1. Ai từng trở thành hoàng hậu của hai triều đại khác nhau?

  • Nguyên Tư công chúa

    0%

  • Lý Chiêu Hoàng

    0%

  • Dương Vân Nga

    0%

  • Nguyễn Phúc Khuê Gia

    0%

    Chính xác

    Trong lịch sử Việt Nam, Dương Vân Nga là người duy nhất làm hoàng hậu dưới hai triều đại khác nhau. Trong những năm 968-979, bà là hoàng hậu nhà Đinh, từ năm 980 trở về sau, bà là hoàng hậu của nhà Tiền Lê.

    Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê, bà không được chính sử ghi chép nhiều. Đại Việt sử ký toàn thư chỉ cho biết bà họ Dương, không nói bà tên là gì, cũng không viết xuất thân của bà ra sao.

    2. Bà là hoàng hậu của hai vị hoàng đế nào?

    • Đinh Tiên Hoàng và Lê Trung Tông

      0%

    • Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành

      0%

    • Lê Đại Hành và Trần Nhân Tông

      0%

    • Đinh Tiên Hoàng và Lê Thái Tổ

      0%

      Chính xác

      Dương Vân Nga là Hoàng hậu của 2 vị Hoàng đế thời kỳ đầu lập quốc trong lịch sử Việt Nam – Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. 

      Đinh Tiên Hoàng là người sáng lập nhà Đinh, thống nhất đất nước sau loạn 12 sứ quân và lập nên quốc hiệu Đại Cồ Việt (968).

      Sau khi Đinh Tiên Hoàng qua đời, con trai ông là Đinh Toàn còn quá nhỏ, bà Dương Vân Nga đã cùng triều thần tôn Lê Hoàn (Thập đạo Tướng quân) lên ngôi hoàng đế  (vua Lê Đại Hành) để lãnh đạo đất nước chống lại giặc Tống xâm lược.

      3. Bài thơ khắc trên tường chùa Am Tiên tóm tắt cuộc đời hoàng hậu Dương Vân Nga có câu nào dưới đây?

      • Tận trung vì nước quên mình

        0%

      • Một đời trọn nghĩa vẹn tình

        0%

      • Người đàn bà thờ hai triều

        0%

      • Hai vai gồng gánh hai vua

        0%

        Chính xác

        Cuối đời, hoàng hậu Dương Vân Nga tu hành tại động Am Tiên ở phía đông kinh thành Hoa Lư. Tại đây còn lưu giữ một bài thơ truyền khẩu khắc trên tường chùa tóm tắt về cuộc đời bà: “Hai vai gồng gánh hai Vua/ Hai triều hoàng hậu, tu Chùa Am Tiên/ Theo chồng đánh Tống bình Chiêm/ Có công với nước, vô duyên với đời…”.

        Bài thơ này cũng phản ánh vai trò đặc biệt của bà trong lịch sử.

        4. Tại sao tượng Dương Vân Nga ở các đền thờ thường có khuôn mặt tô đỏ?

        • Để thể hiện sự trung thành với hai triều đại

          0%

        • Vì bà có công lao to lớn nhưng chịu nhiều dị nghị

          0%

        • Để thể hiện sự ngượng ngùng của bà khi là hoàng hậu hai triều

          0%

        • Vì phong tục thờ cúng thời xưa thường tô đỏ tượng hoàng hậu

          0%

          Chính xác

          Theo truyền thuyết dân gian, việc tô mặt đỏ pho tượng Hoàng hậu Dương Vân Nga ở các đền thờ thể hiện sự ngượng ngùng của người đàn bà thờ hai đời chồng, một Hoàng hậu thờ hai đời vua.

          Việc một Thái hậu nhà Đinh như bà tôn Lê Đại Hành lên làm vua, rồi trở thành vợ vua Lê bị các nhà nho và sử gia trước đây lên án rất gay gắt.

          Tuy nhiên, về sau giới nghiên cứu lịch sử đã có cái nhìn thông cảm hơn đối với bà. Một số nhà sử học bênh vực bà cho rằng, trong khi đất nước lâm nguy, sự lựa chọn và quyết định của bà thể hiện thái độ chính trị sáng suốt của người có khối óc lớn thức thời, xứng đáng được coi là anh hùng. 





      • Chủ đề:

      • Dương Vân Nga

      • hoàng hậu hai triều

      • Lịch sử

      • Đinh Bộ Lĩnh

      • hoàng hậu

      Tin nổi bật

      video" class="videoBox detail-page" templategroupid="00001O" data-vnn-utm-source="#vnn_source=chitiet&vnn_medium=box_video" categoryid="000053" priority="1" pagesize="5" pageindex="0">