Trang chủNewsNhân quyềnHỗ trợ đào tạo ngoại ngữ, thủ tục đi làm việc nước...

Hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ, thủ tục đi làm việc nước ngoài cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều chương trình, chính sách của Nhà nước hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm đã tạo thêm nhiều cơ hội cho lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Tư vấn giới thiệu việc làm và định hướng nghề nghiệp cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Thái Nguyên

Bộ Tài chính ban hành Thông tư 55/2023 quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025.

Thông tư quy định rõ về hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài.

Theo đó, đối với người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo sinh sống ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, sẽ được hỗ trợ đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định.

Cụ thể, hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học; Hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí trong thời gian đào tạo là 50.000 đồng/người/ngày; Hỗ trợ tiền ở trong thời gian đào tạo là 400.000 đồng/người/tháng; Hỗ trợ tiền trang cấp đồ dùng cá nhân (quần áo đồng phục, chăn, màn, giày dép…) mức 600.000 đồng/người.

Bên cạnh đó, Thông tư 55/2023 cũng nêu rõ việc hỗ trợ cao nhất lên đến 300.000 đồng/người/khóa tiền đi lại cho người lao động từ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đến địa điểm đào tạo.

Đáng chú ý, người dân tộc thiểu số, người lao động là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo sinh sống ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi khi đi làm việc ở nước ngoài sẽ được hỗ trợ chi phí làm thủ tục bao gồm: Lệ phí cấp hộ chiếu, giấy thông hành, giấy phép xuất cảnh.

Bên cạnh đó là lệ phí làm thị thực (visa) theo mức quy định hiện hành của nước tiếp nhận lao động; Chi phí khám sức khỏe theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, mức hỗ trợ tối đa 750.000 đồng/người.

Bộ Tài chính cho biết, việc hỗ trợ đào tạo, bổ túc kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ thông qua cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ với các cơ sở đào tạo nghề, ngoại ngữ hoặc doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Cũng theo thông tư của Bộ Tài Chính, trường hợp không đủ điều kiện hoặc không lựa chọn được đơn vị thực hiện dịch vụ hoặc người lao động đã hoàn thành khóa học từ trước đó thì thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho người lao động khi đủ điều kiện xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài căn cứ các hóa đơn, chứng từ thực tế.

Đối với trường hợp người lao động đã hoàn thành khóa học, đang chờ xuất cảnh, cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội hỗ trợ cho đối tượng trên cơ sở hóa đơn hoặc biên lai thu tiền đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, khám sức khỏe, hộ chiếu, thị thực, lý lịch tư pháp và các tài liệu liên quan chứng minh người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ.

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về việc thu hút người dân tộc thiểu số, miền núi đi làm việc nước ngoài tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, Bộ trưởng Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, đây là chủ trương rất lớn trong tổng thể đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài.

Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung

Theo ông Đào Ngọc Dung, hiện đã có những chương trình dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số. Cụ thể, trong Chương trình mục tiêu quốc gia cũng đã dành một chương trình dành cho đồng bào dân tộc thiểu số đi lao động nước ngoài, được miễn phí các chế độ chính sách bao gồm học nghề, học ngoại ngữ.

Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cũng có một kênh riêng để thường xuyên theo dõi, hỗ trợ đối tượng này, nhưng kết quả đưa thanh niên là người dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài chưa nhiều.

Lý giải nguyên nhân, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng chủ yếu do công tác tuyên truyền, vận động và phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số nên nhiều trường hợp đi nước ngoài rồi nhưng buồn, nhớ nhà nên phải quay về.

Bộ trưởng cho biết thêm, thời gian tới, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp tục quan tâm tìm giải pháp cho vấn đề này.

Cùng chủ đề

Mùa hoa dã quỳ trên núi lửa Chư Đăng Ya

Tháng 11, khung cảnh kỳ vĩ của núi lửa Chư Đăng Ya (Gia Lai) trở nên dịu dàng và thơ mộng hơn khi các triền núi được phủ một màu vàng rực rỡ của hoa dã quỳ. Những bông hoa nhỏ xinh, giản dị mang theo sức sống của núi rừng là đặc sản mùa thu của Gia Lai, và cũng là của cả Tây Nguyên. Credit: Sun Media GL Tạp chí Heritage

Trực tiếp chung kết Hoa hậu Hoàn vũ 2024

Chung kết Miss Universe (Hoa hậu Hoàn vũ) 2024 diễn ra lúc 8h sáng ngày 17/11 (giờ Việt Nam) tại Azcapotzalco, Mexico. Năm nay, cuộc thi có hơn 120 cô gái đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ dự thi. Chung kết Miss Universe (Hoa hậu Hoàn vũ) 2024 diễn ra ở Azcapotzalco, Mexico với sự tham gia của 125 thí sinh từ nhiều quốc gia khác nhau. Đại diện Việt Nam là Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Người...

Thu hồi sản phẩm sữa tắm em bé Gia Minh do vi phạm chất lượng

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã ban hành thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc một số lô mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng, gây lo ngại cho người tiêu dùng. Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã ban hành thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc một số lô mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng, gây lo ngại cho người tiêu dùng. ...

Nghệ sĩ BÍCH TRÀ – trao truyền đam mê âm nhạc cho thế h …

Âm nhạc là người bạn đồng hành và là niềm cảm hứng để cô hướng tới những dự án của mình ...

Đợt không khí lạnh mới ảnh hưởng thời tiết TPHCM mạnh nhất từ đầu mùa

Không khí lạnh tràn về miền Bắc từ chiều tối nay (17/11), sau đó khuếch tán mạnh xuống phía Nam. Đây có thể là đợt ảnh hưởng mạnh nhất của không khí lạnh đến thời tiết Nam Bộ và TPHCM kể từ đầu mùa. Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ vừa cho biết, trong 1-2 ngày tới, không khí lạnh tăng cường xuống Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Gió đông bắc hoạt động với cường độ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Có thể nói Biến đổi khí hậu (BĐKH) và suy thoái môi trường (STMT) là vấn đề chung của toàn nhân loại, vì thế, cộng đồng quốc tế đã quan tâm cũng như tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh để ký kết các công ước đến lĩnh vực này từ rất sớm, trong đó, điển hình là Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, Hiệp định Paris về BĐKH. Trong nội dung...

Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Liên quan đến quyền của cộng đồng dân tộc tộc thiểu số, trong Tuyên ngôn thế giới của Liên Hợp Quốc về quyền con người năm 1948, tại Điều 2 quy định: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội". Quy định này nhấn mạnh sự...

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình. Điều 18 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt...

Nâng cao chất lượng và trình độ, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động làm việc ở nước ngoài

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Mục đích đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là nhằm tạo và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề và kỹ năng cho một bộ phận người lao động bên cạnh đó góp phần nâng cao đời sống xóa đói...

Phấn đấu năm 2030, 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo

Một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030" là có 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng nâng cao năng lực. Quyết định số 142/QĐ-TTg...

Bài đọc nhiều

Hỗ trợ sinh kế, việc làm giúp phòng chống tái nghiện ma tuý ở Đà Nẵng

Có việc làm, thu nhập ổn định đã giúp nhiều người sau cai nghiện ma tuý ở Đà Nẵng tránh xa tệ nạn xã hội, trở thành người có ích cho gia đình và cộng đồng. Theo Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng, trong 6 tháng đầu năm, UBND các phường, xã đã lập hồ sơ cai nghiện tại gia đình, cộng đồng cho 34 người. Cơ sở xã hội Bầu Bàng tiếp nhận đưa vào cắt cơn nghiện, tổ chức...

Phụ nữ làm giàu từ đặc sản truyền thống của quê hương: Bí quyết vượt khó

Từ món ăn truyền thống của gia đình chồng, người phụ nữ Phú Thọ đã quyết định khởi nghiệp, thành công đưa món đặc sản thịt chua đến với các gia đình trên khắp đất nước. Khởi nghiệp từ 4 triệu đồng đến 9.000 điểm bán món ăn dân dã của quê hươngChia sẻ tại buổi trò chuyện về chủ đề "Hành trình khởi nghiệp - Ứng dụng nền tảng số 4.0" diễn ra vào ngày 15/11, các nữ doanh...

Bình Định: Những con đường mở lối thoát nghèo ở làng “nhiều không”

Ở huyện miền núi Vân Canh (Bình Định) có có 2 ngôi làng xa xôi cách trở, không đường, không điện, không trạm y tế… cuộc sống người dân vô cùng khó khăn. Với quyết tâm rút ngắn khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi, tỉnh Bình Định đã đầu tư xây dựng, mở đường đến 2 làng. Đường đi lại thuận tiện đã hiện thực hoá ước mơ từ bao đời của người dân, đồng thời mở...

Brazil ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo, đặt mục tiêu giúp đỡ 500 triệu người

Ngày 15/11, Brazil đã chính thức ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rio de Janeiro của nước này.

Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hôm nay, 17/11, toàn thế giới một lần nữa cùng nhau kỷ niệm Ngày thế giới Vì trẻ sinh non (World Prematurity Day), nhằm nâng cao nhận thức về trẻ sinh non và những thách thức mà các em phải đối mặt.

Cùng chuyên mục

Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hôm nay, 17/11, toàn thế giới một lần nữa cùng nhau kỷ niệm Ngày thế giới Vì trẻ sinh non (World Prematurity Day), nhằm nâng cao nhận thức về trẻ sinh non và những thách thức mà các em phải đối mặt.

Đánh giá thực trạng và yếu tố thúc đẩy dịch chuyển qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia

Ngày 15/11, tại Hà Nội, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo trao đổi về đánh giá thực trạng và yếu tố thúc đẩy dịch chuyển qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia.

Phụ nữ làm giàu từ đặc sản truyền thống của quê hương: Bí quyết vượt khó

Từ món ăn truyền thống của gia đình chồng, người phụ nữ Phú Thọ đã quyết định khởi nghiệp, thành công đưa món đặc sản thịt chua đến với các gia đình trên khắp đất nước. Khởi nghiệp từ 4 triệu đồng đến 9.000 điểm bán món ăn dân dã của quê hươngChia sẻ tại buổi trò chuyện về chủ đề "Hành trình khởi nghiệp - Ứng dụng nền tảng số 4.0" diễn ra vào ngày 15/11, các nữ doanh...

Lần đầu tiên trong lịch sử, phụ nữ của đất nước được hiến pháp bảo vệ quyền lợi

Ngày 15/11 (giờ địa phương), Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum đã ký sắc lệnh phê chuẩn dự thảo cải cách hiến pháp về bình đẳng giới sau khi được Nghị viện và 26 cơ quan lập pháp địa phương thông qua.

Brazil ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo, đặt mục tiêu giúp đỡ 500 triệu người

Ngày 15/11, Brazil đã chính thức ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rio de Janeiro của nước này.

Mới nhất

Giá vàng hôm nay 17/11: Thế giới giảm nhẹ, trong nước tăng

Giá vàng thế giới hôm nay đang được niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 2.562 USD/ounce, giảm 1 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua.Giá vàng dần đi vào ổn định trong phiên giao dịch cuối của tuần và duy trì gần mức thấp nhất trong 2 tháng. Sự phục hồi mạnh mẽ của đồng USD cùng kỳ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Brazil bắt đầu chuyến công tác dự Hội nghị G20

Đây là lần thứ năm Việt Nam được mời tham dự một Hội nghị thượng đỉnh G20 và là lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20. ...

Khu thương mại tự do Đà Nẵng cần khung pháp lý và chính sách ưu đãi linh hoạt

Bên cạnh đầu tư hạ tầng logistics hiện đại, Đà Nẵng cần xây dựng khung pháp lý và các chính sách ưu đãi linh hoạt để thu hút đầu tư vào Khu thương mại tự do. Khu thương mại tự do Đà Nẵng cần khung pháp lý và chính sách ưu đãi linh hoạtBên cạnh đầu tư hạ tầng logistics...

Bản tin Mặt trận sáng 17/11

Bản tin Mặt trận sáng 17/11 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Tưng bừng Ngày hội Đại đoàn kết bản Vều 1 (Nghệ An); Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Lê Minh Trí dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Mỹ Tho; Khối thi đua II, Công...

Iran nói về cơ hội đàm phán hạt nhân với phương Tây, yêu cầu Mỹ bồi thường hơn 48 tỷ USD vì lý do...

Theo truyền thông nhà nước Iran, Ngoại trưởng nước này, ông Abbas Araghchi, ngày 16/11 nhận định rằng có cơ hội đàm phán hạt nhân với phương Tây, song "hạn chế".

Mới nhất