Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTín hiệu hứa hẹn cho năm học mới

Tín hiệu hứa hẹn cho năm học mới

Năm học 2024-2025, chúng ta sẽ chính thức hoàn thiện chương trình GDPT 2018 với tất cả các khối lớp. Công văn 3935 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành yêu cầu không lấy ngữ liệu trong sách giáo khoa làm đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn là một tín hiệu hứa hẹn nhiều đổi mới trước thềm năm học.

Trở ngược thời gian, không phải ngẫu nhiên mà trước đây, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá học sinh đối với môn Ngữ văn trong nhà trường, chúng ta thường sử dụng ngữ liệu có trong sách giáo khoa (SGK).

Với phương thức này, chúng ta có thể đánh giá được khối lượng kiến thức cơ bản, cốt lõi mà mỗi học sinh cần nắm vững trong quá trình học tập.

Sự thay đổi tất yếu

Cách thức này cũng giúp duy trì sự công bằng cho tất cả học sinh. Vì thực tế khả năng tiếp cận nguồn tài liệu học tập của mỗi thí sinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác nhau như vùng miền sinh sống, điều kiện kinh tế, nguồn lực giáo viên và nhà trường… chứ không chỉ dựa vào yếu tố chủ quan là năng lực học tập của học sinh đó.

Và đặc biệt, việc sử dụng đề thi Ngữ văn với ngữ liệu có trong SGK cũng phần nào giảm áp lực căng thẳng cho học sinh, và cả giáo viên – điều vốn dĩ là luôn là mối quan tâm của một quốc gia còn nặng dấu ấn Nho giáo, trọng bằng cấp như nước ta.

Tuy vậy, dần theo thời gian, cách thức ra đề có sử dụng ngữ liệu trong SGK Ngữ văn cũng bộc lộ những hạn chế không thể tránh khỏi.

Ngữ điệu ra đề ngoài sách giáo khoa: Tín hiệu hứa hẹn cho năm học mới
Để việc ra đề thi môn Ngữ văn không sử dụng ngữ liệu trong SGK phát huy tối đa hiệu quả, trong quá trình triển khai cần tuyệt đối nói không với bệnh thành tích. (Nguồn: VGP)

Mặc dù cách thức này giúp đánh giá được trình độ cơ bản của học sinh nhưng lại không phản ánh đầy đủ, tròn vẹn năng lực này, nhất là đối với những trường hợp học sinh có khả năng hiểu và áp dụng kiến thức ở mức độ cao hơn. Từ đây dẫn đến việc giới hạn khả năng tư duy phản biện, tính sáng tạo của người học.

Học sinh chỉ học thuộc lòng, học vẹt các dạng câu, dạng đề, dạng phân tích, chỉ “tái hiện” cách cảm, cách nghĩ của giáo viên mà không có cơ hội “nói lên tiếng nói khác”, tiếng nói của chính mình về các tác phẩm văn học, nhân vật văn học.

Những hạn chế này của cách thức ra đề, lâu dần, dẫn đến thực trạng việc dạy và học văn đi theo lối mòn, phần nhiều sa đà vào áp lực học để thi, đoán tủ học tủ. Khả năng cảm thụ văn chương của từng cá nhân người học không thể phát huy. Cả thầy và trò rơi vào cái bẫy dạy vẹt, học vẹt.

Thế nên, việc triển khai cách thức ra đề không sử dụng ngữ liệu trong sách giáo khoa là một hướng đi tất yếu. Xã hội phát triển, học sinh có nhiều điều kiện tiếp cận nguồn tài liệu đa dạng, đồng đều ở các địa phương cũng là cơ sở thuận lợi để chúng ta thay đổi.

Chúng ta cũng đã có lộ trình cho việc thay đổi này, ngay từ khi tiến hành thay SGK chương trình GDPT 2018 theo từng năm học.

Và năm học 2024-2025 này, với việc áp dụng sách giáo khoa mới lớp 5, lớp 9, lớp 12, chúng ta chính thức hoàn thiện chương trình 2018 với tất cả các khối lớp.

Để cách ra đề mới phát huy hiệu quả

Kiểm tra, đánh giá là một trong những thao tác quan trọng của hoạt động dạy và học, đòi hỏi nhiều công sức, cần được tính toán cân nhắc kỹ lưỡng.

Chúng ta cần kiểm tra một cách toàn diện, chính xác tối đa năng lực học tập của học sinh, đồng thời khuyến khích sự sáng tạo cũng như tư duy phản biện của các em.

Để việc ra đề thi môn Ngữ văn không sử dụng ngữ liệu trong SGK không trở thành áp lực đối với cả người dạy lẫn người học, thiết nghĩ, chúng ta cần cân nhắc một số lưu ý.

Đề thi thay đổi, thì trước đó, cách dạy cần phải thay đổi tương ứng. Giáo viên cần tăng cường việc khuyến khích học sinh đọc và phân tích các văn bản ngoài chương trình thông qua các hoạt động như xây dựng câu lạc bộ yêu sách, các buổi đọc sách, các buổi trò chuyện tin tức thời sự…

Không chỉ dừng lại ở việc đọc, chúng ta cũng cần tạo điều kiện để học sinh thảo luận, trình bày, chia sẻ quan điểm của cá nhân về các văn bản ngoài sách giáo khoa. Viết nhật ký đọc, hội thảo tọa đàm, dự án nghiên cứu,… là những cách thức chúng ta có thể triển khai để hướng dẫn người học nâng cao kỹ năng cảm thụ, phân tích và trình bày.

Với cách dạy như trên, người dạy trao lại quyền năng khai mở văn bản cho người học; chỉ đưa cho người học “chìa khóa”, chứ không “mở cửa” sẵn thay cho người học; chỉ đưa phương pháp, chứ không đưa đáp án.

Mỗi phương thức ra đề đều có những mặt tích cực và hạn chế nhất định. Nên chăng, chúng ta có thể kết hợp hài hòa cả hai.

Tức là đề kiểm tra có thể bao gồm các câu hỏi dựa trên ngữ liệu của SGK và ngoài SGK. Điều này đảm bảo công bằng và an toàn cho sức học, lực học của học sinh; đồng thời giúp đề kiểm tra có tính phân hóa.

Đề thi cũng cần hướng đến các kỹ năng phân tích, tổng hợp và ứng dụng kiến thức thông qua các câu hỏi mở. Chẳng han như yêu cầu liên hệ với các chủ đề đã học, hoặc áp dụng các lý thuyết văn học vào văn bản mới.

Các cấp quản lý chuyên môn cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể, quy định rõ ràng các tiêu chí lựa chọn ngữ liệu ngoài SGK để đưa vào đề kiểm tra.

Cũng cần quan tâm đến công tác đào tạo và nâng cao năng lực cho giáo viên thông qua các khóa tập huấn ngắn hạn, trung hạn về các kỹ thuật, phương pháp mới trong việc ra đề thi sao cho sáng tạo.

Thực tế hiện nay, vì áp lực sợ sai, sợ trách nhiệm, các cấp chuyên môn mạng lưới thường chỉ nêu các yêu cầu chung chung về việc chọn ngữ liệu, dẫn đến việc giáo viên ra đề kiểm tra lúng túng, gặp nhiều khó khăn, thường sẽ chọn các hướng ra đề an toàn, không mạnh dạn sáng tạo.

Bên cạnh việc sau mỗi kỳ kiểm tra, đánh giá, các đề thi cần được thảo luận để chỉ ra những hạn chế (nếu có) thì chúng ta cũng cần tổ chức các diễn đàn để giáo viên có thể chia sẻ kinh nghiệm ra đề.

Đây là nguồn ý tưởng vô cùng quan trọng cần được tận dụng tối đa. Các diễn đàn này cũng là dịp để ghi nhận các phản hồi, đóng góp từ góc nhìn của giáo viên, giúp cải thiện công tác ra đề, phù hợp với mục tiêu giáo dục.

Để việc ra đề thi môn Ngữ văn không sử dụng ngữ liệu trong SGK phát huy tối đa hiệu quả, trong quá trình triển khai cần tuyệt đối nói không với bệnh thành tích. Chỉ khi và chỉ khi không đặt nặng vấn đề điểm số, cả người dạy và người học mới có động cơ trong sáng hoàn thành tốt việc dạy và học văn, tránh xảy ra tình trạng nghĩ ra các hình thức đối phó mới với hình thức ra đề mới.





Nguồn: https://baoquocte.vn/ngu-lieu-ra-de-ngoai-sach-giao-khoa-tin-hieu-hua-hen-cho-nam-hoc-moi-282653.html

Cùng chủ đề

Thầy và trò Bắc Ninh rộn ràng, vững bước vào năm học mới

Năm học 2024-2025, toàn tỉnh Bắc Ninh có tổng số 506 trường, hơn 383 nghìn học sinh các cấp học; tăng 5.000 học sinh so với năm học 2023-2024. Đây là năm học đặc biệt khi 100% học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 đều học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Chắp cánh ước mơ chinh phục tri thức mới Tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Đăng Đạo (thành...

Cả nước hân hoan bước vào năm học mới 2024-2025

Ðồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cùng đoàn công tác của Trung ương dự lễ và đánh trống khai giảng năm học mới tại Trường THCS Trừ Văn Thố, phường 1, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang). Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa gửi tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ làm công tác giáo...

tạm đình chỉ tiệm trà sữa

Theo đó, Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin phản ánh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường THCS Tôn Đức Thắng (địa chỉ: TP Pleiku, tỉnh Gia Lai). Trong đó, có khoảng 21 học sinh có biểu hiện đau bụng, buồn nôn và chóng mặt sau khi ăn thực phẩm trong tiệc liên hoan Trung thu tổ chức tại lớp 7/1. Trước tình hình trên, Cục An toàn thực phẩm đề...

Lý do đề xuất 2 trường hợp giáo viên được nghỉ hưu sớm

Đây là một trong những điểm mới trong dự thảo Luật Nhà giáo (lần 3) vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.Tại Điều 49 dự thảo quy định về chế độ nghỉ hưu đối với nhà giáo như sau: Tuổi nghỉ hưu của nhà giáo thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động; giáo viên mầm non, giáo viên trường lớp dành cho người khuyết tật được nghỉ hưu trước 05 (năm) năm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huawei chuẩn bị ra mắt hệ điều hành mới, cạnh tranh với Android và iOS

Hãng công nghệ Trung Quốc Huawei sẽ chính thức phát hành hệ điều hành mới HarmonyOS Next vào cuối tháng 9 này và không còn hỗ trợ các ứng dụng Android.

Giá cà phê thế giới dao động mạnh, trong nước ổn định, dự báo thị trường vụ mới?

Giá cà phê tăng cao do thiếu hàng. Hai nguồn cung cà phê lớn nhất thế giới là Brazil và Việt Nam đều bị biến đổi khí hậu gây mất mùa. Ngoài ra, yếu tố đầu cơ trên sàn London cũng khiến giá cà phê thế giới có sự biến động mạnh và thay đổi liên tiếp.

Liệu có nghi phạm thứ 2? Nga cảnh báo “chơi dao có ngày đứt tay”, Ukraine bày tỏ gì?

Hai tháng với hai vụ ám sát hụt, ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang phải đối mặt với nguy hiểm đe dọa đến tính mạng, thậm chí có thể kéo dài cho đến cuộc bầu cử ngày 5/11.

Đưa văn hoá vào hành động ứng phó với biến đổi khí hậu

Tối 16/9, tại Đại sứ quán Pháp đã diễn ra Lễ công bố Lễ hội nghệ thuật vì khí hậu-Vịnh Hạ Long 2025. Thứ trưởng ngoại giao, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Hà Kim Ngọc dự và phát biểu tại Lễ công bố.

Cách tắt nguồn Xiaomi không cần nút nguồn nhanh chóng và dễ thực hiện

Bài viết này chia sẻ 6 cách tắt nguồn Xiaomi không cần nút nguồn, giúp bạn tiếp tục sử dụng thiết bị mượt mà mà không cần thay thế nút nguồn ngay lập tức!

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ từ Tết Trung thu

“Tết Trung thu năm nay, nhà trường và gia đình nên giáo dục trẻ hướng đến và biết sẻ chia với các bạn nhỏ vùng lũ”.

Ngành Kinh tế đông ứng viên được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư nhất năm 2024

Ứng viên ngành Kinh tế được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024Theo danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024,...

Thí điểm dùng tiếng Anh dạy học, TP.HCM chuẩn bị ra sao?

Lợi thế từ đội ngũ giáo viênTheo TS Nguyễn Thanh Bình, trưởng khoa tiếng Anh (Trường đại học Sư phạm TP.HCM), lợi thế lớn...

Cùng chuyên mục

Bác lao công được nhóm nam sinh tặng chiếc xe hơi trị giá 20.000 USD

Một nhóm nam sinh của trường trung học James Madison đã cùng nhau kêu gọi quyên góp được 20.000 USD (tương đương 490 triệu đồng), để mua tặng bác lao công Francis Apraku một chiếc xe hơi. Chiếc xe đã được giao tới tay ông Francis trong tuần qua.Ông Francis Apraku là một lao động nhập cư tại Mỹ. Khi được nhận vào làm nhân viên dọn dẹp vệ sinh tại trường trung học James Madison, ông Francis...

369 cơ sở giáo dục đồng loạt bắt đầu

Năm học 2024-2025 với chủ đề “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nam tiếp tục duy trì quy mô giáo dục ổn định với 369 cơ sở giáo dục ở các cấp học, ngành học; trong đó, có 119 trường mầm non, 116 trường tiểu học, 111 trường trung học cơ sở và 23 trường trung học phổ thông. Đội ngũ cán bộ...

Tỉnh, thành nào có ít huyện nhất cả nước?

1. Địa phương nào có ít...

Nhiều trường đại học phía Nam công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Năm 2025, học sinh sẽ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới với 4 môn. Trong đó thi bắt buộc 2 môn, gồm: Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12, gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn...

Mới nhất

Lãnh đạo Angimex giải trình cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp

Lãnh đạo Angimex giải trình cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếpAngimex cho rằng, mưa bão gây thiệt hại nặng đến vùng lúa miền Bắc, cộng thêm nguy cơ thiếu lương thực làm nhà đầu tư tăng kỳ vọng vào giá cổ phiếu của công ty. ...

Đội Công binh số 2 của Việt Nam tại Abyei tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em nghèo

(Bqp.vn) - Với mong muốn mang tới niềm vui cho các trẻ em nghèo ở khu vực Abyei và giới thiệu nét đẹp văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế, ngày 16/9 (theo giờ địa phương), Đội Công binh số 2 của Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB)...

Khai trương mô hình quản trị thông minh của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Sáng 17/9, trong chuỗi các sự kiện chào mừng 75 năm truyền thống, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức khai trương "Mô hình quản trị thông minh tại Học...

Ấn tượng Việt Nam trong lòng một đảng viên Đảng Cộng sản Đức

Vào thời điểm đế quốc Mỹ đang xâm lược Việt Nam, cậu bé học sinh 14 tuổi Stefan Natke đã định hướng chính trị cánh tả, tham gia phát tờ rơi vận động người dân Đức tham gia biểu tình chống chiến tranh và ủng hộ Việt Nam chiến thắng. Ngày nay, trên cương vị Ủy viên Đoàn Chủ...

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời

Cụ bà Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp, qua đời ngày 17/9, hưởng thọ 96 tuổi. Ngày 17/9, trả lời PV Báo điện tử VTC News, ông Võ Hồng Nam, con trai út của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cho biết, bà Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã qua đời. "Bà mất...

Mới nhất