o5uyfspbuor2ta04w58z1x4clsguzbtj.jpg
AI đã gây sốc cho cả giới phê bình và sáng tác khi giành được giải thưởng tại một cuộc thi văn học chính thức ở Trung Quốc.

Trong cuộc thi khoa học viễn tưởng và khoa học phổ thông tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) lần thứ 5, với sự góp mặt của khoảng 200 tác phẩm văn học đã được gửi tham dự cuộc thi, tác phẩm với tựa đề ‘Vùng đất của ký ức máy móc’ (The Land of Machine Memories) được tạo ra hoàn toàn bằng trí tuệ nhân tạo (AI) đã giành được vị trí thứ 2, tạo ra cuộc tranh luận rộng rãi trên các phương tiện truyền thông khắp Trung Quốc.

Giáo sư Shen Yanggu tại trường Báo chí và Truyền thông thuộc Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh đã lên kế hoạch và hoàn tất tác phẩm chỉ trong thời gian 3 giờ. Bản thảo với hơn 40.000 ký tự, được tạo ra từ 66 yêu cầu văn bản gửi đến AI và được viết theo phong cách huyền huyễn, siêu thực Kafkaesque, đặc trưng bởi cốt truyện phi lý và siêu thực.

Với tựa đề ‘Vùng đất của ký ức máy móc’, tác phẩm đã ghi lại cuộc phiêu lưu của nhân vật nữ chính Li Xiao trong siêu vũ trụ khi tìm cách khôi phục những ký ức trong cuộc sống thực đã mất của mình.

Theo giáo sư Shen Yanggu, toàn bộ bài dự thi đều được tạo ra bởi AI, bao gồm từ bố cục tiểu thuyết và hình minh họa, thậm chí cả bút danh ‘@SiliconZen’ cũng do AI tự lựa chọn.

Giáo sư Shen Yanggu đã gửi tác phẩm tới cuộc thi mà không tiết lộ ‘tác giả’ thực sự của tác phẩm. Chỉ có duy nhất một thành viên ban giám khảo biết rằng tác phẩm được tạo ra bởi AI.

Mục đích của việc này là để có thể nghe được ý kiến ​​đánh giá hoàn toàn công bằng và độc lập của ban giám khảo. Điều đó không vi phạm quy tắc, vì cuộc thi cho đến nay chưa đưa ra luật cấm sử dụng AI.

Bất chấp việc giải thưởng đã được công bố, ban giám khảo cuộc thi quyết định rằng tác phẩm ‘Vùng đất của ký ức máy móc’ chưa thể đưa ra xuất bản ngay và sẽ cần phải chỉnh sửa nhiều nội dung, bởi lẽ văn bản do AI viết vẫn rất khác so với văn bản do con người tạo ra.

Một thành viên ban giám khảo cho rằng sản phẩm do AI tạo ra hoặc sẽ là một hiện tượng lịch sử ngắn ngủi, hoặc sẽ là một thách thức nghiêm trọng đối với giới sáng tác trong tương lai.

Trước đó, vào tháng 4/2023, một nhiếp ảnh gia đến từ Berlin (Đức) đã giành được Giải thưởng Nhiếp ảnh Thế giới do Sony tổ chức cho bức ảnh được tạo ra bởi AI, nhưng đã từ chối giải thưởng với lý do sản phẩm của AI và tác phẩm nhiếp ảnh truyền thống không nên có mặt trong cùng một cuộc thi.

(theo Securitylab)

Trào lưu sử dụng AI để ‘hồi sinh’ người chết bằng kỹ thuật số ở Trung Quốc

Trào lưu sử dụng AI để ‘hồi sinh’ người chết bằng kỹ thuật số ở Trung Quốc

Phiên bản kỹ thuật số của một người có thể tồn tại mãi mãi, ngay cả khi cơ thể của họ đã mất, đặc biệt là trong thời đại mà AI phát triển bùng nổ hiện nay.
AI sẽ đóng góp cho nền kinh tế Trung Quốc 4.200 tỷ USD vào năm 2035

AI sẽ đóng góp cho nền kinh tế Trung Quốc 4.200 tỷ USD vào năm 2035

Số liệu của các cơ quan nghiên cứu Trung Quốc đã chỉ ra triển vọng to lớn của trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia này trong khoảng 10 năm sắp tới.
Hướng đi riêng trong phát triển chatbot AI ở Trung Quốc

Hướng đi riêng trong phát triển chatbot AI ở Trung Quốc

Tận dụng thị trường mà OpenAI và Google còn để ngỏ, các công ty công nghệ Trung Quốc đang kiếm được lợi nhuận đáng kể từ xu hướng cá nhân hóa trong phát triển chatbot AI.