Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcAI gây thiệt hại, ai chịu trách nhiệm?

AI gây thiệt hại, ai chịu trách nhiệm?

AI đã và đang bị sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm. Do đó, cần xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về AI.

AI gây thiệt hại, ai chịu trách nhiệm? - Ảnh 1.

Toàn cảnh hội thảo – Ảnh: SIU

Đó là vấn đề được nhiều đại biểu đặt ra tại hội thảo Pháp luật trí tuệ nhân tạo do Trường đại học Quốc tế Sài Gòn tổ chức sáng 4-1.

Cần có hành lang pháp lý cho AI

Tại hội thảo, GS.TS Phan Trung Lý – nguyên chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội – cho rằng ở Việt Nam, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang từng bước đi vào đời sống con người, ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng to lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh quốc gia.

Bên cạnh những mặt tích cực, AI cũng đã có những tác động tiêu cực, làm dấy lên những quan ngại sâu sắc về các rủi ro tiềm ẩn từ các khía cạnh đạo đức, xã hội, pháp lý.

Ngoài ra, AI đã và đang bị sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm. Do đó, việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam đang đặt ra cấp thiết.

AI gây thiệt hại, ai chịu trách nhiệm? - Ảnh 2.

GS.TS Phan Trung Lý – Ảnh: SIU

Theo ông Lý, cần tạo ra khung pháp luật thúc đẩy phát triển và ứng dụng AI. Cụ thể là Nhà nước cần khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phát triển, cung cấp, triển khai và sử dụng hệ thống AI đáng tin cậy và lấy con người làm trung tâm, khuyến khích các công ty vừa và nhỏ trong việc cung cấp hệ thống AI tham gia cơ chế thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số.

Pháp luật dân sự và sở hữu trí tuệ cần phải giải quyết vấn đề quyền sở hữu đối với sản phẩm AI. Con người hay AI sẽ là chủ sở hữu của sản phẩm trí tuệ nhân tạo?

Trong phát triển các hệ thống AI có liên quan tới con người, pháp luật phải đặc biệt quan tâm đến việc tôn trọng quyền và phẩm giá con người của các cá nhân liên quan.

Trong phạm vi có thể, tùy theo đặc điểm của công nghệ được áp dụng, các nhà phát triển cần thực hiện các biện pháp để bảo đảm không gây ra sự phân biệt đối xử, không công bằng do thiên vị trong dữ liệu khi huấn luyện hệ thống AI.

Các nhà phát triển cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa để bảo đảm rằng hệ thống AI không vi phạm các giá trị của con người, đạo đức xã hội theo các nguyên tắc cơ bản của Việt Nam. Nhất là các giá trị cơ bản bao gồm yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo, bảo vệ quyền riêng tư về không gian, quyền riêng tư về thông tin (dữ liệu cá nhân) và sự bí mật của việc thông tin liên lạc…

AI gây thiệt hại, ai chịu trách nhiệm?

AI gây thiệt hại, ai chịu trách nhiệm? - Ảnh 3.

PGS.TS Lê Bộ Lĩnh tại hội thảo – Ảnh: SIU

Về việc xây dựng luật mới về AI, PGS.TS Lê Bộ Lĩnh – Viện Nghiên cứu pháp luật và xã hội, nguyên phó tổng thư ký Quốc hội – đề xuất bộ sẽ ban hành các nguyên tắc đạo đức cho việc phát triển, triển khai và ứng dụng AI. Các sản phẩm và nội dung công nghệ số do AI tạo ra phải được xác định rõ ràng là được tạo ra hoặc thao túng một cách nhân tạo.

Hệ thống AI sẽ được phân loại theo mức độ rủi ro dựa trên tác động của chúng đối với sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân, sự an toàn hoặc tài sản của con người, sự an toàn của các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia và cơ sở hạ tầng quan trọng. Các phân loại này cho phép các hệ thống AI được quản lý theo các mức độ rủi ro khác nhau của chúng.

Bên cạnh đó, một trong những vấn đề pháp lý đầu tiên liên quan đến trí tuệ nhân tạo là quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền.

Trong quá trình phát triển AI, việc tạo ra các thuật toán, mô hình, và dữ liệu huấn luyện là rất quan trọng. Tuy nhiên, các quy định hiện tại về SHTT chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ.

Cụ thể, việc xác định ai là người sở hữu bản quyền các sản phẩm do AI tạo ra khá phức tạp. Nếu một AI tạo ra một tác phẩm nghệ thuật hay một chương trình phần mềm, thì câu hỏi đặt ra là liệu AI hay người lập trình ra AI đó có quyền sở hữu đối với sản phẩm này? Những quy định hiện hành có thể không hoàn toàn phù hợp, dẫn đến những tranh chấp tiềm ẩn trong tương lai.

Vấn đề trách nhiệm pháp lý khi AI gây ra thiệt hại cũng được đặt ra. AI có thể đưa ra quyết định mà không cần sự can thiệp của con người, điều này tạo ra một tình huống pháp lý khó xác định. Khi một hệ thống AI gây ra lỗi hoặc gây thiệt hại cho con người, câu hỏi đặt ra là ai sẽ phải chịu trách nhiệm? Là nhà sản xuất, nhà phát triển hay chính cá nhân người sử dụng?



Nguồn: https://tuoitre.vn/ai-gay-thiet-hai-ai-chiu-trach-nhiem-20250104134035537.htm

Cùng chủ đề

Trung Quốc: Thâm Quyến cung cấp nhà ở miễn phí cho sinh viên mới tốt nghiệp tìm việc làm

Dự án công ích sẽ cung cấp nhà ở miễn phí trong 7 ngày cho sinh viên mới tốt nghiệp tìm việc trong thời gian từ 14-11-2024 đến 30-6-2025. Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, nhằm tạo thuận tiện cho sinh viên mới...

Google trả 69 triệu USD phí sử dụng nội dung cho báo chí Canada

Ngày 3-1, Google thông báo đã thanh toán 100 triệu CAD (tương đương 69 triệu USD) cho các cơ quan báo chí Canada để sử dụng nội dung thông tin trên nền tảng này. Đây là một phần trong thỏa thuận giữa Google và...

22 phút tập thể dục mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 19 bệnh

Nghiên cứu mới phát hiện những người tập thể dục cường độ nặng hơn 150 phút mỗi tuần dường như giảm đáng kể nguy cơ mắc 19 bệnh mãn tính. Nghiên cứu đã khảo sát các bệnh nhân tại Trung tâm chăm sóc y...

Học sinh lớp 12 nhiều nơi lên kế hoạch ôn tập xuyên Tết

Trước những kỳ thi quan trọng sẽ là lần đầu tiên diễn ra theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhiều học sinh lớp 12 không khỏi lo lắng và tận dụng dịp Tết này để "nấu sử xôi kinh". Đoàn Minh Hiếu...

Đại học Kinh tế quốc dân công bố đề án tuyển sinh đại học, xét tuyển 4 tổ hợp

Năm 2025, Đại học Kinh tế quốc dân dự kiến tuyển sinh 73 mã ngành/chương trình với 89 chương trình đào tạo, và 3 phương thức tuyển sinh chính. Sinh viên ra trường phải có IELTS thấp nhất 5.5Đối với phương thức xét tuyển...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bất ngờ ở công ty phân phối xe Ford lớn nhất Việt Nam

Ông Trần Lâm - tổng giám đốc Công ty cổ phần City Auto, cũng là con trai của chủ tịch HĐQT Trần Ngọc Dân - vừa có đơn từ nhiệm chức tổng giám đốc sau đúng 1 tháng đảm nhiệm. Đáng chú ý, ông...

Lễ hội năm mới thành ‘lễ hội rác thải’ do tâm lý đám đông?

Rác thải ngập ngụa sau các sự kiện công cộng như lễ hội đón năm mới không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam. Vì sao? Vào mỗi dịp giao thừa, những sự kiện đón năm mới thường thu hút đông người tập...

Trung Quốc: Thâm Quyến cung cấp nhà ở miễn phí cho sinh viên mới tốt nghiệp tìm việc làm

Dự án công ích sẽ cung cấp nhà ở miễn phí trong 7 ngày cho sinh viên mới tốt nghiệp tìm việc trong thời gian từ 14-11-2024 đến 30-6-2025. Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, nhằm tạo thuận tiện cho sinh viên mới...

Chọn thực phẩm tráng miệng cũng có thể giúp sống khỏe

Dân ta đã có câu "bệnh từ miệng vào", nếu ăn uống không đúng cách sẽ sinh nhiều bệnh tật. Món tráng miệng cũng ảnh hưởng đến đến sức khỏe, tầm vóc, khí chất, tình cảm và tinh thần của con người. Ăn...

Google trả 69 triệu USD phí sử dụng nội dung cho báo chí Canada

Ngày 3-1, Google thông báo đã thanh toán 100 triệu CAD (tương đương 69 triệu USD) cho các cơ quan báo chí Canada để sử dụng nội dung thông tin trên nền tảng này. Đây là một phần trong thỏa thuận giữa Google và...

Bài đọc nhiều

Có bao nhiêu hành tinh trong vũ trụ?

Các nhà thiên văn học ước tính có khoảng 100.000 tỷ tỷ hành tinh trong vũ trụ dựa trên giả định mỗi ngôi sao có một hành tinh xoay quanh. Giới nghiên cứu mới chỉ phát hiện 5.510 hành tinh trong dải Ngân Hà. Ảnh: NASA Chỉ riêng dải Ngân Hà đã có khoảng 100 tỷ ngôi sao và có hàng nghìn tỷ thiên hà trong vũ trụ. Các nhà thiên văn học phát hiện 5.502 hành tinh quay quanh...

Đêm nay Việt Nam đón cực đại mưa sao băng từ “thế giới đã mất”

(NLĐO) - Từ phía một chòm sao đã không còn trên bản đồ thiên văn, 80 quả cầu lửa sẽ tuôn ra mỗi giờ trong đêm cực đại mưa sao băng Quadrantids. ...

Não bộ của bạn sẽ ra sao khi ngừng sử dụng mạng xã hội

Trung bình, một người trưởng thành ở Mỹ dành hơn hai giờ mỗi ngày trên mạng xã hội, trong khi thanh thiếu niên dành gấp đôi thời gian đó trên các nền tảng như TikTok và Instagram. ...

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Nhật Bản trong lĩnh vực hydrogen

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, triển khai thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 7/2, sáng 8/10, tại trụ sở Văn phòng Tổng Lãnh sự quán tại Fukuoka, Tổng Lãnh sự Vũ Chi Mai đã tiếp và làm việc với Đoàn Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc...

Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam

Người yêu thiên văn tại Việt Nam sẽ có cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids trên bầu trời vào đêm 3/1, rạng sáng 4/1. Nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA) cho biết, cực đại của trận mưa sao băng đầu tiên trong năm 2025, Quadrantids, sẽ rơi vào đêm 3/1, rạng sáng 4/1 nếu quan sát từ Việt Nam. Lý giải hiện...

Cùng chuyên mục

Google trả 69 triệu USD phí sử dụng nội dung cho báo chí Canada

Ngày 3-1, Google thông báo đã thanh toán 100 triệu CAD (tương đương 69 triệu USD) cho các cơ quan báo chí Canada để sử dụng nội dung thông tin trên nền tảng này. Đây là một phần trong thỏa thuận giữa Google và...

Sự thật về “lỗ hổng vũ trụ học” giữa dải Ngân Hà

(NLĐO) - "Quái vật" chứa Trái Đất đã nuốt chửng một thứ gây bối rối cho các nhà vũ trụ học. ...

“Thế giới đã mất” hiện ra giữa mỏ đá, có cả quái thú dài 9 m

(NLĐO) - Thế giới 166 triệu năm trước với nhiều sinh vật đáng sợ, bao gồm một quái thú ăn thịt dài 9 m, vừa lộ ra tại một mỏ đá ở hạt Oxfordshire - Anh ...

Hành lang pháp lý tạo đột phá cho đổi mới sáng tạo

Bộ Khoa học và Công nghệ đang được giao chủ trì soạn thảo dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo. Dự thảo luật được kỳ vọng là hành lang pháp lý quan trọng, tạo đột phá phát triển khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia trong thời gian tới. Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, bộ đề xuất đổi tên luật thành Luật Khoa học, Công nghệ...

Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam

Người yêu thiên văn tại Việt Nam sẽ có cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids trên bầu trời vào đêm 3/1, rạng sáng 4/1. Nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA) cho biết, cực đại của trận mưa sao băng đầu tiên trong năm 2025, Quadrantids, sẽ rơi vào đêm 3/1, rạng sáng 4/1 nếu quan sát từ Việt Nam. Lý giải hiện...

Mới nhất

Chồng cũ báo chủ nợ đến đòi tiền chị gái tôi đúng ngày mùng 1 đầu tháng

Cuộc đời của chị tôi bi kịch đến mức chị còn chẳng buồn cảm thấy mệt mỏi với nó. ...

Lễ hội năm mới thành ‘lễ hội rác thải’ do tâm lý đám đông?

Rác thải ngập ngụa sau các sự kiện công cộng như lễ hội đón năm mới không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam. Vì sao? ...

Trung Quốc: Thâm Quyến cung cấp nhà ở miễn phí cho sinh viên mới tốt nghiệp tìm việc làm

Dự án công ích sẽ cung cấp nhà ở miễn phí trong 7 ngày cho sinh viên mới tốt nghiệp tìm việc trong thời gian từ 14-11-2024 đến 30-6-2025. ...

Chọn thực phẩm tráng miệng cũng có thể giúp sống khỏe

Dân ta đã có câu "bệnh từ miệng vào", nếu ăn uống không đúng cách sẽ sinh nhiều bệnh tật. Món tráng miệng cũng ảnh hưởng đến đến sức khỏe, tầm vóc, khí chất, tình cảm và tinh thần của con người. ...

Hành trình khẳng định vị thế thương hiệu

Sự tin tưởng ngày càng gia tăng từ đông đảo khách hàng chính là minh chứng thuyết phục nhất cho chất lượng dịch vụ mà Nha khoa SK mang lại. Sứ mệnh kiến tạo nụ cười Việt Được thành lập vào năm 2014, Nha khoa SK Dental Clinic mang sứ mệnh “kiến tạo nụ cười Việt”. Chuyên sâu trong các...

Mới nhất