Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTạo bước chuyển trong đổi mới giáo dục tiểu học

Tạo bước chuyển trong đổi mới giáo dục tiểu học


Theo Bộ Giáo dục và Ðào tạo, những năm qua, các cơ sở giáo dục tiểu học đã đổi mới, phát huy tính chủ động, sáng tạo của tổ chuyên môn; giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Trong đó, môn Ngoại ngữ, Tin học trở thành môn học bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, được các cơ sở giáo dục tập trung nâng cao chất lượng.

Tại Trường tiểu học Dũng Liệt, huyện Yên Phong, Bắc Ninh, những năm qua, trường tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Thầy giáo Ðào Duy Hùng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy Ngoại ngữ, Tin học của trường thường xuyên được tập huấn, bảo đảm tốt kiến thức, kỹ năng sư phạm. Bên cạnh đó, trường được trang bị đủ phương tiện, thiết bị dạy học như máy chiếu, loa, ti-vi, mạng internet…

Vì vậy, kết quả dạy học, trình độ, năng lực ngoại ngữ của học sinh được cải thiện rõ rệt, các em tự tin hơn khi thực hiện các hoạt động trình bày, thuyết trình bằng tiếng Anh. Ngoài ra, phần lớn học sinh của trường đều đạt được các kỹ năng cơ bản về tin học như sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng, truy cập internet và biết cách tìm kiếm thông tin hiệu quả, hứng thú khi tham gia học tập.

Toàn tỉnh hiện có 224 phòng học tiếng Anh, trong đó, mỗi trường tiểu học có ít nhất một phòng học tiếng Anh chuyên dụng theo quy định. Với 547 giáo viên tiếng Anh trên địa bàn, hằng năm, ngành giáo dục tỉnh thường xuyên tập huấn sử dụng sách giáo khoa; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; nâng cao năng lực khai thác, sử dụng sách mềm và các phần mềm dạy học ngoại ngữ.

Phí Hữu Quynh, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở Giáo dục và Ðào tạo Bắc Ninh)

Các trường học được khuyến khích đẩy mạnh các hoạt động đọc truyện, trải nghiệm, tổ chức sân chơi, giao lưu, giúp học sinh nâng cao năng lực giao tiếp và hứng thú với tiếng Anh, đáp ứng yêu cầu Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Cùng với ngoại ngữ, toàn tỉnh Bắc Ninh hiện cũng có 200 phòng học và 217 giáo viên dạy tin học với 100% cơ sở giáo dục tiểu học tổ chức dạy Tin học cho học sinh các khối lớp 3, 4, 5. Nhiều hoạt động giáo dục tin học, các cuộc thi, sân chơi có ứng dụng kỹ năng tin học được phát động… Vì vậy, năm học 2023-2024 toàn tỉnh có 83,8% học sinh lớp 1, 2 được học tiếng Anh theo hình thức tự chọn; 100% học sinh lớp 3, 4 học môn tiếng Anh và Tin học là môn học bắt buộc theo chương trình; học sinh lớp 5 học môn tiếng Anh bốn tiết/tuần trở lên và 99,2% được học môn Tin học.

Không chỉ ở tỉnh Bắc Ninh, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các địa phương trên cả nước tích cực triển khai chuẩn bị các điều kiện để tổ chức dạy học Ngoại ngữ, Tin học kịp thời và hiệu quả. Vụ trưởng Giáo dục tiểu học (Bộ Giáo dục và Ðào tạo) Thái Văn Tài cho biết, hiện nay, 100% các trường đã tổ chức dạy học Ngoại ngữ bắt buộc ở lớp 3 và lớp 4 theo yêu cầu của chương trình; đội ngũ giáo viên được tăng cường; cơ sở vật chất (phòng học có thiết bị nghe, nhìn, thiết bị kết nối internet) phục vụ công tác dạy học Ngoại ngữ, Tin học được chú trọng.

Từ một môn học tự chọn, đến nay tổng số học sinh học tiếng Anh trong cả nước đạt hơn 80% (lớp 1, 2 học theo hình thức tự chọn; lớp 3, 4 học theo hình thức bắt buộc; lớp 5 học theo chương trình thí điểm và hình thức tự chọn). Môn Tin học được dạy cho 100% học sinh lớp 3, 4; còn học sinh lớp 1, lớp 2 được làm quen học theo hình thức môn học tự chọn.

Việc triển khai dạy học Ngoại ngữ, Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là cố gắng và đổi mới rất lớn, là điều kiện cần thiết để chuẩn bị cho những công dân số, kỹ năng số tương lai.

Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Giáo dục và Ðào tạo

Nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng là hoạt động giáo dục mới, đặt ra nhiều thách thức đối với các địa phương do khó khăn trong biên soạn, phê duyệt tài liệu cũng như công tác in, phát hành. Tuy nhiên, ngành giáo dục và các địa phương từng bước khắc phục, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục triển khai nội dung giáo dục địa phương bảo đảm chất lượng.

Tại huyện Kỳ Sơn, Nghệ An, giáo dục địa phương cấp tiểu học gặp khó khăn do một số nội dung, hình ảnh, ngữ liệu chưa phù hợp với đối tượng học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, Phòng Giáo dục và Ðào tạo huyện cũng như các trường đã thảo luận chuyên môn, xây dựng kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục địa phương qua hoạt động của các môn học, bài học cụ thể.

Thầy giáo Phạm Viết Phúc, Trưởng phòng Giáo dục và Ðào tạo huyện Kỳ Sơn cho biết, các trường và giáo viên luôn tạo điều kiện để học sinh tự khám phá, hình thành kiến thức và tự rèn luyện, thực hành, được làm việc, được nói, được chia sẻ nhiều hơn; khai thác tối đa tài liệu, bảo đảm nội dung giáo dục địa phương được truyền tải đến học sinh một cách hiệu quả và toàn diện nhất.

Trong khi đó, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức biên soạn tài liệu giáo dục địa phương tiểu học bảo đảm tiến độ theo quy định, đáp ứng yêu cầu học tập của 106.939 học sinh tại 207 cơ sở giáo dục có cấp tiểu học.

Theo Sở Giáo dục và Ðào tạo Quảng Ngãi, các cơ sở giáo dục tiểu học đã chủ động, linh hoạt xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường bảo đảm theo hướng dẫn, phù hợp với thực tế và đã lựa chọn những nội dung giáo dục địa phương để tích hợp vào hoạt động trải nghiệm, các môn học khác có liên quan, giúp các em nắm bắt được những thông tin, kiến thức bổ ích.

Trong khi đó, tỉnh Ninh Bình có 146 trường tiểu học, đều đã đưa vào giảng dạy tài liệu giáo dục địa phương theo đúng lộ trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giúp học sinh khám phá và tích lũy vốn hiểu biết một cách toàn diện, khơi dậy niềm tự hào và tình yêu quê hương.

Theo Bộ Giáo dục và Ðào tạo, kết quả triển khai dạy học nội dung giáo dục địa phương theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bước đầu đã giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử truyền thống, địa lý, kinh tế, xã hội và môi trường, danh lam, thắng cảnh ở nơi các em sinh sống. Nội dung giáo dục địa phương cũng bồi dưỡng cho các em tình yêu, ý thức trách nhiệm gìn giữ, phát huy, quảng bá các giá trị văn hóa của quê hương và vận dụng những điều đã học để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Kết thúc năm học 2023-2024, có 63/63 tỉnh, thành phố đã có tài liệu giáo dục địa phương lớp 1, 2, 3, 4 được phê duyệt theo quy định.

Năm học 2023-2024, giáo dục tiểu học đã đạt kết quả khá toàn diện, trong đó, một số điểm sáng phải kể đến là công tác thẩm định, phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương, tổ chức chỉ đạo dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo

Ðể tiếp tục tháo gỡ khó khăn triển khai nội dung giáo dục địa phương hiệu quả, các tỉnh, thành phố cần tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện khung nội dung; rà soát, cập nhật số liệu, ngữ liệu trong tài liệu bảo đảm tính chính xác, khoa học, hiện đại.

Trong quá trình triển khai thực hiện, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Ðào tạo và các tổ chức, cá nhân có liên quan để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác biên soạn, thẩm định, in ấn, phát hành tài liệu giáo dục địa phương phù hợp với đặc thù cấp học, lớp học, đúng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018….





Nguồn: https://nhandan.vn/tao-buoc-chuyen-trong-doi-moi-giao-duc-tieu-hoc-post824827.html

Cùng chủ đề

Việt Nam nằm trong tốp 4 nước dẫn đầu tại Olympic Tin học quốc tế 2024

Điều đặc biệt tại Olympic Tin học quốc tế (IOI) năm 2024 là 4 học sinh tham gia dự thi và giành huy chương (2 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 1 Huy chương Đồng) đều là học sinh Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2 học sinh đạt Huy chương Vàng là em Phạm Công Minh (lớp 12), Hoàng Xuân Bách (lớp 11); học sinh đạt Huy chương Bạc là...

Việt Nam lọt top 4 Olympic Tin học quốc tế với 100% thí sinh đoạt huy chương

Cả 4 học sinh đoạt huy chương danh giá tại Olympic Tin học quốc tế 2024 đều đến từ Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên, Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Với kết quả 100% thí sinh đoạt huy chương, Đội tuyển IOI quốc gia Việt Nam đứng trong nhóm 4 nước và vùng lãnh thổ đạt kết quả cao nhất theo bảng tổng sắp huy chương, sau các nước Mỹ,...

Một trường chuyên có 4 học sinh cùng giành huy chương Olympic Tin học quốc tế

Tham gia Olympic Tin học quốc tế (IOI) năm nay, đội tuyển quốc gia Việt Nam 4/4 học sinh đoạt huy chương, gồm: 2 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng. Đáng chú ý, cả 4 học sinh này đều học chung trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên, trường Đại học Khoa học tự nhiên (Hà Nội).Học sinhHuy chươngPhạm Công MinhLớp 12 trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên, trường Đại học Khoa...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khai giảng tại Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu

Sáng 5/9/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khai giảng năm học 2024-2025 tại Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội.   TTXVN/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/thu-tuong-pham-minh-chinh-du-le-khai-giang-tai-truong-ptcs-nguyen-dinh-chieu-20240905090144090.htm

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giúp nhân dân bằng việc làm thiết thực, nghĩa tình

Mới đây, đoàn cán bộ thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hải Dương đã dự Lễ khánh thành và bàn giao nhà Đại đoàn kết tặng cựu chiến binh Trịnh Thị Tuyến, sinh năm 1950, trú tại thôn Kinh Dương, xã Hiệp Cát, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Năm 2024, lực lượng vũ trang tỉnh Hải Dương xây dựng tám nhà Đại đoàn kết tặng các gia đình có hoàn cảnh khó khăn,...

5 trường học chưa đủ điều kiện đến lớp sau bão số 3

Đến ngày 16/9, do ảnh hưởng của bão số 3, toàn tỉnh Yên Bái còn 5 trường và một điểm trường chưa đi học được, bao gồm: Trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt, thành phố Yên Bái; một điểm trường mầm non xã Việt Thành, huyện Trấn Yên; 2 trường tiểu học Hồng Thái và Yên Ninh, thuộc thành phố Yên Bái; trường liên cấp tại xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên và trường xã...

Phát huy vai trò của hệ thống báo Đảng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Các đồng chí chủ trì hội thảo: Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam; Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tham dự hội thảo, có đại diện lãnh đạo nhiều ban, bộ, ngành, cơ quan...

Tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục đại học

Sinh viên Trường đại học Phenikaa thực hành nghiên cứu khoa học. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học vừa qua, ngành Giáo dục đẩy mạnh triển khai quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, thực hiện tự chủ đại học, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực gắn với nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Ngành từng bước thiết lập một hệ thống giáo dục...

Thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh

Tại cuộc họp, trên cơ sở phân tích sâu sắc, toàn diện tình hình quốc tế, khu vực và Biển Đông cũng như nhu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ, ban, ngành và địa phương liên quan thời gian tới cần tiếp tục bám sát đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trong đó có Nghị quyết Đại...

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Khanh nhà ngôi trường 100 tỷ

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được; lãnh đạo Bộ Giáo dục và nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ đến dự. Sau gần một năm xây dựng, Trường trung học phổ thông Võ Văn Tần đã hoàn thành đưa vào sử dụng ngay đầu năm học 2024-2025. Đồng chí...

Thí điểm dùng tiếng Anh dạy học, TP.HCM chuẩn bị ra sao?

Lợi thế từ đội ngũ giáo viênTheo TS Nguyễn Thanh Bình, trưởng khoa tiếng Anh (Trường đại học Sư phạm TP.HCM), lợi thế lớn...

Người xây trạm tái sinh cho rác

Làm môi trường mà chỉ dọn rác hoặc hô hào bảo vệ môi trường thì chưa đủ. Bởi thế, anh Nguyễn Vạn Tiến (ở TPHCM) đã xây những “trạm tái sinh” cho rác. Khái niệm “chuyển đổi số...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Phát huy vai trò của hệ thống báo Đảng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Các đồng chí chủ trì hội thảo: Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam; Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện...

Tình huống bất ngờ trong đêm khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ 2024

TPO - Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ khai mạc vào tối 16/9 được rút gọn cả về thời lượng và quy mô, lồng ghép thêm hoạt động gây quỹ hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Tối 16/9, Sở VH-TT TPHCM phối hợp UBND...

Phố cổ Hà Nội chật cứng người đêm Trung thu

17/09/2024 | 23:13 TPO - Tối 17/9 (tức rằm Trung thu), đông đảo người dân Thủ đô và du khách đổ về phố Hàng Mã để...

Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (SBIC) có Chủ tịch Hội đồng thành viên mới

Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (SBIC) có Chủ tịch Hội đồng thành viên mớiÔng Phạm Hoài Chung, Phó viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải (GTVT) vừa được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ - SBIC. ...

Mới nhất