Trang chủKinh tếNông nghiệpẤn Độ bỏ một cơ chế trong xuất khẩu gạo, giá gạo...

Ấn Độ bỏ một cơ chế trong xuất khẩu gạo, giá gạo của Việt Nam, Thái Lan quay đầu giảm

Việc Ấn Độ trở lại đường đua xuất khẩu gạo đã khiến giá gạo của Việt Nam, Thái Lan đều có xu hướng giảm. Dù vậy, giá gạo Việt Nam vẫn đang cao nhất thế giới.

Bản tin của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và PTNT), trong tuần từ 21/10 – 25/10/2024, giá gạo 5% tấm của Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam đều giảm so với tuần trước. 

Theo đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan đạt 510 USD/tấn, giảm 15 USD/tấn so với tuần trước. Hiện, nhu cầu gạo Thái Lan vẫn khá ổn định. 

Giá gạo 5% tấm của Ấn Độ đạt 467 USD/tấn, giảm 26 USD/tấn so với tuần trước, giá gạo Ấn Độ ở mức thấp nhất kể từ tháng 8/2023, do Chính phủ đã gỡ bỏ thuế xuất khẩu và giá xuất khẩu tối thiểu. 

Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đạt 532 USD/tấn, giảm 5 USD/tấn sovới tuần trước. Giá giảm do cạnh tranh từ các nước xuất khẩu khác.

Hiện nay, Ấn Độ đã bỏ cơ chế áp dụng giá sàn 490 USD/tấn đối với gạo trắng non-basmati xuất khẩu. Đây là nội dung được Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ công bố ngày 23/10/2024. Trước đó, ngày 28/9/2024, Ấn Độ chính thức bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non – basmati nhưng áp dụng giá sàn 490 USD/tấn. Việc bỏ cơ chế giá sàn này đồng nghĩa với việc Ấn Độ tự do hóa hoàn toàn hoạt động thương mại gạo. 

Xuất khẩu gạo - Ảnh 1.

Việc Ấn Độ trở lại đường đua xuất khẩu gạo đã khiến giá gạo của Việt Nam, Thái Lan đều có xu hướng giảm. Dù vậy, giá gạo Việt Nam vẫn đang cao nhất thế giới.

Trong khi đó, Indonesia đang có kế hoạch mở rộng diện tích canh tác lúa mới từ 750.000 ha đến 1 triệu ha vào năm 2025 như một phần trong nỗ lực tự cung tự cấp lương thực của tân Tổng thống Prabowo Subianto. Trong hai năm qua, lượng gạo nhập khẩu của Indonesia đã tăng vọt, ở mức hơn 3 triệu tấn mỗi năm, do sản lượng trong nước bị ảnh hưởng bởi thời tiết khô hạn bất thường

Malaysia cũng đang triển khai nhiều sáng kiến bao gồm các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để đảm bảo năng suất lúa ổn định, giảm nhập khẩu gạo và tăng thu nhập cho nông dân. Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Malaysia Datuk Seri Mohamad Sabu, tính đến tháng 9/2024, Malaysia đã nhập khẩu tổng cộng 1.358.718 tấn gạo. Trong đó, nguồn cung chủ yếu từ Thái Lan, Việt Nam, Pakistan, Campuchia, Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Myanmar và Tây Ban Nha. 

Báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy, dự báo xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 tăng 2,3 triệu tấn lên 56,3 triệu, cao hơn một chút so với dự báo chỉnh sửa năm trước đó và là mức cao thứ hai được ghi nhận. 

Dự báo xuất khẩu năm 2025 của Ấn Độ tăng 3,0 triệu tấn, lên 21,0 triệu, trong khi dự báo cho Brazil, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam lại bị hạ xuống. Dự báo nhập khẩu 2025 sẽ được nâng cấp đối với một số quốc gia có giá dự kiến thấp hơn và khả năng xuất khẩu lớn hơn nguồn cung cấp, trong đó Trung Quốc, Nepal và Philippines có mức tăng lớn nhất. 

Sản lượng gạo toàn cầu năm 2024/25 được Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo đạt mức kỷ lục 530,4 triệu tấn, tăng 3,1 triệu tấn so với dự báo trước đó. Ấn Độ chiếm phần lớn trong đợt điều chỉnh tăng, với dự báo sản lượng cũng được nâng lên đối với Ai Cập, Guyana, Nhật Bản và Venezuela, nhưng lại hạ xuống đối với Philippines.

Nguồn cung toàn cầu (tồn kho ban đầu cộng với sản lượng) năm 2024/25 được dự báo đạt mức kỷ lục 710,3 triệu tấn, tăng 5,6 triệu tấn so với dự báo trước đó do lượng hàng tồn kho lớn hơn và dự báo sản lượng tăng. Sử dụng trong nước và sản lượng còn lại toàn cầu năm 2024/25 được dự báo đạt mức kỷ lục 528,triệu tấn, tăng 0,6 triệu tấn so với dự báo trước đó mặc dù dự báo của Ấn Độ giảm 1,0 triệu tấn xuống còn 120,0 triệu tấn. Dự kiến lượng dự trữ cuối kỳ toàn cầu năm 2024/25 là 182,2 triệu tấn, tăng gần 5,0 triệu tấn so với dự báo trước đó và là mức lớn nhất kể từ năm 2021/22.

Ấn Độ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong mức tăng này, với lượng dự trữ cuối kỳ của Ấn Độ tăng 4,0 triệu tấn lên mức kỷ lục 43,0 triệu tấn.

Trong tháng qua, giá giao dịch cho hầu hết các loại gạo xay xát nguyên hạt thường (không phải gạo xát trắng hoặc gạo thơm) từ Thái Lan đã giảm 10-13%, chủ yếu là do Ấn Độ tạm dừng lệnh cấm xuất khẩu gạo xay xát không phải gạo basmati và nguồn cung toàn cầu lớn hơn. Giá báo từ Việt Nam, Pakistan và Myanmar cũng giảm.





Nguồn: https://danviet.vn/an-do-bo-mot-co-che-trong-xuat-khau-gao-gia-gao-cua-viet-nam-thai-lan-quay-dau-giam-20241023123733951.htm

Cùng chủ đề

Nhóm vũ trang đối lập tuyên bố kiểm soát một sở chỉ huy quân sự tại Myanmar

Sau nhiều tuần giao tranh, nhóm vũ trang đối lập Arakan Army (AA) tuyên bố giành quyền kiểm soát một trong 14 sở chỉ huy quân sự lớn của quân đội Myanmar trên cả nước. ...

Cảnh sát biển Việt Nam và Ấn Độ diễn tập chung

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 20/12, tàu CSB 8005 của Cảnh sát biển Việt Nam (VCG) đã rời cảng Kochi sau chuyến thăm thành công kéo dài 4 ngày nhằm tăng cường quan hệ đối tác giữa VCG và Cảnh sát biển Ấn Độ (ICG). Thông cáo báo chí của ICG nêu rõ, trọng tâm của chuyến thăm là cuộc diễn tập toàn diện chung trên biển mang mật danh “Sahayog - Hợp tác” ở ngoài khơi...

Bác sĩ chỉ mẹo hiệu quả để kiểm soát tăng huyết áp khi trời trở lạnh

Huyết áp cao không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến bệnh tim, đột quỵ. Trời lạnh có thể gây ra những thách thức cho người bị huyết áp cao. ...

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Surajkund, Faridabad, bang Haryana, Ấn Độ sẽ diễn ra từ ngày 7-23/2/2025. Từ ngày 7-23/2/2025 tại Surajkund, Faridabad, bang Haryana, Ấn Độ sẽ diễn ra Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế Surajkund lần thứ 38 được tổ chức bởi Cơ quan quản lý Surajkund Mela, các Bộ Du lịch, Bộ Dệt may (Ủy ban phát triển, Dệt thủ công và Thủ...

Tàu hải quân Ấn Độ húc lật phà chở khách, ít nhất 13 người thiệt mạng

Ít nhất 13 người thiệt mạng khi một tàu hải quân Ấn Độ va chạm và làm lật một phà chở hơn 100 hành khách ngoài khơi Mumbai. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một thung lũng đẹp như phim ở Quảng Nam có người Cơ Tu thọ đã 80 tuổi, may áo bằng vỏ cây rừng

Ai nhớ được già Cơlâu Blao nơi thung lũng làng Voòng (xã Tr’hy, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) đã bao nhiêu năm đóng khố, cùng người Cơ Tu trong trang phục truyền thống, băng rừng trên con đường mòn, làm những việc mà họ vẫn làm trong đời sống là...

Thả voọc, rùa, kỳ đà, cu li quý hiếm có tên trong sách Đỏ về với môi trường tự nhiên

Theo Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật thuộc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, đơn vị vừa phối hợp với lực lượng chức năng thả các cá thể động vật hoang dã, quý hiếm, có tên trong sách Đỏ về môi...

Tình cờ nuôi chim cu gáy ở Bắc Giang, ai ngờ thành công, giàu hẳn lên, con nào hót hay bán 7 triệu

Chim cu gáy Thái Lan non giá từ 300.000 đến 1 triệu đồng/đôi, tuỳ theo màu lông mơ, vân hồng hay tim trắng. Sau khi trừ chi phí, anh Khôi, nông dân xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) thu lãi hơn 10 triệu đồng/tháng. Anh còn có thêm...

Vô khu rừng rộng nhất Đồng Nai, bò tót đứng hàng đàn, voi rừng đi giữa đường, vịt trời bay la liệt

Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai đang quản lý, bảo vệ diện tích rừng lớn nhất tỉnh Đồng Nai với hơn 68.000 ha và 32.000 ha mặt nước hồ Trị An, có hơn 2.200 động vật hoang dã, trong đó có loài quý hiếm như bò tót... ...

Trồng măng cụt ra quả đặc sản ở Hậu Giang, thương lái cứ vô hỏi đã bán được chưa?

Măng cụt là một loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, nhờ hương vị thơm ngon, ngọt mát và giàu dinh dưỡng. Ông Nguyễn Hoàng Anh, khu vực Thạnh Hiếu, phường Bình Thạnh, TX Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) đã đầu tư trồng 4.000m2 măng cụt và hằng...

Bài đọc nhiều

Bước tiến để nông nghiệp Việt phát triển bền vững

Mới đây, Lễ ký kết triển khai Dự án Giảm phát thải Carbon tại vùng nguyên liệu mía Lam Sơn được vừa được tổ chức tại Thanh Hóa đã đánh dấu sự hợp tác chiến lược giữa Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) và hai đối tác Nhật...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Trung Quốc chậm mua hàng, giá một loại tinh bột của Việt Nam giảm sâu

Giá sắn đang có xu hướng giảm sâu do nhu cầu mua hàng từ các nhà máy của Trung Quốc rất chậm. ...

Cùng chuyên mục

Một thung lũng đẹp như phim ở Quảng Nam có người Cơ Tu thọ đã 80 tuổi, may áo bằng vỏ cây rừng

Ai nhớ được già Cơlâu Blao nơi thung lũng làng Voòng (xã Tr’hy, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) đã bao nhiêu năm đóng khố, cùng người Cơ Tu trong trang phục truyền thống, băng rừng trên con đường mòn, làm những việc mà họ vẫn làm trong đời sống là...

Thả voọc, rùa, kỳ đà, cu li quý hiếm có tên trong sách Đỏ về với môi trường tự nhiên

Theo Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật thuộc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, đơn vị vừa phối hợp với lực lượng chức năng thả các cá thể động vật hoang dã, quý hiếm, có tên trong sách Đỏ về môi...

Tình cờ nuôi chim cu gáy ở Bắc Giang, ai ngờ thành công, giàu hẳn lên, con nào hót hay bán 7 triệu

Chim cu gáy Thái Lan non giá từ 300.000 đến 1 triệu đồng/đôi, tuỳ theo màu lông mơ, vân hồng hay tim trắng. Sau khi trừ chi phí, anh Khôi, nông dân xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) thu lãi hơn 10 triệu đồng/tháng. Anh còn có thêm...

Vô khu rừng rộng nhất Đồng Nai, bò tót đứng hàng đàn, voi rừng đi giữa đường, vịt trời bay la liệt

Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai đang quản lý, bảo vệ diện tích rừng lớn nhất tỉnh Đồng Nai với hơn 68.000 ha và 32.000 ha mặt nước hồ Trị An, có hơn 2.200 động vật hoang dã, trong đó có loài quý hiếm như bò tót... ...

Trồng măng cụt ra quả đặc sản ở Hậu Giang, thương lái cứ vô hỏi đã bán được chưa?

Măng cụt là một loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, nhờ hương vị thơm ngon, ngọt mát và giàu dinh dưỡng. Ông Nguyễn Hoàng Anh, khu vực Thạnh Hiếu, phường Bình Thạnh, TX Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) đã đầu tư trồng 4.000m2 măng cụt và hằng...

Mới nhất

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh tại Giáo xứ Lào Cai

(Chinhphu.vn) - Chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng các linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo tại Giáo xứ Lào Cai và tặng quà một số gia đình giáo dân nhân dịp Giáng sinh.   Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, chúc mừng giáo dân Giáo xứ Lào Cai nhân dịp Giáng...

Tai nạn trực thăng ở Thổ Nhĩ Kỳ, 4 người thiệt mạng

(CLO) Sáng Chủ Nhật, một chiếc trực thăng cứu thương của Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi đang cố gắng hạ cánh trên nóc...

Một thung lũng đẹp như phim ở Quảng Nam có người Cơ Tu thọ đã 80 tuổi, may áo bằng vỏ cây rừng

Ai nhớ được già Cơlâu Blao nơi thung lũng làng Voòng (xã Tr’hy, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) đã bao nhiêu năm đóng khố, cùng người Cơ Tu trong trang...

TP.HCM phủ kín mạng 5G trong năm 2025

Đây là nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP.HCM (HCMC C4IR) ngay trong năm 2025. ...

Mới nhất

Ký ức Trường Sơn

Giá cà phê phục hồi