Powered by Techcity

6 món ăn tôn vinh ẩm thực An Giang

Đến vùng Bảy Núi dịp Tết cổ truyền của người Khmer, du khách tham gia lễ hội không nên bỏ qua các món ăn đậm bản sắc Khmer chế biến từ bò.

Tết cổ truyền của người Khmer năm nay diễn ra từ 13 đến 16/4, du khách về An Giang có thể ghé các quán ăn để thưởng thức ẩm thực địa phương.

Bò bảy món

Bò lụi cuốn mỡ chài. Ảnh: Minh Đức

Bò lụi cuốn mỡ chài. Ảnh: Minh Đức

Bò bảy món, hiểu cơ bản là thịt bò dọn thành bảy món khác nhau trên mâm, là đặc sản nổi tiếng ở thành phố Châu Đốc. Hiện tại, khu vực Núi Sam có rất nhiều quán phục vụ các món bò này, trong đó nổi tiếng nhất là hai quán Trường Nhựt và Tư Thiêng.

Bò lụi và gù bò (phần thịt nổi lên ở phần lưng gần cổ bò, còn gọi là u hoa) là hai món trứ danh mà du khách nên thử, chế biến theo cách nướng. Bò lụi nướng sả được cuốn cùng mỡ chài, giúp du khách “đã miệng” với phần thịt thơm ngậy, tan trong miệng. Trong khi đó, những miếng gù bò nướng cháy cạnh sẽ mang lại cảm giác thích thú, giòn sần sật.

Có thể gọi combo bò 7 món hoặc buffet bò, trong khi các món lẻ đồng giá 100.000 đồng một đĩa.

Cơm bò

Thịt bò là nguyên liệu chính trong các món ăn của vùng Bảy Núi, đây là nơi có nhiều người theo đạo Hồi không ăn thịt lợn. Buổi sáng khi ghé thăm xứ lụa Tân Châu, du khách nên thử món cơm bò nổi tiếng ở tiệm Sáu Lụa, nằm ngay dưới chân cầu Châu Đốc.

Đây là tiệm duy nhất trong vùng phục vụ nuột bò, là phần thịt nằm trên phần xương lưng của bò, khá mềm và có vị ngọt béo đặc biệt. Thịt bò được nướng trên than hồng, khi ăn chấm cùng nước mắm chua ngọt có thêm trái bứa. Đồ chua ăn kèm có tỏi, hành, kiệu, gừng, ớt.

Một suất cơm bò ở Sáu Lụa còn có thêm một chén cháo gồm huyết và lòng bò, thơm nồng các gia vị nóng giống như một bài thuốc Đông y, giá 60.000 đồng một đĩa.

Lẩu kiến vàng

Lẩu kiến vàng kèm nội tạng bò. Ảnh: Minh Đức

Lẩu kiến vàng kèm nội tạng bò. Ảnh: Minh Đức

Lẩu kiến vàng có nguồn gốc từ Campuchia, được người Tịnh Biên biến tấu cho phù hợp với khẩu vị địa phương. Kiến vàng là loài kiến to mình, có màu sắc rực rỡ, thường sinh sống trên cây trong những khu rừng và vùng núi. Khu vực Tịnh Biên trước đây có rất nhiều kiến vàng, nhưng sau này khan hiếm hơn.

Một nguyên liệu quan trọng của lẩu kiến vàng là mắm bò hóc, được làm từ cá linh hoặc cá lóc. Nước lẩu từ kiến vàng, mắm bò hóc, lá mắc mật, lá giang, sánh, có vị thơm nồng, béo, chua ngọt hài hòa, hợp ăn kèm nội tạng bò. Kiến vàng không có mùi hôi như kiến thường, thậm chí có vị hơi chua nhẹ. Giá một nồi lẩu cho 4 người ăn là 200.000 đồng kèm các loại rau, ăn cùng bún hoặc mì.

Quán ăn Thái Thành là địa điểm nổi tiếng cho những nồi lẩu kiến vàng, với tuổi đời hơn 20 năm. Quán có không gian sân vườn, nằm ở thị trấn Tịnh Biên, cách thành phố Châu Đốc 24 km. Ngoài lẩu kiến vàng, món bò xào kiến cũng rất đáng thử, với những miếng thịt bò mềm mọng, thơm mùi sả và ngò, cùng vị ngậy của đậu phộng và kiến vàng, giá 100.000 đồng một đĩa.

Nước thốt nốt

Thốt nốt là loài cây đặc trưng của vùng Tịnh Biên. Cảnh sắc ở vùng này đặc trưng là những hàng thốt nốt vươn cao giữa đồng ruộng mênh mông. Nước thốt nốt là thức quà giải nhiệt tuyệt vời trong những ngày nắng nóng, vị ngọt dịu, thơm, phảng phất vị men giống cơm rượu. Nước thốt nốt không đến từ trái thốt nốt, mà là từ nhụy hoa cây thốt nốt.

Ghé Tịnh Biên, du khách nên thử một ly nước thốt nốt có thêm phần cơm thốt nốt ngọt thanh, giòn dẻo. Mỗi trái thốt nốt lấy được khoảng ba phần cơm. Giá mỗi ly thốt nốt có cơm khoảng 20.000 đồng.

Đu đủ đâm

Đu đủ đâm là món ăn đậm chất Khmer, giống gỏi xoài Thái. Từ “đâm” chỉ cách sơ chế trộn, giã. Nguyên liệu chính có đu đủ mỏ vịt bào sợi, đậu que, rau muống, trứng vịt dữa (loại trứng có lòng đỏ và lòng trắng hòa quyện với nhau, tạo nên phần lòng trứng sệt và dẻo), các loại rau thơm và sốt trộn.

Món ăn có vị mềm, thanh, chua ngọt hài hòa, kết hợp cùng vị béo ngậy của đậu phộng cùng trứng vịt dữa. Đu đủ đâm thường được ăn kèm với thịt bò nướng có vị ngọt đậm.

Gần cổng trời Tri Tôn, quán đu đủ đâm Rina là điểm đến được nhiều người yêu thích. Giá mỗi đĩa đu đủ đâm là 25.000 đồng, bò nướng 5.000 đồng một xiên.

Gà đốt

Gà đốt, cơm trùm mền và salad ăn kèm. Ảnh: Minh Đức

Gà đốt, cơm trùm mền và salad ăn kèm. Ảnh: Minh Đức

Vượt qua những con đường đất gập ghềnh đến hồ nhân tạo Ô Thum, du khách sẽ bước vào “vương quốc” của món gà đốt nổi danh vùng Tri Tôn. Đây cũng là một món ăn được du nhập từ Campuchia.

Ngồi trong những chiếc chòi dựng ngay trên mặt hồ sơn thủy hữu tình, hướng nhìn núi Cô Tô (một trong bảy ngọn núi thuộc Thất Sơn), du khách sẽ được phục vụ những suất gà đốt có lớp da vàng ươm đẹp mắt, khi ăn có cảm giác giòn ngậy, đậm đà gia vị, dùng cùng cơm rang trùm mền (có lớp trứng chiên phủ bên trên) và gỏi rau chua ngọt. Giá một suất gà đốt là 270.000 đồng.

Nếu muốn thưởng thức vị thịt gà nguyên bản, du khách có thể gọi món gà hấp lá chúc. Thịt gà được giữ nguyên vị, dai mềm mọng nước, thơm đượm mùi lá chúc, giá 300.000 đồng một con. Quán Kiều Tiên ở hồ Ô Thum là địa chỉ được nhiều dân sành ăn gợi ý cho món đặc sản này.

Minh Đức

nguồn

Cùng chủ đề

Rộn ràng công trường cao tốc trục ngang miền Tây dịp Quốc khánh

Ầm vang tiếng máy Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh An Giang (chủ đầu tư) cho biết, kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay kéo dài bốn ngày, các nhà thầu phụ trách thi công cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, đoạn qua địa bàn tỉnh vẫn tổ chức làm xuyên lễ. 100% công nhân làm việc xuyên lễ 2/9 trên công trường cao tốc...

Đua bò Bảy Núi – Vietnam.vn

Hội đua bò Bảy Núi là nét đặc trưng riêng biệt của tỉnh An Giang, là một dạng thức lễ hội nông nghiệp độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ ở vùng này. Ngày hội thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống đậm chất nhân văn của đồng bào Khmer vùng núi huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên.   Vietnam.vn giới thiệu đến quý vị tác phẩm video Đua bò Bảy Núi” của tác giả Lê...

Ghé thăm mùa nước nổi Châu Đốc

Đến hẹn lại lên, từ khoảng tháng 8 đến tháng 11, con nước lớn đổ về miền Tây mang theo tôm cá, phù sa… cho cả một vùng rộng lớn được cư dân địa phương mong chờ và gọi bằng cái tên mộc mạc, thân thương: “Mùa nước nổi”.    Châu Đốc – An Giang chính là điểm đến mang nhiều đặc trưng của mùa nước nổi mà bất kì du khách nào cũng cảm thấy thích thú bởi những đổi...

Thưởng thức hàng trăm món ngon tại Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ – An Giang

Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - An Giang với 400 gian hàng trưng bày hàng trăm loại bánh cùng nhiều chương trình hấp dẫn. Với Chủ đề “Hương sắc An Giang”, tối 3.8, tại TP Long Xuyên, diễn ra Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - An Giang năm 2024. Sự kiện do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang phối hợp với UBND TP Long Xuyên tổ chức. Với quy mô gần 400 gian hàng trưng bày, ngày hội...

Những thông tin cần biết về bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2024

(Cổng TTĐT tỉnh AG)- Tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), học sinh, sinh viên (HSSV) không chỉ được Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng; thủ tục đăng ký đơn giản, tiện lợi mà còn được hưởng nhiều quyền lợi thiết thực khi bị ốm đau, tai nạn… giúp các em có cơ hội được điều trị bệnh và tiếp tục quay trở lại học tập. Để các bậc phụ huynh và các em HSSV hiểu rõ hơn...

Cùng tác giả

Thưởng thức hàng trăm món ngon tại Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ – An Giang

Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - An Giang với 400 gian hàng trưng bày hàng trăm loại bánh cùng nhiều chương trình hấp dẫn. Với Chủ đề “Hương sắc An Giang”, tối 3.8, tại TP Long Xuyên, diễn ra Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - An Giang năm 2024. Sự kiện do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang phối hợp với UBND TP Long Xuyên tổ chức. Với quy mô gần 400 gian hàng trưng bày, ngày hội...

Loại côn trùng bé tí, đắt hơn thịt, cá thành đặc sản ở An Giang

Dế cơm chiên mắm nhĩ là món ăn đặc sản của vùng Tri Tôn, An Giang, được nhiều thực khách địa phương và du khách phương xa thích thú thưởng thức. Từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch hàng năm là thời điểm bà con Khmer ở An Giang vào mùa săn dế cơm. Trước đây, dế cơm là món dân dã, bà con bắt được thì đem về rang lên làm món đổi bữa. Nhưng hiện nay, dế chiên...

Món đặc sản ở An Giang, khách thấy tên tưởng viết sai chính tả

Vùng Tri Tôn, An Giang có món đặc sản bò xào kiến vàng với lá chha ca dao. Món ăn này thu hút nhiều thực khách tới Tri Tôn để thưởng thức. Kiến là loại côn trùng "tí hon" được sử dụng để làm thành đặc sản ở nhiều tỉnh, thành Việt Nam. Nếu ở Mai Châu (Hòa Bình) nổi tiếng với nộm kiến chua, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có thịt bò kiến đốt, vùng đất Gia Lai có muối...

2 ngày vi vu An Giang “ăn sập” Tri Tôn chỉ với 2 triệu đồng

Từ TPHCM, chúng tôi có chuyến du lịch 2 ngày đến Tri Tôn, An Giang để khám phá cảnh đẹp, ẩm thực phong phú... Cảnh đẹp tại Tri Tôn, An Giang. Ảnh: NVCC. "Con đường tơ lụa" ở Tri Tôn Từ TPHCM, chúng tôi lựa chọn xe khách để tới Tri Tôn với mức giá 200.000 đồng/khách, mất 6 tiếng để di chuyển. Chùa Tà Pạ. Ảnh: DiPy. Tảng đá đầu voi ở núi Cô Tô. Ảnh: DiPy. Một lợi thế của bản đồ du lịch ở Tri Tôn là...

An Giang cần phát huy tiềm năng hiệu quả hơn nữa

Chủ tịch nước mong muốn, với những tiềm năng về đất và người, An Giang sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của vùng ĐBSCL và cả nước. Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh ĐBSCL, ngày 6.7, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang. Góp phần vào sự phát triển chung của ĐBSCL và cả nước Báo cáo...

Cùng chuyên mục

Thưởng thức hàng trăm món ngon tại Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ – An Giang

Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - An Giang với 400 gian hàng trưng bày hàng trăm loại bánh cùng nhiều chương trình hấp dẫn. Với Chủ đề “Hương sắc An Giang”, tối 3.8, tại TP Long Xuyên, diễn ra Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - An Giang năm 2024. Sự kiện do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang phối hợp với UBND TP Long Xuyên tổ chức. Với quy mô gần 400 gian hàng trưng bày, ngày hội...

Loại côn trùng bé tí, đắt hơn thịt, cá thành đặc sản ở An Giang

Dế cơm chiên mắm nhĩ là món ăn đặc sản của vùng Tri Tôn, An Giang, được nhiều thực khách địa phương và du khách phương xa thích thú thưởng thức. Từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch hàng năm là thời điểm bà con Khmer ở An Giang vào mùa săn dế cơm. Trước đây, dế cơm là món dân dã, bà con bắt được thì đem về rang lên làm món đổi bữa. Nhưng hiện nay, dế chiên...

Món đặc sản ở An Giang, khách thấy tên tưởng viết sai chính tả

Vùng Tri Tôn, An Giang có món đặc sản bò xào kiến vàng với lá chha ca dao. Món ăn này thu hút nhiều thực khách tới Tri Tôn để thưởng thức. Kiến là loại côn trùng "tí hon" được sử dụng để làm thành đặc sản ở nhiều tỉnh, thành Việt Nam. Nếu ở Mai Châu (Hòa Bình) nổi tiếng với nộm kiến chua, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có thịt bò kiến đốt, vùng đất Gia Lai có muối...

2 ngày vi vu An Giang “ăn sập” Tri Tôn chỉ với 2 triệu đồng

Từ TPHCM, chúng tôi có chuyến du lịch 2 ngày đến Tri Tôn, An Giang để khám phá cảnh đẹp, ẩm thực phong phú... Cảnh đẹp tại Tri Tôn, An Giang. Ảnh: NVCC. "Con đường tơ lụa" ở Tri Tôn Từ TPHCM, chúng tôi lựa chọn xe khách để tới Tri Tôn với mức giá 200.000 đồng/khách, mất 6 tiếng để di chuyển. Chùa Tà Pạ. Ảnh: DiPy. Tảng đá đầu voi ở núi Cô Tô. Ảnh: DiPy. Một lợi thế của bản đồ du lịch ở Tri Tôn là...

An Giang cần phát huy tiềm năng hiệu quả hơn nữa

Chủ tịch nước mong muốn, với những tiềm năng về đất và người, An Giang sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của vùng ĐBSCL và cả nước. Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh ĐBSCL, ngày 6.7, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang. Góp phần vào sự phát triển chung của ĐBSCL và cả nước Báo cáo...

Nông dân thị trấn Đa Phước thi đua sản xuất – kinh doanh giỏi

Thực hiện phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi, Hội Nông dân thị trấn Đa Phước (huyện An Phú) đã tích cực chỉ đạo cán bộ, hội viên đẩy mạnh thực hiện phong trào, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong lao động sản xuất. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống hội viên, nông dân. Nhiều điển hình nông dân giỏi Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Đa Phước...

Đưa An Giang tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Chiều 6-7, tiếp tục chuyến công tác tại ĐBSCL, tại TP Long Xuyên, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp mặt với lãnh đạo chủ chốt tỉnh An Giang. Báo cáo Chủ tịch nước, Bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Quang cho biết dù còn nhiều khó khăn song những năm qua An Giang đã vươn lên khá toàn diện, 15/16 chỉ tiêu đạt và vượt tiến độ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra. GDP...

Cẩm nang du lịch rừng tràm Trà Sư

Trà Sư là rừng tràm và khu du lịch sinh thái được hình thành năm 1983, rộng gần 850 ha nằm ở xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên. Đây là rừng ngập nước tiêu biểu của vùng sông Hậu, có tác dụng quan trọng đối với môi trường nước và điều hòa khi hậu cho cả vùng Bảy Núi. Rừng còn là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật quý thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt...

Vẻ đẹp huyền bí, độc đáo ở rừng tràm Trà Sư, An Giang

Trà Sư là rừng tràm và khu du lịch sinh thái được hình thành năm 1983, rộng gần 850ha nằm ở xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên. Đây là rừng ngập nước tiêu biểu của vùng sông Hậu, có tác dụng quan trọng đối với môi trường nước và điều hòa khi hậu cho cả vùng Bảy Núi. Rừng còn là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật quý thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam...

Đàn chim, cò hàng nghìn con đổ về khu vườn rộng 2 ha

AN GIANG - Khu vườn rộng hơn 2 ha của một gia đình ven quốc lộ 91, huyện Châu Thành trở thành ngôi nhà của đàn chim, cò về ở hơn 20 năm nay.

Tin nổi bật

Tin mới nhất