Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcSinh viên đại học ở TPHCM một tháng cần bao nhiêu tiền?

Sinh viên đại học ở TPHCM một tháng cần bao nhiêu tiền?


Trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng

Tân sinh viên năm 2024 đang háo hức mong đợi điểm chuẩn xét tuyển sẽ được các trường đại học công bố từ ngày 17/8 tới. Song, một nỗi lo khác được đặt cạnh là học phí, chi phí học tập ngày càng đắt đỏ, nhất là tại những thành phố lớn như TPHCM.

Đặng Thủy (quê Nghi Lộc, Nghệ An) đang học năm 2 tại một trường đại học ở quận Gò Vấp, TPHCM. Ngay từ khi Thủy nhập học năm nhất, mẹ của em cũng phải tạm xa quê để vào TPHCM làm giúp việc, kiếm tiền nuôi con ăn học.

Thủy chia sẻ, hai mẹ con thuê một căn phòng trọ trong hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Lâm, phường 3, quận Bình Thạnh với chi phí 1,6 triệu đồng/tháng, đã bao gồm điện, nước, phí sinh hoạt.

“Phòng rộng khoảng 8m2, không cửa sổ, không có giường hay bất cứ đồ đạc nào. Dù ban ngày hay ban đêm thì đều nóng bức, khó thở. Hầu như em phải mở cửa ngủ cả ngày lẫn đêm. Dẫu vậy, em cũng phải cố gắng vì gia đình không có điều kiện”, Thủy chia sẻ.

Sinh viên đại học ở TPHCM một tháng cần bao nhiêu tiền? - 1

Căn phòng trọ vỏn vẹn 8m2 của Đặng Thủy (Ảnh: Huyên Nguyễn).

Ngoài tiền trọ, Thủy sẽ tốn thêm khoảng 3 triệu đồng tiền ăn, các phát sinh khác 500.000 đồng… Như vậy, cô sẽ phải tiêu tốn khoảng hơn 5 triệu đồng/tháng.

Là tân sinh viên năm học tới, Phan Duy (cựu học sinh Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh, Bình Phước) thu xếp lên TPHCM sớm để kiếm chỗ trọ rẻ, đồng thời tìm thêm việc làm để trang trải chi phí học tập.

Duy thuê căn trọ trên đường Trường Sa, quận Bình Thạnh với giá 1,5 triệu đồng/tháng, diện tích chưa tới 10m2. Các chi phí khác cũng nằm trong khoảng 4 triệu đồng.

Còn Ngọc Mai (sinh viên năm 2, ngành truyền thông đa phương tiện, Trường Đại học Gia Định) cho biết mình tiết kiệm lắm cũng tốn 3-4 triệu đồng/tháng.

Cô nàng quê Kiên Giang liệt kê số tiền mỗi tháng cần chi: Tiền ký túc xá 1,3 triệu đồng; tiền điện nước 300.000 đồng; chi phí phát sinh cho việc học 500.000 đồng; mua sắm quần áo, đồ dùng cá nhân 1,1 triệu đồng; đi chơi và ăn uống cùng bạn bè 400.000 đồng…

“Bố mẹ vẫn thường gửi đồ ăn ở dưới quê lên, em tự nấu nướng nên không phát sinh tiền ăn uống nhiều. Dù vậy, mỗi tháng em cũng tốn khoảng gần 4 triệu đồng cho chi phí sinh hoạt khác”, Mai nói.

Nữ sinh tâm sự cô ở ký túc xá trong trường với 4 bạn khác nên tiết kiệm tiền trọ hơn, phòng ốc rộng rãi, sạch sẽ, không tốn chi phí đi lại song cũng khá bất tiện bởi ở đông nên phức tạp.

Không thuê trọ cũng tốn 3-5 triệu đồng/tháng

Dù ở với gia đình, song mỗi tháng Đăng Nguyễn (quận 12, TPHCM) cho biết vẫn phải xin mẹ khoảng 2-3 triệu đồng.

Các chi phí cần chi như: Xăng xe 650.000 đồng; chi phí cho học tập, các khóa học kỹ năng khoảng 500.000 đến 1 triệu đồng; hoạt động trải nghiệm 300.000 đồng; đi ăn uống bên ngoài 700.000 đồng; mua sắm 100.000 đồng…

Sinh viên đại học ở TPHCM một tháng cần bao nhiêu tiền? - 2

Một phụ huynh đi tìm phòng trọ cho con chuẩn bị đi học đại học (Ảnh: Huyên Nguyễn).

Còn Mỹ Duyên (Quy Nhơn, Bình Định) cũng không tốn chi phí nhà trọ do sống cùng chị gái, nhưng vẫn phát sinh thêm khoản khác.

Cô nói rằng mình sẽ chi tiền ăn trưa khoảng 1,5 triệu đồng; xăng xe 500.000 đồng; chi phí mua giáo trình, in bài tập, bút vở 500.000 đồng; trang điểm, dưỡng da 1 triệu đồng; mua quần áo và các phát sinh khác 1 triệu đồng… Tổng chi phí cho 1 tháng khoảng 4,5 triệu đồng.

Mai Vy (sinh viên năm 3, Trường Đại học Luật TPHCM) dành khoảng 5 triệu mỗi tháng cho sinh hoạt cá nhân. Cô quê Biên Hòa, Đồng Nai cảm thấy may mắn khi ở cùng bà ngoại nên được “bao” tiền thuê nhà và tiền điện nước.

Các khoản phát sinh thêm gồm: Xăng xe 300.000 đồng; ăn uống 3 triệu đồng; liên hoan với bạn bè 500.000 đồng, cà phê và nước uống, ăn vặt 500.000 đồng; du lịch ngắn ngày (nếu có) 1 triệu đồng…

Sinh viên đại học ở TPHCM một tháng cần bao nhiêu tiền? - 3

Mai Vy dành khoảng 5 triệu đồng cho cá nhân dù đã được gia đình “bao” tiền ở, điện nước (Ảnh: NVCC).

Mức chi phí khoảng 5 triệu đồng (chưa bao gồm học phí và các mua sắm lớn như máy tính, điện thoại, xe máy…) gần như là chi phí tối thiểu để có thể sinh sống, học tập tại trung tâm TPHCM.

Với các sinh viên học ở vùng ven thành phố, mức chi phí có thể thấp hơn một phần, song cũng là khoản tiền lớn với nhiều gia đình ở nông thôn.

Sinh viên “nhà giàu” tốn hàng chục triệu đồng

Với “con nhà giàu”, chi phí học đại học sẽ có mức cao hơn, thậm chí lên đến hàng chục triệu mỗi tháng. Hồi đầu năm, một nữ sinh tên T. (sinh viên Trường Đại học Văn Lang) gây xôn xao khi chia sẻ chi 25 triệu đồng mỗi tháng cho những “sinh hoạt cơ bản”.

Do không có nhà ở TPHCM, nữ sinh cùng bạn thuê một căn chung cư 2 phòng ngủ giá 8,5 triệu đồng/tháng. Tính cả tiền điện nước, số tiền này chia đều thành 5 triệu đồng/người/tháng.

Các khoản chi phí cần thiết khác cho một tháng được cô liệt kê gồm: Chi phí ăn uống, cà phê, xăng xe 4,5 triệu đồng; tiền học phí đại học 5 triệu đồng, học thêm kỹ năng 2 triệu đồng; tập thể hình 4,5 triệu đồng; gội đầu dưỡng sinh 500.000 đồng…

Ngoài ra, do đặc thù công việc làm thêm liên quan tới hình ảnh nên nữ sinh này dành 2 triệu đồng cho chi phí quần áo, mỹ phẩm và 2 triệu đồng cho trang điểm đi sự kiện.

Sinh viên đại học ở TPHCM một tháng cần bao nhiêu tiền? - 4

Mức chi tiêu 25 triệu đồng/tháng của sinh viên “nhà giàu”.

Tổng chi phí mỗi tháng cho cuộc sống của T. khoảng 25 triệu đồng.

“Đây là mình đang tiết kiệm lắm vì công việc liên quan tới hình ảnh và mình cũng đang theo đuổi lối sống tối giản”, nữ sinh này cho hay.

Nữ sinh bày tỏ do đặc thù công việc và yếu tố khác nữa nên chi phí này đối với sinh viên hơi nhỉnh hơn một chút nhưng với các bạn khác chỉ tốn khoảng 5-7 triệu đồng/tháng cũng đã thảnh thơi rồi.

Câu chuyện chi phí học tập, sinh hoạt là vấn đề nan giải với nhiều gia đình. Để tiết kiệm chi phí học tập, nhiều sinh viên chọn phương án đi làm thêm để phụ giúp bố mẹ.

TS Mai Đức Toàn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Trường Đại học Gia Định, cho hay tùy vào điều kiện hoàn cảnh, địa lý, ngôi trường theo học, công việc làm thêm mà mỗi sinh viên sẽ có mức chi tiêu sinh hoạt khác nhau.

Song, để không bị áp lực kinh tế trong khoảng thời gian học đại học, TS Toàn khuyên mỗi gia đình cần chọn môi trường học tập phù hợp với điều kiện gia đình, không nên quá cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc sống.

Ông cho hay, ngoài học phí hàng tháng, những khoản cần thiết khác như: Tiền thuê trọ, điện nước, ăn uống, đi lại, chăm sóc sức khỏe, giải trí… Chưa kể, quá trình học tập đại học sẽ phát sinh thêm tiền giáo trình, tiền máy tính, tiền học thêm kỹ năng…

“Với những gia đình chưa có nhiều điều kiện nên lựa chọn trường có mức học phí vừa phải, địa điểm trung tâm để thuận tiện đi làm thêm. Tạo áp lực kinh phí sẽ phần nào ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, khó khăn cho cha mẹ”, ông Toàn nói.

* Tên các sinh viên đã được thay đổi



Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc/sinh-vien-dai-hoc-o-tphcm-mot-thang-can-bao-nhieu-tien-20240813091837422.htm

Cùng chủ đề

Tình huống bất ngờ trong đêm khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ 2024

TPO - Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ khai mạc vào tối 16/9 được rút gọn cả về thời lượng và quy mô, lồng ghép thêm hoạt động gây quỹ hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Tối 16/9, Sở VH-TT TPHCM phối hợp UBND Huyện Cần Giờ tổ chức lễ khai mạc Lễ hội Nghinh Ông và lễ mừng công ngư dân Cần Giờ...

Hàng chục ngàn lượt đoàn viên, sinh viên Hà Nội tham gia khắc phục hậu quả bão

Nhằm chung sức khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra, trong tuần qua, hàng ngàn lượt đoàn viên, sinh viên của các trường đại học, cao đẳng, học viện trên địa bàn Hà Nội đã tham gia các hoạt động hỗ trợ người dân tại Hà Nội và các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai. Cơn bão Yagi (bão số 3) đi qua để lại nhiều thiệt hại về nhân lực...

TPHCM đề xuất giữ nguyên 4 hạn mức công nhận đất ở

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TPHCM vừa có văn bản trình UBND TPHCM về quyết định quy định hạn mức công nhận đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 18/12/1980 và từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 15/10/1993.Theo tờ trình này, Sở TN&MT đề xuất giữ nguyên 4 hạn mức công nhận đất ở như Quyết định số 18/2016 của UBND TPHCM.Cụ thể, các quận 1, 3, 4, 5,...

Đề nghị miễn, giảm học phí cho sinh viên bị ảnh hưởng bão Yagi

Nội dung trên được nêu trong công văn Bộ GD&ĐT gửi các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau bão Yagi, ngày 17/9.Bộ GD&ĐT nhận định, thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt các tỉnh phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề về tài sản, tính mạng bởi cơn bão số 3...

‘Siêu dự án’ đường bộ 136.000 tỷ ở TPHCM sắp trình Quốc hội có quy mô thế nào?

UBND TPHCM vừa có văn bản khẩn báo cáo Bộ Kế hoạch - Đầu tư xem xét, phối hợp với Bộ Giao thông - Vận tải sớm báo cáo, tham mưu Thủ tướng về hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4. Đây là dự án đường bộ lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ từ trước đến nay, có tầm quan trọng đặc biệt trong việc kết...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ra mắt The London – phân khu phong cách hoàng gia Anh giữa Ocean City

Tiếp lửa cho thị trường phía ĐôngThị trường căn hộ Hà Nội đang có nhiều khởi sắc. Theo CBRE, số căn bán nửa đầu năm 2024 vượt mức ghi nhận của cả năm 2023. Trong đó, các dự án chung cư tại những khu đô thị lớn phía Tây và phía Đông Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thị trường về tỷ lệ giao dịch. Một số dự án đã bán hết 80 - 90% quỹ hàng chỉ...

Hàng nghìn hồ sơ thuế đất tồn đọng, Cục Thuế TPHCM kiến nghị họp khẩn

Cục Thuế TPHCM vừa có văn bản khẩn kiến nghị UBND TPHCM tổ chức cuộc họp để thống nhất việc áp dụng bảng giá đất, hệ số điều chỉnh giá đất, tỷ lệ phần trăm tính thu tiền thuê đất… Văn bản này xuất phát từ việc hàng nghìn hồ sơ đất đai phát sinh từ ngày 1/8 đến nay nhưng chưa được tính nghĩa vụ tài chính, gây ách tắc.Cơ quan thuế đề xuất cuộc họp để kịp...

Đồi nứt toác hàng trăm mét ở Hòa Bình, 200 người được sơ tán khẩn cấp

(Dân trí) - Mưa lớn kéo dài khiến quả đồi ở xã Tuân Đạo xuất hiện vét nứt lớn sâu và dài hàng trăm mét. Chính quyền địa phương đã khẩn cấp di dời 50 hộ dân, hơn 200 nhân khẩu đến nơi an toàn. Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long cùng đoàn công tác của tỉnh vừa đến hiện trường, kiểm tra khu vực sạt trượt tại xóm Rài, xã Tuân Đạo, huyện Lạc Sơn. Ông Nguyễn...

TPHCM đề xuất giữ nguyên 4 hạn mức công nhận đất ở

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TPHCM vừa có văn bản trình UBND TPHCM về quyết định quy định hạn mức công nhận đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 18/12/1980 và từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 15/10/1993.Theo tờ trình này, Sở TN&MT đề xuất giữ nguyên 4 hạn mức công nhận đất ở như Quyết định số 18/2016 của UBND TPHCM.Cụ thể, các quận 1, 3, 4, 5,...

Áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông

(Dân trí) - Sau khi đi qua đảo Lu Dông (Philippines), sáng 17/9, áp thấp nhiệt đới đã vào Biển Đông, với sức gió cấp 7, giật cấp 9. Trong 24 đến 48 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, lúc 10h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 119,9 độ...

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Khanh nhà ngôi trường 100 tỷ

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được; lãnh đạo Bộ Giáo dục và nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ đến dự. Sau gần một năm xây dựng, Trường trung học phổ thông Võ Văn Tần đã hoàn thành đưa vào sử dụng ngay đầu năm học 2024-2025. Đồng chí...

Thí điểm dùng tiếng Anh dạy học, TP.HCM chuẩn bị ra sao?

Lợi thế từ đội ngũ giáo viênTheo TS Nguyễn Thanh Bình, trưởng khoa tiếng Anh (Trường đại học Sư phạm TP.HCM), lợi thế lớn...

Người xây trạm tái sinh cho rác

Làm môi trường mà chỉ dọn rác hoặc hô hào bảo vệ môi trường thì chưa đủ. Bởi thế, anh Nguyễn Vạn Tiến (ở TPHCM) đã xây những “trạm tái sinh” cho rác. Khái niệm “chuyển đổi số...

Cùng chuyên mục

Vụ khay cơm “bèo bọt”: Các giáo viên mầm non bật khóc khi đối thoại với Chủ tịch huyện

Để các giáo viên thoải mái trao đổi, buổi đối thoại này không có sự tham dự của Ban giám hiệu nhà trường, chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn, lãnh đạo Ban thanh tra nhân dân, các Tổ trưởng bộ môn của trường… Khi vừa được Chủ tịch UBND huyện mở lời hỏi đến các vấn đề tại...

Tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục đại học

Sinh viên Trường đại học Phenikaa thực hành nghiên cứu khoa học. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học vừa qua, ngành Giáo dục đẩy mạnh triển khai quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, thực hiện tự chủ đại học, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực gắn với nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Ngành từng bước thiết lập một hệ thống giáo dục...

Ước vọng Trung thu nơi đảo xa

Giữa biển khơi nắng và gió, tiếng trẻ con ríu rít như át tiếng sóng biển ngoài khơi đang vỗ bờ. Các em nhỏ ở đảo Bích Đầm (Nha Trang, Khánh Hòa) chưa bao giờ được đón một...

Mới nhất

Mới đổi chủ, Chứng khoán HVS bị đình chỉ hoạt động

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định về việc đình chỉ toàn bộ hoạt động của CTCP Chứng khoán HVS Việt Nam do không duy trì điều kiện về cơ sở vật chất theo quy định. Theo điểm d khoản 1 Điều...

Quân chủng Phòng không – Không quân tổng kết Thi hành Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm...

(Bqp.vn) - Sáng 17/9, Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) tổ chức Hội nghị Tổng kết Thi hành Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 (sau đây gọi tắt là Luật). Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với các điểm cầu...

200 ngày bứt tốc hoàn thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Chiều 17/9, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tổ chức lễ sơ kết thi đua 120 ngày đêm hoàn thành kết cấu thép mái chính nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế (sân bay) Tân Sơn Nhất, đồng thời tiếp tục phát động 90 ngày đêm hoàn thành toàn bộ mái, tường kính và...

Rút kinh nghiệm thành lập Quân đoàn 12

Ngày 17/9, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị rút kinh nghiệm thành lập Quân đoàn 12. ...

Vụ khay cơm “bèo bọt”: Các giáo viên mầm non bật khóc khi đối thoại với Chủ tịch huyện

Để các giáo viên thoải mái trao đổi, buổi đối thoại này không có sự tham dự của Ban giám hiệu nhà trường, chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn, lãnh đạo Ban thanh tra nhân dân, các...

Mới nhất