Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNguy cơ hiện hữu, cần hành động ngay

Nguy cơ hiện hữu, cần hành động ngay


Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm, hàng trăm nghìn ca bệnh sởi vẫn được báo cáo từ nhiều quốc gia trên thế giới.

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm đã được biết đến từ rất sớm trong lịch sử nhân loại và cũng là bệnh được đưa vào trong lịch tiêm chủng của nhiều quốc gia trên thế giới từ sau khi vắc-xin phòng bệnh ra đời.





Trẻ em và người lớn cần chủ động tiêm ngừa vắc-xin sởi đầy đủ và đúng lịch để giúp cơ thể sản sinh kháng thể đặc hiệu với virus sởi. Ảnh: Chí Cường

Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ban, có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, tiêu chảy…. có thể gây tử vong.

Bệnh sởi cũng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, có thể khiến cho cơ thể quên cách tự đề kháng trước các bệnh nhiễm trùng và làm cho trẻ bệnh trở nên yếu ớt, dễ bị bệnh.

Trẻ nhỏ chưa tiêm chủng, trẻ suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai và người bị suy yếu hệ thống miễn dịch là những người có nguy cơ biến chứng nặng nếu mắc bệnh sởi.

Mọi người đều có thể mắc bệnh sởi, tuy nhiên bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Những trẻ không được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ là đối tượng đầu tiên của bệnh sởi và trở thành “cầu nối” lây nhiễm cho những người xung quanh, bao gồm người lớn chưa được chủng ngừa sởi trước đây, trẻ nhỏ chưa đến tuổi chỉ định tiêm ngừa sởi và cả những người đã tiêm ngừa đủ 2 mũi. Chỉ khi tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng đạt trên 95% với 2 liều vắc-xin, dịch bệnh sởi mới có thể được kiểm soát.

Mỗi năm, hàng trăm nghìn ca bệnh sởi vẫn được báo cáo từ nhiều quốc gia trên thế giới. Theo số liệu công bố trên trang WHO Immunisation data portal, từ năm 2000 đến năm 2016 số ca sởi toàn cầu có xu hướng giảm rõ rệt; tuy nhiên từ 2017 đến 2023, có những năm số ca được báo cáo tăng mạnh như năm 2019 là 873.373 ca và năm 2023 là 663.830 ca.

Trong 7 tháng đầu năm 2024, nhiều quốc gia, châu lục cũng đã cảnh báo mạnh mẽ sự gia tăng của bệnh sởi. Theo báo cáo ngày 28/5/2024 của WHO và Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) thì trong năm 2023 khu vực Châu Âu có 61.070 trường hợp mắc bệnh sởi và 13 trường hợp tử vong đã được báo cáo tại 41 quốc gia trong tổng số 53 quốc gia; nhưng trong 3 tháng đầu năm 2024, đã có 56.634 trường hợp mắc bệnh sởi và bốn trường hợp tử vong đã được báo cáo chính thức tại 45 quốc gia thuộc khu vực này.

Tại Mỹ, theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ, tính đến ngày 08/8/2024 đã có 211 ca sởi được báo cáo từ 27 bang của nước này; trong khi cả năm 2023 chỉ có 59 ca được báo cáo. 

Còn tại Việt Nam, theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm (ban hành năm 2007), bệnh sởi được xếp vào nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong, cùng với các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng. Bệnh sởi cũng là một trong 6 bệnh truyền nhiễm được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng ngay từ những năm đầu triển khai trong thập nên 1980.

Đến nay, bệnh sởi vẫn là một trong 11 bệnh truyền nhiễm phải được tiêm chủng bắt buộc đối với trẻ em theo quy định của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm với lịch tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế gồm mũi thứ 1 tiêm lúc trẻ tròn 9 tháng tuổi và mũi thứ 2 lúc trẻ 18 tháng tuổi. Bộ Y tế Việt Nam quy định tất cả các trường hợp sốt phát ban nghi sởi đều phải được báo cáo và lấy mẫu làm xét nghiệm chẩn đoán xác định.

Theo thống kê của viện Pasteur TP.HCM thì đến hết ngày 28/7, toàn khu vực có 1.147 trường hợp sốt phát ban nghi sởi được báo cáo, trong đó có 481 ca có xét nghiệm dương tính (ca xác định); số ca sốt phát ban nghi sởi tăng gấp 5,5 lần so với cùng kỳ năm 2023. 

Báo cáo từ các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM, tính đến ngày 4/8/2024, đã có 505 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 262 ca xét nghiệm dương tính; hơn 50% là các ca bệnh ở tỉnh thành khác đến khám và điều trị tại Thành phố.

Tính riêng các trường hợp có địa chỉ tại TP.HCM thì có 201 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó 116 ca xét nghiệm dương tính. Trong khi đó từ năm 2021 đến năm 2023 cả Thành phố chỉ có 01 ca xét nghiệm dương tính.

Toàn Thành phố đã có 48 phường xã trên 14 quận huyện có ca bệnh sởi xác định; 8 quận huyện có từ 02 phường xã trở lên có ca bệnh. Trong 116 ca xác định, có 27,6% là trẻ dưới 9 tháng tuổi, 78,4% là trẻ dưới 5 tuổi. Số bệnh nhân chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ 02 mũi vắc-xin sởi chiếm đến 66% và có đến 30% không rõ tiền sử tiêm chủng

Trong đợt dịch này, các bệnh viện của TP đã ghi nhận có đến 3 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi. Ngành Y tế TP.HCM đang tích cực ứng phó dịch sởi và kêu gọi mỗi gia đình có trẻ em hãy đưa trẻ đi tiêm chủng theo các thông báo của y tế địa phương đang sinh sống; những người sống chung với bệnh nhân mắc bệnh nền nên tiêm chủng phòng bệnh để góp phần bảo vệ người thân của mình.

Để giảm thiểu rủi ro cũng như ngăn chặn dịch sởi quay trở lại, WHO nhấn mạnh tiêm chủng là biện pháp duy nhất để bảo vệ trẻ em và người lớn khỏi căn bệnh nguy hiểm tiềm tàng này. Các quốc gia trên thế giới bắt buộc phải đạt được và duy trì tỷ lệ bao phủ trên 95% với 2 liều vắc-xin sởi.

Bác sỹ Bùi Thị Việt Hoa, hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec cho rằng, trẻ em và người lớn cần chủ động tiêm ngừa vắc-xin sởi đầy đủ và đúng lịch để giúp cơ thể sản sinh kháng thể đặc hiệu với virus sởi, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sởi và các biến chứng nặng nề, hiệu quả vượt trội đến 98%.

Bên cạnh đó, theo bác sỹ Việt Hoa, mỗi người cần chủ động vệ sinh mắt, mũi, họng bằng nước sát khuẩn mỗi ngày. Hạn chế tụ tập nơi đông người, tránh tiếp xúc gần với những người có biểu hiệu mắc bệnh sởi hoặc nghi ngờ mắc bệnh, đồng thời không dùng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh. Giữ vệ sinh không gian sống và bổ sung thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Nếu thấy có các triệu chứng của bệnh sởi (sốt, chảy nước mũi, ho khan, mắt đỏ, nhạy cảm với ánh sáng, phát ban khắp cơ thể), cần nhanh chóng đến các trung tâm hoặc cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.





Nguồn: https://baodautu.vn/dich-soi-nguy-co-hien-huu-can-hanh-dong-ngay-d222392.html

Cùng chủ đề

TP.HCM được tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi

Bộ Y tế chính thức phê duyệt việc triển khai vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại TP.HCM, nhằm tăng cường biện pháp phòng dịch trong giai đoạn cao điểm hiện tại. Bộ Y tế cũng chỉ đạo...

Dịch sởi đang tăng cao

Sáng 28/10, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội nhận định, bệnh nhân mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Sáng 28/10, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội nhận định, bệnh nhân mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Theo đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong...

Cần Thơ tổ chức tiêm vắc xin sởi bổ sung lần 2

Ngày 31-10, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ cho biết sẽ tiếp tục tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi bổ sung lần 2 cho trẻ em từ 1-10 tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi. ...

Ca mắc sởi từ các tỉnh đến khám và điều trị tại TP.HCM tăng mạnh

Mặc dù số ca mắc sởi tại TP.HCM đã có dấu hiệu "hạ nhiệt" thế nhưng số các mắc sởi từ các tỉnh xung quanh đến khám và điều trị tại TP đang tăng mạnh. Ngày 29-10, Sở Y tế TP.HCM cho hay trong...

Số ca mắc sởi tại TP.HCM đã giảm

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM vừa báo cáo tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tuần 43, trong đó số ca mắc sởi và tay chân miệng giảm. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính từ ngày 21 đến 27-10,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đầu tư đường Vành đai 4 TP.HCM ưu tiên nguồn vốn từ PPP

Nguồn vốn đầu tư đường Vành đai 4 TP.HCM ưu tiên vốn huy động từ hình thức PPP (bao gồm cả hình thức BT), nếu ngân sách nhà nước tham gia thì ưu tiên nguồn vốn địa phương. Nguồn vốn đầu tư đường Vành đai 4 TP.HCM ưu tiên vốn huy động từ hình thức PPP (bao gồm cả hình thức BT), nếu ngân sách nhà nước tham gia thì ưu tiên nguồn vốn địa phương. ...

Giá chung cư tăng nghẹt thở, nhà đầu tư chuyển sang bất động sản liền kề

Trong bối cảnh giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, nhiều nhà đầu tư phải cân nhắc lại chiến lược của mình. Phân khúc bất động sản liền kề đã trở thành lựa chọn sáng giá hơn bao giờ hết. Giá chung cư tăng "nghẹt thở", nhà đầu tư chuyển sang bất động sản liền kềTrong bối cảnh giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, nhiều nhà đầu tư phải cân nhắc lại chiến lược của mình. Phân...

Đại hội Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình lần thứ IV: Tự tin lãnh đạo

Ngày 6/11/2024, Đại hội Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024-2029 đã bầu ra 33 doanh nhân nữ tham gia Ban Chấp hành. Bà Hoàng Thị Hồng tiếp tục được tín nhiệm làm Chủ tịch Hội khóa mới. Đại hội Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình lần thứ IV: Tự tin lãnh đạo - Kiến tạo tương laiNgày 6/11/2024, Đại hội Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình lần thứ IV, nhiệm kỳ...

Sẽ tăng cường chế tài với người nội bộ mua bán chui cổ phiếu

Dự thảo Luật sửa đổi 7 Luật bao gồm Luật Chứng khoán sẽ không còn luật hoá hành vi vi phạm nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin giao dịch của người nội bộ và người có liên quan, nhưng sẽ "mạnh tay" hơn khi áp dụng chế tài. Sẽ tăng cường chế tài với người nội bộ mua bán chui cổ phiếu Dự thảo Luật sửa đổi 7 Luật bao gồm Luật Chứng khoán sẽ không còn luật...

Việt Nam phải hành động ngay để bảo vệ giới trẻ khỏi nghiện thuốc lá

Ngày 4/11, tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về kiểm soát thuốc lá của các nước khu vực ASEAN, lãnh đạo Bộ Y tế tiếp tục khẳng định quan điểm của ngành cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo, sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới. Việt Nam phải hành động ngay để bảo vệ giới trẻ khỏi nghiện thuốc láNgày 4/11, tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về kiểm soát thuốc lá của các...

Bài đọc nhiều

Tín hiệu cảnh báo cơ thể đang có khối u, cần đi kiểm tra ngay kẻo bệnh trở nặng

Khối u ác tính có sức tàn phá cơ thể rất mạnh, không chỉ xâm lấn cơ quan ban đầu nó xuất hiện mà còn có khả năng di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể, đe dọa đến tính mạng. Phát hiện sớm có khả năng điều trị khỏi sớm. ...

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Bộ Y tế: Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào thừa i-ốt

DNVN - Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối i-ốt và Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào thừa i-ốt. ...

Cùng chuyên mục

Việt Nam phải hành động ngay để bảo vệ giới trẻ khỏi nghiện thuốc lá

Ngày 4/11, tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về kiểm soát thuốc lá của các nước khu vực ASEAN, lãnh đạo Bộ Y tế tiếp tục khẳng định quan điểm của ngành cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo, sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới. Việt Nam phải hành động ngay để bảo vệ giới trẻ khỏi nghiện thuốc láNgày 4/11, tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về kiểm soát thuốc lá của các...

Người bệnh tiểu đường ăn ốc cần biết điều này để ổn định đường huyết

GĐXH - Ăn ốc giúp người bệnh tiểu đường không bị tăng đường huyết, nhưng vẫn cần xây dựng chế độ ăn phù hợp với loại thực phẩm này. ...

Hai bài thuốc từ lá tía tô nấu với gừng ai cũng cần biết

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, tía tô là cây thảo sống quanh năm, có rễ củ trắng, vị nồng cay, mọc hoang hoặc trồng nhiều nơi trong cả nước và châu Á. Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt, đất phù sa. Tía tô ra hoa kết nhiều quả, sau khi quả già, cây tàn lụi, hạt giống phát tán ra xung quanh, đến mùa mưa ẩm năm sau...

Thường xuyên để bụng đói khi đi ngủ, điều gì sẽ xảy ra?

Tăng cân Chuyên gia dinh dưỡng Wesley Delbridge cho biết: Trên thực tế, càng cảm thấy mình đói, bạn càng có xu hướng ăn nhiều hơn sau này. Nếu đợi cho đến khi cực kỳ đói mới ăn, lượng đường trong máu có thể giảm xuống mức thấp đến mức bạn sẽ bị cám dỗ để tiêu thụ bất cứ thứ gì trong tầm mắt. Tệ hơn nữa, ngủ khi bụng đói dễ dẫn đến việc ăn nhiều thức ăn vào...

Những điều không phải ai cũng biết khi dùng lò vi sóng

Nhiều người cho rằng nấu hoặc hâm thức ăn trong lò vi sóng có thể gây hại cho chúng ta. Thực tế thế nào? Nhiều người cũng lo ngại một số hợp chất trong các dụng cụ trữ thức ăn bằng nhựa, chẳng hạn...

Mới nhất

Việt Nam phải hành động ngay để bảo vệ giới trẻ khỏi nghiện thuốc lá

Ngày 4/11, tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về kiểm soát thuốc lá của các nước khu vực ASEAN, lãnh đạo Bộ Y tế tiếp tục khẳng định quan điểm của ngành cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo, sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới. Việt Nam phải hành động ngay để bảo vệ giới...

Giải vô địch xe đạp địa hình IRCtire Cup: Cuộc so tài hấp dẫn trên cung đường đua tràn đầy tính thử thách

Cuộc so tài hấp dẫn trong khuôn khổ Giải vô địch xe đạp địa hình phong trào toàn quốc 2024 - IRCtire Cup do Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam tổ chức, chính thức diễn ra vào ngày 10/11 với điểm xuất phát bắt đầu từ Quảng trường Hòa Bình. Với sự đồng hành...

Bão số 7 gần vùng biển Hoàng Sa, biển động dữ dội

(ĐCSVN) - Bão số 7 (Yinxing) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 480km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17. Ảnh hưởng của bão, khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 8-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-14, giật cấp 17, biển động dữ...

Hà Nam bầu bổ sung Ủy viên UBND tỉnh

Kinhtedothi - Tại Kỳ họp chuyên đề, HĐND tỉnh Hà Nam đã bầu bổ sung Ủy viên UBND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 với ông Phạm Hồng Sơn, Giám đốc Sở NN&PTNT. Sáng 8/11, HĐND tỉnh Hà Nam tổ chức Kỳ họp thứ 20 (Kỳ họp chuyên đề) để xem xét, thông qua một số nội dung thuộc thẩm quyền. Tại...

Kiên Giang: Vận hành hệ thống camera AI giám sát an ninh trên đảo Phú Quốc

Hệ thống Camera AI này được lắp đặt tại các vị trí trọng yếu, cửa ngõ giao thông, khu vực tập trung đông người như cảng hành khách Bãi Vòng, cảng An Thới, sân bay Quốc tế Phú Quốc, khu chợ đêm... Tỉnh Kiên Giang vừa đưa vào vận hành hệ thống...

Mới nhất