Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếĂn nhiều thịt đỏ, cơ thể sẽ thế nào?

Ăn nhiều thịt đỏ, cơ thể sẽ thế nào?


Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ tim; 5 triệu chứng kèm theo nhức đầu cảnh báo bất ổn về thần kinh; 4 lời khuyên giúp tránh nhiễm trùng đường tiết niệu vào mùa hè…

3 tác hại của việc ăn quá nhiều thịt đỏ, ít ăn thực vật

Các loại thịt đỏ như bò, heo là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể. Một chế độ ăn uống lành mạnh là cần kết hợp cả thịt đỏ với rau củ, trái cây. Nếu ăn quá nhiều thịt đỏ, ít ăn rau củ, trái cây thì cơ thể sẽ đối diện một số nguy cơ sức khỏe.

Thịt đỏ mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Chúng không chỉ giàu protein mà còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng. Cơ thể cần các dưỡng chất này để hoạt động bình thường. Chẳng hạn, thịt đỏ sẽ giúp cơ bắp chắc khỏe, cung cấp đủ dưỡng chất để tạo tế bào hồng cầu cũng như tổng hợp ADN.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Ăn nhiều thịt đỏ, cơ thể sẽ thế nào?- Ảnh 1.

Thịt đỏ nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng cholesterol có hại trong máu

Tuy nhiên, ăn thịt đỏ có hại hay có lợi lại phụ thuộc vào loại thịt chúng ta ăn, tần suất ăn và số lượng. Giống như nhiều thực phẩm khác, thịt đỏ nên được ăn ở mức vừa phải, nên ưu tiên ăn thịt nạc giàu protein thay vì thịt mỡ.

Cơ thể sẽ đối mặt những nguy cơ sức khỏe sau nếu ăn nhiều thịt đỏ mà không ăn rau củ, trái cây.

Tăng cholesterol có hại. Một trong những vấn đề lớn nhất khi ăn nhiều thịt đỏ là làm tăng lượng chất béo bão hòa trong máu. Đây là loại chất béo có nhiều trong mỡ động vật. Chúng sẽ đông lại ngay cả khi đang ở nhiệt độ phòng. Ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa như thịt đỏ sẽ làm tăng mức cholesterol “xấu” LDL trong máu. 

Tăng nguy cơ ung thư. Ngoài tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ăn quá nhiều thịt đỏ còn có liên quan đến một số loại ung thư. Nguy cơ ung thư sẽ cao hơn nếu ăn các loại thịt đỏ đã qua chế biến, đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 31.5.

5 triệu chứng kèm theo nhức đầu cảnh báo bất ổn về thần kinh

Nhức đầu là vấn đề sức khỏe cực kỳ phổ biến. Trong phần lớn trường hợp, bệnh sẽ khỏi khi uống thuốc và nghỉ ngơi. Nhưng không phải trường hợp nào cũng vậy. Có những cơn nhức đầu là dấu hiệu của bất ổn về não bộ và thần kinh. Khi đó, người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ thần kinh kiểm tra.

Một số cơn đau đầu không phải xuất phát từ những nguyên nhân thông thường như căng thẳng, lo âu, say nắng hay mất nước mà từ bất ổn trong hoạt động thần kinh. Trên thực tế, các vấn đề thần kinh xuất hiện không chỉ ở não mà còn ở tủy sống, dây thần kinh ngoại biên và cơ bắp.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Ăn nhiều thịt đỏ, cơ thể sẽ thế nào?- Ảnh 2.

Cơn nhức đầu dữ dội, đến đột ngột có thể là do đột quỵ

Người bệnh cần tìm đến bác sĩ thần kinh khi cơn đau đầu kèm theo các triệu chứng sau:

Thường phải uống thuốc trị đau đầu. Nếu bạn phải thường xuyên uống thuốc giảm đau để giảm cơn đau đầu, ít nhất 3-4 lần/tuần, thì có thể cơn đau đầu xuất phát từ vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng. Các bác sĩ thần kinh cho biết các loại thuốc giảm đau không kê đơn sẽ có tác dụng trong thời gian ngắn nhưng về lâu dài có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho dạ dày, thận và gan nếu dùng quá mức.

Tê hoặc ngứa ran. Ngoài đau đầu liên tục, nếu người bệnh có cảm giác tê hoặc ngứa ran thì cần đến gặp bác sĩ thần kinh. Nguy cơ mắc bệnh đặc biệt cao nếu cảm giác tê ngứa chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 31.5.

4 lời khuyên giúp tránh nhiễm trùng đường tiết niệu vào mùa hè

Nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những loại nhiễm trùng phổ biến nhất. Bệnh sẽ xuất hiện nhiều hơn vào mùa hè. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Áp dụng một số biện pháp có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn E. coli gây ra. Loại vi khuẩn này thường sống trong đường tiêu hóa của con người. Phụ nữ sẽ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu do niệu đạo của họ ngắn hơn so với nam giới.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Ăn nhiều thịt đỏ, cơ thể sẽ thế nào?- Ảnh 3.

Uống nhiều nước là một trong những cách dễ nhất giúp ngăn nhiễm trùng đường tiết niệu

Để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu vào mùa hè, mọi người cần áp dụng các biện pháp sau:

Uống đủ nước. Uống đủ nước, thậm chí là uống nhiều nước, là cách đơn giản nhất giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu vào những tháng hè. Uống nhiều nước sẽ khiến cơ thể đi tiểu nhiều hơn, nhờ đó ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn trong đường tiết niệu.

Ngoài ra, khi cơ thể nhận được đủ nước, nước tiểu trong bàng quang sẽ loãng đi, nồng độ chất thải trong nước tiểu sẽ không bị cô đặc và nhờ đó giảm khả năng vi khuẩn phát triển. Các chuyên gia khuyến cáo nên uống ít nhất 2 lít nước/ngày.

Mặc quần áo thoáng khí. Mặc quần áo rộng rãi và thoáng khí cũng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Vì loại quần áo này giúp thúc đẩy lưu thông không khí trên da, giảm đổ mồ hôi và độ ẩm. Nhờ đó, nguy cơ vi khuẩn phát triển trên da, đặc biệt là ở vùng sinh dục, và gây nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ giảm. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!




Nguồn: https://thanhnien.vn/ngay-moi-voi-tin-tuc-suc-khoe-an-nhieu-thit-do-co-the-se-the-nao-185240530185647428.htm

Cùng chủ đề

Tín đồ bánh trung thu ăn cách gì để không lo lên ký?

Ăn bánh trung thu không đúng có thể làm tăng đường huyết, tăng cânThS.BS Bùi Thị Duyên - khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Quân y 175 - cho biết đa phần bánh trung thu truyền thống chứa nhiều đường, chất béo và calo. Đối với người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch hay béo phì, đây là những thành phần cần được...

Lý giải hiện tượng ‘tâm lý yếu’ khi gặp áp lực

"Chúng ta thấy hiện tượng này ở khắp nơi, trong thể thao và cả ngoài lĩnh vực thể thao", ông Steven Chase, nhà thần kinh học tại Đại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh (Mỹ), chia sẻ. Chase và các đồng nghiệp đã nghiên cứu điều gì xảy ra trong não bộ khiến hiệu suất giảm mạnh, và công bố kết quả trên...

Báo động bệnh lý tim mạch trong cộng đồng

Tin mới y tế ngày 11/9: Báo động bệnh lý tim mạch trong cộng đồngNăm 2010, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch mạn tính ở người trưởng thành tại Việt Nam là 4%, tương đương 3,4 triệu người. Đến năm 2020, con số này đã tăng lên gần 8%, tương đương hơn 7 triệu người, gấp đôi so với một thập kỷ trước. Báo động...

Phát hiện ung thư não chỉ trong một giờ

Các nhà khoa học đã tìm ra một cách mới để phát hiện ung thư não nhanh hơn và ít xâm lấn hơn so với sinh thiết phẫu thuật. Chỉ cần 100 microlit máu để thực hiện phương pháp “sinh thiết lỏng” mới lạ này và trong vòng một giờ, phương pháp này có thể phát hiện các dấu ấn sinh học liên quan đến khối u thần kinh đệm -...

Ngủ bù cuối tuần, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Nghiên cứu xem xét dữ liệu của 90.903 người trưởng thành tham gia dự án UK Biobank, một cơ sở dữ liệu lưu giữ hồ sơ y tế và lối sống của 500.000 người ở Vương quốc Anh, trong đó có 19.816 người bị thiếu ngủ.Theo báo Guardian ngày 29-8, sau khi theo dõi tình trạng của họ trong 14 năm, nhóm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Hà Nội bước vào giai đoạn cao điểm dịch sốt xuất huyết

Trong tuần, trên địa bàn Thành phố ghi nhận 227 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 37 ca so với tuần trước). Dịch sốt xuất huyết đã bước vào giai đoạn cao điểm. Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần (từ ngày 6/9 đến ngày 13/9), toàn Thành phố ghi nhận 227 ca mắc sốt xuất...

Hàng trăm trẻ được VNVC tiêm ngừa sởi trong ngày đầu tiên miễn phí

PGS.TS Tăng Chí Thượng (bìa phải) đến thăm và giám sát việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi miễn phí cho trẻ từ 1-10 tuổi sáng 17-9 tại VNVC quận 8 (TP.HCM).Sáng 17-9, PGS.TS Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM -...

Quảng Ngãi tích cực điều trị cho bệnh nhân ngừng tim do ăn cá nóc

Ngày 17/9, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi Lê Văn Thiều cho biết đơn vị đang điều trị cho một cặp vợ chồng tại thị xã Đức Phổ bị ngộ độc do ăn cá nóc. Trước đó, chiều 16/9, vợ chồng ông Nguyễn Hội (sinh năm 1959) và bà Lê Thị Kim Huệ (sinh năm 1966) cùng trú tại phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ được đưa đến...

Hội Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Việt Nam ủng hộ đồng bào bão lũ 352 triệu đồng

- Bạn đọc có thể đến đóng góp tại trụ sở báo Tuổi Trẻ: 60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận; 12 Phạm Ngọc Thạch, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM.Ngoài ra, bạn đọc có thể đóng góp tại các văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ ở Hà Nội (72A Thụy Khuê, Q.Tây Hồ, Hà Nội); Đà Nẵng...

Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm y tế thanh toán đối với nạn nhân bão lụt

Ngày 16/9, Bộ Y tế có công văn gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và Bệnh viện thuộc trường Đại học Y Dược; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các Bộ, Ngành về việc bảo đảm công tác khám, chữa bệnh, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lụt. Công văn nêu rõ: Cơn bão số 3 với cường độ rất mạnh và mưa lụt, sạt lở sau bão...

Cùng chuyên mục

2 mẹ con cùng mắc ung thư thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Không lâu sau khi mẹ phát hiện ung thư phổi, cô gái 20 tuổi (Trung Quốc) bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng. Lo lắng về chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình, cô gái đã...

Tiêm vắc-xin là vũ khí tối ưu để kiểm soát dịch sởi

Vẫn còn đến 70% trẻ từ 1-5 tuổi và gần như toàn bộ nhóm trẻ từ 6-10 tuổi (thuộc diện cần tiêm trong chiến dịch) tại TP.HCM chưa được tiêm chủng. Tại TP.HCM, chỉ 3 ngày sau khi Ủy ban nhân dân TP ban hành quyết định công bố dịch, chiến dịch tiêm chủng cho tất cả các trẻ từ 1-10 tuổi chưa tiêm...

Những yếu tố khiến dịch bệnh có nguy cơ bùng phát sau mưa lũ

Theo Đại tá TS.BS Vũ Viết Sáng - Phó Viện trưởng Viện lâm sàng các bệnh truyền nhiễm, Chủ nhiệm Khoa Bệnh lây đường hô hấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đây là những điều kiện rất thuận lợi cho các tác nhân vi sinh vật gây bệnh phát triển và gây bệnh cho người.Kinh nghiệm từ trước tới nay cho thấy, dịch bệnh truyền nhiễm thường đi liền sau mưa lũ.Các bệnh lây truyền qua...

Mới nhất

Cứu trợ vùng bão lũ: Kịp thời, thiết thực, đúng người, đúng thời điểm

Để biết người dân bị ảnh hưởng của bão lũ cần gì nhất thì các đoàn cứu trợ nên liên lạc thông qua kênh chính thức là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập Đỏ.   "Thương người như thể thương thân" là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đặc biệt là sau mỗi lần xảy ra...

‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?

Còn đó những nỗi lo… Mới đây, Trung Quốc và Mỹ đã mở cửa thị trường, đồng ý nhập khẩu chính ngạch trái dừa Việt Nam. Đây là tin vui cho các địa phương đang là “thủ phủ” trái dừa Việt Nam nói riêng và ngành rau quả xuất khẩu Việt...

Xuất khẩu cá tra tháng 8 sang các thị trường tiếp đà tăng trưởng

Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU có dấu hiệu khởi sắc trở lại Bước nhảy vọt trong xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng của Việt Nam Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 8/2024, xuất khẩu cá...

Thông tư 68 thúc đẩy dòng vốn ngoại gia tăng trên thị trường chứng khoán

Theo đó, thông tư 68/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống...

Cảnh sát biển cứu thành công 8 thuyền viên trên tàu hàng bị sóng đánh chìm

Trước đó, lúc 13h40 cùng ngày, tàu hàng An Bình Phát 68 chở theo 4.000 tấn bột đá đang trong hành trình từ Thanh Hóa đi Quảng Ngãi. Khi đến vị trí 15,43 độ vĩ Bắc - 108,33 độ kinh Đông, cách bờ biển xã Bình Hải (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) khoảng 4,5 hải lý về hướng Đông,...

Mới nhất