Trang chủDestinationsNinh BìnhÂm nhạc Ninh Bình và sự tiếp nối từ những gương mặt...

Âm nhạc Ninh Bình và sự tiếp nối từ những gương mặt mới



Người yêu nhạc Ninh Bình từng rất quen thuộc với những nhạc phẩm của các nhạc sỹ: Tương Lai, Mai Công Thắng, Song Đào, Lê Đăng Khoa, Vũ Xuân, Hà Ân, Ninh Mạnh Thắng….

Tuy nhiên, lớp các nhạc sỹ này có người đã mất, số còn lại tuổi đã cao, do vậy hoạt động sáng tác ít nhiều bị ảnh hưởng. Có điều may mắn là, tiếp sau lớp nhạc sỹ kỳ cựu, âm nhạc Ninh Bình có sự “tiếp nối” bởi những nhân tố mới. Sự tham gia của họ vào hoạt động âm nhạc giúp âm nhạc Ninh Bình có sức phát triển năng động. Có thể kể tên một số tác giả trẻ như: Ngọc Thuân, Phạm Chí Linh, Đặng Hiếu Nam, Quỳnh Anh, Hà Ngọc Tân, Hồng Hải, Mộc Cầm… 

Điểm chung của những tác giả này là họ đều là những người được đào tạo cơ bản, đam mê sáng tác, giàu năng lượng sáng tạo và liên tục cho ra đời những nhạc phẩm có sức hấp dẫn. Tác giả Phạm Chí Linh (huyện Yên Mô) không những tích cực sáng tác mà còn tham gia vào hoạt động biểu diễn, thu âm, góp phần “truyền lửa” cho nhiều gương mặt trẻ. Tác giả Hà Ngọc Tân (thành phố Tam Điệp) vừa có thể sáng tác vừa đóng vai trò ca sỹ và hát rất hay ca khúc do chính mình sáng tác. Nhạc sỹ Đặng Hiếu Nam (Sở Giáo dục và Đào tạo) góp phần lan tỏa “ngọn lửa âm nhạc” trong các nhà trường. Tác giả Mộc Cầm, tuy là thành viên mới của bộ môn âm nhạc nhưng đã có một số tác phẩm ấn tượng cho công chúng, ngoài ra anh còn là nhạc sĩ hòa âm, phối khí, thu âm, đạo diễn âm nhạc cho các chương trình lớn như “Cúc Phương đại ngàn”. Nhạc sĩ Ngọc Thuân (Trung tâm văn hóa tỉnh) ngoài sáng tác, anh còn là người tham mưu xây dựng các chương trình nghệ thuật có chất lượng trong các sự kiện lớn của tỉnh, với trọng trách Trưởng Bộ môn âm nhạc của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, lần đầu tiên anh cùng với bộ môn tổ chức thành công đêm nhạc riêng cho các nhạc sĩ trong bộ môn. Nhạc sỹ Nguyễn Viết Tùng (Trung tâm Thanh, thiếu nhi tỉnh) như “con ong chăm chỉ”, tháng ngày bồi đắp tình yêu với âm nhạc, truyền ngọn lửa đam mê cho các “mầm non âm nhạc” qua công việc của anh tại Trung tâm Thanh, thiếu nhi tỉnh. Tác giả Minh Hải (Phòng Văn hóa – Thông tin thành phố Ninh Bình) tích cực hoạt động trong sinh hoạt văn nghệ quần chúng. Sáng tác của anh sử dụng chất liệu về đề tài lịch sử, văn hóa của vùng đất Ninh Bình pha lẫn chất âm nhạc dân gian đã được thể hiện khá thành công tại các kỳ Liên hoan, Hội diễn nghệ thuật quần chúng… 

Sự tham gia của những “gương mặt mới” trong hoạt động sáng tác, biểu diễn đem lại luồng sinh khí mới cho âm nhạc Ninh Bình, giúp không khí sinh hoạt âm nhạc thêm cởi mở, tươi mới, năng động. Nếu như các tác giả lớp trước tìm cảm hứng sáng tác qua các sinh hoạt chính trị, không khí lao động sản xuất, tinh thần của quân và dân Ninh Bình trong “đánh giặc, giữ nước” thì ngày nay, các tác giả trẻ đi tìm nguồn cảm hứng mới trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, hoạt động phòng, chống dịch COVID-19, khai thác chất liệu văn hóa dân gian, các phong tục tập quán, các hoạt động lễ hội, tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa… 

Sự năng động trong cách lựa chọn đề tài, việc chủ động mở rộng biên độ cảm xúc trong sáng tác giúp các nhạc phẩm của lớp nhạc sỹ trẻ gần gũi hơn với công chúng, tìm được tiếng nói chung giữa lớp công chúng trẻ tuổi với nhạc sỹ. Nhiều nhạc phẩm trẻ trung, sôi động đã có sức hút không nhỏ với lớp trẻ như: Đón Xuân (Ngọc Thuân), Khát vọng xanh (Mộc Cầm), Sắc hương Ninh Bình (Quỳnh Anh), Chào xuân (Hà Ngọc Tân)… 

Nói về tiềm năng sáng tạo của những gương mặt trẻ, nhạc sỹ Ngọc Thuân, Trưởng bộ môn âm nhạc, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh chia sẻ: Bộ môn âm nhạc gồm hơn 20 thành viên, ngoài các nhạc sĩ còn có các ca sĩ, giáo viên âm nhạc, biên đạo múa cũng tham gia trong bộ môn, tạo thành sân chơi chung cho các hội viên yêu nghệ thuật. 

Ngoài các nhạc sĩ gạo cội thì bộ môn có rất nhiều thành viên trẻ tuổi, nhiệt huyết, đam mê với nghệ thuật, tìm tòi sáng tạo trong âm nhạc, rất đa dạng về chất liệu trong ca khúc, các sáng tác, được Hội đồng Trung ương đánh giá cao về tác phẩm. Hàng năm, bộ môn sẽ phối hợp với cơ quan, ban, ngành tổ chức 1 đêm nhạc vừa tạo “sân chơi” vừa là công diễn những tác phẩm của các nhạc sỹ để giới thiệu đến công chúng. 

Những dấu ấn mà lớp nhạc sỹ trẻ tạo nên không chỉ từ sự nỗ lực tự thân mà còn được trợ lực bởi nhiều nhân tố. Đa phần các nhạc sỹ trên đều đang sinh hoạt tại Bộ môn Âm nhạc của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh. Chính những chuyến đi thực tế dài ngày, các trại sáng tác được mở hàng năm đã giúp nhiều nhạc sỹ có điều kiện thâm nhập thực tế, cảm nghiệm sâu hơn bản sắc văn hóa các vùng miền, hiện thực đời sống. Từ cái “phôi nguyên liệu”, nhờ sự bồi đắp, thanh lọc qua tâm hồn các nhạc sỹ đã thu về nhiều hoa thơm trái ngọt cho âm nhạc Ninh Bình. Các nhạc phẩm như “Cướp vợ” (Phạm Chí Linh), Ninh Bình ngày mới (Minh Hải) mang dấu ấn từ những chuyến thực tế sáng tác ấy… 

Ngoài ra, các sáng tác âm nhạc còn có sự tham gia tích cực từ nhiều tác giả là các nhà thơ Ninh Bình. Chính việc phổ nhạc cho các bài thơ đã giúp các nhạc phẩm có phần lời cô đọng, giàu chất suy nghiệm, trữ tình, bay bổng. Khi thơ và nhạc hòa làm một thì bài thơ được nối dài thêm sức sống và bản nhạc có thêm nội lực cảm xúc để thăng hoa. Trường hợp tác giả Hoàn Nguyễn chính là một ví dụ tiêu biểu của lối “thơ phổ nhạc” khá thành công. 

Hiện nay đời sống âm nhạc nói riêng cũng như thị trường các sản phẩm giải trí hiện đại nói chung đang có những thay đổi với tốc độ nhanh chóng do sự tác động của quá trình chuyển đổi số. Các sản phẩm âm nhạc, các nhạc sỹ sáng tác nếu muốn có chỗ đứng trong lòng công chúng tất nhiên không thể đứng ngoài xu hướng trên. Đối với âm nhạc Ninh Bình, với những gương mặt mới, từ sự năng động sẵn có, với những gì họ đang làm cho thấy họ chính là lực lượng chính yếu có thể bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số trong các hoạt động âm nhạc, giải trí vốn nhiều cơ hội và thách thức như hiện nay. 

Bài, ảnh: Mai Phương





Source link

Cùng chủ đề

Thúc đẩy các nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin của chuyển đổi số quốc gia

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 469/TB-VPCP ngày 15/10/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại cuộc làm việc với Tổ công tác triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06). Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình giao...

Ngày hội OCOP và nông sản an toàn cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hội LHPN huyện Yên Lập, Phú Thọ, vừa phối hợp tổ chức “Ngày hội giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản an toàn cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Tận dụng tốt hơn các FTA mang đến “sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam

Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile sẽ đem đến 'sức sống mới' cho quan hệ Việt Nam-Chile, nhất là trên các lĩnh vực tiềm năng. “Sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam - Chile Hai nước Việt Nam và Chile thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 25/3/1971, đến tháng 5/2007, Việt Nam và Chile đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện. Trong những...

Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, sắc xanh bao phủ thị trường hàng hóa nguyên liệu trong ngày hôm qua (7/11) kéo chỉ số MXV-Index tăng 1,69% lên 2.208 điểm. Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), cho biết sắc xanh bao phủ thị trường hàng hóa nguyên liệu trong ngày hôm qua (7/11) kéo chỉ số MXV-Index tăng 1,69% lên 2.208 điểm – mức cao nhất trong ba tuần trở lại đây....

Quảng Nam phát triển cây dược liệu quy mô lớn

Gần bốn năm trở lại đây, tỉnh Quảng Nam đã linh hoạt lồng ghép nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) với các nguồn vốn khác để phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, trọng tâm là phát triển cây dược liệu. Tỉnh Quảng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giám sát việc thực hiện trách nhiệm chương trình hành động của đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh khóa...

Đồng chí Đỗ Việt Anh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Trưởng đoàn Giám sát chủ trì buổi giám sát. Tham gia Đoàn...

Nhận diện và đấu tranh với các thủ đoạn chống phá trên không gian mạng

Lợi dụng không gian mạng, các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam. Hoạt động của các tổ chức chống phá có mục tiêu tôn chỉ được tổ chức khá...

Mưa và dông bao trùm các khu vực trong cả nước đề phòng lốc sét

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 4/9, mưa và dông bao trùm các khu vực trong cả nước, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.Từ...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Nhà thờ đá Phát Diệm- nơi hội tụ tinh hoa kiến trúc Đông Tây

Nhà thờ đá Phát Diệm, còn được gọi là Nhà thờ chính tòa Phát Diệm, tọa lạc tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được xem như một quần thể kiến trúc độc đáo, là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Nổi bật với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Roman truyền thống của phương Tây với nét văn hóa truyền thống của...

Những hình ảnh tuyệt đẹp từ đảo Khê Cốc, Tràng An, Ninh Bình

Tọa lạc tại quần thể danh thắng Tràng An, đảo Khê Cốc được xây dựng nhằm tái hiện tại cuộc sống của người dân nguyên thủy ở Tràng An, mang tới cho du khách có một trải nghiệm thú vị về không gian văn hóa lịch sử nơi đây. Đảo Khê Cốc nằm tại khu danh thắng Tràng An, thuộc huyện Hoa Lư Tỉnh Ninh Bình – một địa điểm du xuân tại Ninh Bình mới năm 2024. Nguồn

Khu Du lịch Văn hóa Tâm linh Chùa Bái Đính lung linh trong đêm

Khu du lịch văn hóa tâm linh Núi chùa Bái Đính nằm trên sườn núi giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, thuộc địa bàn xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, trong vùng đệm Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình. Khu du lịch văn hóa tâm linh Núi chùa Bái Đính là nơi lưu giữ các dấu ấn lịch sử, nơi...

Ngắm không gian lung linh chùa Bái Đính về đêm

(SGTT) – Nằm ở cửa ngõ phía Tây cố đô Hoa Lư xưa, chùa Bái Đính (Ninh Bình) là điểm đến thu hút đông đảo du khách bởi kiến trúc đồ sộ, đậm bản sắc truyền thống. Bên cạnh ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ 12, chùa Bái Đính mới được hoàn thành vào năm 2008 và đến nay trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút đông đảo Phật tử và khách...

24 giờ khám phá phố cổ Hoa Lư, Ninh Bình

Phố cổ Hoa Lư nằm ở quần thể công viên Hồ Kỳ Lân và Khách sạn Hoa Lư, được khánh thành và đưa vào hoạt động vào đầu năm 2022. Công trình này được lấy ý tưởng từ văn hóa truyền thống của Đại Việt trong những năm thế kỷ thứ X. Có thể nói Phố cổ Hoa Lư chính là bức tranh giúp tái hiện và phục dựng được toàn bộ những nét đẹp về kiến trúc, đời sống...

Mới nhất

Cơ hội phát triển đô thị vệ tinh

Sau khi TP.HCM công bố kế hoạch triển khai 11 vị trí TOD (bố trí nhiều nhà ở gắn với các dịch vụ và tiện ích ở gần điểm giao thông công cộng) dọc tuyến metro, các chuyên gia và địa phương cho rằng đây là cơ...

Vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 1719 ở Văn Quan: Tiếp sức cho người dân vùng khó

Sau 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 3 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế...

Giá vàng bật tăng sau 1 ngày lao dốc, người dân lại ồ ạt đi mua vào

Giá vàng tăng trở lại, tại TPHCM sáng nay không còn hiện tượng người dân đổ xô đi bán như chiều hôm qua. Nhìn chung, lực bán vẫn nhiều hơn mua. Sáng nay, giá vàng miếng SJC được Công ty SJC niêm yết mua vào 82 triệu đồng/lượng, bán ra 86,5 triệu đồng/lượng, tăng 1 triệu so với cuối ngày...

Có hay không Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm?

Trưa 8.11, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phản hồi chính thức với phóng viên Báo Thanh Niên trước thông tin tin nhắn đang lan...

Chuyển đổi số phải là ưu tiên trong chiến lược mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận số 100-KL/TW về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Trong đó nhấn mạnh mục tiêu chuyển đổi số trong lĩnh vực này. Chuyển đổi số để phát huy giá trị và nguồn lực Mới đây, Trung tâm Bảo tồn...

Mới nhất