Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcÁm ảnh bạo lực học đường

Ám ảnh bạo lực học đường

Liên tiếp các vụ bạo lực xảy ra gây tổn thương về sức khỏe, tinh thần của học sinh. Trong đó, hành vi của con trẻ không chỉ có trách nhiệm của nhà trường mà còn là trách nhiệm của gia đình, xã hội.

Anh cv
Cần có sự chung tay của toàn xã hội xây dựng trường học hạnh phúc để học sinh biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ nhằm đẩy lùi nạn bạo lực học đường. Ảnh: Quang Vinh.

Liên tiếp những vụ việc ngày giáp Tết

Với sự bùng nổ của Internet, những video ghi lại các vụ bạo lực học đường hiện nay dễ dàng tìm thấy trên mạng, thậm chí được lưu giữ rất lâu càng gây tổn thương sâu sắc hơn cho không chỉ nạn nhân vụ việc mà cả gia đình, bạn bè của nạn nhân, những người chứng kiến, tham gia vào vụ việc… Điều này khiến dư luận phẫn nộ cũng như lo ngại về sự gia tăng của tính chất côn đồ, hung hãn của các đối tượng. Nạn nhân trong các vụ việc thường là cá nhân hay một nhóm học sinh, bị một nhóm học sinh khác sử dụng vũ lực xô xát hoặc các hình thức bạo lực bằng lời nói, hành động…

Ngày 17/12, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một nam sinh đang đi ở sân trường thì bị bạn chặn đường, liên tiếp đấm vào mặt, đá vào bụng. Chỉ đến khi nam sinh này nằm gục xuống đất, sự việc mới dừng lại. Thời điểm diễn ra sự việc có sự chứng kiến của nhiều học sinh khác, nhưng không ai vào can ngăn. Hai nam sinh này sau đó được xác minh đang học lớp 10 Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa.

Cũng lan truyền trên mạng xã hội những ngày cuối tháng 12 này là 2 clip ghi cảnh nhóm học sinh mặc đồng phục thể dục in tên Trường THCS – THPT Phú Quới (xã Phú Quới, huyện Long Hồ) đánh hội đồng lần lượt 2 nữ sinh khác mặc đồng phục giống của Trường THCS Lộc Hòa (xã Lộc Hòa, huyện Long Hồ) cùng thuộc tỉnh Vĩnh Long. Vụ việc xảy ra ở khu vực vắng vẻ, 2 nữ sinh bị túm tóc kéo ngã, đấm đá liên tục vào người và chỉ biết ôm đầu chịu trận, xung quanh có nhiều học sinh khác nhưng không ai can ngăn, một người dùng điện thoại quay lại cảnh đánh nhau.

Trước đó, nữ sinh lớp 11 ở thôn Thanh Sơn (xã Trung Chính, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa), bị nhóm bạn cùng trường đánh gãy đốt sống cổ với kết quả giám định, tổng tỉ lệ phần trăm tổn thương cơ thể tại thời điểm giám định là 23%.

Ngày 28/11, một học sinh lớp 10 Trường THPT An Biên (thị trấn Thứ Ba, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang) bị một nhóm học sinh lớp 9 gồm 4 người đánh hội đồng dẫn đến phải nhập viện.

Ngày 11/11, sau buổi chào cờ tại Trường THCS Nguyễn Huệ (huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông), do một học sinh mách bạn đánh nhau với cô giáo chủ nhiệm nên các em sau đó xảy ra xích mích, lao vào đánh nhau khiến hai nữ sinh phải nhập viện.

Đáng báo động hơn, tình trạng bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở học sinh khối lớp lớn mà giờ đây đã lan sang cả khối tiểu học. Vừa qua, clip một học sinh lớp 5 của Trường Tiểu học Phước Tân (TP Biên Hòa, Đồng Nai) bị nhóm bạn đánh vì có xích mích đăng trên mạng xã hội Facebook. Vụ việc xảy ra tại một ngôi nhà cô giáo chủ nhiệm thuê gần trường để học sinh ăn cơm trưa rồi buổi chiều đến lớp học. Thời điểm này, cô giáo ăn cơm bên ngoài nên không biết sự việc xảy ra. Lúc này có một em mang điện thoại ra quay lại, sau đó phụ huynh mới phát hiện và đăng trên Facebook thì nhà trường mới biết.

Liên tiếp các vụ việc đánh hội đồng xảy ra với một hình ảnh quen thuộc đến đau lòng là có không ít những học sinh khác chứng kiến nhưng không ai can ngăn, thậm chí có người còn cổ vũ, có người lấy điện thoại ra quay lại. Không dừng lại là những vết thương ngoài da mà nhiều vụ việc còn gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của nạn nhân. Đặc biệt, nỗi đau tinh thần, sự suy sụp của nạn nhân vì lo lắng, uất ức… sẽ không chỉ diễn ra trong vài ngày, vài tháng mà có thể theo các em suốt cả cuộc đời. Nhất là có những vụ việc bắt nạt, đánh nhau xảy ra vài tháng sau nhà trường, gia đình mới phát hiện nên sự tổn thương của nạn nhân đã không thể đo đếm được, càng không được can thiệp về tâm lý kịp thời, hiệu quả nên sẽ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực lâu dài đến các em.

Nhìn rộng hơn, những hệ lụy mà bạo lực học đường mang lại không chỉ là nỗi đau, nỗi ám ảnh với ngành giáo dục mà với toàn xã hội. Ngày nay chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng, khi chỉ một vài thao tác trên mạng là những hình ảnh bạo lực không chỉ của những người xa lạ mà có thể là chính con em mình, bạn bè, người thân hoặc bản thân chúng ta từng phải chịu lan tràn trên mạng, ai cũng có thể xem và bình luận, phán xét. Ở lứa tuổi học sinh, khi các em vẫn chưa đủ nhận thức chín chắn về mọi điều hay, lẽ phải trong cuộc sống, chưa có đủ kỹ năng ứng xử hài hòa trong mọi mối quan hệ, ảnh hưởng của những vụ việc này sẽ càng nghiêm trọng hơn, thậm chí ảnh hưởng đến tương lai của một đứa trẻ nếu không được can thiệp, ngăn chặn đúng cách, kịp thời.

anh bai chinh
Tư vấn tâm lý học đường cho học sinh tại Trường THCS Phước An, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Ảnh: THANH HUYỀN.

Tăng đề kháng với bạo lực học đường

Cảnh báo bạo lực học đường với các hành vi bao gồm bạo lực về thể chất, bạo lực tinh thần và bạo lực công nghệ… TS Lê Thị Thanh Thủy (Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam) cho rằng gia đình, nhà trường cần trang bị cho trẻ những kỹ năng ứng phó và xử lý tình huống cũng như kỹ năng tự bảo vệ mình khi bạo lực xảy ra. Tùy theo mức độ bạo lực để có cách xử lý khác nhau. Nhưng quan trọng nhất là cần có sự chung tay của toàn xã hội, nhất là sự đồng hành, sự bám sát của giáo viên, của cha mẹ và của các bên liên quan.

Trong đó, nhà trường cần xây dựng Bộ quy tắc ứng xử, có các chương trình phòng ngừa, giáo dục trang bị kỹ năng cho học sinh. Đặc biệt, hiệu trưởng với trách nhiệm là người đứng đầu có vai trò trong việc xây dựng trường học kỷ cương, tình thương, trách nhiệm và đổi mới. Mới đây, Hiệu trưởng Trường THCS Trung Hiếu, huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) đã bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo vì không thực hiện đúng trách nhiệm của hiệu trưởng, để xảy ra bạo lực học đường nhiều lần nhưng không có giải pháp, không xử lý triệt để cũng như thiếu biện pháp hỗ trợ, đồng hành với gia đình.

TPHCM là địa phương đầu tiên xây dựng và áp dụng bộ tiêu chí trường học hạnh phúc. Trong đó, có một số nội dung liên quan đến bạo lực học đường được cho là quan điểm tích cực và tiến bộ về giáo dục. Cụ thể, bộ tiêu chí hướng dẫn, học bạ là sự ghi nhận suốt hành trình học tập và theo suốt hành trình về sau của mỗi con người. Vì thế, giáo viên cần ghi nhận mặt ưu điểm, còn nhược điểm, khuyết điểm chỉ là một phần của thời học sinh. Khi đánh giá khuyết điểm, nhà trường cần xem xét cả quá trình theo dõi sau khi đã phối hợp với gia đình, hỗ trợ học sinh. Cần xem xét kỹ câu chữ khi nhận xét vào học bạ của học sinh. Nhà trường lưu giữ hồ sơ liên quan đến kỷ luật học sinh theo quy định. Hạn chế ghi hình thức kỷ luật vào học bạ của học sinh.

Dẫu vậy, nhìn từ thực tế hiện nay, bạo lực học đường đang gây nhiều khó khăn trong việc giáo dục học sinh trong nhà trường bởi dù thầy cô giảng bao nhiêu bài học nhân văn, nói bao nhiêu lời hay ý đẹp nhưng khi chứng kiến những vụ việc đánh nhau dã man do chính những người bạn cùng lớp, cùng trường… gây nên, chắc chắn học sinh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ông Hồ Tấn Minh – Chánh văn phòng Sở GDĐT TPHCM cho biết, khi có sự việc xảy ra, quan điểm của ngành là kiên quyết xử lý triệt để. Trong đó, phải xem xét kỹ các thông tin mang tính đa chiều, xem xét trách nhiệm của các cơ quan quản lý, lãnh đạo đương nhiệm có liên quan… Bên cạnh đó, phải thực hiện công tác giáo dục bởi học sinh ở độ tuổi học đường với sự tương tác từ mạng xã hội và xã hội hiện đại có rất nhiều vấn đề đòi hỏi ngành giáo dục phải đặt trách nhiệm xây dựng văn hóa học đường vào nhiệm vụ trọng tâm. Làm sao để học sinh hạnh phúc khi đến trường là tiêu chí quan trọng.

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, để loại bỏ bạo lực học đường, người phải làm nhiều việc nhất chính là học sinh. Nếu các em học tập tốt, sống có hoài bão, có lý tưởng, biết yêu thương, biết quan tâm, chia sẻ, những người như vậy ắt hẳn sẽ không thực hành bạo lực với người khác. Nếu các em có đủ kỹ năng để có thể tự giải quyết được việc của mình, giúp bạn giải quyết được vấn đề của các bạn thì bạo lực không có chỗ trong học đường. Nếu các em có kỹ năng biết chọn lọc thông tin, biết sử dụng mạng xã hội, bày tỏ chính kiến thì cũng không có chỗ cho ảnh hưởng xấu độc của mạng xã hội… Sự tu dưỡng của bản thân, tình yêu thương, các kỹ năng, thái độ là những việc rất quan trọng mà các em cần làm để đẩy lùi bạo lực học đường. Ai làm tốt việc người đó, từ các thầy cô hiệu trưởng, các thầy cô chủ nhiệm, tư vấn tâm lý làm hết trách nhiệm của mình; văn hoá học đường làm tốt; pháp luật được thực thi… chúng ta sẽ từng bước đẩy lùi được bạo lực học đường, xây dựng môi trường hạnh phúc – là môi trường thực tế đang có của chúng ta.

TS Hoàng Trung Học – Trưởng khoa Tâm lý – Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục:

Cần lên tiếng trước bạo lực học đường

TS Hoang Trung Hoc 1

Thời gian gần đây, vấn nạn bạo lực học đường trở nên đáng lo ngại, xét cả theo số vụ, tính chất nguy hiểm và mức độ ảnh hưởng. Nguyên nhân mỗi vụ việc mỗi khác song có một số vụ việc nạn nhân không phải lần đầu tiên bị đánh, bị bắt nạt nhưng vì lo sợ bị trả thù, bị đánh… nên đã im lặng, không phản kháng dẫn đến các hành vi bắt nạt ngày càng trầm trọng hơn. Vì vậy, trong trường hợp bị bạo lực học đường, đừng đưa ra lời khuyên nhẫn nhịn với học sinh, con em mình. Chúng ta không tán thành việc con trẻ dùng bạo lực với người khác. Chúng ta cũng không cổ xúy việc dùng bạo lực để chế ngự bạo lực, nhưng cần dạy trẻ cách ứng phó tích cực. Đó là biết tự vệ, biết lên tiếng trước bạo lực thay vì chịu trận và trở thành nạn nhân.



Nguồn: https://daidoanket.vn/am-anh-bao-luc-hoc-duong-10297206.html

Cùng chủ đề

Mâu thuẫn lúc đi hội chợ

Liên quan vụ nhóm nữ đánh hội đồng bạn khác trường xảy ra trên địa bàn H.Long Hồ (Vĩnh Long), công an đã vào cuộc và xác định nguyên nhân là mâu thuẫn lúc đi hội chợ. ...

Công an xác minh vụ nhóm nữ sinh đánh hội đồng bạn khác trường

Công an đang phối hợp xác minh vụ học sinh một trường tại xã Phú Quới, H.Long Hồ đánh hội đồng bạn học một trường THCS khác cũng thuộc H.Long Hồ, Vĩnh Long. ...

Mâu thuẫn nhặt được tiền, nam sinh Thanh Hóa đánh gục bạn trên sân trường

TPO - Mâu thuẫn từ việc nhặt được 10.000 đồng, nam sinh ở Thanh Hóa đã đánh, gây thương tích cho bạn ngay ở trong sân trường. TPO - Mâu thuẫn từ việc nhặt được 10.000 đồng, nam sinh ở Thanh Hóa đã đánh, gây thương tích cho bạn ngay ở trong sân trường. Ngày 20/12, Công an thành phố Thanh Hóa cho biết đã triệu tập V.T.M. (SN 2008), trú xã Xuân Giang, huyện Thọ...

Hạ hạnh kiểm, đình chỉ học 2 nam sinh đánh bạn nhập viện

(Dân trí) - Các học sinh có hành vi đánh bạn tại Quảng Bình đã bị đình chỉ học một tuần, xếp loại hạnh kiểm yếu trong học kỳ I, năm học 2024-2025. Ngày 16/12, lãnh đạo Trường THCS và THPT Bắc Sơn, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) cho biết, vừa có hình thức kỷ luật 2 học sinh đánh bạn nhập viện.Hội đồng kỷ luật nhà trường quyết định đình chỉ học một tuần đối với 2 nam sinh...

Nữ sinh lớp 6 bị nhóm bạn vây đánh tại nhà

(NLĐO) - Một nữ sinh lớp 6 ở tỉnh Kon Tum bị nhóm gồm 4 nữ sinh đến tận nhà, vây đánh tới tấp rồi quay clip lại sự việc. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80 khai mạc trọng thể tại Hà Nội

Sáng nay, 26/12/2024, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80 đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự và phát biểu chỉ đạo. Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị. ...

Sức bật từ xây dựng nông thôn mới nâng cao

Xác định chủ trương xây dựng nông thôn mới (NTM) chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, tỉnh Hưng Yên đang tập trung các nguồn lực nhằm tiếp sức cho các địa phương sớm về đích NTM nâng cao, kiểu mẫu. ...

Đưa công tác người Việt Nam ở nước ngoài lên tầm cao mới

Ngày 25/12, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức Hội thảo 65 năm kết nối kiều bào với đất nước và 20 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác NVNONN. ...

Bản tin Mặt trận sáng 26/12

Bản tin Mặt trận sáng 26/12 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Nâng cao chất lượng góp ý kiến, phản biện xã hội; Nỗ lực để không ai bị bỏ lại phía sau; Đưa hàng Việt đến với người Việt… ...

Những trường hợp được miễn tất cả các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Năm 2025, Bộ GDĐT cho phép một số trường hợp được miễn tất cả các môn thi tốt nghiệp THPT. Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 do Bộ GDĐT công bố ngày 24/12, các trường hợp...

Bài đọc nhiều

Cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng đối với nguyên hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2

Ông Nguyễn Thanh Tuấn - nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2, huyện Cần Giờ, TP.HCM - bị cách hết chức vụ trong Đảng vì vi phạm có tác hại lớn, tạo dư luận xấu, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống...

Đây mới là bản chuẩn của câu ‘Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng’

"Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng" hay "Quân tử nông chân, tiểu nhân nông bụng" đều là những câu nói quen thuộc được lan truyền trong dân gian."Cả hai bản này đều chưa được công nhận", PGS.TS Phạm Văn Tình, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Việt Nam học nói.Từ điển tục ngữ thống kê "Quân tử rậm lông chân, tiểu nhân rậm lông bụng" và biến thể khác là "Rậm lông bụng tiểu nhân, rậm...

Long An: Trường Trung cấp Công nghệ và Truyền thông chưa đủ điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Thuê cơ sở trường khác đề hoàn thành thủ tục Theo tài liệu, Trường Trung cấp (TC) Quốc tế Nam Sài Gòn (ấp Bắc Đông, xã Kiến Bình, huyện Tân Thạnh) được UBND tỉnh Long An ra quyết định thành lập tháng 11.2011. Tuy nhiên, hơn 10 năm qua, trường tuyển...

Nữ sinh 17 tuổi trúng tuyển Harvard với bài luận chia sẻ lý do muốn học lịch sử

Phan Linh Lan, 17 tuổi, lớp 12 Trường Concordia (Hà Nội), vừa vỡ òa cảm xúc khi nhận thư báo trúng tuyển ngành luật, Đại học Harvard trong đợt xét tuyển sớm. Linh Lan trở thành học sinh đầu tiên của trường trúng tuyển vào đại học danh giá này. ...

Nữ sinh đạt 8.5 IELTS từ lớp 10, vừa giành học bổng 8,5 tỷ vào ĐH top đầu Mỹ

Phí Ngọc Lâm Uyên - học sinh Trường Liên cấp Olympia vừa nhận thư trúng tuyển trường Dartmouth (một trong 8 đại học Ivy League thuộc nhóm tinh hoa của Mỹ) với học bổng tương đương khoảng 8,5 tỷ đồng cho 4 năm học. “Nhận tin trúng tuyển vào trường Dartmouth vào lúc 5h30, em vỡ oà trong hạnh phúc và không tin giấc mơ đã thành hiện thực”, Lâm Uyên nhớ về cảm xúc khi nhận thư trúng tuyển. Lâm...

Cùng chuyên mục

Năm 2025 Đại học Quốc gia TP.HCM mở mới nhiều chương trình đào tạo liên ngành, liên trường

Năm 2025, Đại học Quốc gia TP.HCM tiếp tục mở mới một số chương trình đào tạo liên ngành, liên trường nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước. Tiếp tục mở mới một...

Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh vượt mốc 3.000 bài công bố Quốc tế

NDO - Ngày 26/12, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tính đến tháng 12/2024, đơn vị này đã công bố 4.153 bài báo khoa học trên các tạp chí và hội nghị trong và ngoài nước. Trong đó, số bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế thuộc danh mục SCIE/SSCI/Scopus là 3.120 bài, chiếm tỉ lệ 97% so với tổng bài báo quốc tế. Cũng theo Đại...

Trong 1 năm, ĐH Quốc gia TPHCM công bố hơn 3.000 bài báo quốc tế

Trong năm 2024 ĐH Quốc gia TPHCM công bố 4.153 bài báo khoa học trên các tạp chí và hội nghị trong, ngoài nước. Trong đó số bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế thuộc danh mục SCIE/SSCI/ Scopus là 3.120 bài. Thông tin được ông Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM công bố tại hội nghị thường niên năm sáng nay (26/12). Theo ông Quân, ĐH Quốc gia TPHCM luôn là đơn...

ĐH Quốc gia TP.HCM mở ngành mới phục vụ vận hành hệ thống metro

Năm 2025 ĐH Quốc gia TP.HCM tiếp tục mở mới một số chương trình đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước. Trong đó có ngành đào tạo nhân lực tham...

“Bóng hồng” tốt nghiệp thủ khoa Học viện Kỹ thuật Quân sự

Chiều 25/12, Học viện Kỹ thuật Quân sự tổ chức Lễ tốt nghiệp khóa 55 kỹ sư quân sự và khóa 38 liên thông đại học. Trong 390 tân kỹ sư quân sự được nhận bằng tốt nghiệp dịp này, Thượng sĩ Ngô...

Mới nhất

Năm 2025 Đại học Quốc gia TP.HCM mở mới nhiều chương trình đào tạo liên ngành, liên trường

Năm 2025, Đại học Quốc gia TP.HCM tiếp tục mở mới một số chương trình đào tạo liên ngành, liên trường nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước. ...

Làm sạch cơ thể theo cách tự nhiên để sống khỏe

Nếu muốn có một cơ thể khỏe mạnh hãy học cách thải độc và thư giãn cơ thể, làm sạch các bộ phận quan trọng để cơ thể có thể lực tốt, sức khỏe dẻo dai, sống khỏe, cuộc sống vui vẻ... ...

5 thực phẩm nên tránh khi bị thiếu máu do thiếu sắt

Một số loại thực phẩm có thể ngăn chặn sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Những người bị thiếu máu do thiếu sắt cần tránh hoặc hạn chế một số loại thực phẩm để giúp phục hồi lượng...

Đắk Lắk – nơi cao nguyên đầy nắng và gió

Đắk Lắk - vùng đất cao nguyên đầy nắng gió, nổi bật với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và nền văn hóa phong phú.  Những thác nước như Dray Nur, Dray Sap đổ xuống từ độ cao, tạo nên những bọt nước trắng xóa, hòa quyện cùng màu xanh mát của rừng núi. Những cánh đồng cà phê bạt...

Mới nhất