Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngThị trường M&A chờ thương vụ lớn

Thị trường M&A chờ thương vụ lớn


Sau một giai đoạn bùng nổ, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua góp vốn, mua cổ phần đã chậm lại đáng kể. Thị trường đang chờ các thương vụ lớn, để các hoạt động mua bán – sáp nhập (M&A) sôi động trở lại.





Ngày 9/4/2024, CDH Investment thông báo đã hoàn tất mua 5% vốn của Bách hóa xanh. Ảnh: Đức Thanh

Ngập ngừng góp vốn, mua cổ phần

Có một thông tin quan trọng về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài kể từ đầu năm tới nay, đó là trong khi vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm tăng mạnh so với cùng kỳ, tương ứng đạt gần 10,8 tỷ USD, tăng 35,6% và đạt gần 5 tỷ USD, tăng 19,4%, thì vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần vẫn trong xu hướng giảm.

Cụ thể, theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 7 tháng đầu năm có 1.795 giao dịch góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng giá trị vốn góp đạt gần 2,27 tỷ USD, tương ứng giảm 3,1% và giảm 45,2% so với cùng kỳ năm trước.

Đây không phải là năm đầu tiên và duy nhất các hoạt động đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài sụt giảm. Tính trong vòng 5 năm gần đây, năm 2019 được coi là năm bùng nổ về hình thức đầu tư này.

Khi ấy, báo cáo về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần có xu hướng tăng mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, năm 2017, đầu tư theo hình thức này chiếm 17,2% tổng vốn đăng ký; năm 2018 chiếm 27,9% và đến năm 2019 chiếm tới 40,7% tổng vốn đăng ký.

Số liệu thống kê cho thấy, năm 2019, cả nước có 9.842 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng giá trị vốn góp 15,47 tỷ USD, tăng 56,4% so với cùng kỳ năm 2018. Nhưng kể từ sau thời kỳ đỉnh cao đó, vốn đầu tư theo hình thức này bắt đầu sụt giảm. Con số của năm 2020 là 7,47 tỷ USD, giảm 51,7%; năm 2021 là 6,9 tỷ USD, giảm 7,7%; năm 2022 là 5,15 tỷ USD, giảm 25,2%. Năm 2023, tuy con số đã nhích lên 8,5 tỷ USD, tăng 65,7% so với năm 2022, song vẫn chỉ bằng hơn phân nửa so với mức “đỉnh” 15,47 tỷ USD của năm 2019.

Những trắc trở trong 3 năm Covid-19, cộng thêm “cú bồi” bất ổn địa chính trị đã khiến dòng đầu tư toàn cầu, bao gồm cả đầu tư theo hình thức M&A sụt giảm. Năm 2023, theo số liệu từ Sàn giao dịch chứng khoán London Stock Exchange Group (LSEG), thị trường M&A toàn cầu chỉ đạt giá trị giao dịch 2.900 tỷ USD, giảm 17% so với năm 2022. Đây là lần đầu tiên kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009, thị trường M&A thế giới chứng kiến mức giảm hơn 10% trong hai năm liên tiếp. Trong đó, riêng thị trường M&A ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương giảm 25%.

Nửa đầu năm 2024, theo chia sẻ của ông Lê Xuân Đồng, Giám EY Parthenon – Tư vấn chiến lược, Công ty cổ phần Tư vấn EY Việt Nam, thị trường M&A tại khu vực Đông Nam Á có xu hướng suy giảm cả về tổng giá trị và số lượng thương vụ. Và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong bối cảnh ấy, dễ hiểu vì sao dòng đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần vào Việt Nam cũng sụt giảm.

“Hóng” thương vụ lớn

Từ đầu năm tới nay, tuy chưa có thương vụ nào có quy mô lớn được “chốt deal”, song theo một báo cáo gần đây của Savills Việt Nam, cũng có một số thương vụ M&A đáng chú ý. Chẳng hạn, Tập đoàn Kim Oanh (Việt Nam) hợp tác với NTT Urban Development, Sumitomo Forestry, Kumagai Gumi Co Ltd (Nhật Bản) để phát triển The One World, một khu dân cư rộng 50 ha tại tỉnh Bình Dương. Hay Nishi Nippon Railroad (Nhật Bản) mua lại 25% cổ phần trong Dự án Paragon Đại Phước, rộng 45,5 ha, từ Tập đoàn Nam Long (Việt Nam) với giá khoảng 26 triệu USD.

Đặc biệt, Tripod Technology Corporation (Đài Loan) đã mua lại một lô đất công nghiệp rộng 18 ha tại Bà Rịa – Vũng Tàu từ Sonadezi Châu Đức. Sau khi tiếp nhận khu đất này, Tripod Technology đã đầu tư 250 triệu USD để xây dựng một nhà máy linh kiện điện tử tại đây, giống như nhiều nhà đầu tư Đài Loan khác đang không ngừng đổ vốn vào Việt Nam trong lĩnh vực này.

Thực tế, tuy sụt giảm khá mạnh so với thời kỳ đỉnh cao, song các hoạt động góp vốn, mua cổ phần ở Việt Nam vẫn ghi nhận những dấu ấn tích cực. Năm ngoái, thương vụ Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) của Nhật Bản mua 15% cổ phần của VPBank, với giá trị khoảng 1,5 tỷ USD, có thể là coi là thương vụ điển hình.

Theo nhận định của ông Troy Griffiths, Phó giám đốc điều hành Savills, lĩnh vực bất động sản công nghiệp sẽ chứng kiến nhu cầu ổn định, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư nước ngoài và phát triển cơ sở hạ tầng. Theo đó, các thương vụ M&A trong lĩnh vực này dự báo sôi động trở lại.

Nhận định của các chuyên gia kinh tế gần đây cũng cho rằng, với việc các luật liên quan đến thị trường bất động sản, như Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, các hoạt động M&A trong lĩnh vực bất động sản sẽ được “tiếp sức”.

Tuy vậy, thị trường vẫn đang “hóng” các thương vụ lớn và chắc chắn, không chỉ là trong lĩnh vực bất động sản, mà còn các lĩnh vực bán lẻ, sản xuất, tài chính – ngân hàng… như đã từng.

Một số thương vụ M&A đã và đang được thực hiện trong thời gian gần đây, nhưng chủ yếu quy mô nhỏ. Chẳng hạn, CDH Investment – công ty quản lý tài sản có trụ sở tại Bắc Kinh (Trung Quốc) mua 5% vốn của Bách hóa xanh; hay Levanta Renewables (Singapore) mua dự án điện mặt trời áp mái từ các công ty liên quan của Công ty cổ phần Tiến Nga – một trong những nhà cung cấp logistics hàng đầu tại Việt Nam.

Trong khi đó, Sembcorp Solar Vietnam Pte Ltd – công ty con do Sembcorp sở hữu 100%, cũng đã hoàn tất việc mua lại phần lớn vốn góp tại 3 công ty con thuộc hệ thống của Tập đoàn Gelex, đồng thời dự kiến tiếp tục mua 73% cổ phần của công ty con thứ 4 trong hệ thống của Gelex trong nửa cuối năm 2024…

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 7 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn đứng đầu trong các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, với tổng giá trị gần 595 triệu USD. Tiếp đó là Singapore, với 500 triệu USD  và Hàn Quốc, với 323 triệu USD. Trong khi đó, các nhà đầu tư Đài Loan góp vốn, mua cổ phần 160 triệu USD; Cayman Islands 184 triệu USD; Trung Quốc 124 triệu USD…

Đây chính là các nhà đầu tư lâu nay vẫn thực hiện các thương vụ M&A lớn tại Việt Nam. Vì vậy, sẽ phải chờ họ “mạnh tay xuống tiền” trong thời gian tới, để hoạt động đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần khởi sắc.





Nguồn: https://baodautu.vn/thi-truong-ma-cho-thuong-vu-lon-d222299.html

Cùng chủ đề

Cồng Chiêng Tây Nguyên: Giai Điệu Linh Thiêng Giữa Đất Trời Đại Ngàn

Cồng chiêng Tây Nguyên từ lâu đã trở thành một phần không thể tách rời trong đời sống văn hóa và tâm linh của các dân tộc thiểu số nơi đây. Những âm thanh vang vọng giữa núi rừng không chỉ mang đến sức mạnh thiêng liêng, mà còn là tiếng nói của tổ tiên, của trời đất, được truyền lại qua nhiều thế hệ. Cồng chiêng vừa là một nhạc cụ, vừa là biểu tượng của quyền lực,...

Thị trường M&A lộ diện “bom tấn”

Sau những tháng đầu năm diễn biến ảm đạm, thị trường M&A Việt Nam đang có những dữ liệu khởi sắc hơn trong những tháng cuối năm. Tasco Auto có hệ thống phân phối ô tô lớn nhất cả nước, hướng đến lắp ráp CKD, trong khi Mitsui định hướng công nghệ thông tin và vận chuyển (mobility) là ngành mũi nhọn trong...

Hậu M&A với Schola, BrightCHAMPS sẽ bơm 10 triệu USD vào Việt Nam

Sau hơn 1 năm được BrightCHAMPS toàn cầu mua lại với giá 15 triệu USD, Schola vừa chính thức sáp nhập với BrightCHAMPS Việt Nam. Động thái này cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam như một thị trường trọng điểm của BrightCHAMPS. Công ty này hiện được định giá 650 triệu USD. Trần Lê Thanh Như, Giám đốc quốc gia BrightCHAMPS tại Việt...

Nhóm quỹ VinaCapital thành cổ đông lớn Kido

Nhóm quỹ VinaCapital đã nâng tổng sở hữu tại Kido từ 11,67 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,02%) lên 20,29 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 7%). Theo Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), Liva Holdings Limited, quỹ thuộc CTCP Quản lý quỹ VinaCapital, đã mua 8,6 triệu cổ phiếu KDC của CTCP Tập đoàn Kido trong phiên 14/8, nâng sở hữu từ 8,62 triệu...

One-Value ‘mai mối’ thương vụ M&A giữa hai ông lớn ngành dịch vụ cưới châu Á

Trong bối cảnh nhu cầu về dịch vụ cưới hỏi cao cấp ngày càng tăng cao, thương vụ M&A giữa 2 ông lớn ngành dịch vụ cưới châu Á là tập đoàn Alpha Club Musashino (Nhật Bản) & WeddingBook Việt Nam - thành viên của tập đoàn WeddingBook Holdings Hàn Quốc được xem là bước ngoặt lớn, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm đẳng cấp và khác biệt cho các cặp đôi trong ngày trọng đại, đồng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập

Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập Cầu mới thay thế cầu Phong Châu vừa bị sập sẽ có quy mô hiện đại, đồng bộ với quy mô Quốc lộ 32C, chiều dài dự kiến là 430 m, rộng 21,5 m được đầu tư bằng vốn đầu tư công. Hiện trạng cầu Phong Châu. UBND tỉnh...

Hàng tỷ USD vốn ngoại đang đổ vào bất động sản Việt Nam

Đến ngày 31/8, vốn FDI đăng ký mới và điều chỉnh vào bất động sản đạt 2,55 tỷ USD, cao gấp 3,7 lần cùng kỳ năm ngoái. Việc nới lỏng điều kiện mua nhà đối với người nước cũng giúp thị trường địa ốc dự kiến có thêm hàng tỷ USD từ vốn ngoại. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 31/8, vốn...

Sản xuất, xuất khẩu phục hồi, cú hích cho tăng trưởng

Sản xuất chiếm 1/4 nền kinh tế của Việt Nam, do đó, sự phục hồi trong sản xuất nhờ xuất khẩu sang Mỹ tăng, có khả năng đưa tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 5,1% trong năm 2023 lên 6,5% trong năm nay. Lô hàng sơ mi rơ moóc của Thaco Trailers xuất khẩu sang Mỹ năm 2024. Ông Michael Kokalari, Giám đốc phòng Phân...

Hai quỹ ETF ngoại giao dịch ra sao trong kỳ cơ cấu quý III/2024?

Cả hai quỹ ETF mô phỏng chỉ số FTSE Vietnam Index và MarketVector Vietnam Local Index đều công bố danh mục quý III/2024 và sẽ hoàn tất cơ cấu trong tuần này. Hai quỹ ETF liên quan sẽ cần hoàn thành tái cơ cấu danh mục vào ngày thứ Sáu (20/9). Theo Trung tâm phân tích và tư vấn đầu tư Công ty cổ phần Chứng...

VPBank và nỗ lực kiến tạo giá trị thịnh vượng vật chất và tinh thần cho khách hàng

Lựa chọn đồng hành cùng chương trình Bài hát của chúng ta - Our Song Việt Nam, VPBank tiếp tục củng cố vị thế ngân hàng hàng đầu luôn nỗ lực mang đến khách hàng sản phẩm dịch vụ tài chính và phi tài chính đẳng cấp, thời thượng. Kiến tạo giá trị thịnh vượng cho khách hàng Lên sóng từ cuối tháng 8, chương trình Bài hát của chúng ta - Our Song Việt Nam đã trở thành hiện tượng...

Bài đọc nhiều

Vốn ngoại ‘đổ’ mạnh vào bất động sản

TPO - Trong 8 tháng đầu năm, vốn ngoại giải ngân vào hoạt động kinh doanh bất động sản Việt Nam đạt 1,27 tỷ USD, gấp 2 lần cùng kỳ năm ngoái. 4 phân khúc được đánh giá hưởng lợi nhiều nhất từ dòng vốn ngoại là bất động sản công nghiệp, bán lẻ, văn phòng và nhà ở. Hút 1,27 tỷ vốn FDI Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến 31/8, tổng...

Lương và thu nhập của người dân hiện khó mua nhà ở xã hội

TPO - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên cho rằng, hiện nay, việc xây dựng nhà ở xã hội chưa chú trọng đến việc cân bằng với mức lương và thu nhập của người dân nên phần lớn người dân còn đang khó khăn khi tiếp cận với nhà ở xã hội. Chậm trễ, lúng túng khi thẩm định, phê duyệt Đoàn Giám sát của Quốc hội vừa làm việc với...

Giao đất cho huyện Thường Tín để xây hạ tầng khu đấu giá xã Vạn Điểm

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành Quyết định số 4731/QĐ-UBND về việc giao 65.795 m2 đất tại xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín cho UBND huyện Thường Tín để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín. Theo đó, giao 65.795 m2 đất tại xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín (đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân và...

Scatec ASA bán Trang trại điện gió Đầm Nại tại Ninh Thuận

Scatec ASA, nhà phát triển năng lượng tái tạo đến từ Nauy vừa cho hay, đã ký thỏa thuận bán Trang trại điện gió Đầm Nại công suất 39 MW cho Sustainable Asia Renewable Assets (SARA). Thông cáo báo chí trên website https://scatec.com/ cho hay, Sustainable Asia Renewable Assets (SARA) là một nền tảng năng lượng tái tạo của Quỹ Chuyển đổi năng lượng...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu xây cầu Phong Châu mới kiên cố, an toàn

TPO - Thủ tướng giao UBND tỉnh Phú Thọ khẩn trương phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan triển khai ngay nghiên cứu, khảo sát, hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng cầu Phong Châu mới, bảo đảm kiên cố, an toàn trong mọi điều kiện mưa lũ. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 96/CĐ-TTg ngày 16/9 của...

Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập

Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập Cầu mới thay thế cầu Phong Châu vừa bị sập sẽ có quy mô hiện đại, đồng bộ với quy mô Quốc lộ 32C, chiều dài dự kiến là 430 m, rộng 21,5 m được đầu tư bằng vốn đầu tư công. Hiện trạng cầu Phong Châu. UBND tỉnh...

Gần 150 tỷ làm hơn 2km đường nối cảng trung chuyển Vân Phong

TPO - Khánh Hòa sẽ đầu tư gần 150 tỷ đồng để xây dựng đường nối Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (giai đoạn 2). Dự án đường có chiều dài hơn 2,4km, rộng 34m và vận tốc thiết kế 80km/h. Ngày 17/9, HĐND tỉnh Khánh Hòa cho biết vừa thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường giao thông Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (giai đoạn 2). Cụ...

Khe cửa hẹp cho phân khúc biệt thự, nhà phố phía Nam

Chỉ 10% nguồn cung biệt thự, nhà phố có giá dưới 10 tỷ đồngMới đây, Công ty CP DKRA (DKRA Group, tập đoàn dịch vụ bất động sản) đã có báo cáo về phân khúc bất động sản (BĐS) biệt thự, nhà phố tại khu vực...

Mới nhất

Huawei chuẩn bị ra mắt hệ điều hành mới, cạnh tranh với Android và iOS

Hãng công nghệ Trung Quốc Huawei sẽ chính thức phát hành hệ điều hành mới HarmonyOS Next vào cuối tháng 9 này và không còn hỗ trợ các ứng dụng Android.

Miền Trung lên phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới sắp mạnh thành bão số 4

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 1h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở 17 độ vĩ Bắc; 122 độ kinh Đông, trên đất liền phía Đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9; di chuyển...

VietinBank mua lại trước hạn 2.000 tỷ đồng trái phiếu

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank - HoSE: CTG) vừa công bố thông tin về kết quả đợt mua lại 3 mã trái...

Hà Giang: Khó khăn trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Địa bàn vùng cao gặp khó Chi trả trợ cấp ASXH không dùng tiền mặt mang lại nhiều lợi ích, nhất là tạo thuận tiện cho cơ quan quản lý trong chi trả, thanh, quyết toán, đảm bảo nhanh chóng, công khai, thuận lợi cho người dân. Tuy nhiên, với đặc thù vùng cao, biên giới như Hà Giang và...

Mới nhất