Trang chủNewsThời sựÁp lực buộc Thủ tướng Kishida phải rút lui

Áp lực buộc Thủ tướng Kishida phải rút lui


Quyết định không bất ngờ

Phản ứng của truyền thông trong nước cho thấy quyết định của Thủ tướng Kishida không phải là điều bất ngờ. Thời gian gần đây, tỷ lệ tín nhiệm đối với Thủ tướng Kishida và nội các của ông ngày càng giảm.

Theo kết quả một cuộc thăm dò do NHK công bố vào ngày 5/8 cho thấy, tỷ lệ tín nhiệm đối với Thủ tướng Kishida duy trì ở mức 25% (cần phải nhớ lại rằng khi ông Kishida tiếp quản nội các vào năm 2021, tỷ lệ tín nhiệm của ông là khoảng 50%) và tỷ lệ tín nhiệm đối với Chính phủ Nhật Bản cũng là 25%. Trước đó, các cuộc thăm dò dư luận trong tháng 7 ghi nhận tỷ lệ tín nhiệm đối với Chính phủ Nhật Bản giảm xuống mức kỷ lục 15,5%.

ap luc buoc thu tuong kishida phai rut lui hinh 1

Thủ tướng Kishida phát biểu tại cuộc họp báo ngày 14/8. Ảnh: Reuters

Cả 3 năm cầm quyền của Thủ tướng Kishida đều gắn liền với các vụ bê bối tham nhũng. Vụ ồn ào nhất xảy ra vào cuối năm 2023 liên quan đến vấn nạn tham nhũng trong đảng LDP cầm quyền. Theo đó, một số thành viên nội các đã che giấu và tham ô khoảng 500 triệu yên (3,4 triệu USD) tiền gây quỹ tài trợ chính trị trong khoảng thời gian 5 năm.

Các nhân vật dính bê bối gồm Chánh Văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno, Bộ trưởng Kinh tế Yasutoshi Nishimura, Bộ trưởng Nông nghiệp Ichiro Miyashita và Bộ trưởng Nội vụ Junji Suzuky, đã đệ đơn từ chức trong ngày 14/12/2023.

Vụ việc bị phanh phui khiến nội các Nhật Bản hứng chịu sự chỉ trích nặng nề, trong đó với tư cách là người đứng đầu nội các, Thủ tướng Kishida cũng không tránh khỏi bị tác động, ảnh hưởng. Việc mức độ tín nhiệm của ông Kishida xuống mức thấp kỷ luật và khiến ông phải thực hiện cải tổ nội các như là một hệ quả tất yếu.

Bên cạnh đó, trong thời gian nắm quyền, nhiều chính sách do Thủ tướng Kishida đề xuất và ban hành chưa đáp ứng được mong mỏi của người dân và các đảng đối lập trong nước. Điển hình như việc Quốc hội ban hành Luật Kiểm soát quỹ chính trị sửa đổi do liên minh cầm quyền thúc đẩy vào cuối tháng 6/2024.

Các nội dung sửa đổi gồm bắt buộc công bố danh tính của những người mua vé dự tiệc gây quỹ, thay đổi các quy định báo cáo về quỹ hoạt động chính sách do các đảng cung cấp cho các nghị sĩ cấp cao. Tuy nhiên, đảng Dân chủ Lập hiến Nhật Bản (CDPJ) và các đảng đối lập cho rằng cần có những thay đổi mạnh mẽ hơn, trong đó có việc cấm doanh nghiệp quyên góp cho các chính đảng. Ngày 20/6, CDPJ đã đệ trình kiến nghị bất tín nhiệm đối với Nội các của Thủ tướng Kishida.

Ngoài ra, nhiều thành viên trong đảng LDP cầm quyền cũng không còn tin tưởng vào năng lực lãnh đạo của Thủ tướng Kishida. Theo Kyodo tiết lộ, Thủ tướng Kishida đã không chủ động đưa ra quyết định mặc dù uy tín sụt giảm nghiêm trọng. Ông Kishida được cho là vẫn lên kế hoạch tranh cử, song áp lực trong đảng LDP buộc ông phải từ bỏ ý định. Nhiều người lo ngại rằng, dưới sự lãnh đạo của ông Kishida, đảng LDP sẽ đứng trước nguy cơ mất đi vị thế cầm quyền tại cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 10 năm sau.

Tờ Izvestia dẫn nhận định của chuyên gia Koichi Nakano, Giáo sư tại Đại học Sophia ở Tokyo, cho biết quyết định của Thủ tướng Kishida không nằm ngoài dự đoán của chính giới và truyền thông nước này.

“Người đứng đầu đảng đương nhiệm không thể tham gia cuộc đua trừ khi đảm bảo chắc chắn chiến thắng một cách xứng đáng. Nếu việc này không thành công, người đó phải từ chức. Việc một thủ tướng ra tranh cử người đứng đầu chính phủ và chịu thất bại là điều không được phép đối với đảng LDP sau nhiều năm liền giữ vị thế cầm quyền trong đời sống chính trị Nhật Bản”, chuyên gia Koichi Nakano nói.

Ai có thể thay thế Thủ tướng Kishida?

Ngày 14/8, trong buổi họp báo, sau khi liệt kê những thành tựu trong nhiệm kỳ của mình (các biện pháp tăng lương, kích thích đầu tư, tăng cường hợp tác chặt chẽ với các đồng minh, nhất là Mỹ), Thủ tướng Kishida kêu gọi lãnh đạo mới của LDP cần phải thành lập một cơ chế chính trị thống nhất để khôi phục lòng tin của người dân.

Tuy nhiên câu hỏi ai sẽ trở thành thủ tướng mới vẫn còn bỏ ngỏ. Hiện nay, Bộ trưởng phụ trách an ninh kinh tế, bà Sanae Takaichi được cho là thể hiện tham vọng lớn nhất nhằm tiếp quản vị trí này. Bà Takaichi được ghi nhận vì thông qua luật pháp để thiết lập một hệ thống kiểm tra an ninh kinh tế.

Bà Takaichi đã từng tranh cử với ông Kishida trong cuộc đua trở thành lãnh đạo đảng năm 2021. Truyền thông Nhật Bản mô tả bà là một chính trị gia “có lập trường bảo thủ kiện định” khi thường xuyên đến thăm đền Yasukuni, một địa điểm gây tranh cãi vinh danh những người lính Nhật Bản đã tử trận.

Ngoài ra, truyền thông Nhật Bản cũng liệt kê một loạt ứng viên tiềm năng, như: (1) Ishiba Shigeru, 67 tuổi, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng (2007 – 2008), từng giữ chức Tổng Thư ký đảng LDP (2012 – 2014). Ông Shigeru đã 4 lần tranh cử vào vị trí lãnh đạo đảng LDP. (2) Ông Toshimitsu Motegi, 68 tuổi, từng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong nội các Nhật Bản, như Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Thương mại, và hiện là Tổng Thư ký của đảng LDP. (3) Taro Kono, 61 tuổi, hiện đương nhiệm vị trí Bộ trưởng phụ trách các chương trình kỹ thuật số Nhật Bản. Ông Taro Kono nổi tiếng là người có tư duy độc lập nhưng vẫn tuân theo các chính sách quan trọng được cố Thủ tưởng Abe thúc đẩy. (4) Yoko Kamikawa, 71 tuổi, là người đứng đầu Bộ Ngoại giao. Trước đó, bà Kamikawa là Bộ trưởng Bộ Tư pháp và giữ nhiều chức vụ khác trong Chính phủ. (5) Shinjiro Koizumi, 43 tuổi, được biết đến là con trai của cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi và từng nắm giữ vị trí Bộ trưởng Môi trường (2019 – 2021). Trong khi xây dựng hình ảnh của một người cải cách, ông Shinjiro Koizumi cũng cho thấy sự cẩn trọng để không làm mất lòng các nhà lãnh đạo kỳ cựu trong đảng.

Giới phân tích cho rằng, trong bối cảnh chính trị nội bộ phức tạp hiện nay tại Nhật Bản, thủ tưởng mới cần phải đáp ứng ít nhất 2 điều kiện quan trọng. Trước hết, người lãnh đạo mới phải là một gương mặt tươi mới, không có mối liên hệ nào với Thủ tướng Kishida, có tư tưởng cải cách và cho cử tri thấy rằng, đảng LDP cầm quyền sẽ thay đổi. Ngoài ra, lãnh đạo đảng LDP cầm quyền phải là một chính trị gia có khả năng đoàn kết đảng và quản lý chính phủ hiệu quả. Một người có kinh nghiệm sẽ tốt hơn một người chỉ đơn giản là có mức độ nổi tiếng cao trong các cuộc thăm dò dư luận.

Thách thức chờ đợi nội các mới

Theo tờ RBC của Nga, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Viện Trung Quốc và châu Á đương đại, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Valery Kistanov nhận định, người kế nhiệm Thủ tướng Kishida và nội các mới sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Nhiệm vụ đầu tiên của tân thủ tướng sẽ là cần đoàn kết một đảng LDP đang bị chia rẽ nghiêm trọng và giải quyết các vấn đề liên quan đến lạm phát gia tăng. Đầu tháng 8, tình hình kinh tế Nhật Bản trở nên tồi tệ hơn khi thị trường chứng khoán nước này giảm hơn 10%. Khoảng 90% số người được hỏi phàn nàn rằng, họ không cảm thấy bất kỳ sự cải thiện nào trong nền kinh tế Nhật Bản.

Thời gian gần đây, nền kinh tế Nhật Bản có dấu hiệu giảm tốc đáng lo ngại. Quỹ Tiền tệ quốc tế cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế hằng năm của Nhật Bản từ năm 2000 đến năm 2022 chỉ đạt 0,7%, trong khi của Đức là 1,2%. Do đó, trong 20 năm qua, GDP thực tế của Nhật Bản chỉ tăng khoảng 10%, trong khi của Đức tăng gần 20%. Kết quả là, GDP năm 2023 của Nhật Bản nhỏ hơn Đức, tụt xuống thứ tư thế giới, 13 năm sau khi bị Trung Quốc chiếm vị trí số hai.

ap luc buoc thu tuong kishida phai rut lui hinh 2

Thị trường chứng khoán Nhật Bản lao dốc. Ảnh: Global Look Press

Tân thủ tướng và nội các mới cũng sẽ phải nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho vấn đề già hóa dân số gia tăng, tỷ lệ sinh thấp vốn kéo dài nhiều năm ở Nhật Bản. Từ Nikkei Asia dẫn số liệu thống kê dân số công bố vào tháng 12/2023 cho biết, vào năm 2022 Nhật Bản có số dân trong độ tuổi 15 – 64 ít hơn so với thời điểm năm 1975.

Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 1950 nhóm dân số này của Nhật Bản chiếm dưới 60% tổng dân số, chỉ đạt mức khoảng 59,5%. Giới chuyên gia lo ngại, vấn đề già hóa dân số đang phủ bóng lên triển vọng kinh tế Nhật Bản trong những năm tới. Các doanh nghiệp nước này vì vậy phải dựa vào công nghệ và các biện pháp khác để ứng phó với sự thiếu hụt lao động được dự báo là sẽ ngày càng trầm trọng hơn thời gian tới.

Còn về chính sách an ninh – quốc phòng, chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời gian tới, chuyên gia Valery Kistanov cho rằng, bất kể ai trở thành lãnh đạo mới, sẽ không có những điều chỉnh khác biệt quá lớn so với chính quyền tiền nhiệm trong bối cảnh cục diện chính trị – quân sự tại khu vực Đông Bắc Á đang diễn biến phức tạp, khó lường. Vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên “nóng” trở lại thời gian gần đây khi Triều Tiên liên tiếp tiến hành các vụ thử tên lửa, hạt nhân.

Vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa Nhật Bản và Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tiếp tục leo thang căng thẳng. Ngày 24/6, lực lượng hải cảnh Trung Quốc tuyên bố họ đã thực hiện “các biện pháp kiểm soát cần thiết” và “xua đuổi” 4 tàu cá Nhật Bản cùng một số tàu tuần tra đi vào “vùng lãnh hải” của quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là quần đảo Senkaku) trong khoảng thời gian từ ngày 20 đến 24/6.

Theo Valery Kistanov, những thách thức an ninh buộc tân thủ tướng và nội các mới Nhật Bản phải gia tăng ngân sách quốc phòng, tăng cường hiện đại hóa quân đội và tiếp tục gắn chặt lợi ích với các đồng minh, nhất là Mỹ. Trước đó, ngày 28/3, Quốc hội Nhật Bản phê duyệt ngân sách quốc gia cho tài khóa 2024, trong đó ngân sách quốc phòng đạt mức cao lịch sử 7,95 nghìn tỷ yên (khoảng 52,53 tỷ USD).

Hà Anh



Nguồn: https://www.congluan.vn/ap-luc-buoc-thu-tuong-kishida-phai-rut-lui-post307889.html

Cùng chủ đề

Trung tâm ASEAN AHA chuyển hàng viện trợ giúp khắc phục hậu quả bão Yagi

Trung tâm AHA là một trong những đơn vị đầu tiên hành động trong công tác giúp đỡ Việt Nam ứng phó với hậu quả nặng nề của cơn bão Yagi. Phản ứng nhanh chóng của ASEAN đã nhận được sự đánh giá cao từ Nhật Bản và Thụy Sĩ, hai quốc gia đã và đang hợp tác chặt chẽ với Trung tâm AHA. Trước đó, hai nước đã công bố các hỗ trợ cho Việt Nam nhằm khắc...

Nguyễn Thùy Linh vô địch giải cầu lông Việt Nam mở rộng 2024

Nguyễn Thùy Linh đang xếp hạng 26 thế giới, hạt giống số một, đồng thời là đương kim vô địch của giải đấu năm nay. Trong khi đó, Kaoru Sugiyama xếp hạng 48 thế giới, là hạt giống số 8 của giải.Tuy nhiên, nhờ sự cổ vũ cuồng nhiệt của khán giả nhà, cộng với kinh nghiệm của mình, Nguyễn Thùy Linh ghi liền 3 điểm liên tiếp, lần lượt gỡ hòa 20-20, rồi thắng ngược 22-20.Chung cuộc,...

Điện thăm hỏi của Chính phủ Nhật Bản về thiệt hại do bão lũ ở Việt Nam

Ngày 12/9, thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, liên quan đến thiệt hại gây ra bởi cơn bão số 3 (có tên quốc tế là Yagi) ở các địa phương miền bắc vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã gửi điện thăm hỏi đến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Trong điện thăm hỏi, Thủ tướng Nhật Bản bày tỏ đau lòng khi được tin cơn bão...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

8 đội bóng tham dự Giải bóng đá “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp”

Trước khi diễn ra buổi lễ, với tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ với bà con bị ảnh hưởng cơn bão số 3, nhà báo Nguyễn Nam Thắng - Tổng biên tập Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn - Trưởng ban tổ chức giải đã...

Báo Thanh Niên trao giải cuộc thi viết Tiết kiệm điện thành thói quen

Phát biểu tổng kết cuộc thi, nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn - Tổng biên tập Báo Thanh Niên cho biết: "Một cảm xúc rất vui là dù thời gian nhận bài dự thi chỉ có 3 tháng (từ ngày 9/4 – 10/7/2024) nhưng đã có hơn 500 tác phẩm của...

Trao quà cho 300 em nhỏ là trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn địa bàn huyện Mỹ Đức

Phát biểu tại Chương trình, ông Trần Doãn Tiến, Tổng Biên tập Tạp chí Tình thương và Cuộc sống, Trưởng Ban Tổ chức chương trình cho biết: “Trao gửi yêu thương - Trung thu ấm tình” không chỉ đơn thuần là một buổi trao quà từ thiện, mà là một...

Dừng làm mới sắc phong tại phủ Vân Cát

Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) vừa có văn bản gửi Sở VHTT&DL tỉnh Nam Định về việc tiếp nhận bản phục hồi sắc phong tại phủ Vân Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Theo đó, Cục Di sản văn hóa nhận được công...

Đêm rằm Trung thu hôm nay, Việt Nam đón siêu trăng khổng lồ

Tại Việt Nam, siêu trăng với độ tròn tuyệt đối sẽ xuất hiện vào lúc 9h34 phút sáng 18/9. Do đó, trong đêm 17/9, đêm rằm Trung thu và rạng sáng 18/9, người dân và du khách đều có thể ngắm siêu trăng ở trạng thái đẹp nhất. ...

Bài đọc nhiều

Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp – cầu nối thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa

Ngày 13/09, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp (CCV) đã diễn ra chương trình “Ngày Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I”, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về xây dựng văn hóa kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình "Ngày Văn hóa Doanh...

Hai kịch bản vào đất liền của bão số 4

TPO - Áp thấp nhiệt đới hình thành ở vùng biển phía đông Philippines dự báo đi vào Biển Đông trong ngày mai (17/9), mạnh lên thành bão khoảng ngày 18/9, sau đó có thể xảy ra hai kịch bản đổ bộ đất liền nước ta. Vào 13h chiều nay (16/9), tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía đông đảo Luzon của Philippines với sức gió mạnh...

Xuất hiện áp thấp nhiệt đới giật cấp 9 gần Biển Đông

NDO - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (16/9), xuất hiện áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.   Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. (Nguồn: nchmf.gov.vn) Hồi 10 giờ ngày 16/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ vĩ bắc; 124,4 độ kinh...

Kỳ tích: Lê Quang Liêm đánh bại ‘vua cờ’ Trung Quốc, Việt Nam lên hạng nhì Olympiad

Lê Quang Liêm cùng đội tuyển cờ vua Việt Nam tiếp tục gây tiếng vang ở nội dung đồng đội nam giải cờ vua đồng đội thế giới (Olympiad) 2024 diễn ra tại Hungary. Sau khi quật ngã đương kim vô địch Uzbekistan ở ván 4, đánh bại đối thủ mạnh Ba Lan ở ván 5, rạng sáng nay (17.9), đội tuyển cờ vua Việt Nam xuất sắc cầm hòa Trung Quốc ở ván 6 với màn tỏa sáng của Lê Quang Liêm khi...

Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất: Nguy cơ trượt lở đất đá sau mưa vẫn rất cao

Bên cạnh yếu tố địa chất, địa hình thì yếu tố lượng mưa và những cơn mưa sau bão là tác nhân kích hoạt tai biến thiên nhiên như trượt lở, lũ quét trong thời gian qua.   Mặc dù yếu tố kích hoạt trượt lở chính là mưa, nhưng sau khi dừng mưa, độ ổn định của các sườn dốc vẫn còn rất thấp nên vẫn có thể xảy ra trượt lở bất cứ lúc nào. Thậm chí có nhiều...

Cùng chuyên mục

Các Bộ trưởng ASEAN thông qua Tuyên bố về tăng cường kết nối chuỗi cung ứng

Sáng ngày 16/9/2024, các Hội nghị trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 56 (AEM 56) đã khai mạc tại Viêng Chăn, Lào, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Malaithong Kommasith cùng sự tham dự của Bộ trưởng Kinh tế các nước thành viên ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn. Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị do...

200 ngày bứt tốc hoàn thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Chiều 17/9, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tổ chức lễ sơ kết thi đua 120 ngày đêm hoàn thành kết cấu thép mái chính nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế (sân bay) Tân Sơn Nhất, đồng thời tiếp tục phát động 90 ngày đêm hoàn thành toàn bộ mái, tường kính và đóng điện công trình. Dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 gồm 4 hạng mục chính: Nhà ga hành...

Xếp hình cá Ông bằng 250 máy bay không người lái trên bầu trời Cần Giờ

TPO - Tối 17/9, hàng ngàn người dân và du khách đã đến bờ biển cạnh công viên thị trấn Cần Thạnh để theo dõi màn xếp hình nghệ thuật bằng thiết bị bay không người lái. Đây là hoạt động đặc sắc trong lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ 2024.   Chưa đến 19 giờ, người dân đã ngồi kín bờ biển để chờ xem biểu diễn nghệ thuật ánh sáng với 250 máy bay không người lái. Do điều kiện thời tiết,...

Áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, khả năng cao đổ bộ từ Thanh Hóa

   Hướng đi của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: TT KTTV ...

Miền Trung sắp xảy ra đợt mưa lớn diện rộng

Chiều nay (17/9), Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông di chuyển nhanh, vẫn giữ khả năng mạnh lên thành bão trong tối và đêm nay.  Đáng lưu ý, hoàn lưu trước áp thấp nhiệt đới/bão có thể gây mưa rào và giông cho khu vực Trung Trung Bộ ngay ngày 18/9. Thời gian để ứng phó với áp thấp nhiệt đới/bão lần này ngắn hơn nhiều...

Mới nhất

Thủ tướng là Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là Trưởng Ban Chỉ đạo. Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng là Phó Trưởng Ban Chỉ đạo. Các Ủy viên gồm có: Đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, Ủy viên Thường trực. Đồng chí Nguyễn Đức...

Bộ Quốc phòng hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

(Bqp.vn) - Trong những ngày qua, cơn bão số 3 đã gây ra thiệt hại vô cùng to lớn về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân các tỉnh phía Bắc; Quân đội nhân dân Việt Nam đã thực hiện tốt chức năng “Đội quân công tác”, thực hiện nhiệm vụ “chiến đấu trong thời...

VN-Index bật tăng gần 20 điểm, các mã lớn khởi sắc

Thanh khoản toàn thị trường vẫn ở mức thấp, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 719,05 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt hơn 15.091,61 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng phiên thứ hai trên 3 sàn hơn 499,19 tỷ đồng, tập trung vào các mã VHM...

Ứng viên phải qua ‘sàn’ trước khi trường ĐH tự công nhận, bổ nhiệm GS,PGS

TPO - Quy định của Thủ tướng Chính phủ đưa ra đối với xét công nhận chức danh Giáo sư, Phó giáo sư chỉ là tiêu chuẩn tối thiểu. Các trường đại học từ đó có thể đặt ra các yêu cầu cao hơn để công nhận, bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư theo nhu cầu...

Bộ Y tế khuyến cáo về đảm bảo an toàn thực phẩm khi hỗ trợ người dân vùng lũ

Tin mới y tế ngày 14/9: Bộ Y tế khuyến cáo về đảm bảo an toàn thực phẩm khi hỗ trợ người dân vùng lũCơn bão số 3 vừa qua đã gây thiệt hại rất lớn, hoàn lưu bão gây lũ quét, sạt lở tạo ra những vùng cô lập, người dân cần được hỗ trợ nhu yếu...

Mới nhất