Powered by Techcity

Cần sự chung tay phát triển văn hóa đọc

(Cổng TTĐT tỉnh AG)- Nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của Nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao kiến thức và kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam.

Để phát triển văn hóa đọc lên tầm cao mới, ngày 04/11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1862/QĐ-TTg về việc tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam.

Ngày này ra đời, được lấy cảm hứng từ ngày 21/4/1927 – ngày xuất bản cuốn sách “Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuốn sách đầu tiên bằng tiếng Việt được in bởi những người thợ in Việt Nam. Tác phẩm có vai trò như kim chỉ nam cho đường lối của cách mạng Việt Nam. Tháng 4 còn là thời điểm diễn ra Ngày sách và Bản quyền thế giới (23/4), nhằm tôn vinh văn hóa đọc, khuyến khích mọi người dân thế giới khám phá niềm yêu thích đọc sách. Với việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam vào dịp này còn thể hiện sự hội nhập của văn hóa đọc Việt Nam với văn hóa nhân loại. 
 

Hội Liên hiệp Thanh niên phát động chương trình “Mỗi thanh niên một quyển sách làm bạn” 

Đọc sách vốn là một truyền thống văn hóa đẹp đã có từ lâu đời, các bậc tiền nhân đã có thói quen đọc sách, yêu quý sách. Cách đây 200 năm, cụ Cao Bá Quát từng nói: “Đọc sách, mắt như đèn muôn dặm”; hay như nhà văn, triết gia người Pháp Voltaire, đúc kết: “Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người”.

Trước khi có các phương tiện nghe – nhìn, sách là con đường lớn nhất dẫn dắt con người tiếp cận thông tin, văn hóa, giải trí, giúp chúng ta lĩnh hội nhiều nguồn tri thức khác nhau từ kim cổ, đông tây để từ đó học hỏi, áp dụng vào đời sống thực tiễn của chính mình.

Thế nhưng hiện nay, một thực tế đáng lo ngại là mọi người dường như có vẻ lãnh đạm, thờ ơ với văn hóa đọc nói chung, đọc sách nói riêng. Theo số liệu thống kê gần đây của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam có 30% người đọc sách thường xuyên, 26% người không đọc sách và 44% người thỉnh thoảng đọc. Đồng thời, thời gian dành cho đọc sách của người Việt Nam khoảng một giờ, thuộc nhóm thấp nhất trên thế giới. Còn theo số liệu khảo sát của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường về việc sử dụng thời gian rảnh để làm việc gì là chủ yếu, có đến 41,7% số bạn trẻ trả lời là lên mạng, 20% xem phim, 16,7% nghe nhạc và chỉ có 15% trả lời là đọc sách. Và trong một khảo sát đối với sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh, có 47,26% sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của sách, 26.37% nghĩ rằng đọc sách là cần thiết, 25,15 cho rằng việc đọc sách là bình thường, có hay không cũng được và 1,22% nghĩ rằng việc đọc sách là không cần thiết.

Tình trạng lười đọc diễn ra ở nhiều thành phần xã hội, ở nhiều lứa tuổi khác nhau, với giới trẻ Việt đọc sách càng có xu hướng giảm mạnh. Sau khi Internet ra đời đến nay đã làm mai một khá nhanh phương thức đọc truyền thống, con người đang chuyển dịch từ văn hóa đọc sang văn hóa nghe – nhìn. Một chiếc điện thoại thông minh trong tay, người ta vừa có thể nghe nhạc, xem phim, chơi game, đọc báo, rõ ràng là nó tối ưu hơn hẳn một cuốn sách cồng kềnh. 

Mặc dù chiến lược phát triển văn hoá đọc đã được Đảng và Nhà nước chú trọng trong nhiều năm qua, cho đến nay, sức đọc của người Việt Nam vẫn ở mức thấp. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, đọc sách hiện nay chủ yếu rơi vào học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu làm việc trong môi trường liên quan đến sách vở, trí thức. Do những nguyên nhân khác nhau, văn hóa đọc ở nông thôn thấp hơn thành phố. Với vùng sâu, vùng xa, hệ thống sách và thư viện phát triển yếu; nguồn sách mới hầu như không đáng kể.

Thói quen, kỹ năng đọc của độc giả, nhất là số độc giả trẻ chưa được định hướng một cách cụ thể, bài bản. Trước sự xuất hiện của nhiều loại hình giải trí nghe – nhìn cũng làm thay đổi thói quen đọc của người Việt. Người ta đang có xu hướng đọc nhanh hơn, đọc mỏng hơn, hoặc thích đọc trên mạng Internet, trên điện thoại di động hơn là đọc trong sách.

Để văn hóa đọc, trước hết là đọc sách trở thành một nhu cầu thiết yếu trong xã hội cần sự chung sức, đồng lòng quyết liệt hơn hữa của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức, cộng đồng doanh nghiệp và sự tham gia, hưởng ứng tích cực của Nhân dân.
 

Xe thư viện lưu động tỉnh An Giang phục vụ tại các trường học

Đặc biệt, trong tháng 4 này, nhiều hoạt động khuyến đọc được tổ chức sôi nổi và thiết thực trên toàn quốc như: Các chuỗi hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024 sẽ tập trung tổ chức từ ngày 15/4 đến ngày 01/5/2024, với thông điệp: “Sách hay cần bạn đọc”, “Sách quý tặng bạn”, “Tặng sách hay – Mua sách thật”, “Sách hay: Mắt đọc – Tai nghe”; tổ chức đường sách, phố sách, triển lãm sách, hội sách với không gian giới thiệu sách của các nhà xuất bản, đơn vị phát hành; các hoạt động giao lưu, tọa đàm giữa các nhà văn hóa, nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ với công chúng; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về sách tại cơ quan, đơn vị; tổ chức các kênh phát hành trực tuyến, kết hợp với các nền tảng công nghệ, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá sách triển khai các chương trình tặng sách đến các đối tượng yếu thế; các chương trình khuyến mại hỗ trợ bạn đọc, phát triển văn hóa đọc; quyên góp sách, trang thiết bị đọc sách tặng trẻ em nghèo, hỗ trợ các thư viện vùng sâu, vùng xa, biên giới và các đối tượng bảo trợ xã hội…

Thông qua các hoạt động nhằm khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần xây dựng xã hội học tập./.

Nguyễn Lam



Nguồn

Cùng chủ đề

An Giang nâng cấp, phát triển hạ tầng để thu hút đầu tư

Thời gian qua, Trung ương và tỉnh An Giang đã đầu tư xây dựng nhiều công trình giao thông trọng điểm nhằm nâng cấp, bảo đảm giao thông các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ quan trọng, các tuyến giao thông nối liền các khu công nghiệp, khu du lịch. Thông xe tuyến nối Quốc lộ 91 và tuyến tránh thành phố Long Xuyên góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh An Giang. Điểm nghẽn của tỉnh An Giang là hạ...

Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Ngày 17/12, tại Đại học An Giang (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), diễn đàn Mekong Connect 2024 đã được khai mạc. Sự kiện năm nay thu hút sự quan tâm của các lãnh đạo trung ương, địa phương, chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, nhà đầu tư, nhà khoa học, doanh nghiệp… và các tổ chức trong nước, quốc tế. Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Lê Văn Phước – Phó Chủ tịch UBND tỉnh An...

An Giang: Khai mạc Diễn đàn Mekong Connect 2024

Ngày 17/12, Diễn đàn Mekong Connect 2024 diễn ra tại Đại học An Giang, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang đã khai mạc với chủ đề: "Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ vùng đồng bằng sông Cửu Long-Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước, hướng tới phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới". Các đại biểu tham quan các sản phẩm trưng bày tại diễn đàn. Sự kiện thu hút sự quan tâm,...

Rừng tràm Trà Sư được vinh danh điểm du lịch hấp dẫn 2024

An Giang – Với 17.313 lượt bình chọn, Điểm Du lịch Rừng tràm Trà Sư (thị xã Tịnh Biên) đứng đầu chương trình bình chọn Điểm đến du lịch hấp dẫn năm 2024. Ông Lê Hoàng Ân – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch An Giang, kiêm Giám đốc Điểm Du lịch sinh thái Rừng tràm Trà Sư – xác nhận, Điểm Du lịch Rừng tràm Trà sư được bình chọn là “Điểm đến du lịch hấp dẫn TP Hồ Chí...

An Giang mang cá tra, mật thốt nốt… đến TP.HCM để quảng bá, ‘trải chiếu’ mời gọi đầu tư

Nhiều nông, đặc sản của An Giang được trưng bày, giới thiệu tại hội nghị – Ảnh: N.TRÍ Ngày 26-11, tại TP.HCM, UBND tỉnh An Giang đã tổ chức hội nghị giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng tỉnh An Giang. Đây là sự kiện quan trọng nhằm giới thiệu tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của tỉnh An Giang, danh mục các dự án trọng điểm thu hút đầu tư theo định hướng Quy...

Cùng tác giả

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang chỉ đạo phương án xử lý rác thải

 - Ngày 12/2, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì buổi họp nghe Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo hiện trạng, phương án xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh. ...

Làm tốt vai trò tham mưu thực hiện Đề án 06/CP

 -  Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh đã làm tốt vai trò thường trực tham mưu triển khai hiệu quả Đề án 06/CP, khẳng định lực lượng Công an nhân dân tiên phong, gương mẫu đi đầu trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số tại địa phương. ...

Tập trung thực hiện các mục tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp

 - Ngày 12/2, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Ngô Công Thức chủ trì hội nghị. ...

Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

 - Những di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia ở An Giang chứa đựng giá trị to lớn, lưu giữ nét văn hóa, lịch sử, khoa học về con người và vùng đất biên giới Tây Nam Tổ quốc. Tất cả tạo nên nét đặc sắc, góp phần vào sự phát triển ở lĩnh vực du lịch của tỉnh. ...

Huyện Tri Tôn tổ chức chương trình giao lưu “Thơ – Nhạc Nguyên tiêu”

 - Hưởng ứng Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23, tối 11/2 (nhằm ngày 14, tháng Giêng, năm Ất Tỵ), Hội Văn học - Nghệ thuật huyện Tri Tôn phối hợp Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Truyền thanh huyện tổ chức chương trình giao lưu “Thơ - Nhạc Nguyên tiêu”. Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Võ Thanh Tuấn đến dự. ...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang chỉ đạo phương án xử lý rác thải

 - Ngày 12/2, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì buổi họp nghe Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo hiện trạng, phương án xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh. ...

Làm tốt vai trò tham mưu thực hiện Đề án 06/CP

 -  Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh đã làm tốt vai trò thường trực tham mưu triển khai hiệu quả Đề án 06/CP, khẳng định lực lượng Công an nhân dân tiên phong, gương mẫu đi đầu trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số tại địa phương. ...

Tập trung thực hiện các mục tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp

 - Ngày 12/2, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Ngô Công Thức chủ trì hội nghị. ...

Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

 - Những di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia ở An Giang chứa đựng giá trị to lớn, lưu giữ nét văn hóa, lịch sử, khoa học về con người và vùng đất biên giới Tây Nam Tổ quốc. Tất cả tạo nên nét đặc sắc, góp phần vào sự phát triển ở lĩnh vực du lịch của tỉnh. ...

Huyện Tri Tôn tổ chức chương trình giao lưu “Thơ – Nhạc Nguyên tiêu”

 - Hưởng ứng Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23, tối 11/2 (nhằm ngày 14, tháng Giêng, năm Ất Tỵ), Hội Văn học - Nghệ thuật huyện Tri Tôn phối hợp Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Truyền thanh huyện tổ chức chương trình giao lưu “Thơ - Nhạc Nguyên tiêu”. Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Võ Thanh Tuấn đến dự. ...

Giáo dục truyền thống từ những “địa chỉ đỏ”

 - Không chỉ là vùng đất non nước hữu tình, An Giang còn tự hào về những “địa chỉ đỏ” của lòng yêu nước, truyền thống cách mạng. Đây cũng là nơi giáo dục, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ. ...

Cung ứng vốn thúc đẩy phát triển kinh tế

 - Năm 2025, ngành ngân hàng An Giang đặt mục tiêu tiếp tục cung ứng đầy đủ nguồn vốn tín dụng hợp lý cho nền kinh tế, hỗ trợ phát triển kinh tế và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN); phát huy vai trò tích cực trong thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. ...

An Giang triển khai kế hoạch cải cách hành chính năm 2025

 - UBND tỉnh An Giang vừa triển khai kế hoạch cải cách hành chính năm 2025 trên 6 lĩnh vực trọng tâm, gồm: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số. ...

Xét duyệt đề cương nhiệm vụ phát triển mô hình chợ quê gắn du lịch cộng đồng

 - Ngày 11/2, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị xét duyệt đề cương nhiệm vụ “Nghiên cứu phát triển mô hình chợ quê gắn liền với phát triển du lịch cộng đồng tỉnh An Giang”. ...

An Giang công bố môn thi thứ 3 trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

 - Chiều 11/2, Sở Giáo dục và Đào tạo công bố việc chọn môn thi thứ 3 trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2025 - 2026. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất