Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiDi sản bị bỏ quên

Di sản bị bỏ quên


Công cụ giao tiếp “độc lạ”

Cách trung tâm thành phố Hà Nội chừng 40km, làng Đa Chất (xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) hiện vẫn lưu giữ một hệ thống ngôn ngữ đặc biệt mà chỉ người dân trong làng hiểu với nhau. Đó là một loại tiếng lóng, mà người dân trong làng gọi là “Tõi Xưỡn”.

Theo các nhà nghiên cứu văn hoá, tiếng lóng ở làng Đa Chất gắn liền với đời sống sinh hoạt của người thợ làm nghề đóng cối xay. Thời trước, người nông dân phải dùng cối xay bóc tách vỏ lúa để làm ra gạo, nên chiếc cối xay lúa bằng tre là đồ dùng không thể thiếu. Đó cũng là thời kỳ mà người thợ đóng cối Đa Chất đi khắp nơi làm nghề. Mỗi gánh thợ cối Đa Chất có hai người, thường rong ruổi ở các làng quê hàng tháng trời. Đi nhiều nơi, gặp nhiều người, ăn uống sinh hoạt phải nhờ chủ nhà nên họ phải có “mật ngữ” để bảo vệ nhau cũng như để hạn chế những phiền hà, bất tiện trong những việc cần trao đổi riêng.

tieng long lang da chat di san bi bo quen hinh 1

Cụ Nguyễn Ngọc Đoán mấy năm trước còn khoẻ, có thể “trình diễn” hoạt động xay lúa, nay đã già yếu, không nhớ được nhiều tiếng lóng.

Là người có nhiều năm theo cha đi khắp nơi đóng cối, ông Nguyễn Văn Tuyên, trưởng thôn Đa Chất kể rằng, hành trang của hai người thợ cối luôn là hai chiếc bồ, bên trong là quần áo, đồ dùng sinh hoạt và vài thứ dao, búa, tràng, đục. Chiếc cưa do người thợ cả đeo trên vai, vừa đi đường người thợ vừa rao “ai đóng cối không…”. Khi có người gọi thuê đóng cối, cùng với đàm phán tiền công người thợ còn phải thống nhất về chuyện ăn nghỉ. Với hai người, thời gian làm một cái cối có thể xong trong nửa ngày, nhưng người thợ cối phải nhẩn nha làm cả ngày để còn ngủ qua đêm tại nhà chủ, sáng mai lên đường tìm nhà khác. Ăn nhờ, ở đậu như vậy, những người thợ cối luôn phải nhún nhường và khi trao đổi cũng phải tế nhị, kín đáo.

Chính ở môi trường như vậy, tiếng lóng ra đời và được của người thợ cối Đa Chất truyền dạy cho nhau, qua quá trình lâu dài trở thành thứ ngôn ngữ “độc lạ”. Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị Di sản văn hóa, dù không phải là một thứ tiếng cổ bởi nó không có một quy luật ngữ âm nào, nhưng hệ thống từ vựng của tiếng lóng Đa Chất có thể đủ để giao tiếp hằng ngày.

Người thợ cối có thể nói nhuần nhuyễn ngôn ngữ này dựa theo phương pháp truyền khẩu và áp dụng vào những tình huống cụ thể. Người thợ Đa Chất nói “bệt” nghĩa là nhà, “thít” là ăn uống, “dùm” là tiền, “mận” là nước, “choáng” là đẹp, “êm” là ngon, “thuôn” là tốt, “sởn” là đi, “sưỡn” là máy móc… Chẳng hạn, nhà chủ đãi họ bữa ăn ngon, người thợ cối sẽ đánh giá: “Cái bệt này cốn lắm, cho thít êm quá” (cái nhà này giàu lắm, nó cho ăn ngon quá). Khi có khách tới nhà, người Đa Chất nói “Xảo sởn chác cho xì nhất đạng” (con đi mua cho bố một con gà, về thịt). Khi đi tàu xe, người thợ thấy có trộm cắp thì nhắc nhau “xảo tớp hách”, nghĩa là “có trộm đấy”…

Những năm 2000, ngành văn hoá Hà Tây (cũ) đã nghiên cứu, sưu tầm tiếng lóng Đa Chất, tập hợp được hơn 200 từ thông dụng nhất, in trong cuốn sách “Văn hoá dân gian làng Đa Chất”. Năm 2014, Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị Di sản văn hóa đến Đa Chất thực hiện dự án nghiên cứu, bảo vệ tiếng lóng, đã sưu tầm và bổ sung thêm được 114 từ và cụm từ lóng cùng với 35 bối cảnh sử dụng tiếng lóng.

Theo ông Tuyên, từ sau năm 2000, khi máy móc thay thế những chiếc cối xay tre thì người thợ cối cũng không còn “đất diễn” nữa. Nghề đóng cối mất đi đồng nghĩa với việc tiếng lóng không còn môi trường để tồn tại, phát triển. Tuy nhiên, tiếng lóng vẫn được người có tuổi ở Đa Chất sử dụng mỗi khi ngồi uống trà, ôn lại chuyện xưa cũ, hoặc số ít gia đình sử dụng khi có khách. Đặc biệt, khi đi khỏi làng, những người Đa Chất có tuổi vẫn dùng tiếng lóng để trao đổi với nhau trong những tình huống cần thiết.

Hiển hiện nguy cơ mai một

Mặc dù vậy, ông Tuyên cũng như nhiều người dân Đa Chất đều cho rằng, tiếng lóng Đa Chất hiện đang đứng trước nguy cơ mai một. Những người thợ cối có thể nói được tiếng lóng nhiều nhất nay đều qua đời hoặc đã già yếu, những người thế hệ sau, từng làm thợ cối cũng chỉ có thể nói được 50 – 60% so với “các cụ”. Số này không nhiều, đâu đó chỉ còn trên dưới 10 người. Lớp trẻ thì không được truyền dạy, thực hành thường xuyên nên chỉ sử dụng được rất ít từ.

tieng long lang da chat di san bi bo quen hinh 2

Những người thợ cối ngày xưa như ông Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Văn Tuyên, Đỗ Duy Cư… chỉ sử dụng tiếng lóng khi ngồi uống trà cùng nhau, ôn lại chuyện xưa cũ.

Năm 2016, ngành văn hoá Thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm kê các di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn. Kết quả cho thấy, tiếng lóng Đa Chất đã bị thu hẹp không gian thực hành, số người có thể thực hành di sản ngày càng ít nên Sở Văn hoá – Thể thao Hà Nội đã đưa tiếng lóng Đa Chất vào danh sách 11 di sản văn hoá cần được bảo vệ khẩn cấp. Cơ quan này cũng lên kế hoạch lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa tiếng lóng làng Đa Chất vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Tuy nhiên, suốt từ đó đến nay, di sản tiếng lóng Đa Chất dường như bị lãng quên. Những người dân Đa Chất cho biết, ngoại trừ vài đợt có chuyên gia, nhà nghiên cứu về làng khảo sát, nắm bắt thông tin hay thi thoảng báo chí về lấy tư liệu viết bài thì việc bảo tồn tiếng lóng không có gì mới. Đến giờ, những gì họ có trong tay chỉ duy nhất quyển sách “Văn hóa dân gian làng Đa Chất” đã in từ năm 2007. Ông Nguyễn Văn Phường – nguyên Chủ tịch xã Đại Xuyên thì còn nhớ mang máng cách nay chừng 10 năm, có đoàn của Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị Di sản văn hóa về xã nghiên cứu về tiếng lóng.

“Kết thúc dự án, tại một hội nghị được tổ chức ở xã, họ công bố đã viết một cuốn sách và làm một bộ phim video 20 phút về tiếng lóng làng Đa Chất. Nhưng tất cả chỉ có chừng đó thôi. Chúng tôi chưa từng được xem video cũng như không rõ sách viết gì. Rồi cả chục năm nay không thấy ai nói gì thêm nữa”, ông Phường cho biết.

Theo ông Tuyên, ông Phường, cơ bản từ xưa đến nay, về mặt chính quyền chưa có cách thức bảo tồn nào, chủ yếu Nhân dân tự bảo tồn qua truyền miệng giữa các thế hệ. Gần đây, sau khi nhận biết tiếng lóng là di sản quý của địa phương, người dân trong làng đã truyền dạy rộng rãi cho mọi người, kể cả đối tượng mà tục lệ xưa cấm kỵ như con gái hay người ngoài làng về làm dâu. Nhờ đó mà số người biết về tiếng lóng nhiều hơn, nhưng do là hoạt động tự phát, không có bài bản, lại không được thực hành thường xuyên nên số người được dạy chỉ nói được bập bõm một số từ mà thôi.

tieng long lang da chat di san bi bo quen hinh 3

Đình làng Đa Chất khoảng 500 năm tuổi.

Trong dịp về Đa Chất nghiên cứu tiếng lóng, PGS.TS. Nguyễn Văn Huy – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa có đưa ra gợi ý, thôn có thể thành lập câu lạc bộ tiếng lóng và tổ chức sinh hoạt, giao lưu thường xuyên. Về phía chính quyền nên có kế hoạch tổ chức một không gian nhỏ trưng bày, trình diễn về nghề đóng cối và tiếng lóng ở làng Đa Chất để các chủ thể văn hóa bảo tồn, giữ gìn di sản. Vậy nhưng, theo ông Tuyên, cho đến bây giờ những hoạt động này vẫn chưa thể thực hiện được vì có nhiều vướng mắc.

“Người làng Đa Chất vẫn đau đáu nỗi lo di sản sẽ dần mai một. Mong muốn của chúng tôi là một ngày nào đó, tiếng lóng được đưa vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Có như vậy, những khó khăn, vướng mắc mới được tháo gỡ, để chúng tôi thuận lợi hơn trong việc bảo tồn di sản quý giá của cha ông”, ông Tuyên chia sẻ.

Thế Vũ



Nguồn: https://www.congluan.vn/tieng-long-lang-da-chat-di-san-bi-bo-quen-post307771.html

Cùng chủ đề

Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 8/11/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu tổng quát nhằm gia tăng diện tích, phục hồi, đảm bảo tính toàn vẹn và kết nối các hệ sinh thái tự nhiên; quản lý và bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, các nguồn gen quý hiếm; xây dựng...

Phát động cuộc thi ảnh báo chí “Ninh Bình vì mục tiêu đô thị di sản thiên niên kỷ”

Chiều 7/11, Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình tổ chức phát động cuộc thi ảnh báo chí "Ninh Bình vì mục tiêu đô thị di sản thiên niên kỷ". ...

Vai Trò Của Cộng Đồng Tôn Giáo Trong Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng tôn giáo luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Những công trình như đình, đền, chùa và nhà thờ không đơn thuần là không gian thờ phụng mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng của từng thời kỳ. Mỗi công trình là một dấu ấn khó phai, là nơi ghi lại những trang sử và bản sắc...

Đề nghị bổ sung quy định cấm các hành vi lấn chiếm, hủy hoại đất di tích hỗn hợp

(Tổ Quốc) - Đồng tình và đánh giá cao quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), một số đại biểu Quốc hội cũng cho rằng cần bổ sung quy định về cấm các hành vi lấn chiếm, hủy hoại đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. ...

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp tháp Chăm gần nghìn năm ở Quy Nhơn

TPO - Tháp Đôi là một công trình kiến trúc Chămpa gồm 2 tháp nằm cạnh nhau, có niên đại cuối thể kỷ XII đầu thế kỷ XIII, cũng là 1 trong 8 cụm tháp Chăm cổ trên đất Bình Định. 04/11/2024 | 17:11 Bình Định: ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lập Tổ công tác gỡ vướng về quỹ nhà đất phục vụ tái định cư tại TPHCM

(CLO) Ngày 11/11, Văn phòng UBND TP HCM cho biết UBND TP HCM vừa ban hành Quyết định về thành lập Tổ công tác và Tổ giúp việc .Tổ công tác giải quyết các vướng mắc trong việc rà soát, báo cáo nguồn vốn hình thành quỹ nhà ở, đất ở...

Liên hoan sân khấu TP HCM quy tụ nhiều tên tuổi của làng kịch nói

(CLO) Liên hoan sân khấu TP HCM lần thứ nhất quy tụ nhiều đơn vị sân khấu kịch giàu truyền thống và những nghệ sĩ tên tuổi của làng kịch nói. ...

Phát động thi đua đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 60 năm Báo Tuyên Quang xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Ngày 11/11, BCH Công đoàn Báo Tuyên Quang phối hợp với Chi hội Nhà báo Báo Tuyên Quang, Chi đoàn Báo Tuyên Quang tổ chức Lễ Phát động thi đua đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 60 năm Báo Tuyên Quang xuất bản số báo đầu tiên (3/2/1965 – 3/2/2025),...

Sở TT&TT Hà Nội xử phạt gần 60 triệu đồng về truyền thông chống buôn lậu và gian lận thương mại

(CLO) Trong tháng 10/2024, Sở TT&TT Hà Nội đã tiến hành xử phạt 5 tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 57,5 triệu đồng. Các vi phạm chủ yếu xoay quanh việc không tuân thủ các quy định về thương mại và truyền thông,...

Bộ TT&TT phát động cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54

(CLO) Ngày 11/11, tại Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng), Bộ TT&TT phối hợp với Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Báo Thiếu niên Tiền phong & Nhi đồng tổ...

Bài đọc nhiều

Bão số 7 Yinxing ảnh hưởng thế nào đến thời tiết Nam bộ?

TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực này chủ yếu do áp cao lạnh lục địa và rãnh áp thấp kết hợp nhiễu động gió đông. TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Tuyệt chủng gần 90 năm bất ngờ được tìm thấy nhờ một chú chó

Xuất hiện lần cuối vào năm 1937, các nhà nghiên cứu cũng không thể ngờ lại có thể nhìn thấy loài động vật này xuất hiện giữa những cồn cát ở Nam Phi. ...

Thi viết thư UPU lần thứ 54: Chủ đề xuyên suốt là bảo vệ đại dương

Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025 có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một lá thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt." Ông Phương cho biết thêm trong 35 năm tham gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU, Việt Nam đã 17 lần đạt giải, trong đó có...

Cùng chuyên mục

Khám phá tình bạn khác giới bền chặt từ điện ảnh Hàn Quốc

Bộ phim Hàn Quốc “Đôi bạn học yêu” xoay quanh mối quan hệ đặc biệt giữa cô nàng cá tính Jae-hee và Heung-soo - cậu bạn điển trai nhưng ít nói. Một trong những bộ phim mới nhất của Hàn Quốc đang chiếm được cảm tình của khán giả Việt là “Đôi bạn học yêu” (tựa Anh: Love in big city). Phim khởi chiếu chính thức từ ngày 8/11, xoay quanh các chủ...

2.200 đặc công cùng máy bay sẽ trình diễn tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Theo thông tin từ ban tổ chức, dự kiến lễ khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 sẽ có màn trình diễn bay của lực lượng không quân và khoảng 2.200 cán bộ, chiến sĩ đặc công biểu diễn võ thuật. ...

Deadline ngập đầu nhưng vào chục nhóm chat, đêm ngày ‘nấu xói’ thiên hạ

Các bạn trẻ dù deadline ngập đầu vẫn không cưỡng lại được thói quen chat 'nấu xói '(nói xấu) đồng nghiệp, người quen, 'tố' chuyện này chuyện kia… nhanh như điện xẹt. Anh H. nổi tiếng trong các nhóm bạn vì hay "thảy" tin...

Phản cảm leo lên xe tăng, súng, pháo ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chụp ảnh, cha mẹ còn cổ vũ

Lượng khách đến Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cuối tuần qua đông kỷ lục. Tuy nhiên, nhiều khách tham quan đã leo trèo lên xe tăng, máy bay, các khẩu súng, pháo, xâm phạm hiện vật gây bức xúc. Các hiện...

732 số điện thoại di động của các cơ quan Nhà nước đã được định danh

Hiện có 732 số điện thoại di động từ cơ quan Nhà nước khi gọi đến người dùng sẽ nhìn thấy tên định danh, thay vì số điện thoại cụ thể. Sự phát triển của ngành viễn thông - công nghệ thông tin mang lại nhiều giá trị tích cực trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần quản lý, điều hành đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng, đồng thời nâng cao đời sống, văn hóa...

Mới nhất

Những biểu hiện tưởng chừng bình thường nhưng có thể là dấu hiệu của bệnh tâm lý

Ngủ ly bì, dễ dàng cáu gắt với người thân, vui vẻ vào ban ngày nhưng ủ dột vào chiều tối... có thể...

Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile và Peru, báo NotiMass Guerrero của Mexico ngày 9/11 đăng bài viết với tiêu đề "Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ Latinh'.

Hơn 64 tỷ đồng xây mới cầu Bình Định

TPO - Cầu Bình Định (huyện miền núi Vĩnh Thạnh, Bình Định) được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 1995, sau gần 30 năm đã bị xuống cấp nghiêm trọng. TPO - Cầu Bình Định (huyện miền núi Vĩnh Thạnh, Bình Định) được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 1995, sau...

Mathnasium Championship 2024:Kiến tạo tương lai từ tư duy Toán học

Hành trình tìm kiếm tài năng Toán Tư duy khép lại với 36 thí sinh xuất sắc nhất toàn quốc tại vòng Chung kết Mathnasium Championship 2024.

Mới nhất