Powered by Techcity

Quê hương, Tổ quốc từ… thơ

Con người, ít nhất là luôn có 2 cuộc đời: cuộc đời hiện hữu và cuộc đời thiên di, cuộc đời tại chỗ và cuộc đời tưởng tượng, cuộc đời của mình và cuộc đời ngoài mình. Nhà thơ Lữ Mai có một đầu đề bài thơ rất ấn tượng: “Chuyến khởi hành tưởng tượng”. Là ngồi đấy, khởi hành cùng thơ, đi cùng thơ, với biết bao tâm trạng, cảm xúc, những miên cảm tràn trề, gặp biết bao trạng huống cảm xúc, biết bao vùng đất, biết bao gương mặt người.

Đọc thơ của các nhà thơ, tôi không chỉ đằm sâu thêm tình cảm với mảnh đất mình sống mà còn tha hồ du lịch khắp nơi. Du lịch vùng đất và du lịch tâm hồn. Mỗi tâm hồn nhà thơ là một địa điểm khu trú cái đẹp. Phần mà họ cho hiện ra thơ của họ là phần long lanh, tinh túy nhất. “Cỏ đã hoài thai trong những vệt mây trời/điều đánh mất sáng ngời và căng chật/chuyến đi thoát cơn trầm mặc/chỉ con đường ma mị đuổi theo xe” là một cách đi của Lữ Mai dù nhà thơ này vẫn đang sống ở Hà Nội. Đây cũng là khát vọng thiên di của nhà thơ Đoàn Văn Mật: “bay như chưa biết mình từ nước/chưa từng hóa cơn mưa/chưa từng có phút giây cuồng nộ/vô ưu bay, chẳng để ai ngờ”.

Ảnh minh họa: Quốc Nguyễn

Nhà thơ Nguyễn Thị Anh Đào ở Đà Nẵng thì… tưởng tượng về hoa dã quỳ: “giấc mơ dã quỳ đẫm vào đêm ướt lựng/cao nguyên xanh, tóc gió cuốn bời bời…/em như lãng tử trong giấc mơ phố núi/đi xa những phù du, đi xa những ngậm ngùi/nỗi nhớ tuột dốc theo chiều người du mục/thảo nguyên vàng và phố núi cao cao”… để rồi tự nhận “một lần mang nợ dã quỳ hoang”, cái mắc nợ như một tự thú, một hoang mang không lý giải…

Còn đây là nhà thơ Nguyễn Thế Hùng, một sĩ quan Công an trong tứ thơ đắng đót và cũng đầy thương nhớ, một câu chuyện chiến tranh, một bồi hồi cảm động, một câu chuyện không chỉ của một nhà thời hậu chiến: “Cha giờ hóa nắng Điện Biên/Hai anh hóa cát Trị Thiên bời bời/Xòe tay mượn lửa mặt trời/Đốt mây gom khói gửi người còn xa”. Mấy câu thơ hiện hình cả một phần lịch sử, một quá vãng không bao giờ được quên, để thấy thật thương, thật yêu Tổ quốc mình.

Tôi nhớ một đêm, nhà thơ Nguyễn Thành Phong gọi: “Tôi đang ở Pleiku, ngồi với nhau tí được không?”. Tất nhiên với tôi, chưa bao giờ là không được, chưa bao giờ từ chối các cuộc bạn bè. Và sau đấy về Hà Nội anh gửi cho bài thơ đầy chất… Gia Lai: “Ôi Gia Lai yên bình và phóng túng/Biến anh thành một kẻ đa mang/Anh bỏ lại sau lưng những níu giằng phố thị/Để tang bồng cùng gió núi sắc cà phê…/Em chớp mắt phía đầu rừng hoang hoải/Chiều xuống rồi sắp mờ tỏ sơn khê/Vị muối kiến đã nhói lòng xa cách/Và cỏ cây đang níu bước anh về”. Một Gia Lai xa ngái, tiếc nuối và đầy lãng mạn, đầy thi ảnh.

Nhà thơ Trần Hồng Giang-một chuyên gia IT có hoàn cảnh éo le, anh không lành lặn như chúng ta khi một cơn ốm hồi nhỏ đã khiến anh phải gắn chặt với giường và xe lăn thì vẫn có một Tây Nguyên như thế này: “Gặp đây rồi, chiều cao nguyên như say/Ánh mắt thân quen, nụ cười tươi rói/Vũ trụ cuộn xoay, vật dời sao đổi/Hoài bão kết thành dáng vóc bạn tôi”. Cái hình hài cao nguyên, ám ảnh cao nguyên, khao khát cao nguyên hiện lên rất rõ từ thơ của thi sĩ hầu như chỉ nằm một chỗ này.

Nhà văn Phan Đình Minh ngoài viết truyện ngắn rất hay, thì ra anh làm thơ cũng rất nhuyễn. Đang có hiện tượng các nhà văn chuyển sang làm thơ hoặc song song hai tay như: Phan Đình Minh, Nguyễn Thế Hùng, Hà Phạm Phú, Y Ban… Thơ Phan Đình Minh vừa lấm láp chân quê vừa non nõn tươi xanh tràn trề sức sống, thấm đẫm vị đất vị quê vị mưa vị nắng quê hương: “nhớ luống cày vật ải từng rẻo cong dày/no tựa phiến lưng con gái/nhớ tấm áo gụ sờn em mặc chật căng đòng đòng chửa…/quả na quả ổi/buổi tối sáng giăng/gió hè rười rượi xổ đồng/hương sen quện mùi ruộng/mùi đầm nồng nồng mùi chép quật mình đẻ trứng”. Tôi đã về quê anh ở Cẩm Giàng, Hải Dương, nơi vẫn còn ngôi nhà của các tiền nhân Tự lực văn đoàn, nơi có cái ga xép rất nhiều văn nhân tên tuổi đã thong dong sải bước, đã chầm chậm đếm từng thanh tà vẹt hay trà gẫu đêm khuya…

Tổ quốc và quê hương là những khái niệm hay được các nhà thơ đề cập, dẫu tất nhiên, quê hương chính là Tổ quốc và ngược lại. Quê hương chính là bờ tre, mái rạ, là con gà nhảy ổ buổi trưa, là con trâu đủng đỉnh về chuồng buổi tối, là khói đốt đồng… thì chính nó cũng hiện hình Tổ quốc. Nhà thơ quân đội Nguyễn Hữu Quý nói hộ điều này: “Ai bốn phương một buổi tìm về/tắm gió sen giữa cánh đồng xứ Việt/ở đất khách khi trở về mới biết/chẳng bao giờ có hai quê hương/Tôi có sen để thương/như có em để cần cù cấy gặt/mai sau này dẫu chiều không có mặt/vẫn còn sen trong mỗi ngọn gió lành”. Những câu thơ hiền và mềm như bông lúa mùa gặt, mà thoang thoảng hương sen từ một tâm cảm rất đẹp.

Này là những câu hỏi của nhà thơ Phạm Hồ Thu, người nhiều năm chiến đấu và làm báo ở chiến trường Khu 5 thời chống Mỹ: “Gió già đã thổi bao nhiêu dặm/Sao vẫn âm âm một tiếng buồn/Ba zan đất đỏ bao nhiêu tuổi/Sao còn mơn mởn buổi hoa niên…/Thôi đừng buồn nhé cao nguyên nhé/Hãy nghe gió thổi biển lên ngàn/Những nỗi niềm thiêng nghìn năm thức/Đi tìm ý ngỏ bạn tình riêng”. Tôi đọc thơ chị mà rưng rưng. Đẹp quá và âm vang quá. Quá khứ, hiện tại trộn nhau nương theo những cơn gió, những cơn gió thời gian, gió ngàn xưa vẫn vi vút cùng đất đỏ bazan làm nên một Tây Nguyên huyền bí và phóng khoáng.

Còn với Đào Phong Lan-một trong những nhà thơ sinh ra và lớn lên ở Gia Lai thì giờ đã là một thi sĩ chững chạc có những suy ngẫm rất chín sau cái thời “Đêm xoang Tây Nguyên” đắm đuối và bốc lửa: “Trong đêm tối/Tiếng sấm rền run rẩy/Em đã rời xa như một con tàu/Ta nhặt hơi thở em còn sót lại/Tung xuống vườn/Ngồi đợi một mùa sau”. Tôi đọc và hình dung một dáng thơ biết đợi, biết kiên nhẫn và biết mình để mà “Ngựa chín hồng mao và gà chín cựa/Em có cần đâu voi có chín ngà/Chỉ mong anh có trái tim mạnh mẽ/Che chở em về lối cũ rợp hoa”.

Nhà thơ Huỳnh Thúy Kiều ở Cà Mau góp vào chuyên mục “Gương mặt thơ” báo Gia Lai một chùm thơ hổn hển bùn đất, sinh động phù sa châu thổ: “ngã ba sông/triều cường chồm lên gối sóng bậc thềm/hương phù sa quắt quay điệu buồn con chim sáo/giọt thu cuối cùng hắt lời nỉ non ướt liếp phên bờ giậu/ngao ngán dòng trôi…/xua cái lạnh khe khẽ tràn/…hơi sương đầu mùa dìu nhẹ cơn bấc non/trăng huyễn hoặc giũ rèm che làn gió chướng/đêm tỉnh lẻ bồi hồi ấu thơ…/lồng đèn/bầy đom đóm/anh cầm câu hò qua phà vô tình làm rớt dưới bến cù lao…”.

Hơn 40 số thơ với hơn 40 gương mặt thi sĩ, mỗi thi sĩ một cách nhìn cách cảm cách thể hiện tâm trạng, hơn 40 tài hoa, tôi học được rất nhiều từ họ. Và, chắc là bạn đọc, cũng như người thực hiện chuyên mục, chúng ta được đi du lịch, du lịch bằng thơ, du lịch từ cảm xúc, từ liên tưởng, từ hình ảnh, ngôn ngữ… của nhà thơ. Chúng ta làm giàu có thêm cho tâm hồn mình từ thơ và bằng thơ. Và chúng ta thêm yêu Tổ quốc, quê hương mình, yêu thêm mảnh đất mình đang sống, mảnh đất mà thi sĩ Hồng Thanh Quang từng thốt lên: “Cuối con đường lại ngút ngát cao nguyên/Ta đã mệt rồi chăng, hả gió?/Lại hối thúc bên tai mình tiếng thuở/Suốt một thời mơ hái mặt trời đêm”… Một thời tuổi trẻ, thi sĩ Hồng Thanh Quang đã sống ở đất này, đã yêu và từng bối rối: “Càng xuống đèo anh càng nhớ em hơn”…

Nhiều người cùng tâm trạng với anh, đi rồi lại về hoặc đi nhưng vẫn nhớ về, dẫu nơi nào cũng quê hương, Tổ quốc!

Theo VĂN CÔNG HÙNG (Báo Gia Lai)



Nguồn

Cùng chủ đề

Tập đoàn DOJI tổ chức Lễ hội Vàng – Xuân An Khang

Lễ hội Vàng 2025 với chủ đề Xuân An Khang được Tập đoàn DOJI tổ chức đồng bộ tại hơn 200 trung tâm trang sức trên cả nước từ ngày 5 - 7/2/2025 (tức ngày mùng 8 - mùng 10 Tết) với nhiều hoạt động trải nghiệm đặc sắc. Lễ Hội Vàng - Xuân An Khang được tổ chức đồng...

Triển khai kế hoạch giám sát chuyên đề nguồn nhân lực

 - Sáng 7/2, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trình Lam Sinh chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” trên địa bàn tỉnh. ...

Động lực mới tăng trưởng kinh tế An Giang

 - An Giang có thế mạnh về nông nghiệp, du lịch (DL); là cửa ngõ quan trọng kết nối vùng ĐBSCL với Vương quốc Campuchia. Mục tiêu phát triển đến năm 2030, tỉnh xác định, 3 lĩnh vực trọng tâm (kinh tế nông nghiệp, phát triển DL và kinh tế biên mậu); quyết tâm biến các tiềm năng, thế mạnh này thành động lực tăng trưởng mới cho kinh tế An Giang thời gian tới. ...

Khởi động sản xuất tháng Giêng

 - Vài năm trở lại đây, với đại bộ phận người lao động (NLĐ), tháng Giêng không còn là “tháng ăn chơi” như quan niệm xưa cũ. Ngay sau đợt nghỉ Tết, đông đảo lao động đã trở lại công ty, hối hả vào việc. Không khí sản xuất phấn khởi không chỉ bởi tình hình lao động được duy trì ổn định, mà doanh nghiệp (DN) đều có kế hoạch sản xuất - kinh doanh (SXKD) cao hơn, tăng...

Chủ động bảo vệ rừng

 - Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) bảo đảm quân số, chủ động thiết bị, phương tiện sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xảy ra. ...

Cùng tác giả

Tập đoàn DOJI tổ chức Lễ hội Vàng – Xuân An Khang

Lễ hội Vàng 2025 với chủ đề Xuân An Khang được Tập đoàn DOJI tổ chức đồng bộ tại hơn 200 trung tâm trang sức trên cả nước từ ngày 5 - 7/2/2025 (tức ngày mùng 8 - mùng 10 Tết) với nhiều hoạt động trải nghiệm đặc sắc. Lễ Hội Vàng - Xuân An Khang được tổ chức đồng...

Triển khai kế hoạch giám sát chuyên đề nguồn nhân lực

 - Sáng 7/2, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trình Lam Sinh chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” trên địa bàn tỉnh. ...

Động lực mới tăng trưởng kinh tế An Giang

 - An Giang có thế mạnh về nông nghiệp, du lịch (DL); là cửa ngõ quan trọng kết nối vùng ĐBSCL với Vương quốc Campuchia. Mục tiêu phát triển đến năm 2030, tỉnh xác định, 3 lĩnh vực trọng tâm (kinh tế nông nghiệp, phát triển DL và kinh tế biên mậu); quyết tâm biến các tiềm năng, thế mạnh này thành động lực tăng trưởng mới cho kinh tế An Giang thời gian tới. ...

Khởi động sản xuất tháng Giêng

 - Vài năm trở lại đây, với đại bộ phận người lao động (NLĐ), tháng Giêng không còn là “tháng ăn chơi” như quan niệm xưa cũ. Ngay sau đợt nghỉ Tết, đông đảo lao động đã trở lại công ty, hối hả vào việc. Không khí sản xuất phấn khởi không chỉ bởi tình hình lao động được duy trì ổn định, mà doanh nghiệp (DN) đều có kế hoạch sản xuất - kinh doanh (SXKD) cao hơn, tăng...

Chủ động bảo vệ rừng

 - Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) bảo đảm quân số, chủ động thiết bị, phương tiện sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xảy ra. ...

Cùng chuyên mục

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang tổ chức Chương trình khảo sát và toạ đàm với Chủ để “thực...

Trong hai ngày 20 - 21 tháng 12 năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên tổ chức chương trình khảo sát và tọa đàm với chủ đề “Thực trạng và Giải pháp khai thác, phát triển sản phẩm du lịch đường sông gắn với Chợ nổi Long Xuyên”. Thực hiện chương trình liên kết và hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố...

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang tổ chức Hội thi “Ảnh đẹp Du lịch An Giang nǎm 2024”

Hội thi “Ảnh đẹp Du lịch An Giang năm 2024” với chủ đề “An Giang - Bản hòa ca sắc màu” được phát động từ đầu tháng 04/2024 đến hết ngày 25/10/2024 đã thu hút đông đảo tác giả trong và ngoài tỉnh với 33 thí sinh tham gia, cùng với 339 ảnh dự thi, các tác phẩm dự thi đều đạt chất lượng và bám sát chủ đề của Hội thi.Ban giám khảo Hội thi gồm 03 thành viên:...

Lớp tập huấn Kỹ năng trang trí và phục vụ buồng trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn...

Sáng ngày 05 tháng 11 năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Trường Cao đẳng Du lịch Cần Thơ tổ chức lớp tập huấn kỹ năng trang trí và phục vụ buồng trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Lớp tập huấn diễn ra trong 03ngày từ ngày 05/11/2024 đến ngày 07/11/2024.Ông Nguyễn Trung Thành – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchLễ...

SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỔ CHỨC KHAI GIẢNG LỚP TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ LỄ TÂN NGOẠI GIAO VÀ CHIÊU ĐÃI...

Sáng ngày 16 tháng 10 năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Trường Cao đẳng Du lịch Cần Thơ tổ chức khai giảng lớp tập huấn nghiệp vụ lễ tân ngoại giao và chiêu đãi tiệc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2024. Lớp tập huấn nghiệp vụ lễ tân ngoại giao và chiêu đãi tiệc diễn ra trong 03 ngày từ ngày...

Nơi duy nhất trải nghiệm tắm sông như tắm biển ở An Giang

Đến với khu du lịch sinh thái ở huyện Chợ Mới, du khách có thể trải nghiệm nét văn hóa sông nước Nam Bộ, với bãi tắm sông ngỡ như bãi biển. Khiêm tốn về quy mô (6,7ha) và chỉ mới tham gia vào bản đồ du lịch tỉnh An Giang, nhưng thời gian qua Khu du lịch sinh thái Cồn Én tọa lạc xã Tấn Mỹ (huyện Chợ Mới) nhanh chóng có mặt trong top đầu du lịch tiêu biểu vùng ĐBSCL....

Mùa mưa lãng đãng mây phủ, sương giăng ở vùng Bảy Núi

Từ nay đến cuối năm là thời điểm lý tưởng để du khách đến săn mây và trải nghiệm những điều tuyệt vời trên Núi Cấm. Ban Quản lý Khu du lịch Núi Cấm cho biết, thời điểm này sương mây đã xuất hiện nhiều ở khu vực đỉnh Núi Cấm (thị xã Tịnh Biên, An Giang). Đây là thời điểm lý tưởng để du khách trong và ngoài nước đến săn mây và có trải nghiệm tuyệt vời ở vùng...

Mùa sương mây huyền ảo trên Núi Cấm ở An Giang

Màn sương mù dày đặc tại Núi Cấm (thị xã Tịnh Biên) xuất hiện từ sáng sớm đến trưa 17.9. Thông tin từ Ban Quản lý Khu du lịch Núi Cấm (tỉnh An Giang) cho biết, từ sáng ngày 17.9, sương mù đã xuất hiện dày đặc tại khu vực đỉnh Núi Cấm và nhiều hơn mọi khi. Dự kiến từ nay đến cuối năm, nơi này sẽ có nhiều mây, sương vì khu vực miền Tây vào mùa mưa. Màn sương mù...

2 ngày 1 đêm trekking Núi Cấm chữa lành tâm hồn

Tại núi Cấm - nơi mệnh danh là nóc nhà An Giang, du khách có thể trải nghiệm cắm trại kết hợp trekking để hòa mình vào thiên nhiên để “chữa lành”. Với độ cao trên 700m so mặt nước biển, Núi Cấm (thị xã Tịnh Biên, An Giang) được xem là “nóc nhà xanh” miền Tây. Nơi đây sở hữu khí hậu mát lành, là lựa chọn thích hợp cho du khách trekking kết hợp với lưu trú cắm trại dịp cuối...

SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỔ CHỨC LỚP SƠ CẤP NGHIỆP VỤ LỄ TÂN KHÁCH SẠN NĂM 2024

Sáng ngày 10 tháng 9 năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn tổ chức lớp Sơ cấp Nghiệp vụ Lễ tân Khách sạn năm 2024 tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Lớp sơ cấp Nghiệp vụ Lễ tân Khách sạn diễn ra trong 15 ngày từ ngày 10/9/2024 đến hết ngày 24/9/2024.Ảnh: ông Nguyễn Trung Thành – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể...

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tập huấn về Kỹ năng giới thiệu và hướng dẫn du lịch cho cán...

Sáng ngày 13 tháng 8 năm 2024 tại thành phố Long Xuyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn tổ chức lớp tập huấn về Kỹ năng giới thiệu và hướng dẫn du lịch cho cán bộ, công chức ngành du lịch tại địa phương, lớp tập huấn diễn ra trong 03 ngày, từ ngày 13/8/2024 đến ngày 15/8/2024.Lễ khai giảng có sự tham dự của đồng chí Đào Sĩ Tuấn -...

Tin nổi bật

Tin mới nhất