Cây bao báp sở hữu hình dáng thân cây vô cùng đặc biệt và khả năng chứa nước cực lớn. Phần lá, quả và hạt của loài cây này đều có thể dùng như một món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe. Để hiểu thêm về công dụng của cây bao báp, bạn có thể tham khảo nội dung chia sẻ trong bài viết dưới đây.
1. Khái quát đặc điểm cơ bản của cây bao báp
Bao báp là loài cây thân gỗ họ Gạo, chiều cao 5 – 20m, đường kính thân có thể lên tới 50m. Tuổi thọ của loài cây này có thể tới 3.000 tuổi. Điểm đặc biệt ở loài cây này là thân to, cao, sáng bóng, nhẵn, màu đồng hoặc xám hồng.
Vào mùa trụi lá, nhánh cây bao báp lan rộng như những cánh tay dang rộng vào không trung. Do thân cây to và cao một cách đặc biệt nên nhìn từ xa dễ tạo cảm giác như cây mọc ngược.
Cây bao báp có khả năng sinh trưởng trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, khô cằn bởi khả năng dự trữ nước đến 120.000 lít. Đây cũng là lý do khiến cho thân cây phình to một cách đặc biệt, không giống với bất cứ loài cây nào.
Trên thế giới hiện có 8 loài cây bao báp:
– Adansonia digitata: chủ yếu ở châu Phi, cao khoảng 25m, hình dáng hơi giống cái chai, hoa màu trắng và thường ra vào mùa xuân.
– Adansonia grandidieri: nguồn gốc từ Madagascar, trồng nhiều ở Huế – Việt Nam.
– Adansonia gregorii: chủ yếu ở Kimberley – miền Tây nước Úc.
– Adansonia madagascariensis: tán thưa, cao 10 – 30m, dáng thon hoặc dạng hình trụ. Đây là loài cây được liệt kê trong sách đỏ về các loài thực vật bị đe dọa của IUCN năm 2011.
– Adansonia perrieri: mọc nhiều ở miền bắc Madagascar, cao khoảng 30m, có nhiều lỗ lớn trên thân, nhánh mọc tỏa ra như hình vương miện.
– Adansonia rubrostipa: cao 5 – 20m, hình chai hoặc hình trụ, thân cây có hố sưng với đường kính 2m.
– Adansonia suarezensis: cao khoảng 25m, trên thân có lỗ hình trụ đường kính chừng 2m, là loài cây đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
– Adansonia za: cao khoảng 30m, một số ít cây thấp còi chỉ cao khoảng 5m, có thể trồng thương mại.
Trên thế giới, cây bao báp được tìm thấy nhiều nhất ở Pháp, Nigeria, Australia và châu Phi. Tại Việt Nam, loài cây này xuất hiện lần đầu ở Kiên Giang sau đó được mang về trồng ở Huế, Sài Gòn, Hà Nội.
Cây bao báp có nhiều loại, sở hữu phần thân to cao đặc biệt
2. Lợi ích của cây bao báp đối với cơ thể
2.1. Cung cấp chất dinh dưỡng
Thành phần dinh dưỡng của cây bao báp phụ thuộc rất nhiều vào vùng địa lý nơi cây sinh trưởng. Quả của loài cây này rất giàu khoáng chất: kẽm, sắt, magie, kali,… và vitamin C. Lá bao báp giàu protein và canxi. Hạt bao báp giàu chất xơ, sắt, canxi, vitamin B1, chất béo,… Bột cây bao báp chứa: chất xơ, vitamin C, B3, B6, kali, sắt, kẽm, protein,…
Chính vì sự đa dạng thành phần dinh dưỡng nên cây bao báp có thể dùng như một thực phẩm bổ sung vào chế độ ăn thường ngày. Có thể dùng ăn tươi, nấu canh, sinh tố,… Trong đó, bột bao báp được dùng phổ biến nhất vì chế biến dễ dàng và nhanh chóng.
2.2. Hỗ trợ giảm cân
Thành phần chất xơ trong cây bao báp rất tốt cho người giảm cân. Khi ăn bột hoặc bất cứ bộ phận nào của cây bao báp cũng có thể tạo cảm giác no, nhờ đó tránh được tình trạng ăn vặt, giảm tiêu thụ thức ăn.
Đã có nghiên cứu thực hiện trên 20 người uống sinh tố chứa 15g bột cây bao báp và kết quả cho thấy rằng cảm giác đói ở họ được giảm xuống đáng kể.
Có khoảng 4.5g chất xơ trong 10g bột bao báp. Khi đi vào cơ thể, chất xơ này chuyển hóa chậm nên kéo dài cảm giác no. Vì thế, nếu bổ sung 14g chất xơ từ cây bao báp mỗi ngày, trong 1 tháng có thể giảm 10% lượng calo hấp thụ và khoảng 1.9kg.
Bột từ cây bao báp giàu giá trị dinh dưỡng cho cơ thể
2.3. Điều hòa lượng đường huyết
Bánh mì trắng chứa bột bao báp có thể làm giảm tinh bột, làm chậm quá trình tăng chỉ số đường huyết. Nghiên cứu trên 13 người dùng chiết xuất từ cây bao báp để làm bánh mì trắng đã nhận thấy lượng insulin cần thiết để vận chuyển đường từ máu và các mô đã được giảm xuống. Điều này có ý nghĩa lớn đối với quá trình điều hòa đường huyết cho cơ thể.
2.4. Giảm viêm
Polyphenol và chất chống oxy hóa trong cây bao báp giúp cơ thể được bảo vệ trước các tổn thương từ phản ứng viêm và quá trình oxy hóa tự nhiên. Nghiên cứu được thực hiện trên chuột cho thấy quả bao báp có thể làm giảm lượng marker của phản ứng viêm, tránh được tổn thương cho tim.
Mặc dù nghiên cứu này mới chỉ tiến hành trên loài chuột nhưng đây cũng là cơ sở để mở ra nghiên cứu sâu hơn về khả năng kháng viêm của cây bao báp đối với cơ thể con người.
2.5. Cải thiện tiêu hoá
10g bột từ cây bao báp có thể cung cấp 18% cho nhu cầu chất xơ của cơ thể mỗi ngày. Nguồn chất xơ này tiêu hóa chậm nên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bổ sung chất xơ từ cây bao báp cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ táo bón và cải thiện khả năng đại tiện ở người đang bị táo bón.
Không những thế, chất xơ từ cây bao báp còn tốt cho hệ vi sinh đường ruột. Tăng lượng chất xơ cho chế độ ăn hàng ngày là cách để phòng ngừa bệnh đường tiêu hóa, bệnh viêm ruột, bệnh trĩ,…
3. Một số tác dụng phụ của cây bao báp
Sử dụng cây bao báp để chữa bệnh nên có sự hướng dẫn từ bác sĩ
Tuy cây bao báp mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng vẫn tiềm ẩn một số yếu tố nguy cơ gây nên tác dụng phụ trong quá trình sử dụng:
– Một số chất gây hại trong quả và hạt bao báp như axit oxalic, tannins, phytates,… có thể cản trở hấp thu dinh dưỡng. Đối với người cần có chế độ ăn cân bằng hoặc giàu dưỡng chất thì đây là một yếu tố bất lợi.
– Dầu từ cây bao báp chứa cyclopropenoid – một loại axit béo có thể ngăn cản sự tổng hợp axit béo khác, dẫn đến các vấn đề bất lợi cho sức khỏe.
Những công dụng của cây bao báp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để sử dụng bao báp đúng cách bạn vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám sức khỏe có thể liên hệ đặt trước lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/cay-bao-bap-va-5-loi-ich-tuyet-voi-cho-suc-khoe