Trang chủChính trịNgoại giaoSức mạnh BRICS được ‘đảm bảo bằng tiền’, khả năng tái thiết...

Sức mạnh BRICS được ‘đảm bảo bằng tiền’, khả năng tái thiết hệ thống tiền tệ phi USD hóa toàn cầu

Một hệ thống tiền tệ và thanh toán toàn cầu mới do BRICS thiết lập và phát triển có triển vọng không?

Sức mạnh BRICS được ‘đảm bảo bằng tiền’, mở kỷ nguyên mới phi USD hóa hệ thống kinh tế toàn cầu
Sức mạnh BRICS được ‘đảm bảo bằng tiền’, tái thiết hệ thống tiền tệ phi USD hóa toàn cầu. Ảnh minh họa. (Nguồn: Nasdaq)

Giữa những cuộc tranh luận “nảy lửa” và sự lạc quan cao độ về việc thiết lập một “thế lực” kinh tế vững mạnh, BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) cùng các thành viên mới và các đối tác của mình đang kỳ vọng mở ra một kỷ nguyên mới phi USD hóa hệ thống kinh tế toàn cầu.

Nhiều khả năng tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS sắp tới vào tháng 10/2024 ở Kazan, Cộng hòa Tatarstan, BRICS sẽ chính thức giới thiệu một loại tiền tệ mới, đồng thời thiết lập một hệ thống thanh toán quốc tế khác.

Theo giới truyền thông quốc tế, trong nỗ lực đạt được quyết tâm chung nhắm tới các mục tiêu này, các nhà lãnh đạo BRICS đã cân nhắc trong nhiều tháng qua về tính hiệu quả và tầm quan trọng của các cơ chế mới, để tạo lập một cách tiếp cận cân bằng, tiến tới tái thiết hệ thống tiền tệ vốn đang chịu sự thống trị của đồng USD và cách phương Tây thao túng nó trên thị trường toàn cầu.

Bước ngoặt quan trọng

Chỉ còn ít tháng nữa là đến ngày đưa ra một quyết định tập thể, mang tính bước ngoặt về vấn đề quan trọng này, BRICS cho biết, sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia thành viên, đã chứng minh sự sẵn sàng của họ trong mục tiêu tham gia vào một cuộc đối thoại nhất quán và hợp tác, với liên minh các đối tác, cũng như cộng đồng doanh nghiệp quốc tế có cùng chí hướng.

Tuân thủ theo kế hoạch và triển khai các nghị quyết được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS lần thứ XV ở Nam Phi, một số sáng kiến ​​dưới sự lãnh đạo của BRICS do Nga dẫn đầu đã đạt được tiến triển và thành tựu đáng kể.

Và trên thực tế, dù đã qua nhiều tháng đối thoại và trao đổi qua lại, kế hoạch tái thiết hệ thống tiền tệ của BRICS vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm, mong muốn hợp tác, đặc biệt là hầu hết các nước đang phát triển ở Nam Bán cầu, mở ra triển vọng phát triển hơn nữa các sáng kiến ​kinh tế ​này.

Một vấn đề liên quan là, hầu hết các quốc gia có tầm ảnh hưởng nói trên, đều có sự bất mãn ngày càng tăng đối với phương Tây, đã bày tỏ sự quan tâm đến các lý tưởng và nguyện vọng của BRICS.

Theo thông tin trên các phương tiện truyền thông có uy tín toàn cầu, hơn 30 quốc gia đã bày tỏ sự sẵn sàng tham gia BRICS. Sự quan tâm vẫn ngày càng tăng. Tuy nhiên, dưới sự chủ trì của Nga, trong năm nước này đảm nhiệm nhiệm kỳ Chủ tịch BRICS, việc thêm các thành viên mới tạm dừng. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov đã giải thích rằng, “các phương thức mở rộng nhóm phải được thảo luận chung” tại các hội nghị thượng đỉnh tiếp theo trong tương lai.

Việc đưa ra một cơ chế thanh toán chung sẽ là chủ đề thảo luận chính tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới. Đây cũng là sự kiện cuối cùng trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Nga. “Những nỗ lực tích cực đang được tiến hành để tạo ra một cơ chế thanh toán tài chính nhằm tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên BRICS dễ dàng hơn, duy trì các trao đổi kinh tế và thương mại có chủ quyền của họ. Vấn đề này đứng đầu chương trình nghị sự, vì mọi thành viên của nhóm đều coi đó là việc rất quan trọng”, các phương tiện truyền thông Nga nhấn mạnh.

Vào cuối tháng 7, có tin tức rằng, các thành viên BRICS đã phát triển một hệ thống tương tự như Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) – hệ thống mà Nga đã bị ngắt kết nối sau khi chiến dịch quân sự tại Ukraine nổ ra.

Theo đó, một cơ chế mới sẽ hoạt động trên cơ sở thanh toán siêu quốc gia BRICS Bridge. Các khoản thanh toán sẽ được thực hiện bằng tiền tệ quốc gia của các nước thành viên BRICS, trong khi Ngân hàng Phát triển mới (NDB) sẽ hoạt động như một nền tảng để tích hợp, chuyển đổi và thanh toán bù trừ.

Tuy nhiên, theo bà Viktoria Panova, người đứng đầu hội đồng chuyên gia giám sát nhiệm kỳ chủ tịch của Nga, điều quan trọng hiện tại là phải thảo luận về cách thức để các thành viên mới của BRICS tương tác với NDB.

Khi BRICS tiếp tục thách thức sự thống trị của đồng USD trên thị trường toàn cầu, việc tạo ra hệ thống thanh toán đã trở thành ưu tiên hàng đầu, dự án tài chính này đang nghiêm túc hướng đến lần ra mắt tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS sắp tới (tháng 10/2024).

Tiến tới bỏ qua SWIFT bằng cách này

Theo đó, BRICS Bridge sẽ là nền tảng thanh toán điều hướng thay thế hệ thống SWIFT vốn phụ thuộc vào phương Tây. Cụ thể hơn, việc thành lập nó sẽ cho phép các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Nam bán cầu, hạn chế hoặc giới hạn sự phụ thuộc của họ vào đồng USD, thay vào đó thúc đẩy việc sử dụng đồng tiền quốc gia của họ để thanh toán thương mại.

Ngân hàng Phát triển mới (NDB) được các thành viên BRICS thành lập vào năm 2015 như một giải pháp thay thế cho các tổ chức tài chính đa phương, hiện đã chào đón thêm 4 quốc gia mới gia nhập là Bangladesh, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Uruguay và Ai Cập.

Xét đến tầm nhìn của các chính phủ BRICS khi thành lập NDB, từ hình thành, phát triển, kết nạp thêm nhiều thành viên mới trong gần 10 năm qua, một số nhà phân tích cho rằng, tầm ảnh hưởng của BRICS gia tăng mạnh mẽ khi nhóm này bắt tay vào thực hiện kế hoạch tạo ra định chế tài chính kiểu mới, thay thế các tổ chức tài chính quốc tế truyền thống.

Cũng đã có những cuộc tranh luận và nghiên cứu học thuật về Ngân hàng riêng của nhóm BRICS này, từ khi thành lập cho đến giai đoạn hiện tại – khi NDB bước vào thập kỷ phát triển thứ hai. Trong một bài báo phân tích xuất bản vào tháng 7, học giả Gregory T. Chin của Trung tâm Chính sách phát triển toàn cầu thuộc Đại học Boston (Mỹ), đã đề cập khá nhiều câu hỏi về một thập kỷ hình thành và phát triển nền tảng NDB. Trong đó, ông đã nhắc đến những thành tựu của ngân hàng này và đặt câu hỏi, điều gì làm cho chương trình nghị sự và quản trị của NDB trở nên độc đáo; đi đầu trong mục tiêu phi USD hóa và ngày càng đa cực.

Về chủ đề bổ sung thành viên vào NDB, nhà kinh tế học nổi tiếng Jim O’Neill – thường được nhắc đến là “cha đẻ” của tên gọi BRIC, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm ra các tiêu chí và thủ tục để mở rộng thành viên. Ông đề cập giá trị gia tăng khi kết hợp mục đích chung và các mục tiêu cụ thể, sẽ có ích cho kế hoạch chung của BRICS trong tương lai. Chẳng hạn, ông O’Neill đánh giá cao việc bổ sung các quốc gia dầu mỏ chính ở vùng Vịnh và Trung Đông vào tư cách thành viên NDB (năm 2023) sẽ hữu ích cho nỗ lực đẩy mạnh sử dụng đồng tiền địa phương.

Đánh giá về kế hoạch NDB, nhiều chuyên gia cũng đánh giá cao về tính táo bạo và chiến lược, cho dù đó là động thái kết nạp thêm thành viên, mở văn phòng khu vực, tiếp cận và tăng cường quan hệ đối tác, hay nỗ lực trong các mục tiêu hữu hình, như thúc đẩy việc sử dụng tiền tệ địa phương, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, cũng như đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng bền vững và năng lượng tái tạo.

Vào đầu tháng 8, một số thành viên BRICS và các chuyên gia chính sách, học giả đã thừa nhận rằng, “sự phát triển của nền tảng thanh toán BRICS đã đạt đến giai đoạn nâng cao” và cảnh báo “nếu tiếp tục theo đúng kế hoạch, nó hoàn toàn có thể bùng nổ như “một quả bom tấn” trên toàn cầu.

Các chuyên gia này cho rằng, BRICS Bridge rất có thể có tác động như mong đợi của các nhà lãnh đạo BRICS vì phần lớn các thành viên đều đã tuyên bố ủng hộ cách tiếp cận hoặc quy trình phi USD hóa và thúc đẩy thương mại trong khối – đây sẽ là kịch bản không thể lường trước đối với tương lai của đồng tiền do phương Tây chi phối.

Ngoài ra, thành công của BRICS Bridge có thể góp phần lớn trong chiến lược đẩy mạnh tổng thể các giao dịch thương mại và về cơ bản củng cố các mối quan hệ mới nổi giữa các thành viên của nhóm các nền kinh tế mới nổi trong dài hạn.





Nguồn: https://baoquocte.vn/suc-manh-brics-duoc-dam-bao-bang-tien-kha-nang-tai-thiet-he-thong-tien-te-phi-usd-hoa-toan-cau-282807.html

Cùng chủ đề

BRICS có đối tác mới là một nước châu Âu

Ngày 11/11, Bộ Ngoại giao Belarus tuyên bố nước này đã chính thức được công nhận là quốc gia đối tác của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).

Giá USD ngân hàng tiếp đà suy yếu

Giá USD ngân hàng tiếp đà suy yếu từ phiên cuối tuần trước. Hôm nay, có ngân hàng hạ giá USD 70-80 đồng ở chiều mua vào. Trong phiên giao dịch hôm nay (11/11), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam với đồng USD là 24.263 đồng/USD, giảm 15 đồng so với mức niêm yết cuối tuần qua. Với biên độ 5%, các ngân hàng thương mại được phép giao dịch trong ngày hôm...

Tỷ giá USD hôm nay 11/11/2024: Tỷ giá trung tâm ở mức: 24.278 đồng

Tỷ giá USD hôm nay 11/11/2024: Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng tuần 36 đồng, hiện ở mức: 24.278 đồng. Tham khảo các địa chỉ đổi Ngoại tệ - Mua Bán USD được yêu thích tại Hà Nội: 1. Tiệm vàng Quốc Trinh Hà Trung - số 27 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 2. Mỹ nghệ Vàng...

Chỉ số DXY sắp chạm ngưỡng 105

Tỷ giá USD hôm nay 10/11/2024: Chỉ số Dollar Index (DXY) đo lường đồng USD đã dừng ở mức 104,95 tức tăng 0,03 điểm so với giao dịch ngày hôm qua. Tham khảo các địa chỉ đổi Ngoại tệ - Mua Bán USD được yêu thích tại Hà Nội: 1. Tiệm vàng Quốc Trinh Hà Trung - số 27 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 2. Mỹ nghệ Vàng...

Giá vàng lao dốc, nhẫn trơn mất 6 triệu đồng: Liệu còn tụt sâu?

Giá vàng thế giới giảm rất mạnh sau khi ông Donald Trump trúng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Vàng nhẫn trơn trong nước giảm 5-6 triệu đồng/lượng. Giá vàng sẽ ra sao trong thời gian tới, liệu có tiếp tục giảm sâu? Giá vàng lao dốc Thị trường vàng thế giới vừa chứng kiến một đợt giảm giá hiếm có, với mức giảm khoảng 100 USD/ounce, từ mức 2.740 USD/ounce có lúc về gần 2.640 USD/ounce, sau khi có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

MG Việt Nam và Vietnam Airlines ký thoả thuận hợp tác nâng tầm trải nghiệm khách hàng

Công ty TNHH SAIC Motor Việt Nam (MG Việt Nam) và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam- CTCP- Chi nhánh trung tâm Bông Sen Vàng (Lotusmiles) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác, đánh dấu một chương mới trong sự hợp tác phát triển mang đến những trải nghiệm hoàn hảo và trọn vẹn cho khách hàng của MG Việt Nam và hội viên Bông Sen Vàng tại thị trường Việt Nam.

Giá vàng “bốc hơi dữ dội”, vắng khách mua, Việt Nam và thế giới cùng… đau đầu

Giá vàng hôm nay 13/11/2024 mất mốc 2.600 USD/ounce, giảm xuống mức thấp nhất gần hai tháng khi đồng USD mạnh lên. Nhà đầu tư quan tâm đến thị trường nhiên liệu và cổ phiếu, kết quả, tiền chảy vào kim loại quý rất ít.

Người dân và đại lý hạn chế bán ra, dự báo sản lượng và giá hạt tiêu vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 13/11/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Ông Trump điểm tên chức ngoại trưởng Mỹ, EU cam kết ‘bơm” tiếp tiền cho Ukraine, Philippines tố Trung Quốc tăng sức ép

Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga, Iran xây "hầm phòng thủ" đầu tiên ở Tehran, Moldova triệu Đại sứ Nga về vụ UAV, Haiti có Thủ tướng mới … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Giáo dục Thủ đô tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới, sứ mệnh mới

Baoquocte.vn. Những thành quả đạt được trong 70 năm qua là tiền đề quan trọng, tạo đà để giáo dục Hà Nội tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới, sứ mệnh mới; đáp ứng nhu cầu phát triển của Thủ đô trong giai đoạn mới.

Bài đọc nhiều

Trung Quốc có động thái mới, đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU

Ngày 11/11, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu có nguồn gốc từ Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu từ ngày 15/11.

Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế “khủng” trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Bắc Kinh, tại cuộc gặp song phương với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vào ngày 9/11, Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto cho biết, trong dịp này một số công ty Indonesia sẽ ký các hợp đồng trong lĩnh vực khoa học trị giá hơn 10 tỷ USD với các tập đoàn Trung Quốc.

Để Việt Nam mạnh về biển, giàu từ biển

Phát triển kinh tế biển xanh để Việt Nam “trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn”.

Giá xăng dầu hôm nay 11/11: Giậm chân tại chỗ

Giá xăng dầu hôm nay 11/11 ghi nhận cả dầu Brent và WTI đều “giậm chân tại chỗ”, tương ứng ở mức 73,87 USD/thùng và 70,38 USD/thùng.

Trung Quốc có động thái đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU

Ngày 11/11, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu có nguồn gốc từ Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu từ ngày 15/11.

Cùng chuyên mục

Người dân và đại lý hạn chế bán ra, dự báo sản lượng và giá hạt tiêu vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 13/11/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Giá vàng “bốc hơi dữ dội”, vắng khách mua, Việt Nam và thế giới cùng… đau đầu

Giá vàng hôm nay 13/11/2024 mất mốc 2.600 USD/ounce, giảm xuống mức thấp nhất gần hai tháng khi đồng USD mạnh lên. Nhà đầu tư quan tâm đến thị trường nhiên liệu và cổ phiếu, kết quả, tiền chảy vào kim loại quý rất ít.

Động lực thực sự của kinh tế Hòa Bình

Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, Hòa Bình chú trọng việc phát triển công nghiệp, coi đây là hành trình tất yếu và đặt mục tiêu đưa lĩnh vực này thực sự trở thành động lực của nền kinh tế.

Ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Bitcoin được cấp ‘nhiên liệu tên lửa’, thị trường tiền điện tử nóng hầm hập

Hậu bầu cử Mỹ 2024, đợt tăng giá trên toàn thị trường đối với các loại tài sản rủi ro tiếp tục diễn ra mạnh mẽ kể từ sau chiến thắng cách biệt của cựu Tổng thống Donald Trump, với cổ phiếu, Bitcoin và nhiều loại tiền điện tử khác lập mức cao kỷ lục mới.

Liên hoan phim châu Âu lần thứ 23 sắp diễn ra tại Hà Nội

Liên hoan phim châu Âu lần thứ 23 tại Việt Nam (EUFF) sắp diễn ra tại Hà Nội và TP HCM  từ ngày 14 đến 28 tháng 11 năm 2024.  EUFF 2024 giới thiệu một chương trình đa dạng gồm 18 bộ phim, nhiều phim trong số đó đã giành được các giải thưởng danh giá tại các liên hoan phim trên toàn thế giới. 18 phim là các cuộc gặp gỡ với những nhân vật bình thường trong những cảnh huống...

Mới nhất

Hoa dã quỳ vào mùa bung nở đẹp nhất ở ngoại ô và vùng ven Đà Lạt

Sau 1 tuần bung nở, hoa dã quỳ đã phủ vàng nhiều nơi ở cao nguyên Lâm Viên. Đà Lạt không phải là nơi dã quỳ nở đẹp nhất. Hoa dã quỳ nở rực rỡ khi mùa mưa vừa đi qua tại Đà Lạt - Ảnh: VĂN PHÚ Dã quỳ không mọc riêng lẻ, mà mọc thành những hàng, những cụm...

70.000 quân Ukraine thiệt mạng; Kiev tố Nga làm hồ chứa Kurakhove nổ tung

70.000 quân Ukraine thiệt mạng; Kiev nói Nga làm nổ tung hồ chứa Kurakhove... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/11. Chiến sự Ukraine-Nga đang diễn ra với nhiều diễn biến bất ngờ trên mọi mặt trận. Gần 70.000 quân Ukraine thiệt mạng trong...

Giá dầu giữ mức thấp nhất gần 2 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 13/11/2024: Giá dầu giữ gần mức thấp nhất trong 2 tuần sau khi OPEC cắt giảm triển vọng nhu cầu và đồng USD tăng giá. Giá xăng dầu hôm nay ngày 13/11/2024 Ghi nhận trên Oilprice lúc 5h ngày 13/11/2024 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở...

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã làm rõ vấn đề của chất vấn

  Theo đại biểu Quốc hội, phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng rất ngắn gọn, làm rõ căn cơ của vấn đề, giải pháp đưa ra khá rõ, đầy đủ. Chiều 12.11, phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã kết thúc sau 2 ngày làm việc với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc...

Dự báo thời tiết 13/11/2024: Hà Nội nắng hanh, miền Trung mưa giảm

Dự báo thời tiết 13/11: Hà Nội sẽ có ngày nắng đẹp, trong khi mưa lớn ở miền Trung giảm dần. Bão số 8 suy yếu trên biển Đông. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết hôm nay (13/11), khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, ngày nắng, sáng sớm...

Mới nhất