Trang chủDi sảnÂm vang một vùng non nước cố đô

Âm vang một vùng non nước cố đô

Không chỉ là kinh đô nước Ðại Cồ Việt tự ngàn xưa, Ninh Bình còn lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa. Ðó là nguồn tài nguyên “không thể tái tạo”, cần được nghiên cứu bảo tồn và phát huy những giá trị đặc trưng riêng có, tạo động lực thu hút đầu tư phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh theo hướng bền vững.

Việc khai quật khảo cổ học năm 2021 bước đầu xác định được nền móng cung điện ở Cố đô Hoa Lư.
Việc khai quật khảo cổ học năm 2021 bước đầu xác định được nền móng cung điện ở Cố đô Hoa Lư.

Việc khai quật khảo cổ học tại hàng loạt di tích ở Ninh Bình đã giúp các nhà khoa học tìm thấy nhiều dấu tích người Việt cổ, nhiều đồ đá, mảnh gốm, di tích xương động vật, thực vật. Ðiều đó, tạo điều kiện cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa phác thảo bức tranh sống động về khảo cổ học; về cuộc sống của người tiền sử ở vùng đất cổ Ninh Bình.

Giá trị tài nguyên ‘‘không tái tạo’’

Phòng tuyến Biện Sơn-Tam Ðiệp thuộc tỉnh Ninh Bình là nơi lưu dấu ấn oai hùng của Vua Quang Trung hội quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long “quét sạch” quân Thanh xâm lược. Khu vực này hiện có nhiều di tích khảo cổ học. Trong đó có núi Ba thuộc phường Bắc Sơn, thành phố Tam Ðiệp, là di tích được khai quật từ nhiều năm trước. Tại đây, các nhà khoa học phát hiện dưới lớp trầm tích tại một số hang đá và bên sườn núi Ba có nhiều răng hàm, xương động vật hóa thạch khoảng 30 vạn năm về trước.

Tương tự, tại khu di tích khảo cổ Mán Bạc, ở thôn Bạch Liên, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, qua nhiều đợt khai quật trong các năm 1999, 2001, 2005 và 2007 của Viện Khảo cổ học phối hợp Bảo tàng Ninh Bình và các nhà khảo cổ học, nhân học, động vật học của Nhật Bản, Australia, Hoa Kỳ đã  phát hiện được 105 mộ táng với 107 cá thể. Ðây là di tích khảo cổ học duy nhất ở Ninh Bình và khu vực phía nam đồng bằng sông Hồng, phát hiện được nhiều mộ táng và các di tích kiến trúc, di vật rìu tứ giác, bàn mài, bàn đập vỏ cây, đồ trang sức, đồ gốm; cùng nhiều di tích động vật, thực vật, vỏ nhuyễn thể nước mặn, nước ngọt.

Các khai quật khảo cổ học kế tiếp tại hàng loạt di tích như: núi hang Sáo, hang Nhanh, hang Khỉ, hang Yên Ngựa, Thung Lang ở khu vực thành phố Tam Ðiệp; hoặc di tích hang Bụt, hang Thạch Bình, rừng Cúc Phương ở huyện Nho Quan và một số hang động, mái đá khác ở huyện Gia Viễn… với những di vật, dấu tích được phát hiện và nghiên cứu sơ bộ bước đầu cũng đã cho chúng ta phác thảo bức tranh về cuộc sống của người tiền sử trên đất Ninh Bình.

Mới đây, tại hội thảo về “Ninh Bình trong tiến trình lịch sử dân tộc và sự nghiệp đổi mới”, PGS, TS Trần Ðức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam khẳng định: “Một số di tích khảo cổ thời đại đồ đá cũ được tìm thấy ở Tam Ðiệp có niên đại khoảng 30 vạn năm. Cũng tại khu vực nêu trên các nhà khoa học tiếp tục tìm thấy dấu tích nền văn hóa Hòa Bình có niên đại khoảng 30 nghìn năm. Và nhiều dấu tích chỉ rõ vùng đồng bằng ven biển Ninh Bình là nơi định cư của người Việt cổ thời đại đồ đá mới. Ðiển hình là khu vực di chỉ Ðồng Vườn, Mán Bạc thuộc huyện Yên Mô”.

Giao thoa trong vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã, Ninh Bình có bề dày lịch sử tích tụ qua các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm; là nơi phát tích ba triều đại: Ðinh, Tiền Lê và mở đầu nhà Lý. Khi thiết lập nhà nước trung ương phong kiến tập quyền đầu tiên ở Việt Nam (Nhà nước Ðại Cồ Việt), Vua Ðinh Tiên Hoàng chọn Hoa Lư làm kinh đô. Hiện, có nhiều quan điểm cho rằng kinh đô Hoa Lư là kinh đô đá; có quan điểm lại khẳng định đó là kinh đô nước vì ba bề, tứ bên là sông ngòi chằng chịt. Từ những năm 60-70 của thế kỷ trước, các đơn vị chức năng, các nhà khảo cổ, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa đã thực hiện nhiều cuộc khảo cổ ở kinh đô Hoa Lư. Họ tìm thấy dưới lòng đất nhiều dấu tích nền móng, tường thành xây khá kiên cố.

Trong đó có sử dụng vật liệu gạch in chữ “Ðại Việt quốc quân thành chuyên” (có nghĩa là gạch xây thành nước Ðại Việt). Những năm gần đây, các cuộc khai quật khảo cổ học “Nghiên cứu lịch sử vùng đất Ninh Bình từ ngã ba sông Bôi đến Kinh đô Hoa Lư, thời đầu Công nguyên, đến thời kỳ Nhà nước Ðại Cồ Việt” do Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình phối hợp Viện Khảo cổ học, Viện Sử học, Trường đại học Văn hóa Hà Nội thực hiện, đã phát hiện thêm khoảng 30 địa điểm khảo cổ có dấu tích cư trú của người tiền sử.

Ðặc biệt, đợt điền dã khảo cổ học mở rộng trên diện tích 600 m2 tại khu vực cánh đồng phía nam đền thờ Vua Lê Ðại Hành ở Cố đô Hoa Lư năm 2021, bước đầu xác định được nền móng cung điện thời Ðinh và thời Tiền Lê có quy mô khá lớn như sử sách ghi: “Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo/Hoa Lư đô thị Hán Trường An”. Ðiều đó góp phần nâng cao nhận thức về những giá trị lịch sử, văn hóa nổi bật của nguồn tài nguyên không tái tạo ở vùng đất “địa linh, nhân kiệt” Ninh Bình.

Phát huy giá trị khảo cổ học

Trưởng phòng Quản lý Di sản văn hóa (Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình) Vũ Thanh Lịch cho biết: Ninh Bình hiện có 68 di tích khảo cổ được phát hiện trong thời gian qua, có thể cung cấp các dữ liệu khoa học quan trọng về quá trình hình thành, phát triển tự nhiên, xã hội từ thời tiền sơ sử, cách ngày nay hàng vạn năm, đến các giai đoạn lịch sử cách mạng gần đây. Di tích khảo cổ Mán Bạc ở huyện Yên Mô liên tục được thực hiện khai quật, đã góp thêm tư liệu nghiên cứu về diện mạo đời sống, vật chất của cư dân Mán Bạc nói riêng và người Việt cổ thời kỳ tiền Ðông Sơn; về sự biến đổi khí hậu, địa mạo, địa chất vùng đồng bằng sông Hồng, vùng ven biển Bắc Bộ. Kết quả khai quật khảo cổ học tại Quần thể danh thắng Tràng An, kéo dài trong 8 năm với sự phối hợp của nhiều chuyên gia, các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa trong nước và thế giới cũng đã phát hiện 30 điểm khảo cổ có dấu tích người tiền sử.

Những giá trị về địa mạo, địa chất hội đủ điều kiện để Tràng An được công nhận là di sản kép đầu tiên ở Việt Nam và khu vực Ðông Nam Á, tạo cơ hội cho Ninh Bình phát triển sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, trở thành điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn đối với du khách trong nước, quốc tế. Tuy nhiên, mỗi loại hình di tích, di sản đều chịu sự tác động mạnh mẽ của tự nhiên gây xuống cấp, hư hỏng; hoặc bị hủy hoại do áp lực phát triển du lịch, do tốc độ đô thị hóa nhanh và do một số người dân thiếu ý thức, làm cho công tác bảo tồn và phát huy những giá trị khảo cổ học đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Tiến sĩ Nguyễn Anh Thư (Trường đại học Văn hóa Hà Nội) khi nghiên cứu giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích khảo cổ học cho rằng: “Hệ thống di tích khảo cổ học ở Ninh Bình được phát hiện, khai quật và nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua, chính là mắt xích nối liền lịch sử, mạch nguồn văn hóa Ninh Bình, từ nền văn hóa Hòa Bình đến văn hóa Ðông Sơn và các giai đoạn lịch sử sau này.

Ðiều đó giúp Ninh Bình trở thành địa bàn quan trọng trên bản đồ phân bố di tích khảo cổ học Việt Nam. Song, việc nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị nguồn tài nguyên di tích khảo cổ học là nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước, của các nhà nghiên cứu khoa học; là trách nhiệm của cộng đồng dân cư nơi có di tích và vấn đề truyền thông. Thực tế, phần lớn di tích khảo cổ ở Ninh Bình chưa phát huy đầy đủ giá trị lịch sử, văn hóa và lợi ích kinh tế để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. 

Ðể bảo tồn và phát huy giá trị di tích khảo cổ học bền vững, Ninh Bình cần khảo sát tổng thể, đánh giá đúng trữ lượng tài nguyên nêu trên; đồng thời ngăn chặn kịp thời những nhân tố tác động tới hiện trạng, tương lai của di tích. Việc xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích khảo cổ học cần dựa trên cơ sở hợp tác, đồng thuận của đơn vị triển khai, thực thi chính sách, đơn vị khảo cổ, cộng đồng, truyền thông’’.

 Hiện, Ninh Bình đang triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm 200 năm danh xưng và 30 năm tái lập tỉnh, trong đó có hội thảo khoa học về tiến trình lịch sử và sự nghiệp đổi mới của tỉnh từ khi tái lập (1/4/1992). Nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa cho rằng: Ninh Bình từng là đế đô vàng son trong lịch sử, trải qua biến thiên, thăng trầm, danh xưng một vùng non nước cố đô sẽ mãi âm vang với bạn bè trong nước, quốc tế khi thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy những giá trị nổi bật nguồn tài nguyên “không tái tạo” là các di tích khảo cổ học. Tài nguyên ấy sẽ tạo ra sản phẩm độc đáo phục vụ phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; tạo thêm nguồn lực thúc đẩy thu hút đầu tư phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh theo hướng bền vững.

Nguồn: https://nhandan.vn/am-vang-mot-vung-non-nuoc-co-do-post690742.html

Cùng chủ đề

Xây dựng dòng sản phẩm di sản văn hóa, làng nghề

Nhìn lại sau 2 năm cơ cấu ngành du lịch (DL) tỉnh Vĩnh Long đã đạt được những thành quả nhất định. Trong đó, những định hướng và những bước khởi đầu quan trọng cho những dự án phát huy giá trị di sản văn hóa tạo nên những dòng sản phẩm thế mạnh đặc thù của địa phương. Việc tổ chức lại không gian phát triển DL chính là cơ sở để định vị lại hướng đi và những...

USD lấy lại mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/1 ghi nhận đồng USD tăng khi lợi suất trái phiếu Mỹ tiếp tục đi lên.

Phố cây cảnh lớn nhất Hà Nội ‘diện áo mới’ đón Tết

TPO - Gần Tết Nguyên đán, phố Hoàng Hoa Thám ở Hà Nội lại trở nên rực rỡ với muôn ngàn loài hoa, cây cảnh khoe sắc. Chợ hoa, cây cảnh truyền thống Hoàng Hoa Thám bắt đầu từ dốc chợ Bưởi và kéo dài đến phố Văn Cao từ lâu đã là điểm đến quen thuộc của người dân Hà Nội yêu hoa, cây cảnh và được biết đến như "phố cây cảnh" của Thủ đô. Mỗi dịp Tết đến,...

50 tỷ đồng xây dựng Khu bảo tồn Di sản Văn hóa Mo Mường

Dự án Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường có quy mô diện tích 36,02 ha, tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025. Ngày 8/1, Ủy ban Nhân dân huyện Cao Phong (Hòa Bình) tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường gắn với dịch vụ du lịch tại xã Hợp Phong. Dự án được phê duyệt theo Nghị quyết...

Linh vật ở đường hoa Nguyễn Huệ Tết 2025 hoành tráng ra sao?

  TPHCM - Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ có khoảng 90 tạo hình linh vật Tỵ và sử dụng khối lượng lớn nền hoa, ước tính 109.000 giỏ hoa. Với 22 năm được tổ chức, đường hoa Tết ở khu vực trung tâm TPHCM được xem như biểu trưng văn hóa ngày Tết ở thành phố. Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Nguyên đán 2025 mang chủ đề Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa, được phân thành 3 phân đoạn "Kết đoàn",...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mộng mơ sắc tím “vẽ” trên đồi chè xanh mơn man

NDO - Hàng loạt cây hoa mua tím đang vào mùa mãn khai, vẽ nên bức tranh tự nhiên diệu kỳ trên đồi chè ôlong tại xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Sắc tím trên triền xanh mơn man đã thu hút du khách tìm đến trải nghiệm và ghi lại những khoảnh khắc với bức tranh thôn quê thơ mộng. NDO - Hàng loạt cây hoa mua tím đang vào mùa...

VN-Index lấy lại mốc 1.250 điểm, thanh khoản giảm mạnh

NDO - Phiên giao dịch ngày 8/1, áp lực bán gia tăng trên diện rộng cùng dòng tiền ảm đạm khiến thị trường chìm trong sắc đỏ ở phiên sáng. Trong phiên chiều, lực cầu nhập cuộc tích cực, trong đó các cổ phiếu lớn như: SSB, MWG, GVR, PLX CTG, GAS, HPG, SHB, SSI, VCB, VIB, VPB chuyển mầu sang sắc xanh đã trợ giúp các chỉ số chính đảo chiều tăng. Chốt phiên, VN-Index tăng 4,07...

[Ảnh] Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương

NDO - Sáng 8/1, tại Hà Nội, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương theo hình thức trực tuyến tại trụ sở Chính phủ với điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự hội nghị. Thủ tướng...

Quảng Bình: Hang động ở Phong Nha-Kẻ Bàng được đo vẽ với tổng chiều dài 243km

Thông tin tại Hội thảo khoa học quốc tế “Phát huy giá trị Di sản thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững” tổ chức ngày 30/6, tại Quảng Bình, cho biết đến nay, có 389 hang động ở Di sản này được thám hiểm, khảo sát và đo vẽ với tổng chiều dài 243km. Hang Sơn Đoòng. (Ảnh: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng) Theo Giám đốc Vườn...

Quảng Bình kêu gọi đầu tư 9 điểm và 11 tuyến du lịch mới ở Phong Nha-Kẻ Bàng

Chiều 1/6, tại thành phố Đồng Hới, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình) tổ chức hội nghị công bố “Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí giai đoạn 2021-2030”. Theo đó, có 9 điểm và 11 tuyến du lịch mới được giới thiệu, kêu gọi đầu tư khai thác nhằm mang đến trải nghiệm thú vị, hấp dẫn cho du khách khi đến với Di sản thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng. Bách xanh đá là...

Bài đọc nhiều

Phát hiện nhiều hiện vật quý qua khai quật khảo cổ học tại Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ

Khai quật khảo cổ học tại đường Hoàng Gia thuộc Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy nhiều hiện vật, di vật quý.   Hiện trường khai quật khảo cổ học con đường Hoàng Gia ở Di sản thế giới Thành nhà Hồ - Ảnh Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ cung cấp Sáng 23-7, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành...

Khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long: Hướng tới phục dựng điện Kính Thiên

Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) từ lâu đã được các nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hóa quan tâm với mong muốn phục dựng. Thời gian qua, những kết quả nghiên cứu dần làm sáng rõ nhiều vấn đề để làm cơ sở cho việc phục dựng điện Kính Thiên trong tương lai. Tại Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu...

Quần thể Danh thắng Tràng An được quảng bá trên Google Arts & Culture

Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Quần thể Danh thắng Tràng An (Ninh Bình) mới đây đã được tỏa sáng trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture.   Quần thể Danh thắng Tràng An được quảng bá trên Google Arts & Culture. Triển lãm trực tuyến trên nền tảng Google Arts & Culture đưa đến cho du khách những góc nhìn "đẹp xuất sắc" về Quần thể danh thắng Tràng An, một trong những điểm đến hấp dẫn nhất...

Hội An đề xuất mở rộng lượng khách được miễn phí tham quan phố cổ

Thành phố Hội An đề xuất miễn phí tham quan khu phố cổ đối với đại biểu đến từ các địa phương trong nước và nước ngoài có ký kết hoặc có mối quan hệ hợp tác, giao lưu với thành phố và tỉnh.   Du khách tham quan phố cổ Hội An - Ảnh: LÊ TRUNG UBND TP Hội An vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh Quảng Nam xin mở rộng đối tượng miễn phí tham quan khu phố cổ. Theo đó...

Vịnh Hạ Long và chặng đường 30 năm được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới

Trải qua 30 năm, từ một điểm đến du lịch nổi bật, Vịnh Hạ Long hiện nay đã trở thành một trung tâm du lịch sinh thái và văn hóa quốc tế, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Ngày 17/12/2024 sẽ là cột mốc đáng nhớ khi Vịnh Hạ Long tròn 30 năm được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Trong suốt ba thập kỷ qua, vẻ đẹp kỳ vĩ của Vịnh Hạ Long không...

Cùng chuyên mục

Xây dựng dòng sản phẩm di sản văn hóa, làng nghề

Nhìn lại sau 2 năm cơ cấu ngành du lịch (DL) tỉnh Vĩnh Long đã đạt được những thành quả nhất định. Trong đó, những định hướng và những bước khởi đầu quan trọng cho những dự án phát huy giá trị di sản văn hóa tạo nên những dòng sản phẩm thế mạnh đặc thù của địa phương. Việc tổ chức lại không gian phát triển DL chính là cơ sở để định vị lại hướng đi và những...

50 tỷ đồng xây dựng Khu bảo tồn Di sản Văn hóa Mo Mường

Dự án Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường có quy mô diện tích 36,02 ha, tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025. Ngày 8/1, Ủy ban Nhân dân huyện Cao Phong (Hòa Bình) tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường gắn với dịch vụ du lịch tại xã Hợp Phong. Dự án được phê duyệt theo Nghị quyết...

Đưa quần thể Danh thắng Tràng An trở thành khu du lịch hấp dẫn Việt Nam và quốc tế

Ngày 10/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành Quyết định số 821/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, tỉnh Ninh Bình.   Quy mô lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, thuộc phạm vi của Di sản Văn hóa...

Thung Ui – Khu du lịch ẩn mình trong vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An

Khu du lịch Thung Ui thuộc địa phận xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nằm trong vùng lõi của di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, Thung Ui có vẻ đẹp hoang sơ, yên tĩnh của núi rừng, vào dịp đầu Xuân Giáp Thìn tới đây, khu du lịch Thung Ui sẽ chính thức đi vào khai thác, phục vụ nhu cầu tham quan của du khách. Nguồn: https://laodong.vn/photo/thung-ui-khu-du-lich-an-minh-trong-vung-loi-quan-the-danh-thang-trang-an-1276620.ldo

Giá trị toàn cầu Quần thể danh thắng Tràng An

Giá trị ngoại hạng về thẩm mỹ, địa chất địa mạo của Tràng An có lẽ rõ nhất là khi nhìn từ trên cao. Theo các nhà nghiên cứu, để tạo nên một quần thể danh thắng như ngày nay, khối đá vôi Tràng An đã trải qua nhiều biến cố địa chất và khí hậu hàng chục triệu năm về trước. Đây là khu vực được xác định là vùng lõi của quần thể. Từ đây, ảnh hưởng to...

Mới nhất

Liên hoan Guitar Quốc tế Đà Nẵng tại Đại học Duy Tân

Hai buổi hòa nhạc chính trong Liên hoan Guitar Quốc tế Đà Nẵng diễn ra vào đêm 27 và 28.12.2024 tại Đại học...

Thủ đô Oslo của Na Uy

Baoquocte.vn. Với số dân chưa tới 1 triệu người, Thủ đô Oslo của Na Uy - quốc gia Bắc Âu xinh đẹp, đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh và chứng tỏ là một hình mẫu tiêu biểu về hiện thực hóa các mục tiêu xanh trong đời sống thực tế.

Hé lộ màu sắc mới của bộ đôi Samsung Galaxy S25 và S25 Ultra

Samsung dự kiến sẽ ra mắt dòng Galaxy S25 tại sự kiện Unpacked vào ngày 22 tháng 1, hứa hẹn mang đến loạt nâng cấp đáng giá cũng như thiết kế mới mẻ hơn so với thế hệ tiền nhiệm.

Giới trẻ xúng xính áo dài Tết ‘check-in’ chợ Bến Thành

TPO - Cận Tết nguyên đán, hàng trăm người đổ bộ chợ Bến Thành và nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng tại TPHCM để chụp hình.   09/01/2025 | 06:18 ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm, làm việc tại Lào

  Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Lào từ ngày 9-10.1 theo lời mời của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP TTXVN đưa tin, sáng 9.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm...

Mới nhất

Thủ đô Oslo của Na Uy