Trang chủNewsBiên giới - Lãnh thổHợp tác vì người dân, hướng đến một tiểu vùng Mê Công...

Hợp tác vì người dân, hướng đến một tiểu vùng Mê Công an toàn và bền vững


Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mê Công – Lan Thương (MLC) lần thứ 9 đã diễn ra ngày 16/8/2024 tại Chiềng Mai, Thái Lan với sự tham dự của các nước thành viên gồm: Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Thừa uỷ quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị.

Tăng cường kết nối, nâng tầm hợp tác kinh tế Việt Nam-Lào
Việt Nam tích cực hợp tác xử lý các thách thức tại lưu vực sông Mê Công

Tại Hội nghị, các nước đánh giá hợp tác Mê Công – Lan Thương thời gian qua đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần xây dựng khu vực Mê Công hoà bình, ổn định và phát triển bền vững. Các nước hoan nghênh Thái Lan và Trung Quốc, với vai trò đồng Chủ tịch cơ chế hợp tác Mê Công – Lan Thương, đã thúc đẩy tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 9 nhằm đánh giá việc triển khai những định hướng được các nhà Lãnh đạo 6 nước thông qua tại Hội nghị Cấp cao Mê Công – Lan Thương tháng 12/2023, đồng thời thúc đẩy triển khai Kế hoạch hành động Mê Công – Lan Thương giai đoạn 2023-2027.

Các nước hoan nghênh kết quả ấn tượng của hợp tác Mê Công – Lan Thương với gần 100 dự án do Quỹ Đặc biệt Mê Công – Lan Thương tài trợ, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, địa phương và doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực như thương mại, nông nghiệp, du lịch, quản lý nguồn nước, môi trường, phát triển xanh, y tế, xoá đói giảm nghèo, trao quyền cho phụ nữ.

Hợp tác vì người dân, hướng đến một tiểu vùng Mê Công an toàn và bền vững
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị.

Với chủ đề “Hướng tới tương lai an toàn và bền vững hơn cho khu vực Mê Công – Lan Thương”, các nước thành viên đề xuất nhiều ý tưởng mới nhằm nắm bắt các cơ hội mở ra từ những xu hướng phát triển mới về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, các tiến bộ khoa học – công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ phát triển.

Các nước nhất trí đẩy mạnh kết nối thông qua phát triển hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, hàng không, bảo đảm chuỗi cung ứng ổn định, thúc đẩy nông nghiệp thông minh và bền vững, tăng cường khả năng ứng phó biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiên tai, giảm ô nhiễm không khí và phòng chống tội phạm xuyên biên giới.

Đặc biệt, quản lý bền vững nguồn nước tiếp tục là nội dung được ưu tiên hàng đầu tại hội nghị; các nước khẳng định nỗ lực triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động hợp tác tài nguyên nước Mê Công – Lan Thương giai đoạn 2023-2027 và ủng hộ Việt Nam tổ chức Hội nghị Bộ trưởng hợp tác nguồn nước Mê Công – Lan Thương lần thứ 2 trong năm 2025.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng khẳng định sự coi trọng và đóng góp hiệu quả của Việt Nam đối với hợp tác Mê Công – Lan Thương. Thứ trưởng cũng nhấn mạnh năm kết quả và đóng góp nổi bật của hợp tác Mê Công – Lan Thương trong thời gian qua, đó là cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn, hợp tác hiệu quả và thực chất hơn, lĩnh vực hợp tác mở rộng hơn, sự tham gia sâu rộng hơn của các thành phần xã hội, và mang lại lợi ích thiết thực hơn cho người dân.

Hợp tác vì người dân, hướng đến một tiểu vùng Mê Công an toàn và bền vững
Các nước thành viên gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam tham gia hội nghị.

Để hiện thực hoá tầm nhìn phát triển đã được các nhà lãnh đạo Mê Công – Lan Thương thông qua, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã đưa ra một số đề xuất quan trọng:

Thứ nhất, một khu vực Mê Công – Lan Thương hiện đại và phát triển phải dựa trên cơ sở bảo đảm thương mại, đầu tư và kết nối thông suốt giữa các nước thành viên. Việt Nam đề xuất Mê Công – Lan Thương hợp tác mở rộng thị trường, củng cố chuỗi cung ứng bền vững, kết nối hạ tầng giao thông. Mê Công – Lan Thương cần ưu tiên nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo thông qua triển khai hiệu quả Hành lang đổi mới sáng tạo Mê Công – Lan Thương.

Thứ hai, để xây dựng một khu vực Mê Công – Lan Thương xanh, bền vững và bao trùm, các nước Mê Công – Lan Thương cần phối hợp chặt chẽ trong quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và ứng phó biến đổi khí hậu. Việt Nam ủng hộ Sáng kiến về đẩy mạnh hơn nữa hợp tác Mê Công – Lan Thương về nguồn nước và đề xuất các nước tăng cường hợp tác trong quản lý lũ lụt và hạn hán, chia sẻ dữ liệu thuỷ văn, tiến hành các nghiên cứu chung, đồng thời xem xét tổ chức Ngày nước Mê Công – Lan Thương nhằm nâng cao nhận thức về quản lý, sử dụng và bảo vệ bền vững nguồn nước sông Mê Công – Lan Thương.

Thứ ba, hợp tác Mê Công – Lan Thương cần tiếp tục đóng góp thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị, sự gắn bó sâu sắc giữa nhân dân sáu nước, đồng thời tiếp tục thúc đẩy cách tiếp cận lấy người dân làm trung tâm. Đây cần là nền tảng cho sự phát triển của Mê Công – Lan Thương giai đoạn tiếp theo. Theo đó, hướng tới kỷ niệm 10 năm thành lập cơ chế hợp tác Mê Công – Lan Thương vào năm 2025, Việt Nam đề xuất tăng cường và đa dạng hoá hơn nữa các hoạt động giao lưu nhân dân, giao lưu thanh niên, kết nối địa phương, doanh nghiệp, tìm kiếm những ý tưởng hợp tác mới từ thế hệ trẻ của sáu nước.

Các đề xuất và đóng góp của Việt Nam đã được các nước ghi nhận, đánh giá cao và đưa vào các văn kiện về định hướng hợp tác Mê Công – Lan Thương trong thời gian tới.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mê Công – Lan Thương lần thứ 9 đã thành công tốt đẹp. Hội nghị đã ra thông cáo báo chí chung và thông qua ba sáng kiến mới về tăng cường hợp tác quản lý tài nguyên nước, xây dựng môi trường không khí sạch và phòng chống tội phạm xuyên biên giới.

Các nước nhất trí Hội nghị Bộ trưởng Mê Công – Lan Thương lần thứ 10 sẽ được tổ chức tại Trung Quốc trong năm 2025 nhằm tiếp tục đẩy mạnh hợp tác Mê Công – Lan Thương, đóng góp cho hoà bình, ổn định và sự phát triển thịnh vượng và bền vững của khu vực.





Nguồn: https://thoidai.com.vn/hop-tac-vi-nguoi-dan-huong-den-mot-tieu-vung-me-cong-an-toan-va-ben-vung-203616.html

Cùng chủ đề

Thúc đẩy kết nối vận tải thủy các nước Mekong

Theo Cục Đường thủy nội địa VN, Hợp tác Mekong - Lan Thương (MLC)...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Nghiêm Xuân Thành: Hậu Giang sẽ bứt phá phát triển nhanh và toàn diện

Trước khi được điều động về làm Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang vào tháng 7/2021, ông Nghiêm Xuân Thành là Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Vietcombank. Sau hơn 3 năm chịu trách nhiệm là người “đứng mũi chịu sào” cho sự phát triển của Hậu Giang, giờ đây công tác chuẩn bị cho đại hội Đảng khoá tới của tỉnh đã rục rịch bắt đầu. Thời Đại có cuộc trao đổi với ông Thành...

Người nước ngoài khám phá nét đẹp Tết Trung thu Việt Nam

Múa lân rộn ràng, ảo thuật đầy mê hoặc, phá cỗ vui nhộn hay tự tay làm bánh Trung thu truyền thống... là những trải nghiệm thú vị của nhiều em nhỏ và du khách nước ngoài tại Việt Nam trong dịp Tết Trung thu năm nay. Ngày 16/9,...

Operation Smile phẫu thuật miễn phí cho trẻ dị tật khe hở môi – hàm ếch tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng...

Ngày 16/9, Tổ chức Operation Smile thông báo chương trình phẫu thuật miễn phí cho các bệnh nhân dị tật khe hở môi - hàm ếch tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong tháng 10. OS miễn phí tái tạo nụ cười cho trẻ ở các tỉnh miền Trung vào tháng 8 Operation Smile hỗ...

HĐND thành phố Hà Nội tổ chức 2 kỳ họp triển khai Luật Thủ đô

Thường trực HĐND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 11/KH-HĐND về triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024. Quán triệt những điểm mới, nội dung trọng tâm của Luật Thủ đô Đẩy nhanh và có hiệu quả việc triển khai thi hành Luật Thủ đô Mục...

Bài đọc nhiều

Người phụ nữ gốc Việt lọt vào danh sách 21 phụ nữ truyền cảm hứng ở Hungary

Tiến sĩ Phan Bích Thiện phát biểu tại buổi ra mắt sách. (Ảnh: NVCC)  ...

Ra mắt Hiệp hội xúc tiến hợp tác kinh tế Việt Nam

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại lễ ra mắt Hiệp hội xúc tiến hợp tác kinh...

Cùng chuyên mục

Ra mắt Hiệp hội xúc tiến hợp tác kinh tế Việt Nam

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại lễ ra mắt Hiệp hội xúc tiến hợp tác kinh...

Người phụ nữ gốc Việt lọt vào danh sách 21 phụ nữ truyền cảm hứng ở Hungary

Tiến sĩ Phan Bích Thiện phát biểu tại buổi ra mắt sách. (Ảnh: NVCC)  ...

Bước phát triển mới trong hành trình lan tỏa tiếng Việt tại Nga

Tiết mục múa "Chào Việt Nam" do con em cộng đồng tại Ulyanovsk biểu diễn.  ...

Tàu Philippines vừa rút khỏi bãi cạn tranh chấp, Trung Quốc tuyên bố có “chủ quyền không thể tranh cãi”

Báo Thế giới và Việt Nam CƠ QUAN BÁO CHÍ CỦA BỘ NGOẠI GIAO Tổng Biên tập: Nguyễn Trường Sơn Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Vũ Quang Tùng, Hoàng Diễm Hạnh Giấy phép số 526/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 3/11/2022. Tòa soạn: Số 6 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 84-24-3799.3506, Hotline: 0879553979, Fax: 84-24-38234169, Email: baoquocte2016@gmail.com Liên hệ quảng cáo: truyenthongtgvn@gmail.com © Copyright 2022 "Báo Thế giới & Việt Nam", All rights reserved. ® Không...

Ngày Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài tại Pháp

 Ông Hồ Anh Tuấn phát biểu khai mạc Chương trình. ...

Mới nhất

Xác định chính xác tên gọi di tích tại Phủ Dày

Khu di tích lịch sử văn hóa Phủ Dày có hơn 20 đền, phủ, lăng... chủ yếu nằm trong phạm vi xã Kim Thái và là trung tâm Ðạo Mẫu lớn và hoàn chỉnh nhất trong cả nước. Trong ba di tích chính của khu di tích Phủ Dày bao gồm: Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát...

NIC “bắt tay” VASEA hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp

Tham dự lễ ký kết có Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Đỗ Tiến Thịnh và GS Nghiêm Đức Long - Chủ tịch VASEA. Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc tham gia chứng kiến lễ ký kết. Việt Nam, với lợi thế là quốc gia nông nghiệp, có tiềm năng lớn để...

Những điểm bất thường của bão Yagi – cơn bão mạnh nhất 30 năm qua

Bão số 3 có cường độ tăng rất nhanh, chỉ trong 24 giờ, cường độ bão tăng 8 cấp và duy trì cấp siêu bão trong thời gian dài, khi đổ bộ vào đảo Hải Nam (Trung Quốc) vẫn còn giữ cường độ siêu bão.   Bão số 3 (bão Yagi) và hoàn lưu sau bão đã gây thiệt hại nặng...

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết làm việc với một số cơ quan giúp việc về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Sáng 17-9, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm việc với một số cơ quan giúp việc Thành viên Ban Chỉ...

Mới nhất