Trang chủNewsAn ninh con người - nền tảng phát triển nguồn vốn nhân...

An ninh con người – nền tảng phát triển nguồn vốn nhân lực và xã hội

Đầu tư vào con người luôn là tất yếu trong phát triển năng lực quốc gia vì nó vừa là nguồn lực, vừa là mục tiêu cuối cùng của mọi nền kinh tế. An ninh con người là ưu tiên hàng đầu của mọi quốc gia và là cơ sở chính để phát triển nguồn vốn con người.

An ninh con người......

Vấn đề “an ninh con người” mới đây đã được đề cập rõ trong nhiều nội dung của Văn kiện Đại hội XIII của Đảng với định hướng: “Quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, phân minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người…”. (Nguồn: Báo Công Thương)

Tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ xác định Việt Nam trở thành nước phát triển với chỉ số phát triển con người ở mức cao, đời sống của người dân hạnh phúc và quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia thông qua quản trị tốt 5 nguồn lực: Tài chính, tài nguyên, sản phẩm vật chất, nhân lực và xã hội.

Tầm quan trọng của nguồn lực con người

Theo các nhà kinh tế hiện đại, sự giàu có và khả năng cạnh tranh của quốc gia được tạo ra chứ không phải được kế thừa. Nó không phát triển từ các nguồn lực tự nhiên, tài chính… của một quốc gia, như kinh tế học cổ điển khẳng định.

Sự thịnh vượng và sức cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng đổi mới, vào động lực phát triển của thị trường, bao gồm sự tương tác hiệu quả của 3 chủ thể: chính phủ, doanh nghiệp và người dân.

Tuy nhiên, đổi mới và sáng tạo lại là nguồn lực phát triển quan trọng nhất của con người, là sự khác biệt nhất của nguồn lực con người so với 4 nguồn lực còn lại. Đây cũng là phẩm chất tuyệt vời mà ngay cả các trí tuệ nhân tạo (AI) hoàn hảo nhất cũng không bao giờ đạt được.

Phẩm chất đổi mới và sáng tạo của nguồn vốn con người được thể hiện qua bốn cuộc cách mạng công nghiệp, cùng với sự phát minh ra cơ chế thị trường đã đem lại một cuộc sống và xã hội thịnh vượng hơn rất nhiều so với tổ tiên của chúng ta trong cả quá trình lịch sử phát triển nhân loại.

Nguồn vốn nhân lực được xem là tài sản quan trọng nhất của bất kỳ quốc gia nào và đầu tư vào con người luôn là một điều tất yếu trong phát triển năng lực quốc gia vì nó vừa là nguồn lực, vừa là mục tiêu cuối cùng của mọi nền kinh tế. Chính vì vậy, “an cư lạc nghiệp” hay nói một cách khác an ninh con người là ưu tiên hàng đầu của mọi quốc gia và là cơ sở chính để phát triển nguồn vốn con người.

Trên thế giới, ý tưởng mở rộng khái niệm an ninh từ an ninh quốc gia sang từng cá nhân con người lần đầu tiên được đưa ra bởi Ủy ban độc lập về giải trừ quân bị và các vấn đề an ninh vào năm 1982.

Báo cáo của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) năm 1994 là một ấn phẩm mang tính bước ngoặt trong lĩnh vực an ninh con người, với lập luận rằng đảm bảo các nhu cầu thiết yếu và an toàn cho tất cả mọi người là con đường tốt nhất để giải quyết vấn đề toàn cầu. sự bất an. Nó đã mở ra một lối thoát cho việc định nghĩa lại về mặt học thuật đối với an ninh con người.

Trong đó, cách tiếp cận an ninh con người đã tập trung lại cuộc tranh luận về an ninh từ an ninh lãnh thổ sang an ninh người dân. Ý tưởng này, được Đại hội đồng Liên hợp quốc tán thành vào năm 2012 khi đã mời các học giả an ninh và các nhà hoạch định chính sách nhìn xa hơn việc bảo vệ quốc gia – dân tộc để bảo vệ những gì chúng ta quan tâm nhất trong cuộc sống: Nhu cầu cơ bản, sự toàn vẹn về thể chất, phẩm giá con người của chúng ta.

Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền không bị sợ hãi, không bị thiếu thốn và không bị sỉ nhục của mọi người. Nó nhấn mạnh mối liên hệ chặt chẽ giữa an ninh, phát triển, bảo vệ và trao quyền cho các cá nhân và cộng đồng.

Vấn đề an ninh con người tại Việt Nam

Ở Việt Nam, khái niệm “an ninh con người” lần đầu tiên xuất hiện trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng (năm 2016). Đến nay, chúng ta cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ trong 7 nội dung liên quan đến an ninh con người (kinh tế, lương thực, y tế, môi trường, cá nhân, cộng đồng và chính trị): Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 1,5-2%/năm, đến năm 2020 còn dưới 3%; Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đến năm 2020 đạt 90,7%, tăng mạnh so với năm 2015 (76,5%) vượt mục tiêu đề ra (80%);

Khoản 1, Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm…; Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung “quyền con người” vào tên chương so với Hiến pháp năm 1992.

Tuy nhiên, do quan điểm chưa thực sự lấy con người làm trung tâm nên vấn đề an ninh con người vẫn còn một số hạn chế: Chính sách tiền lương chậm được cải cách; Giảm nghèo chưa bền vững; Chất lượng dịch vụ y tế và giáo dục nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, có mặt còn bất cập; Chất lượng cuộc sống chưa cao khi tình trạng ô nhiễm môi trường chậm được cải thiện;

Thực hiện dân chủ còn hạn chế hoặc mang tính hình thức và có tình trạng lợi dụng dân chủ gây chia rõ, mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; Con người chưa thực sự cản thấy an toàn, luôn có cảm giác bất an nhất là các vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng ven biển….

Vấn đề “an ninh con người” mới đây đã được đề cập rõ trong nhiều nội dung của Văn kiện Đại hội XIII của Đảng với định hướng: “Quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, phân minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người…”. Định hướng này cũng cho thấy mối liên hệ giữa con người và xã hội rõ ràng là rất mạnh mẽ.

An ninh con người......
Nâng cao nhận thức và tính thực thi của chính sách về an ninh con người thông qua việc lấy con người làm trọng tâm ngay từ trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia đến triển khai thực tế. (Nguồn: 1office.vn)

Đề xuất 5 nội dung nghiên cứu để phát triển con người

Bản chất con người là xã hội, loài người đã tiến hóa để trở thành xã hội và đó là đặc điểm xác định ý nghĩa của việc trở thành con người.

Để góp phần thực hiện tốt định hướng của Đảng và chính sách của Chính phủ, nên chăng chúng ta cần tăng cường thêm 5 nội dung nghiên cứu để phát triển con người và xã hội trong xu hướng mới của các biến đổi địa chính trị, kinh tế, môi trường và công nghệ:

Con người là trọng tâm

Nâng cao nhận thức và tính thực thi của chính sách về an ninh con người thông qua việc lấy con người làm trọng tâm ngay từ trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia đến triển khai thực tế.

Các nội dung luật pháp bảo vệ nhu cầu cơ bản của con người như: Sống, lao động, học tập… và an ninh cá nhân cần phải được đảm bảo khỏi các mối đe dọa bao gồm cả chiến tranh, xung đột, bạo lực… Trong đó, vấn đề tiền lương, điều kiện làm việc phải là một trong những vấn đề cốt lõi của an ninh con người.

Ngoài ra, cũng cần chú ý trong xu thế thay đổi của công nghệ, kỹ thuật số có thể mở rộng các quyền tự do của con người, nhưng chúng cũng có thể gây ra những hậu quả không lường trước, thách thức an ninh con người (ví dụ như khả năng nhân quyền có thể bị tổn hại do tác hại trên mạng và việc ngày càng phụ thuộc vào các thuật toán AI có thể làm xói mòn an ninh con người).

Hơn nữa, cũng cần nhận thức thế hệ thách thức mới đã xuất hiện dưới dạng đại dịch và biến đổi khí hậu cũng như mức độ xung đột gia tăng (khoảng 1,2 tỷ người vẫn đang sống trong các khu vực bị ảnh hưởng xung đột) và sự tồn tại bất bình đẳng trong phát triển con người…

Nguồn lực xã hội

Nguồn lực này bao gồm cả thể chế chính trị, các mạng lưới xã hội rộng lớn và các tổ chức quần chúng. Hiện nay, quan điểm đề cao quá mức lợi ích của tập thể một cách chung chung, trừu tượng đang làm hạn chế lớn đến nguồn lực xã hội và làm cho thể chế, cấu trúc bộ máy hành chính từ bộ ngành đến tỉnh, thành phố cồng kềnh, cơ chế vận hành thiếu hiệu quả và làm chậm tiến trình cải cách tiền lương gây ra các vấn đề xã hội bức xúc như: tham nhũng, tệ nạn xã hội, tội ác…

Ngoài ra, cấu trúc doanh nghiệp còn lạc hậu, thiếu đổi mới và các tổ chức quần chúng xã hội còn mang nặng tính phong trào dẫn đến năng suất lao động thấp và văn hóa bị xói mòn trong các thể chế tổ chức xã hội của đất nước. Chính vì vậy, cần có sự tinh giản và phân cấp mang tính đột phá trong hệ thống hành chính để đảm bảo hiệu quả công việc và môi trường làm việc tốt cho công chức.

Thể chế cấu trúc của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội cần liên tục đổi mới và phát triển đảm bảo bắt kịp xu hướng thị trường cạnh tranh lành mạnh và xã hội văn minh. Chính sách áp dụng công nghệ số chắc chắn sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc đào tạo, kết nối và thực thi hiệu quả cho quá trình chuyển đổi này.

Xã hội công bằng và hòa bình

An ninh con người trong kỷ nguyên nhân sinh mới (Anthropocene) giờ đây phải vượt ra ngoài việc đảm bảo an ninh cho các cá nhân và cộng đồng của họ để hướng tới nghiên cứu một cách có hệ thống, phụ thuộc lẫn nhau giữa con người; giữa con người với hành tinh.

Trong quá trình đó, các nguyên tắc bảo vệ, phân quyền và sự đoàn kết làm việc cùng nhau sẽ thúc đẩy không những văn hóa xã hội tích cực và lành mạnh mà còn hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, xây dựng xã hội công bằng và hòa bình.

Vinh danh

Sự công nhận, cho dù đó là dưới hình thức giải thưởng, tiền thưởng, thăng chức, tăng lương hay một lời “cảm ơn” đơn giản sẽ giúp các đối tượng cá nhân và tổ chức thấy được sự quan tâm xã hội; đặc biệt nếu điều đó được thực hiện một cách chân thực và nhất quán.

Quá trình đó sẽ xây dựng được niềm tin và sự chuẩn mực của mọi người vào một mục đích chung cũng như chọn lựa được các cá nhân có đức, có tài cũng như mô hình tổ chức mẫu mực để đóng góp thiết thực vào phát triển toàn diện con người và xã hội hiện đại.

An ninh lương thực và quốc phòng

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu phức tạp và sự xung đột của các thế lực cạnh tranh trong khu vực, việc quy hoạch tổng thể trung tâm lương thực Đồng bằng sông Cửu Long, Biển Đông và các vùng biên giới Việt Nam, nên chăng phải là ưu tiên của chính sách phát triển kinh tế – xã hội đất nước để bảo đảm an ninh lương thực và quốc phòng nhằm hướng tới an ninh con người Việt Nam một cách bền vững trong tiến trình hội nhập với thế giới.

Có chính sách thực hiện tốt mục tiêu đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP 26).

Một xã hội pháp luật công bằng với chính sách toàn diện về an ninh con người sẽ là nền tảng cho phát triển nguồn nhân lực và xã hội văn minh. Nền tảng đó sẽ đem lại sự tự do bình đẳng và bình an của người dân, tạo ra một xã hội luôn đổi mới và sáng tạo. Và đây cũng chính là khởi nguồn của sự thịnh vượng đất Việt.

Nguồn

Cùng chủ đề

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững

Sau gần 40 năm đổi mới, đất nước đang bước vào Kỷ nguyên vươn mình với mục tiêu đặt ra là trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo định hướng XHCN vào năm 2045. Kỷ nguyên vươn mình đòi hỏi quyền con người, quyền công dân phải được cộng nhận, được tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ...

Tìm lời giải cho ngành CNTT: Làm sao đón được “đại bàng” hạ cánh sân nhà?

Ngày 1/11, tại Hà Nội, hội thảo "Giải mã nghịch lý ngành công nghệ: Đại bàng gõ cửa nhưng nhân lực khép cửa" đã được tổ chức bởi Hệ thống Đào tạo trình lập trình viên quốc tế Aptech và Trường phổ thông liên cấp độ trí tuệ (MIS). Đây là dịp để các chuyên gia trong ngành công nghệ thông tin (CNTT) cùng trao đổi, thảo luận và đề xuất các giải pháp giải quyết tình trạng...

Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang nhấn mạnh, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phác thảo rõ nét bức tranh tổng quan về di cư quốc tế của Việt Nam, cũng như những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến di cư.

Hội thảo lý luận lần thứ 4 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng phát huy và đề cao nhân tố con người, đặt con người ở vị trí trung tâm của chiến lược phát triển...

Nhận diện hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động “li khai”, “tự trị” trong vùng dân tộc thiểu...

Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh tiến hành hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động “li khai”, “tự trị” trong vùng dân tộc thiểu số.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực

Báo Thế giới và Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm (ngày 5/11) về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả".

Ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng

Các nhà kinh tế Mỹ và người dân nước này dường như sống trong hai thực tế khác nhau - sự bất đồng quan điểm này cuối cùng có thể quyết định ai sẽ là chủ nhân mới của Nhà Trắng, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris.

“Pháo đài bay” của Mỹ làm Iran “nóng mặt”, Hamas lại khiến Washington thất vọng

Mới đây, thông tin Mỹ sẽ triển khai các máy bay ném bom B-52 tới Trung Đông trong bối cảnh bùng phát leo thang căng thẳng tại khu vực này đã khiến Iran không vui.

Ukraine tỏ thành ý đàm phán với Nga một vấn đề, bất ngờ đón khách mang theo “gói quà quý” khi mùa Đông đến...

Chính quyền Ukraine sẵn sàng đàm phán qua trung gian với Nga về việc ngừng tấn công các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau.

Nếu bà Harris đánh bại ông Trump, đây sẽ là lời giải đáp

Ngày 4/11, tờ New York Times đăng một bài viết lý giải những thành tố đóng góp vào thành công của ứng cử viên Tổng thống Mỹ Kamala Harris nếu như chiến thắng gọi tên bà trong những ngày tới đây. TG&VN lược dịch bài phân tích.

Bài đọc nhiều

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Nghệ nhân đưa ‘hồn cốt’ lụa Vạn Phúc hồi sinh

Với bàn tay cần mẫn, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm đã hồi sinh lụa Vân, "hồn cốt” của làng nghề truyền thống Vạn Phúc. VTC.vn

Giải pháp khắc phục tồn tại để danh thắng Hồ Trị An xứng với khu du lịch quốc gia

Từ lâu, hồ Trị An đã trở thành điểm du lịch dã ngoại hấp dẫn đối với du khách trong tỉnh cũng như các khu vực lân cận. Đến với hồ, du khách có những trải nghiệm tuyệt vời nhất như: ngắm cảnh đẹp trên hồ, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, đặc biệt là thưởng thức những món ngon đặc sản tại chỗ. Hồ Trị An được quy hoạch phát triển là khu du lịch quốc...

Thủ tướng Việt Nam, Campuchia và Lào ăn sáng làm việc

Sáng 9-10, Thủ tướng Việt Nam, Campuchia và Lào có buổi ăn sáng làm việc ở Vientiane. Lãnh đạo ba nước nhất trí tìm giải pháp phát triển các cơ chế hợp tác song phương, ba nước theo hướng hiệu quả, thực chất hơn.   Thủ tướng Phạm Minh Chính có buổi ăn sáng làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Campuchia Hun Manet tại Vientiane sáng 9-10 - Ảnh: DƯƠNG GIANG Sáng 9-10, nhân dịp tham dự...

Cùng chuyên mục

Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng nhắn tin tại Việt Nam

NDO - Ngày 5/11, theo báo cáo The Connected Consumer (Người tiêu dùng số) quý III/2024 do Decision Lab công bố, Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng nhắn tin tại Việt Nam về tỷ lệ sử dụng (Penetration rate) và mức độ yêu thích (Preference rate). Số liệu từ báo cáo này cho thấy, ở hạng mục “Nền tảng nhắn tin” (Messaging platforms), Zalo dẫn đầu với tỷ lệ sử dụng (Penetration rate) đạt 85%, theo sau là Facebook với...

Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương làm người phát ngôn Bộ Thông tin và Truyền thông

(VTC News) - Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng ký Quyết định số 1896 về việc phân công công việc giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng. Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý...

Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức vừa phải

Ngân hàng Standard Chartered nhận định mặc dù áp lực kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn vẫn có thể tồn tại nhưng khả năng hoạt động của nền kinh tế đang tốt hơn so với kỳ vọng của thị trường.   Ngày 5/11, trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo dữ liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong tháng Mười cho thấy có sự điều chỉnh về...

Khám phá thủ phủ “vàng xanh” Sà Dề Phìn, tỉnh Lai Châu

(Dân trí) - Vùng chè cổ Sà Dề Phìn (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) có hơn 1.000 gốc cây chè cổ thụ. Đây là điểm nhấn thu hút khách du khách, cũng là một trong những định hướng trọng tâm của chính quyền huyện. Sà Dề Phìn là một xã vùng cao thuộc huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, địa danh được ví như "Sa Pa thứ hai". Sà Dề Phìn tiếng dân tộc Mông có nghĩa là vùng chè...

“Tinh – gọn – mạnh – hiệu năng – hiệu lực – hiệu quả”

(Dân trí) - Nhấn mạnh tầm quan trọng của bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng tầng nấc trung gian dẫn đến mất thời gian qua "nhiều cửa" thủ tục hành chính, gây cản trở, tạo điểm nghẽn. Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có bài viết "Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả". Báo Dân trí trân trọng đăng toàn văn bài viết. Trong mọi giai đoạn...

Mới nhất

“Ông hoàng” truyện tranh kinh dị Nhật Bản Kazuo Umezu qua đời ở tuổi 88

Họa sỹ truyện tranh người Nhật Kazuo Umezu, nổi tiếng với các bộ truyện tranh kinh dị như "Hebi Shojo" (Reptilia) và "Nekome Kozo" (Cat Eyed Boy) đã qua đời vào ngày 28/10, hưởng thọ 88 tuổi. Họa sỹ truyện tranh Nhật Bản Kazuo Umezu, nổi tiếng với những tác phẩm kinh dị...

Sau thương vụ lịch sử, Vinhomes của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có bước đi lớn

Vinhomes của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa có quyết định tổ chức lại các công con, báo hiệu một bước đi trong một lĩnh vực chiến lược mới, sau khi vừa có thương vụ lịch sử, mua lại 370 triệu cổ phần VHM. CTCP Vinhomes (HoSE: VHM) do tỷ phú Phạm Nhật Vượng làm thành viên và Vingroup (VIC)...

Xây dựng Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công (sửa đổi)

(MPI) – Ngày 19/10/2024, tại Tờ trình số 683/TTr-CP, Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), theo đó kiến nghị Quốc hội thông qua Luật ngay tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Để đảm bảo đầy đủ căn cứ pháp lý nhằm tạo điều kiện triển khai Luật...

Khám phá thủ phủ “vàng xanh” Sà Dề Phìn, tỉnh Lai Châu

(Dân trí) - Vùng chè cổ Sà Dề Phìn (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) có hơn 1.000 gốc cây chè cổ thụ. Đây là điểm nhấn thu hút khách du khách, cũng là một trong những định hướng trọng tâm của chính quyền huyện. Sà Dề Phìn là một xã vùng cao thuộc huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu,...

Hơn 82% hộ gia đình Việt Nam đã có Internet cáp quang băng rộng

Theo thống kê của Bộ TT&TT, tính đến tháng 10, tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng smartphone đã đạt 88,7%; tỷ lệ hộ gia đình có Internet cáp quang băng rộng là 82,3%, tăng hơn 2% so với thời điểm tháng 2/2024. Được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 11/1/2024, ‘Quy hoạch hạ tầng TT&TT...

Mới nhất