Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Ai không học thì đi đâu, chẳng nhẽ lang thang?'

‘Ai không học thì đi đâu, chẳng nhẽ lang thang?’


Chèn môn 'tự nguyện' vào chính khóa: 'Ai không học thì đi đâu, chẳng nhẽ lang thang?' - Ảnh 1.

Anh N.V.Đ (trái) phụ huynh có con học lớp 1, Trường tiểu học K.Đ, Q.Bình Tân, TP.HCM trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên ngày 22.9

Tạo ra khoảng cách, sự phân biệt trong trường học

Như chị A., phụ huynh có con học tiểu học tại Q.12, TP.HCM cho biết cô giáo đã gửi thời khóa biểu dự kiến, trong đó, xen giữa các môn bắt buộc ở cả buổi sáng và chiều thì có các môn tự nguyện như bơi lội, ismart, kỹ năng sống, STEM (lớp chưa họp phụ huynh nên hiện tại con chưa học các môn này). “Nhưng nếu tôi không đăng ký cho con tôi học các môn ‘tự nguyện’ trên, thì không biết trong thời gian chính khóa trên, các con sẽ ngồi ở đâu, làm gì, ai quản lý các con, bởi vẫn chưa đến giờ tan học?”.

Chị A. nói thêm, năm học trước khi con chị học lớp 1, trong thời khóa biểu mỗi ngày cũng có môn bơi, ismart, tin học tăng cường. Trong lớp có phụ huynh đăng ký cho con học, cũng có bé không đăng ký học. Các môn này đều có phòng học chức năng riêng, có máy lạnh, bơi thì học ở hồ bơi của trường, bạn nào không học thì ngồi tại lớp. “Nhưng bé ngồi ở lớp làm gì, có ai trông coi hay dạy gì các con trong những giờ đó không, tôi cũng băn khoăn?”, chị A. thắc mắc.

Chèn môn 'tự nguyện' vào chính khóa: 'Ai không học thì đi đâu, chẳng nhẽ lang thang?' - Ảnh 2.

Thời khóa biểu của con chị Cẩm Tiên, H.Hóc Môn

Chị Cẩm Tiên, phụ huynh một học sinh lớp 1 tại trường tiểu học công lập ở H.Hóc Môn, TP.HCM cho biết: “Trong thời khóa biểu của con tôi, mỗi ngày cháu học 7 tiết, một tuần học 35 tiết. Năm nay, ngoài các môn chính khóa – những môn quy định chính thức trong chương trình giáo dục, tôi thấy có cả môn STEM, môn kỹ năng sống – các môn có mức thu riêng theo nghị định 04/2023 của HĐND TP.HCM trong thời khóa biểu. Tôi thắc mắc là những em nào đăng ký môn học này thì ra phòng riêng học, vậy những em không đăng ký học thì ngồi chơi không ở lớp hay sao?”.

Anh N.V.Đ, phụ huynh có con học lớp 1, Trường tiểu học K.Đ, Q.Bình Tân, TP.HCM người gặp gỡ PV Báo Thanh Niên chiều 22.9 để nói về những bất cập trong thời khóa biểu của trường con anh, khi chèn môn “tự nguyện” vào giờ chính khóa, thì đặt vấn đề Sở GD-ĐT TP.HCM đặt nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2023-2024 là xây dựng trường học hạnh phúc.

Nhưng nếu cứ “xen kẽ” các môn “tự nguyện” giữa vào các môn chính khóa tạo ra những khoảng cách, sự phân biệt trong trường học, khi bé thì đi học, bé không có tiền thì ngồi không, vậy thì học sinh đi học có thể hạnh phúc được không?

Chèn môn 'tự nguyện' vào chính khóa: 'Ai không học thì đi đâu, chẳng nhẽ lang thang?' - Ảnh 3.

Thời khóa biểu của con anh V.Đ, lớp 1 có các tiết kỹ năng sống, STEM, 6 tiết tiếng Anh mỗi tuần

Bạn đọc Báo Thanh Niên bức xúc

Sáng nay, 23.9, nhiều bạn đọc Báo Thanh Niên bức xúc gửi những ý kiến phía dưới các bài viết phản ánh tình trạng chèn môn “tự nguyện” vào giờ chính khóa ở các trường học.

Bạn đọc Hồ Hồ nói: “Nhà trường lồng ghép vào các tiết chính khóa trong thời khóa biểu là mục đích buộc phụ huynh phải đăng ký dù không muốn… vì nếu không học thì các con lang thang trong giờ các bạn đã đăng ký học”.

Phụ huynh Phạm Tú nói: “Cần kiểm tra lại các trường để tránh tình trạng này, bây giờ kinh tế khó khăn làm tăng gánh nặng cho phụ huynh”.

Đáng chú ý là “tâm thư” của một độc giả lấy tên hiển thị là [email protected], mới gửi về Báo Thanh Niên. Độc giả này nói hiện nay hầu hết các trường tiểu học đều đưa các loại hình dạy tiếng Anh tăng cường, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục STEM thông qua các trung tâm. Đây có thể nói là các loại hình giáo dục rất tốt đối với học sinh. Nhưng cách làm của các nhà trường thì lại không tốt. Độc giả này đặt vấn đề liệu có “hoa hồng” từ các trung tâm gửi lại cho hiệu trưởng?

Theo bạn đọc này, bình thường, nếu không phải thông qua các trung tâm thì mỗi tiết dạy “thêm” ở tiết 4 buổi chiều (tăng thêm so với quy định dạy 7 tiết/ngày), nhà trường chỉ thu khoảng 5.000đồng. Nhưng nếu thông qua trung tâm thì số tiền một tiết đó có thể tăng gấp 3-6 lần (giáo dục kỹ năng sống và STEM các trung tâm thu 60.000 đồng, dạy tiếng Anh là 130.000 đồng một tháng 4 tiết, mỗi tuần 1 tiết). Số tiền tăng thêm đó hiệu trưởng giải thích với giáo viên rằng phải trích lại phần trăm cho các trung tâm. Thực chất là các trung tâm chỉ được một số trong đó, còn lại vào túi ai…

Độc giả này cũng thẳng thắn nói nếu xếp các tiết “tự nguyện” như tiếng Anh, STEM vào tiết chính khóa sẽ gây khó cho phụ huynh và học sinh khi không tham gia. “Sẽ rất ngại cho phụ huynh khi thấy con mình không được học mà phải ra ngoài, sẽ rất tủi thân cho những học sinh khi gia đình không có điều kiện để đăng ký học. Việc làm này cũng phần nào gây sức ép bắt buộc phụ huynh phải tự nguyện tham gia đăng ký cho học sinh mà trong lòng thì vô cùng bức xúc”.

Bạn đọc này cũng khẳng định giáo dục STEM là hoạt động trong Chương trình GDPT 2018 (theo công văn 909 của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 8.3.2023), do đó không thể để thông qua các trung tâm để dạy thêm STEM trong trường.

Phần trao đổi của cô giáo chủ nhiệm lớp 1, trường tiểu học K.Đ với phụ huynh là anh N.V.Đ. Anh này đã hỏi cô giáo nếu con không học tự nguyện thì bé đi đâu?

Vẫn có thể sắp xếp các môn “tự nguyện” vào giờ ngoại khóa

Bạn đọc lấy tên hiển thị là [email protected] đề xuất Chương trình GDPT 2018 đã có yêu cầu cụ thể về thời lượng đối với các khối lớp trong một tuần (khối 1-2 là 25 tiết, khối 3 là 28 tiết, khối 4-5 là 30 tiết). Đa số các trường tiểu học hiện nay đang thực hiện dạy 32 tiết/tuần (9 buổi, nghỉ chiều thứ năm để sinh hoạt chuyên môn). Như vậy, khối nào cũng thừa ra từ 2 đến 7 tiết.

“Chúng tôi đề nghị, nếu các trường không dạy các tiết rèn hoặc tiết tự chọn thì các tiết thừa ra đó có thể thay bằng các tiết giáo dục STEM và không được thu tiền của phụ huynh. Còn nếu trường nào đã dạy đủ các tiết rèn như toán, tiếng Việt, tiếng Anh và tự chọn (tiếng Anh, tin học) thì có thể cho các trường đó dạy hoạt động giáo dục STEM vào các tiết 4 buổi chiều và có thu tiền như đối với hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Còn việc dạy tiếng Anh tăng cường với người nước ngoài, vì người nước ngoài đến dạy trực tiếp thì bắt buộc phải thông qua các trung tâm, tuy nhiên không thể xếp các tiết đó vào 7 tiết dạy chính khóa mà phải xếp vào tiết 4 các buổi chiều để những học sinh không tham gia có thể về sớm.

Bạn đọc này cũng đề xuất, tùy các môn học, nhà trường sẽ để chính giáo viên trong trường tiểu học được dạy các môn ngoài giờ chính khóa này – mà không phải thông qua trung tâm. Điều này vừa tránh hiện tượng “chia hoa hồng”, vừa giúp những giáo viên tiểu học đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống có được cơ hội cải thiện đời sống bằng những tiết dạy thêm chính đáng bằng sức lao động mà mình bỏ ra.

“Nhà trường hoàn toàn có thể thu gọn số học sinh đăng ký vào một số lớp để học vào tiết 4 các buổi chiều như đối với các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và STEM. Hiện có 4 buổi chiều thì có thể dạy 1 tiết kỹ năng sống, 1 tiết STEM, 1 tiết tiếng Anh, còn lại 1 tiết cho học sinh trải nghiệm thông qua các mô hình câu lạc bộ là rất phù hợp. Vì những lý do nêu trên, chúng tôi tha thiết đề nghị Bộ trưởng xem xét và giúp đỡ chúng tôi. Nếu Bộ GD-ĐT làm được việc này, chúng tôi khẳng định số người bỏ nghề sẽ giảm đi đáng kể. Nếu cho phép giáo viên tiểu học được trực tiếp tham gia dạy tiết 4 các buổi chiều, chỉ cần thu của mỗi học sinh 100.000 đồng/tháng thì mỗi giáo viên có thể tăng thêm thu nhập từ 2-3 triệu đồng/tháng, phụ huynh cũng sẽ giảm được một nửa số tiền đóng góp so với việc phải thông qua các trung tâm như hiện nay”, tâm thư viết.



Source link

Cùng chủ đề

Ngày hội Giáo dục STEM tại quận Tân Phú

Sáng tác truyện tranh bằng AI, làm mô hình nhà chống lũ, nước hoa khô… và nhiều sản phẩm sáng tạo, ứng dụng thú vị khác đã thu hút đông đảo học sinh tiểu học, trung học cơ...

Thúc đẩy bình đẳng giới về công nghệ cho nữ sinh Mông Cổ

“Chương trình không chỉ giúp em có cơ hội học viết code mà còn được giao lưu và kết bạn với những bạn bình thường”, Enkhmend Davaajav, nữ sinh 15 tuổi khiếm thính tại một trường ở Ulaanbaatar...

Du học Mỹ, Canada, Úc, New Zealand ra sao trong năm 2025?

Trong khi Úc và Canada đang siết chặt số lượng sinh viên quốc tế, nhiều nước khác như Mỹ, New Zealand dự kiến vẫn giữ những quy định dễ thở với du học sinh. Cuối tuần qua, Studymove, một công ty tư vấn và...

Học sinh trường THPT chuyên lựa chọn học STEM còn là ‘trăn trở’?

Đặc biệt trong phiên thảo luận, một số ý kiến cho rằng việc nhiều học sinh THPT đang có xu hướng lựa chọn học khoa học xã hội và nhân văn, ít quan tâm đến các ngành khoa học cơ bản, STEM, nhất là với học sinh trường THPT chuyên, đang là một thách thức lớn với việc đào tạo nguồn nhân...

Ngày hội VGU STEM đến với tỉnh Vĩnh Long và 25 trường THPT miền Nam

Với quy mô hoạt động STEM 2024 được mở rộng dựa trên sự thành công của năm 2023, chương trình VGU STEM 2024 tăng số lượng các trường THPT tại Bình Dương và TP.HCM lên 25 trường cùng tổ chức chương trình.  Mục tiêu của hoạt động này là mang đến các thử thách STEM thực tế, giúp học sinh tại địa phương rèn luyện tư duy phân tích, kỹ năng giải quyết vấn đề và khám phá ứng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

‘Lễ về hưu’ của thầy hiệu trưởng 38 năm bám bản gây sốt mạng

“Học sinh toàn trường tổ chức lễ về hưu khiến tôi rất bất ngờ. Khoảng khắc toàn thể giáo viên và học sinh hô vang tên, tôi lắng đọng và cố gắng nén lại nước mắt. Giờ tan trường, tôi đứng trước cổng chào các em, khi đó tôi đã khóc”, thầy hiệu trưởng Hoàng Minh Ngọc (huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ.Sau 38 năm, 2 tháng cống hiến cho sự nghiệp trồng người ở mảnh...

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc sẽ cấm điện thoại trong trường học?

Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, sự hiện diện của điện thoại thông minh trong môi trường học tập đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại. ...

BHXH Hà Nội cảnh báo chiêu lừa tinh vi nhắm đến học sinh, sinh viên

BHXH TP Hà Nội khẳng định không yêu cầu phụ huynh, học sinh-sinh viên, người dân cập nhật thông tin thẻ BHYT trên ứng dụng VssID. Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội cho biết, gần đây, đơn vị nhận được thông tin phản ánh từ một số cơ sở giáo dục về việc có đối tượng mạo danh cơ quan BHXH Hà Nội gửi giấy mời đến học sinh và phụ huynh yêu cầu cung cấp thông tin...

615 ứng viên đạt chuẩn Giáo sư, Phó giáo sư năm 2024

Có 45 ứng viên Giáo sư (GS), 570 ứng viên Phó Giáo sư (PGS) đạt đủ phiếu tín nhiệm của Hội đồng Giáo sư nhà nước năm 2024.

Nâng cao chất lượng đào tạo và năng lực đội ngũ giáo viên

(ĐCSVN) – Nâng cao chất lượng đào tạo và năng lực đội ngũ giáo viên là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm khi thảo luận tại Hội trường của Quốc hội về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2025, chiều 4/11. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên Phát biểu tại Hội trường, đại biểu Nguyễn...

Ra mắt FSEL – nền tảng học ngoại ngữ cùng AI

Ngày 3/11, nền tảng học ngoại ngữ trực tuyến tương tác cùng AI - FSEL ra mắt, hứa hẹn mang lại bước đột phá trong việc nâng cao hiệu quả học ngoại ngữ, góp phần thu hẹp khoảng cách học tiếng Anh ở mọi vùng miền trên cả nước. Buổi lễ ra mắt FSEL gây ấn tượng mạnh mẽ với màn trình diễn kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại cùng hệ thống âm thanh và ánh sáng độc...

Mới nhất

Trả nhiều tiền khám bệnh nên ‘bên trọng bên khinh’?

Rất nhiều bạn đọc gửi ý kiến về việc nhân viên bệnh viện 'bên trọng bên khinh' khi bệnh nhân đăng ký khám thường và khám với chuyên gia. ...

Thông cáo báo chí số 12, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Các đại biểu tập trung thảo luận về nội dung: công tác đối ngoại năm 2024; vấn đề chống lãng phí trong bộ máy công quyền; kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững... Kết thúc thảo luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn...

Cải thiện năng lực phòng thủ cho nhân sự bảo vệ hệ thống của Vietnam Airlines

Diễn ra trong 5 ngày, diễn tập thực chiến quốc gia lần 2 năm 2024 hướng tới mục tiêu cải thiện năng lực phòng thủ cho đội ngũ nhân sự đảm trách bảo vệ các hệ thống thông tin của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines. Lễ bế mạc chương trình diễn tập thực chiến quốc...

Thứ trưởng Trần Quốc Phương tiếp Phó Hiệu trưởng Đại học Công nghệ Sydney

(MPI) - Ngày 31/10/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đã tiếp xã giao Phó Hiệu trưởng phụ trách quốc tế, Đại học Công nghệ Sydney (UTS) Iain Watt. Thứ trưởng Trần...

Mới nhất