.

Cái nắng nghiêng qua đầu người, những chiếc vỏ lãi chở cá linh thưa dần. Lúc này, thanh niên bắt đầu công đoạn “lược” cá linh. Chiếc rổ to có mắt lưới kẽm thưa được các anh đổ cá linh vào. Con cá nào chạy lọt mắt lưới thì rọng lại trong chiếc mùng lưới cặp mé sông. Cá nằm yên trong rổ thì đem ướp nước đá. Cứ như vậy, họ làm cho đến xế chiều.

Mỗi ngày công, họ nhận 300.000 đồng, nhờ vậy bà con có công ăn chuyện làm suốt các tháng trong mùa nước nổi. Chúng tôi bước lên căn nhà sàn của chị Sương, thấy nhiều phụ nữ ngồi xúm xít bên thau cá linh, miệt mài làm sạch bụng.

“Tôi làm công, mỗi ngày móc ruột cá linh khoảng 3 – 4kg. Mỗi ký, chủ nhà trả công 40.000 đồng. Ngày nào làm nhiều được 5kg, kiếm ngót nghét 200.000 đồng. Năm nào cũng vậy, đến mùa cá linh, chị em trong xóm đến đây làm cá linh kiếm thêm thu nhập” – chị Nguyễn Thị Bé Ba trần tình.

Chị Sương (thương lái có tiếng ở vùng đầu nguồn) cho hay, vựa cá của chị thu mua mỗi ngày từ 7 – 10 tấn cá linh của ngư dân nước bạn Campuchia. “Hôm nay, cá linh “chạy” mạnh. Sáng giờ, cân hơn 10 tấn. Cá “ngộp” nhiều quá phải đem ướp đá” – chị Sương cho hay.

img

Ngư dân huyện đầu nguồn An Phú, tỉnh An Giang mang cá linh lên cân cho tiểu thương.

Từ đây, nguồn cá linh được chị phân phối khắp nơi trong và ngoài tỉnh. Vựa cá của chị giải quyết việc làm cho hơn 10 lao động làm công, thu nhập ổn định trong mùa nước nổi. Mỗi ngày, vựa cá của chị Sương có hàng chục bạn hàng đường xa tại các huyện đến cân cá linh rọng sống mang về bán lẻ tại các chợ quê trong tỉnh. Ngoài ra, đối với cá linh làm sạch, chị Sương cho vào ướp nước đá mỗi bọc 0,5kg để phân phối các chợ đầu mối tại TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.

“Đầu mùa nước nổi, nguồn cá linh ở đây tiêu thụ ở các chợ lớn rất mạnh. Nhiều lúc không đủ phân phối. Những ngày qua, nguồn cá linh được ngư dân nước bạn chở sang nhiều. Hiện nay, cá linh lớn bằng ngón tay, giá dao động 10.000 – 15.000 đồng/kg. Có thời điểm, trúng ngay con nước, cá linh chạy mạnh, chỉ dao động 6.000 – 10.000 đồng/kg. Cá linh bị “ngộp” 3.000 – 4.000 đồng/kg” – chị Sương thật tình.

Chia tay vựa thu mua cá linh của chị Sương, chúng tôi gặp cánh đàn ông đậu lại những chiếc xe gắn máy “đèo” phía sau cặp giỏ xách to mang cá linh rọng sống đổ vào, tranh thủ chạy về để kịp bán lẻ ở các chợ quê. Nhờ nguồn cá linh giá rẻ tại vùng biên giới này nên người dân địa phương có thu nhập rủng rỉnh.

Từ lâu, mùa nước nổi luôn mang theo nhiều sản vật, mỗi khi có dịp về huyện đầu nguồn An Phú vào buổi sớm mai sẽ bắt gặp ngư dân khai thác, mua bán cá linh sôi động trên cánh đồng nước.

Nguồn: https://danviet.vn/o-dau-nguon-song-hau-cua-an-giang-ca-dong-la-liet-ca-an-cha-het-mua-nuoc-noi-xuc-ca-tan-ca-linh-20240917081020143.htm

Cùng chủ đề

Cá linh non, sản vật mùa nước nổi miền Tây đã về, nước lũ tràn đồng vùng đầu nguồn An Giang

Lũ vừa về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, báo hiệu mùa lũ năm nay nước dồi dào hơn. Như vậy, sau nhiều năm chỉ được đón lũ nhỏ, người dân miền Tây đang chờ một mùa nước nổi lại về mang đến sinh kế và cân bằng hệ sinh thái miền sông nước này. Sản vật mùa nước nổi miền Tây: Cá linh non đã về Nhiều ngày qua, mực nước đầu nguồn...

Ở An Giang, nước sông Hậu đang đỏ phù san chảy ồ ạt từ Campuchia sang, dân bắt cá linh non

Dân An Giang có câu “Tháng bảy nước nhảy khỏi bờ”. Đó là tháng bảy âm lịch, thời điểm nước tràn đồng trên miệt đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu. Mùa đánh bắt cá của bà con khởi phát, kéo dài suốt mấy tháng cho đến khi nước giựt. Tôi đến khu vực đầu nguồn sông Hậu thuộc xã Khánh Bình, Nhơn Hội (huyện An Phú, tỉnh An Giang) khi dòng nước cuộn đỏ phù sa vẫn ồ ạt chảy...

Ghé thăm mùa nước nổi Châu Đốc

Đến hẹn lại lên, từ khoảng tháng 8 đến tháng 11, con nước lớn đổ về miền Tây mang theo tôm cá, phù sa… cho cả một vùng rộng lớn được cư dân địa phương mong chờ và gọi bằng cái tên mộc mạc, thân thương: “Mùa nước nổi”.    Châu Đốc – An Giang chính là điểm đến mang nhiều đặc trưng của mùa nước nổi mà bất kì du khách nào cũng cảm thấy thích thú bởi những đổi...

Mênh mang mùa nước nổi Châu Đốc

Đến hẹn lại lên, từ khoảng tháng 7 đến tháng 11, con nước lớn đổ về miền Tây mang theo tôm cá, phù sa… cho cả một vùng rộng lớn. Được cư dân địa phương mong chờ và gọi bằng cái tên mộc mạc, thân thương: “Mùa nước nổi”. Châu Đốc – An Giang Châu Đốc – An Giang chính là điểm đến mang nhiều đặc trưng của mùa nước nổi mà bất kì du khách nào cũng cảm thấy thích...

Mùa nước nổi ở An Giang

Nhiếp ảnh gia Huỳnh Phúc Hậu là người nặng tình với An Giang vào mỗi mùa nước lũ với những bức ảnh bình dị như bức họa đồng quê. Huỳnh Phúc Hậu, sinh năm 1966, là nhiếp ảnh gia sinh ra và lớn lên ở Châu Đốc, An Giang. Ngoài đam mê săn ảnh ông còn công tác tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện Đa khoa An Giang. Ông nhận danh hiệu nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam...

Cùng tác giả

Ngành lao động – thương binh và xã hội: Đẩy nhanh tiến độ một số nhiệm vụ phụ trách và quản lý

 - Sáng 19/9, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Châu Văn Ly chủ trì cuộc họp rà soát tình hình thực hiện và đẩy nhanh tiến độ một số nhiệm vụ do ngành lao động - thương binh và xã hội phụ trách và quản lý. ...

“Vượt nắng, thắng mưa” trên cao tốc

 - Thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “vượt nắng, thắng mưa”, các công nhân trên công trường Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1) tiếp tục nỗ lực vượt khó, đẩy nhanh tiến độ thi công. Đặc biệt, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, khẩn trương thi công, đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, tiến độ,...

Các tỉnh, thành khu vực phía Nam chủ động các phương án ứng phó với thiên tai

Theo cảnh báo về diễn biến lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, lũ đầu nguồn sông Cửu Long tại trạm Tân Châu và Châu Đốc đang có xu thế tăng mạnh do lũ thượng nguồn đổ về kết hợp triều cường tăng cao.   Hiện nay, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông đã mạnh lên thành bão số 4, gây ảnh hưởng đến thời tiết các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam...

Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Thị Hạnh

 - An Giang có 2 Thầy thuốc Nhân dân đầu tiên, là vinh dự của ngành y tế tỉnh. Trong đó, BS.CKII Nguyễn Thị Hạnh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang, là thầy thuốc được đánh giá "vừa hồng vừa chuyên", giỏi chuyên môn và quản lý. ...

“Tiếp bước đến trường” – hoạt động thiết thực đầu năm học mới

 - Nhờ hoạt động “tiếp bước đến trường”, nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đến lớp để thực hiện ước mơ, hoài bảo của mình, “lấy con chữ để lập thân, lập nghiệp”. ...

Cùng chuyên mục

Ngành lao động – thương binh và xã hội: Đẩy nhanh tiến độ một số nhiệm vụ phụ trách và quản lý

 - Sáng 19/9, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Châu Văn Ly chủ trì cuộc họp rà soát tình hình thực hiện và đẩy nhanh tiến độ một số nhiệm vụ do ngành lao động - thương binh và xã hội phụ trách và quản lý. ...

“Vượt nắng, thắng mưa” trên cao tốc

 - Thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “vượt nắng, thắng mưa”, các công nhân trên công trường Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1) tiếp tục nỗ lực vượt khó, đẩy nhanh tiến độ thi công. Đặc biệt, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, khẩn trương thi công, đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, tiến độ,...

Các tỉnh, thành khu vực phía Nam chủ động các phương án ứng phó với thiên tai

Theo cảnh báo về diễn biến lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, lũ đầu nguồn sông Cửu Long tại trạm Tân Châu và Châu Đốc đang có xu thế tăng mạnh do lũ thượng nguồn đổ về kết hợp triều cường tăng cao.   Hiện nay, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông đã mạnh lên thành bão số 4, gây ảnh hưởng đến thời tiết các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam...

Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Thị Hạnh

 - An Giang có 2 Thầy thuốc Nhân dân đầu tiên, là vinh dự của ngành y tế tỉnh. Trong đó, BS.CKII Nguyễn Thị Hạnh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang, là thầy thuốc được đánh giá "vừa hồng vừa chuyên", giỏi chuyên môn và quản lý. ...

“Tiếp bước đến trường” – hoạt động thiết thực đầu năm học mới

 - Nhờ hoạt động “tiếp bước đến trường”, nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đến lớp để thực hiện ước mơ, hoài bảo của mình, “lấy con chữ để lập thân, lập nghiệp”. ...

Giá gạo giảm 400-450 đồng/kg; giá lúa tăng nhẹ

Giá lúa gạo hôm nay ngày 19/9 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giảm 400-450 đồng/kg với gạo nguyên liệu. Giá lúa tăng nhẹ 100 đồng/kg. Ghi nhận tại các địa phương như Cần Thơ, Hậu Giang lượng về ít, thời tiết mưa nhiều, giao dịch lúa chậm, vắng người mua. Tại Cần Thơ, lượng về ít, giao dịch lúa Thu Đông chậm, thời tiết mưa lớn nên thương lái ít mua mới. Tại Sóc Trăng, lượng còn...

“Điểm tựa” về tình đoàn kết dân tộc

 - Bão số 3 (siêu bão Yagi) với cường độ rất mạnh những ngày qua đã tràn vào các tỉnh miền Bắc, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”, người dân cả nước bằng tất cả tấm lòng đã hướng về vùng lũ, chia sẻ đóng góp tinh thần và vật chất với những sáng kiến và hành động cao đẹp. ...

UBND tỉnh chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp

 - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước vừa ký công văn chỉ đạo triển khai thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và cải thiện môi trường kinh doanh. ...

Khi tiểu thương tham gia tổ tự quản

 - Xe đẩy bán hàng rong là phương thức mưu sinh của nhiều hộ dân không có điều kiện mở quán, chỗ bán buôn cố định. Công việc của họ chính đáng, nhưng lại phần nào ảnh hưởng an toàn giao thông, mỹ quan đô thị. Phải làm sao để hài hòa về mặt “lý” và “tình”, là câu chuyện trăn trở của nhiều địa phương, đặc biệt là ở trung tâm đô thị Long Xuyên. ...

Tích cực chăm lo cho đoàn viên, người lao động ở khu công nghiệp

 - Tổ chức công đoàn đã tập trung nhiều nguồn lực, triển khai những cách làm hay, đổi mới để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần ngày một tốt hơn cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) làm việc tại doanh nghiệp (DN) trong các khu công nghiệp (KCN). ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất