Trang chủDestinationsHòa BìnhÁm ảnh về chiều cao tại Hàn Quốc, nhiều bà mẹ cho...

Ám ảnh về chiều cao tại Hàn Quốc, nhiều bà mẹ cho con tiêm hormone tăng trưởng


Bạn sẽ làm gì để cao thêm vài cm? Đối với một số người Hàn Quốc, câu trả lời có thể là chi nhiều tiền để mua vitamin, dùng dược liệu chứa gạc


Một bé gái được kiểm tra thể trạng tại trung tâm TallnFit (Hàn Quốc) với các chương trình giúp trẻ em thấp phát triển cao hơn. Ảnh: Straits Times

Dân số Hàn Quốc đã tăng chiều cao với tốc độ đáng kinh ngạc trong thế kỷ qua, so với phần còn lại của thế giới. Theo nghiên cứu của Đại học Hoàng gia ở London (Anh), phụ nữ Hàn Quốc đã tăng chiều cao 20,2 cm và nam giới là 15,2 cm trong khoảng thời gian từ năm 1914 đến năm 2014. Mức tăng trưởng trung bình toàn cầu trong cùng thời kỳ là 7,62 cm.

Chiều cao trung bình của người Hàn Quốc ngày nay là 159,6 cm đối với nữ và 172,5 cm đối với nam. Tốc độ tăng trưởng vượt bậc được cho có liên quan đến những cải thiện đáng kể về dinh dưỡng và sức khỏe của người dân. Tuy nhiên nỗ lực không ngừng của một bộ phận người dân để trở nên cao hơn trong thời gian gần đây cũng góp phần vào mức tăng trưởng này.

Viện nghiên cứu thị trường thuốc IQVIA cho biết, thị trường hormone tăng trưởng của Hàn Quốc đã tăng gần gấp đôi sau 4 năm, từ 126,2 tỷ won (96,1 triệu USD) năm 2018 lên 237,2 tỷ won năm 2022.

Theo báo cáo của Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc vào tháng 1, doanh số bán các loại thực phẩm chức năng liên quan đến chiều cao đã tăng gấp 10 lần trong cùng thời kỳ. Xu hướng chiều cao không chỉ có ở Hàn Quốc, tuy nhiên, nỗi ám ảnh đặc biệt rõ rệt tại nước này đối với những người tích cực theo đuổi chiều cao.

Tạo nền móng từ nhỏ

“Đứa con thứ hai của tôi không thấp nhưng cũng không cao, do đó tôi muốn đến một phòng khám và nếu có thể sẽ điều trị bằng hormone tăng trưởng cho con. Là cha mẹ, tôi cảm thấy mình có trách nhiệm phải cố gắng hết sức để giúp con mình thành công”, một bà mẹ hai con họ Noh chia sẻ với phóng viên tờ Korea JoongAng Daily khi cô rời một phòng khám ở trung tâm Seoul.

Cô Lee Hyun-su, cũng ở cùng phòng khám với cậu con trai 9 tuổi của mình, tâm sự: “Chỉ có một khoảng thời gian rất ngắn để bọn trẻ vẫn có thể cao lên, và tôi muốn làm những gì có thể cho con trai”. Lee Hyun-su cho biết con trai cô thấp hơn mức trung bình trong nhóm tuổi của cậu khoảng 2 cm.

Theo Dịch vụ Đánh giá và Xem xét Bảo hiểm Y tế, có 43.618 trẻ em Hàn Quốc đã đến bệnh viện vì tầm vóc thấp bé vào năm 2021, tăng 22,6% so với năm trước. Kể từ năm 2016, con số này đã tăng gấp đôi. Số lượng thực dự kiến cao hơn nhiều bởi nhiều gia đình lựa chọn đến các phòng khám tư nhân trong khi những cơ sở này không bắt buộc phải đăng ký với Dịch vụ Đánh giá và Xem xét Bảo hiểm Y tế.

Các phòng khám tăng trưởng theo dõi lộ trình phát triển của trẻ và kiểm tra bất thường về chiều cao hoặc rối loạn tăng trưởng. Phương pháp điều trị phổ biến nhất cho trẻ thấp lùn là tiêm hormone tăng trưởng. Tại các phòng khám dựa trên Đông y, các bác sĩ thường khuyên dùng thảo dược và châm cứu.

Việc tiêm hormone tăng trưởng, đặc biệt phổ biến đối với các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi chuẩn bị dậy thì, tiêu tốn khoảng 10 triệu won mỗi năm và các phương pháp điều trị thường được tiến hành trong khoảng 5 đến 6 năm. Bảo hiểm y tế chỉ chi trả cho những trẻ có chiều cao nằm trong nhóm 3% thấp nhất trong độ tuổi của chúng và những trẻ đã được chẩn đoán bị thiếu hụt hormone tăng trưởng hoặc rối loạn tăng trưởng.

Một học sinh lớp 10 họ Hong cho biết em đã tiêm hormone tăng trưởng “hàng đêm vào chân, tay và bụng” từ lúc 10 tuổi cho đến 15 tuổi. Hong sinh ra hơi nhẹ so với mức trung bình và cậu hiện cao 171 cm – chỉ thấp hơn 1 cm so với mức trung bình quốc gia.

Một bà mẹ họ Kim sống ở Australia nhưng vẫn đến Hàn Quốc hai lần mỗi năm để tiêm hormone tăng trưởng cho 2 con của cô, hiện 9 và 8 tuổi. Cô nói: “Các con tôi có tầm vóc thấp bé chưa rõ căn nguyên (ISS) nhưng rất khó tìm được bác sĩ ở Australia kê đơn thuốc tiêm”. Tầm vóc thấp bé chưa rõ căn nguyên là thuật ngữ miêu tả tình trạng chiều cao hạn chế không có nguyên nhân cơ bản. Nó lành tính về mặt y tế và không được phân loại là rối loạn tăng trưởng.

Cô Kim biết rằng có rủi ro khi không có bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho bọn trẻ, đặc biệt là vì việc tiêm hormone có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ, chẳng hạn như huyết áp cao và đau khớp. Con gái đầu của cô đã cao thêm khoảng 10 cm mỗi năm kể từ lần đầu tiêm vào năm 2019. “Bây giờ thật khó để từ bỏ, đặc biệt là sau khi chứng kiến con trai thứ hai của tôi bị xô đẩy và trêu chọc ở trường vì vóc dáng thấp bé”, cô Kim giãi bày

Sự kỳ thị của xã hội

Định kiến xã hội về chiều cao, còn được gọi là kỳ thị dựa trên chiều cao, lần đầu tiên được công khai thừa nhận ở Hàn Quốc vào năm 2009 khi một nữ khách mời trong chương trình truyền hình “Global Talk Show” của đài KBS chia sẻ rằng theo tiêu chuẩn của cô, tất cả đàn ông cao dưới 1m80 là “kẻ thua cuộc”. Đã có hơn 200 người đệ đơn thông qua Ủy ban Trọng tài Báo chí yêu cầu KBS bồi thường thiệt hại 4 tỷ won.

Trong một cuộc khảo sát năm 2016 của Opensurvery, hơn 50% trong số 500 người tham gia ở độ tuổi từ 9 đến 16 tuổi và cha mẹ của họ đã trả lời rằng chiều cao là một phần quan trọng trong cuộc sống. Lý do được đưa ra là 38% cho biết nhằm tăng cường sự tự tin; 27,4% lại nói rằng vì được xã hội chấp nhận; 20,9% nhận định chiều cao quan trọng đối với việc hẹn hò.

Một nhân viên tại công ty tư vấn hôn nhân Gayeon chia sẻ:”Chiều cao là một yếu tố nhất định mà nhiều khách hàng của chúng tôi cân nhắc khi lựa chọn người bạn đời tương lai của họ. Khách hàng nữ có xu hướng xem xét chiều cao nhiều hơn. Cả khách hàng nam và nữ đều có giới hạn chiều cao rất cụ thể. Chẳng hạn, nam giới muốn một người phù hợp cao ít nhất 160 cm và nữ giới muốn một người cao trên 170 cm”.

Trong hai thập kỷ qua, chiều cao ngày càng được coi như một đặc điểm lý tưởng. Các thần tượng K-pop được coi là biểu tượng sắc đẹp ngày càng có chiều cao ấn tượng hơn, với nhiều người còn cao hơn mức trung bình quốc gia.

Tác động tiêu cực về chiều cao thấp tác động đến nam giới mạnh hơn so với nữ giới. Những người đàn ông thấp hơn 1m72 bị gọi là kijaknam, một thuật ngữ mang tính xúc phạm đối với những người đàn ông thấp.

Phương án cuối cùng: phẫu thuật kéo dài chân

Áp lực xã hội về chiều cao có thể khiến một số người phải thực hiện các biện pháp quyết liệt như phẫu thuật kéo dài chân của họ. Đây là thủ thuật có nguy cơ cao liên quan đến việc làm gãy hai xương đùi và sau đó là quá trình phục hồi khó khăn. “Trường hợp xấu nhất, bệnh nhân có thể không đi lại được nữa”, bác sĩ phẫu thuật Lee Dong-hoon ở Seongnam, tỉnh Gyeonggi cho biết. Bác sĩ Lee Dong-hoon thực hiện khoảng 300 ca phẫu thuật kéo dài chân mỗi năm.

Chi phí phẫu thuật kéo dài chân có thể dao động từ 40 triệu won đến 80 triệu won. Phải mất khoảng bảy tháng để bệnh nhân hồi phục hoàn toàn.

Bác sĩ phẫu thuật người Italy Alessandro Codivilla (1861–1912) lần đầu tiên viết về việc kéo dài chân vào năm 1905. Lĩnh vực kéo dài chân phát triển hơn vào những năm 1980 khi phương pháp Ilizarov, sử dụng nẹp giống như vòng kim loại để tái tạo, định hình lại hoặc kéo dài xương, được phát minh bởi bác sĩ phẫu thuật người Nga Gavriil Ilizarov (1921-1992).

Nếu được thực hiện thành công, việc phẫu thuật này có thể giúp bệnh nhân cao thêm 6 cm hoặc thậm chí là 18 cm.

Tuy nhiên, bác sĩ Lee Dong-hoon khẳng định rằng kéo dài chân là cuộc phẫu thuật nguy hiểm với tác dụng phụ đáng kể nếu diễn ra sai cách hoặc thời gian phục hồi mệt mỏi ngay cả khi được thực hiện thành công, vì vậy nó cần phải được “cân nhắc cẩn thận.”

Giáo sư Lim In-sook tại Đại học Hàn Quốc nhận định: “Thay vì dành quá nhiều thời gian và nguồn lực của chúng ta cho một thứ gì đó sẽ không bao giờ được thỏa mãn, điều quan trọng cần nhớ là ngoại hình chỉ là một phần nhỏ trong những gì khiến một người thực sự cảm thấy xinh đẹp”.

Theo  Báo Tin tức





Nguồn

Cùng chủ đề

Bổ nhiệm ba lãnh đạo cấp vụ trưởng tại Ủy ban Chứng khoán

Ông Đỗ Anh Vũ vừa được bổ nhiệm giữ chức chánh văn phòng Ủy ban Chứng khoán. Vụ Giám sát thị trường chứng khoán và Vụ Phát triển thị trường chứng khoán cũng có vụ trưởng mới. Ngày 1-11, Ủy ban Chứng khoán Nhà...

Nhiều ưu đãi hấp dẫn kích cầu du lịch dịp cuối năm

(ĐCSVN) –Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách, đồng thời thực hiện kích cầu du lịch dịp cuối năm, mới đây Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã công bố 230 điểm đến và 54 tour tuyến du lịch, trong đó có 12 tour phục vụ khách du lịch tàu biển. ...

Cưỡng chế cơ sở chữa bệnh của ‘thần y’ nói chữa cả ung thư chỉ bằng nước ion kiềm

Lực lượng chức năng đã cưỡng chế tháo dỡ tấm biển quảng cáo chữa bách bệnh bằng nước ion kiềm của ông Nguyễn Tiến Nam (sinh năm 1958, trú tại số nhà 47, đường Đìa 1, thôn Đìa, xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội) trong ngày 1-11. ...

TNR Holdings và các ‘đại gia’ liên tiếp giãn nợ trái phiếu

Trong khi một số doanh nghiệp kéo dài kỳ hạn trái phiếu, TNR Holdings Việt Nam cũng gia hạn thành công 6 lô trái phiếu sắp đáo hạn trong tháng 11 này. Công ty bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường nới thời hạn đáo hạn trái phiếuCụ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đổi thay khu căn cứ cách mạng Tu Lý

(HBĐT) - Thời kỳ tiền khởi nghĩa, khu căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương (gồm 2 xã Tú Lý, Hiền Lương ngày nay) là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh nằm trong chiến khu Hòa - Ninh - Thanh. Khu căn cứ được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1996, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng và...

Homestay Độc Lập – hứa hẹn điểm đến thu hút khách du lịch

(HBĐT) - Homestay Độc Lập nằm tại xã Độc Lập (TP Hoà Bình). Tại đây có  dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng, văn nghệ, lửa trại, nướng ngô, khoai, sắn... Cùng với đó, du khách được tham gia các hoạt động trải nghiệm câu cá, đạp xe quanh cánh đồng, du lịch sinh thái, du lịch giáo dục trồng rau, chăn nuôi...   Homestay Độc Lập là địa điểm nghỉ dưỡng đa dạng mô hình mới đi vào hoạt động hơn một tháng nhưng đã được khá...

Thực trạng công tác phát triển đảng viên ở các đảng bộ huyện, thành phố

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có 9 huyện, 1 thành phố, 151 xã, phường, thị trấn; dân số gần 90 vạn người với 6 dân tộc chủ yếu, gồm: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông. Tính đến ngày 31/12/2022, Đảng bộ tỉnh có 13 đảng bộ trực thuộc với 510 tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ), trong đó, đảng bộ cơ sở 279, chi bộ cơ sở 231; đảng bộ bộ phận 8; chi bộ trực thuộc đảng bộ bộ phận,...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

1 ngày len lỏi rừng Nhuội Hòa Bình

Rừng Nhuội thuộc xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 70 km. Đây là một khu rừng nguyên sinh với diện tích hơn 30 ha, trong đó vùng lõi chiếm gần 10 ha. Rừng Nhuội được biết đến với hệ thực vật phong phú, đa dạng với nhiều loại cây gỗ quý hiếm như nghiến, sấu, cùng các loại cây dược liệu quý. Điểm đặc biệt thu hút du...

Một bản Thái Mai Châu bình dị

Cách Thủ đô Hà Nội chừng 160km, thị trấn Mai Châu là nơi sinh sống của 5 dân tộc anh em, trong đó người Mường và người Thái chiếm đại đa số. Mai Châu nằm trọn trong một vùng lòng chảo rộng lớn, với các ngọn núi cao như thành lũy bao quanh.Khí hậu ở nơi đây luôn mát mẻ hơn so với các nơi khác vào mùa hè, và ấm hơn vào mùa đông. Những bản làng với...

Mai Châu điểm hẹn vùng Tây Bắc

Từ trên đèo cao nhìn xuống thung lũng Mai Châu - Hòa Bình đẹp như một bức tranh thủy mặc, hội tụ gam màu của phố núi cùng những bản làng người Thái ẩn mình sau những màu xanh cây lá vương vấn khói lam chiều khiến du khách nhớ đến câu thơ nổi tiếng: " Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"...

Nghệ thuật vẽ sáp ong người Mông

Ở Việt Nam, người Mông là dân tộc sinh sống với số đông ở vùng Tây Bắc. Với đời sống canh tác từ lâu đời, người Mông đã hình thành nên một số nghề truyền thống như: nhuộm vải, dệt may, thêu hoa văn thổ cẩm… Đặc biệt, trên trang phục truyền thống, những họa tiết hoa văn được phụ nữ Mông cần cù, tỉ mỉ thêu lên những sắc màu truyền thống. Đặc biệt, những kí tự được...

Hòa Bình tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp

⁣        Nằm ở cửa ngõ của Thủ đô, cách trung tâm Hà Nội 70km, Hòa Bình là một tỉnh miền núi trù phú và tươi đẹp của vùng Tây Bắc Việt Nam, gần vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ... Đi đôi với phát triển công nghiệp, Hòa Bình rất coi trọng phát triển lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế đó là nông nghiệp công nghệ cao do khí hậu và thổ nhưỡng của Hòa Bình...

Mới nhất

Tiêu hủy hơn 27.000 viên thuốc Zovitit do vi phạm chất lượng

Thanh tra Bộ Y tế còn buộc Công ty S.C Slavia Pharma S.R.L phải tiêu huỷ 27.580 viên thuốc Zovitit vi phạm chất lượng mức độ 2. Tin mới y tế ngày 28/10: Tiêu hủy hơn 27.000 viên thuốc Zovitit do vi phạm chất lượngThanh tra Bộ Y tế còn buộc Công ty S.C Slavia Pharma S.R.L phải tiêu huỷ...

Đẩy mạnh công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc

(ĐCSVN) - Giai đoạn 2024 - 2029, tỉnh Hậu Giang tiếp tục ưu tiên phát triển toàn diện, bền vững xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và ấp đặc biệt khó khăn; chú trọng khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh phát triển...

Đồng sức, đồng lòng phát huy vai trò tiên phong, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

(ĐCSVN) - Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống của Ban Đối ngoại Trung ương (1/11/1949-1/11/2024), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn báo chí về công tác phối hợp giữa Ban Đối ngoại Trung ương và Bộ Ngoại giao trong thời gian qua...

Thỏa thuận hợp tác giữa Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Đại sứ quán Chi-lê tại Việt Nam

(ĐCSVN)- Ngày 31/10, Đại diện Đại sứ quán (ĐSQ) Chi-lê tại Việt Nam và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) đã có buổi trao đổi và kí Thoả thuận hợp tác về văn hoá và dịch thuật. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ giao lưu, hợp tác quốc tế của NXBGDVN. Tham dự buổi làm việc,...

Iran đe dọa Israel, nói đủ năng lực sản xuất vũ khí hạt nhân

Quan chức Iran tuyên bố nước này đã có đủ năng lực sản xuất vũ khí hạt nhân và có thể thay đổi...

Mới nhất