Trang chủKinh tếNông nghiệpA Lưới thoát nghèo và mục tiêu “không để ai bị bỏ...

A Lưới thoát nghèo và mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”


Thu nhập bình quân đầu người tăng 1,6 lần

Đến xã Quảng Nhâm (huyện A Lưới), hỏi gia đình anh Nguyễn Hải Teo hầu như ai cũng biết, bởi đây là một trong những hộ dân thoát nghèo điển hình ở xã. “Nỗ lực vươn lên của gia đình cùng với sự hỗ trợ kịp thời, thiết thực từ các cấp, các ngành đã giúp gia đình tôi từ một hộ nghèo trở thành hộ có điều kiện khá giả”, anh Teo chia sẻ khi dẫn chúng tôi tham quan mô hình sản xuất của gia đình. 

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Teo trở về địa phương lập gia đình. Nhiều năm liền sau đó, mặc dù chăm chỉ lao động nhưng gia đình anh vẫn bị cái nghèo bám riết do không tìm được hướng đi hiệu quả trong phát triển kinh tế. Không chấp nhận cảnh đói nghèo, với sự gợi mở, hướng dẫn từ chính quyền địa phương, năm 2018, anh Teo mạnh dạn vay vốn ưu đãi để phát triển mô hình trồng chuối già lùn theo tiêu chuẩn VietGAP.

A Lưới thoát nghèo và mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau” - Ảnh 1.

Mô hình trồng chuối già lùn theo tiêu chuẩn VietGAP đưa lại thu nhập ổn định, giúp nhiều hộ dân ở huyện A Lưới thoát nghèo.

Anh Teo tập trung cải tạo vườn và đầu tư trồng 2.000 cây chuối già lùn. Nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vườn chuối của gia đình anh phát triển tốt, cho năng suất cao. Đều đặn mỗi năm gia đình anh thu hơn 100 triệu đồng từ mô hình trồng chuối.

Phát triển kinh tế hiệu quả nên gia đình anh Teo được UBND huyện A Lưới chọn tham gia mô hình thí điểm khi huyện hợp tác với Tập đoàn Quế Lâm phát triển nông nghiệp hữu cơ. Được Tập đoàn Quế Lâm đầu tư giống, thức ăn chăn nuôi và bao tiêu sản phẩm với giá ổn định, mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ của gia đình anh cho hiệu quả kinh tế bền vững. Ngoài ra gia đình anh còn liên kết với doanh nghiệp phát triển trồng sâm bố chính. Hiện mỗi năm gia đình anh thu về từ 130-160 triệu đồng từ các mô hình trồng trọt và chăn nuôi. 

Anh Teo chỉ là một trong số hàng nghìn hộ dân ở huyện A Lưới đã thoát nghèo từ sự nỗ lực vươn lên của bản thân và sự hỗ trợ từ các cấp, các ngành. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững huyện A Lưới, từ năm 2021 đến 2023, quy mô hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều của huyện A Lưới giảm từ 9.207 hộ xuống còn 5.720 hộ, giảm 3.487 hộ (giảm 37,87%) và đến cuối năm 2024 sẽ giảm còn 3.681 hộ (2.057 hộ nghèo và 1.624 hộ cận nghèo).

A Lưới thoát nghèo và mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau” - Ảnh 2.

Chuối già lùn cùng nhiều nông sản đặc sản của A Lưới tại phiên chợ nông sản vùng cao tổ chức ở TP.Huế.

Về thu nhập bình quân đầu người, vào cuối năm 2020, huyện A Lưới đạt 25 triệu đồng/người/năm, đến cuối năm 2023 đạt mức 35,22 triệu đồng/người/năm (tăng 1,41 lần). Dự kiến đến cuối năm 2024, huyện A Lưới đạt mức thu nhập 40 triệu đồng/người/năm (tăng 1,6 lần) và cuối năm 2025 đạt trên 45 triệu đồng/người/năm (tăng 1,8 lần). Vào ngày 22/7/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 702/QĐ-TTg về việc công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024. Quyết định này được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức công bố vào ngày 6/9.

Giảm nghèo thực chất và bền vững

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Mạnh Hùng- Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết: Từ khi được Chính phủ phê duyệt vào danh sách huyện nghèo giai đoạn 2021-2025, huyện A Lưới được Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các sở, ban, ngành quan tâm, lãnh chỉ đạo, tập trung nguồn lực để đầu tư, triển khai thực hiện có hiệu quả trên các lĩnh vực về kinh tế – xã hội. Trong đó, công tác tạo việc làm, an sinh xã hội, hỗ trợ nhà ở và các mô hình sinh kế giúp người dân tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo được đặc biệt chú trọng.

Công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện A Lưới luôn được Huyện ủy, UBND huyện quan tâm hàng đầu và được xem là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, lâu dài, thực hiện tốt nhằm đạt mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

A Lưới thoát nghèo và mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau” - Ảnh 3.

Phương thức chăn nuôi của đồng bào vùng cao và điều kiện thời tiết đặc thù đã tạo nên thương hiệu của thịt bò vàng A Lưới.

Để đạt được những kết quả tích cực, đưa huyện thoát huyện nghèo trước thời hạn 1 năm như đã đạt được, A Lưới đã tập trung thực hiện các biện pháp: Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; ban hành kế hoạch giảm nghèo chi tiết đến từng xã, giảm nghèo theo địa chỉ hộ gia đình; xác định giảm nghèo bền vững, trọng tâm là tạo việc làm, hỗ trợ nhà ở và sinh kế cho người dân.

“Quan điểm thực hiện chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện A Lưới là bám sát thực trạng, nhất là các tiêu chí, tiêu chuẩn về giảm nghèo bền vững để triển khai thực hiện một cách đồng bộ và quyết liệt; xác định rõ nguyên nhân nghèo và có phương án thoát nghèo theo địa chỉ cụ thể cho từng hộ nghèo. Chính vì điều đó nên kết quả giảm nghèo trên địa bàn huyện là thực chất và bền vững”, ông Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết thêm, sau khi được công nhận thoát nghèo năm 2024, huyện A Lưới đang và sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các giải pháp giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững. Huyện tiếp tục tập trung huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng thuộc nguồn vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia đã được phê duyệt.

A Lưới thoát nghèo và mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau” - Ảnh 4.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.

A Lưới cũng đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, tạo việc làm, sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân. Trong đó sẽ tập trung thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững theo hướng chú trọng các sản phẩm đặc hữu gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân; hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gồm duy trì dự án đã có thương hiệu “bò A Lưới”, phát triển dự án trồng cây dược liệu, các dự án nuôi dê, lợn rừng…; thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bên cạnh đó, A Lưới sẽ tăng cường công tác giáo dục nghề nghiệp, đẩy mạnh thực hiện công tác lao động, việc làm; tổ chức thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo các chính sách hỗ trợ của nhà nước; nâng cao năng lực và tăng cường trách nhiệm cho lãnh đạo và cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp, nhất là ở cấp xã; phát huy ý chí tự lực, tự cường và vươn lên của các hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm thoát nghèo bền vững…  

Phát biểu tại Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024 diễn ra vào ngày 6/9, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho biết: A Lưới được công nhận thoát nghèo là một mốc son đáng tự hào trong hành trình phát triển của huyện và cũng là niềm vui chung của toàn tỉnh. Đây không chỉ là thành quả của những nỗ lực không ngừng của chính quyền và nhân dân huyện A Lưới mà còn là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước đối với những cố gắng của toàn tỉnh.

Theo ông Nguyễn Văn Phương, bên cạnh những kết quả đạt được, A Lưới vẫn còn những khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế- xã hội, tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cần nghèo, giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con dân tộc thiểu số.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện A Lưới cần duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được, đưa A Lưới ngày càng phát triển bền vững, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.





Nguồn: https://danviet.vn/a-luoi-thoat-ngheo-va-muc-tieu-khong-de-ai-bi-bo-lai-phia-sau-20240913092746743.htm

Cùng chủ đề

Thăm “ngôi nhà chung” bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới

(Tổ Quốc) - Việc đưa vào hoạt động Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã đáp ứng được mong mỏi về một "ngôi nhà chung" để bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc đang sinh sống tại đây. ...

Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới

(Tổ Quốc) - Thời gian qua, công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) được triển khai kịp thời, đồng bộ, qua đó đạt được nhiều kết quả tích cực.Về văn học nghệ thuật, địa phương đã...

Tại huyện A Lưới của Thừa Thiên Huế, nghề dệt độc đáo này đang tạo việc làm, thu nhập tốt cho dân

Nghề dệt zèng (vải thổ cẩm) là nghề truyền thống được hình thành cách đây hàng trăm năm của đồng bào Tà Ôi ở huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trang phục làm từ sản phẩm dệt zèng đã trở thành nét văn...

Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch tại A Lưới

A Lưới là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là địa phương có nhiều danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, di tích lịch sử văn hóa, làng nghề đa dạng. Huyện còn là vùng đất lưu giữ nhiều phong tục tập...

Nuôi bò vàng A Lưới- mô hình thoát nghèo bền vững

Trước đây, gia đình ông Lê Văn Chương (thôn Cân Tôm, xã Hồng Thượng, huyện A Lưới) có hoàn cảnh khó khăn vì phát triển chăn nuôi, trồng trọt kiểu nhỏ lẻ, manh mún. Những năm trở lại đây, bằng việc đầu tư phát triển chăn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cập nhật mới nhất về hướng di chuyển của bão số 7 Yinxing

Tin bão mới nhất: Hồi 10 giờ (08/11), vị trí tâm bão số 7 Yinxing ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 118,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. ...

Hội viên nông dân tiêu biểu vui mừng thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trước thềm Hội nghị toàn quốc biểu dương hội viên nông dân tiêu biểu trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giai đoạn 2019 - 2024, các đại biểu đã thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, nơi Bác Hồ đã sống và làm việc suốt 15 năm cuối...

Chuyến đi đặc biệt của 62 công nhân Supe Lâm Thao

Lần đầu tiên được chọn là 1 trong 62 công nhân tiêu biểu đi tham quan nước ngoài với hành trình 5 ngày 4 đêm, anh Mai Đình Huấn cảm thấy vô cùng vinh dự, tự hào khi những đóng góp của mình đã được Ban lãnh đạo Công ty CP...

Học sinh, sinh viên Hà Nội “đầu trần, phóng như bay” khi tham gia giao thông

Học sinh, sinh viên không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu, kẹp ba khi đi xe máy điện, xe máy quá phân khối so với độ tuổi quy định... là những hình ảnh dễ bắt gặp trên các tuyến phố của Hà Nội. ...

7 học sinh tiểu học ở Phú Thọ bất ngờ đau bụng, nôn ói phải nhập viện sau tiết học Thể dục ở trường

Sau tiết học Thể dục tại Trường tiểu học Thạch Kiệt, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, 7 học sinh có biểu hiện đau bụng, nôn ói phải nhập viện điều trị. ...

Bài đọc nhiều

Hình ảnh người dân Đà Nẵng phải bơi thuyền giữa phố, ngập lụt xảy ra ở nhiều nơi

Sáng 5/11, trên địa bàn TP Đà Nẵng có mưa lớn, một số nơi đã ngập sâu, cơ quan chức năng đã phải dùng thuyền để di dời dân. Người dân Đà Nẵng phải bơi thuyền giữa phố để di chuyển. ...

Trồng sắn dây trong bao xi măng ở Phú Yên, cả làng tò mò, đào củ sắn dây dễ như ăn kẹo, có tiền

Đến phường Hòa Vinh, thị xã Đông Hò, tỉnh Phú Yên gặp chị Nguyễn Thị Nga là một trong những người đầu tiên ở địa phương trồng sắn dây trong bao xi măng với quy mô nửa sào đất (250 m²). Với 1m2 trồng 04 gốc, diện tích 250 m2 chị...

Ea Kar (Đắk Lắk): Hoạt động tín dụng chính sách tại các Điểm giao dịch xã phát huy hiệu quả

Những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Ea Kar (Đắk Lắk) phối hợp với chính quyền các địa phương, các hội đoàn thể triển khai hiệu quả hoạt động của Điểm giao dịch xã, thị trấn. Qua đó giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ thuận lợi, tiết giảm chi phí, thực hiện quy chế dân chủ, công...

Sơn La: Ngành chăn nuôi và thú y được ưu tiên trong quá trình chuyển đổi số

Được ưu tiên trong quá trình chuyển đổi số, hiện cơ bản các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y và thủy sản đã được Sơn La số hóa.Ngày 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đã ra Diễn đàn Tỉnh trưởng Hành lang kinh tế khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông năm 2024 lần thứ 8. Đoàn công tác của tỉnh Lào Cai do ông Trịnh Xuân Trường -...

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Cùng chuyên mục

Vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 1719 ở Văn Quan: Tiếp sức cho người dân vùng khó

Sau 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 3 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo...

Cập nhật mới nhất về hướng di chuyển của bão số 7 Yinxing

Tin bão mới nhất: Hồi 10 giờ (08/11), vị trí tâm bão số 7 Yinxing ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 118,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. ...

Chuyến đi đặc biệt của 62 công nhân Supe Lâm Thao

Lần đầu tiên được chọn là 1 trong 62 công nhân tiêu biểu đi tham quan nước ngoài với hành trình 5 ngày 4 đêm, anh Mai Đình Huấn cảm thấy vô cùng vinh dự, tự hào khi những đóng góp của mình đã được Ban lãnh đạo Công ty CP...

Quảng Nam chú trọng sắp xếp ổn định dân cư

Là một trong những tỉnh thường xuyên phải chịu ảnh hưởng do mưa bão, sạt lở, những năm gần đây, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Nam đã quan tâm, chú trọng công tác sắp xếp, ổn định dân cư tại các huyện miền núi. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà tỉnh Quảng Nam đang triển khai là di dời dân ở những khu vực có nguy cơ sạt lở, bố trí tái định cư cho người...

Làm sao để vốn xanh “tự tìm đến”? (Bài 3)

Nếu các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân có cùng tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, tập trung vào sự minh bạch, giữ gìn cho môi trường, họ sẽ có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tín dụng xanh và nhận được sự hỗ trợ xứng...

Mới nhất

Vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 1719 ở Văn Quan: Tiếp sức cho người dân vùng khó

Sau 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 3 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế...

Giá vàng bật tăng sau 1 ngày lao dốc, người dân lại ồ ạt đi mua vào

Giá vàng tăng trở lại, tại TPHCM sáng nay không còn hiện tượng người dân đổ xô đi bán như chiều hôm qua. Nhìn chung, lực bán vẫn nhiều hơn mua. Sáng nay, giá vàng miếng SJC được Công ty SJC niêm yết mua vào 82 triệu đồng/lượng, bán ra 86,5 triệu đồng/lượng, tăng 1 triệu so với cuối ngày...

Chuyển đổi số phải là ưu tiên trong chiến lược mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận số 100-KL/TW về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Trong đó nhấn mạnh mục tiêu chuyển đổi số trong lĩnh vực này. Chuyển đổi số để phát huy giá trị và nguồn lực Mới đây, Trung tâm Bảo tồn...

Mời Hồ Văn Cường diễn liveshow mặc ồn ào với Phi Nhung, Như Quỳnh nói gì?

Hồ Văn Cường sẽ lần đầu hát cùng ca sÄ© NhÆ° Quỳnh trong liveshow "Người tình và quê hÆ°Æ¡ng" vào tháng 1/2025. Ca sĩ Như Quỳnh vừa công bố các dự án nghệ thuật trong năm 2025, mở đầu là đại nhạc hội Người tình và quê hương. Trong dàn khách mời, sự góp mặt của ca sĩ Hồ Văn Cường thu hút...

Viglacera tham luận tại phiên Khai mạc sự kiện Kết nối Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo tại Việt Nam 2024 – Tổng...

Không chỉ tham gia tích cực vào các Tọa đàm chuyên đề sâu như Diễn đàn Công nghệ Ngành Xây dựng, Viglacera còn tham gia Phiên tham luận tại phiên Khai mạc chính thức. Ngay trước thời khắc bước vào buổi lễ chính thức, UVTƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đã tới...

Mới nhất