Trang chủNewsThời sựHoạch định chính sách từ kết quả điều tra thực trạng kinh...

Hoạch định chính sách từ kết quả điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: “Định vị” việc làm cho lao động (Bài 8)


Hoạch định chính sách từ kết quả điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: “Định vị” việc làm cho lao động (Bài 8)
Đào tạo nghề cho LĐ người DTTS chính là nâng cao năng lực tự thân vận động vươn lên xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế ở vùng DTTS và miền núi. (Ảnh minh họa)

Cần số liệu cho yêu cầu cấp bách

Ngày 10/7/2024, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 37-CT/TW về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động (LĐ) nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Trong Chỉ thị số 37-CT/TW, Ban Bí thư nhận định: Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 05/11/2012 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho LĐ nông thôn, đã có gần 10 triệu LĐ ở nông thôn được học nghề. Trong đó, gần 4,6 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề; có 2,1 triệu người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, người DTTS, LĐ nữ, các đối tượng chính sách được hỗ trợ học nghề.

Bộ LĐTB&XH đặt mục tiêu, đến năm 2030, có 40% LĐ người DTTS biết làm các ngành, nghề: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ; 80% số hộ nông dân người DTTS làm kinh tế nông – lâm nghiệp hàng hóa; tỷ lệ LĐ qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35 – 40% vào năm 2030.

“Tuy nhiên, LĐ nông thôn chủ yếu được học nghề ở trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng; chất lượng đào tạo còn thấp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS”, Chỉ thị số 37-CT/TW nhấn mạnh.

Trong khi công tác đào tạo nghề cho LĐ nông thôn còn hạn chế, yếu kém thì chất lượng nguồn nhân lực của nước ta hiện rất thấp, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến hết quý II/2024, cả nước có gần 38 triệu LĐ chưa qua đào tạo, phần lớn là LĐ nông thôn, LĐ người DTTS.

Giai đoạn 2021 – 2025, công tác đào tạo nghề cho LĐ nông thôn được ngân sách nhà nước hỗ trợ từ 03 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG): Giảm nghèo bền vững (Tiểu dự án 1 của Dự án 4); Xây dựng Nông thôn mới (Nội dung số 9 của Nội dung thành phần số 3); Phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Tiểu dự án 3 của Dự án 5).

Theo đại diện Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTB&XH), các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề thuộc 03 Chương trình MTQG hướng tới mục tiêu đưa tỷ lệ LĐ nông nghiệp qua đào tạo đạt trên 55%, góp phần nâng tỷ lệ LĐ qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ của cả nước đạt 30% vào năm 2025.

Với LĐ người DTTS, các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề thuộc 03 Chương trình MTQG nhằm mục tiêu đến năm 2025 có 50% LĐ trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu. Chiếu theo số liệu sơ bộ, thì sẽ có khoảng 4 triệu LĐ người DTTS được đào tạo nghề. Đây là con số không hề nhỏ cho một lộ trình thực hiện không dài (2021 – 2025, trên thực tế giữa năm 2022 mới triển khai do ảnh hưởng của đại dịch Covid 0-19). 

Trước đó, trong hơn 10 năm thực hiện Đề án 1956 về đào tạo nghề cho LĐ nông thôn đến năm 2020 (theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009, được sửa đổi tại Quyết định 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015), cả nước cũng chỉ mới đào tạo nghề được cho hơn 1,1 triệu LĐ người DTTS. Trong giai đoạn này, đa số LĐ người DTTS được đào tạo nghề nông nghiệp, thời gian đào tạo dưới 3 tháng.

Vì thế, đến năm 2019, kết quả điều tra kinh tế – xã hội của 53 DTTS cho thấy, trong 8,03 triệu người DTTS từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng LĐ, thì chỉ có 10,3% LĐ đã qua đào tạo, chủ yếu trình độ sơ cấp. Trong số LĐ người DTTS chưa qua đào tạo mà cuộc điều tra năm 2019 thu thập được, có không ít LĐ đã được học nghề dưới 3 tháng, nhưng quên nghề sau khi được đào tạo vì nhiều nguyên nhân.

Hoạch định chính sách từ kết quả điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: “Định vị” việc làm cho lao động (Bài 8) 1
Tiếp cận Đề án 1956, LĐ người DTTS chủ yếu học nghề nông nghiệp, tỷ lệ học nhóm nghề về công nghiệp, dịch vụ chỉ chiếm 27%. (Ảnh minh họa).

Như vậy, để đạt mục tiêu chính sách tại 03 Chương trình MTQG, việc đổi mới công tác đào tạo nghề cho LĐ nông thôn, nhất là LĐ ở vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS và miền núi, đã và đang là yêu cầu cấp bách. Nhưng để đổi mới toàn diện theo yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10/7/2024, thì phải có dữ liệu chính xác về tình hình lao động – việc làm (LĐ – VL) hiện nay của LĐ người DTTS; phải tách bạch được LĐ nông thôn nói chung, LĐ người DTTS nói riêng, ở từng địa bàn, từng dân tộc.

Yêu cầu này đang được thực hiện trong cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS năm 2024. Với bộ câu hỏi về lĩnh vực LĐ – VL trong phiếu điều tra hộ DTTS, đối chiếu với dữ liệu trong phiếu điều tra xã, được kỳ vọng sẽ cho ra những thông số chính xác để các Bộ ngành, địa phương đổi mới công tác đào tạo nghề cho LĐ nông thôn nói chung, LĐ người DTTS nói riêng.

Giải quyết việc làm bền vững

Hơn 10 năm trước, khi giám sát việc triển khai Đề án 1956 hỗ trợ đào tạo nghề cho LĐ người DTTS, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã nhận định, LĐ người DTTS chủ yếu sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp (chiếm 70%); chỉ khoảng 2,86% LĐ đã qua đào tạo nghề, đại đa số là dưới 3 tháng. 

Trong khi đó, hoạt động chuyển giao, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào lao động, sản xuất và phát triển công nghiệp trên địa bàn miền núi, vùng DTTS còn rất hạn chế (tại Báo cáo số 581/BC-HĐDT13, ngày 25/10/2013).

Nhấn mạnh ý nghĩa của công tác đào tạo nghề cho LĐ người DTTS, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội kiến nghị, trong quá trình triển khai Đề án 1956 ở vùng DTTS và miền núi, Chính phủ cần có văn bản chỉ đạo, tạo điều kiện và cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập tham gia đào tạo, dạy nghề gắn với thu hút LĐ vào doanh nghiệp.

Nâng cao tri thức, kỹ năng LĐ sản xuất cho nông dân và LĐ người DTTS chính là nâng cao năng lực tự thân vận động vươn lên xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế cho nông dân và các DTTS bền vững”.

Trích Báo cáo số 581/BC-HĐDT13 của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.

Đây là giải pháp góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, miền núi, giải quyết việc làm (VL), tạo sinh kế, tăng thu nhập cho LĐ người DTTS.

Đồng thời, đây cũng là giải pháp để “giảm tải” áp lực khi thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất ở vùng DTTS và miền núi, trong bối cảnh nhiều địa phương không còn quỹ đất.

Nhưng như đã nêu ở trên, tiếp cận Đề án 1956, LĐ người DTTS chủ yếu học nghề nông nghiệp (tỷ lệ học nhóm nghề về công nghiệp, dịch vụ chỉ chiếm 27%). Việc đào tạo nghề do các cơ sở công lập đảm nhận, doanh nghiệp gần như vắng bóng.

Thậm chí, theo đánh giá của Bộ LĐTB&XH tại báo cáo tổng kết 10 năm triển khai Đề án 1956, không những không tham gia mà một số chủ doanh nghiệp còn từ chối việc nhận học viên các lớp đào tạo nghề đến thực hành, thực tập tại doanh nghiệp vì sợ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Bởi vậy, LĐ người DTTS vẫn làm nghề nông, dù đã hoặc chưa được đào tạo nghề.

Năm 2019, kết quả điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS cho thấy, có 7,9/8,03 triệu LĐ người DTTS có VL, nhưng 73,3% LĐ làm việc trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp (tỷ lệ này của cả nước là 35,3%); chỉ có 14,8% LĐ có VL trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng; 11,9% làm dịch vụ.

Vì thế, thu nhập bình quân của LĐ người DTTS rất thấp, bình quân khoảng 1,1 triệu đồng/người/tháng; thấp nhất là dân tộc Mảng (436,3 nghìn đồng/người/tháng). Trong khi thu nhập bình quân cả nước năm 2019 đạt 4,2 triệu đồng/người/tháng.

Từ những số liệu về LĐ – VL trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS năm 2019, để “định vị” VL bền vững cho LĐ người DTTS, từ năm 2021, cơ chế triển khai chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trong 03 Chương trình MTQG đã được xây dựng chặt chẽ hơn, gắn đào tạo với giải quyết VL.

Hoạch định chính sách từ kết quả điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: “Định vị” việc làm cho lao động (Bài 8) 3
Đào tạo nghề gắn với giải quyết VL là giải pháp góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, miền núi, giải quyết việc làm (VL), tạo sinh kế, tăng thu nhập cho LĐ người DTTS; đồng thời cũng “giảm tải” áp lực khi thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất ở vùng DTTS và miền núi trong bối cảnh nhiều địa phương không còn quỹ đất. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, trong Thông tư 15/2022/TT-BTC hướng dẫn thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 – 2025, Bộ Tài chính quy định, việc hỗ trợ triển khai mô hình đào tạo nghề, tổ chức các lớp đào tạo nghề cho LĐ vùng DTTS và miền núi thực hiện theo hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu. Cơ chế này là nhằm khyến khích doanh nghiệp tham gia công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết VL cho LĐ người DTTS.

Nhờ đó, ở nhiều địa phương vùng DTTS và miền núi, số LĐ có VL ngoài lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp đã tăng lên, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ câu kinh tế. Như Sóc Trăng, giai đoạn 2021 – 2023, toàn tỉnh đã giải quyết VL cho 43.880 LĐ, trong đó có trên 7.800 LĐ người DTTS.

Cũng trong giai đoạn này, tỉnh đã tuyển sinh đào tạo nghề được 29.705 người; trong đó, có 4.670 người là đồng bào DTTS. Tỷ lệ có VL sau đào tạo đạt trên 90%,; trong đó, học viên người DTTS sau học nghề có VL đạt trên 97,93%.

Với cơ chế chặt chẽ trong việc triển khai chính sách hỗ trợ thuộc 03 Chương trình MTQG giai đoạn 2021 – 2025, những tồn tại, hạn chế trong công tác đào tạo nghề cho LĐ nông thôn, LĐ người DTTS được kỳ vọng sẽ được khắc phục; các địa phương sẽ đạt được những kết quả tích cực như ở tỉnh Sóc Trăng. 

Tới đây, khi kết quả điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS được bàn giao, Ủy ban Dân tộc sẽ phối hợp với các Bộ ngành, đơn vị, tổ chức liên quan tiến hành phân tích tình hình LĐ – VL để có những định hướng chính sách trong giai đoạn tiếp theo.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết quý II/2024, cả nước có 52,5 triệu LĐ từ 15 tuổi trở lên thì tỷ lệ LĐ qua đào tạo có bằng, chứng chỉ mới đạt 28%. Trước đó, trong năm 2023, tỷ lệ LĐ qua đào tạo của cả nước là 27,6% trong tổng số 52,4 triệu LĐ từ 15 tuổi trở lên, tăng 0,3% so với năm 2022 (27,3%). Như vậy, hiện công tác đào tạo nghề vẫn còn cách chỉ tiêu 2%, để đạt mục tiêu 30% LĐ qua đào tạo vào năm 2025. Đó là chưa kể, theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến năm 2025, lực lượng LĐ từ 15 tuổi trở lên của nước ta sẽ tăng lên 58,7 triệu người, sẽ tiếp tục kéo dãn tỷ lệ LĐ qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ.

Hoạch định chính sách từ kết quả điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: Cải thiện điều kiện sống cơ bản (Bài 7)





Nguồn: https://baodantoc.vn/hoach-dinh-chinh-sach-tu-ket-qua-dieu-tra-thuc-trang-kinh-te-ho-dtts-dinh-vi-viec-lam-cho-lao-dong-bai-8-1723637500160.htm

Cùng chủ đề

Bluetooth 6.0 ra mắt

Tại sự kiện IFA 2024, Bluetooth Special Interest Group đã tạo ra dấu ấn riêng khi giới thiệu kết nối Bluetooth 6.0- một tiêu chuẩn mới giúp thay đổi thiết bị giao tiếp. Theo đó, tính năng nổi bật của Bluetooth 6.0 là "Bluetooth Channel Sounding" cho phép các thiết bị xác định khoảng cách chính xác giữa các thiết bị với nhau. Về cơ bản, nó cung cấp cho các thiết bị Bluetooth nhận thức khoảng cách thực...

Nga – Trung tăng cường hợp tác định vị toàn cầu

SCMP cho biết thị trường vệ tinh định vị Trung Quốc dự báo tăng trưởng nóng trong thời gian tới khi nước này đẩy mạnh sử dụng và mở rộng hệ thống Bắc Đẩu sang các thị trường bên ngoài. Theo Hiệp hội Dịch vụ Dựa trên Vị trí và Hệ thống Vệ tinh Định vị Toàn cầu Trung Quốc (GLAC), giá trị của các dịch vụ định vị vệ tinh và dựa trên vị trí của Trung Quốc...

Giải đáp băn khoăn về quy định gắn định vị tàu du lịch

Cử tri Vĩnh Long bày tỏ băn khoăn quy định tàu du lịch phải gắn thiết bị định vị nhưng kinh tế của các hộ kinh doanh còn thấp, bấp bênh không đảm bảo...

realme công bố định vị thương hiệu mới “Make it real – Biến mọi ý tưởng thành hiện thực”

Nhà sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành realme, ông Sky Li công bố chiến lược thương hiệu mới của realme với định vị “Trở thành thương hiệu công nghệ thấu hiểu người dùng trẻ hơn”. Chiến lược này còn thể hiện bước chuyển mình của realme từ việc là một thương hiệu “tìm kiếm cơ hội” trở thành thương hiệu “định vị trên thị trường” sau 5 năm thành lập....

Hệ thống định vị cho thành phố ngầm lớn nhất thế giới

Trung QuốcCác nhà nghiên cứu phát triển một hệ thống định vị chi phí thấp và độ chính xác cao cho mạng lưới đường hầm 380 km chạy bên dưới tân khu Hùng An. Tân khu Hùng An nằm bên trên một mạng lưới đường hầm dưới lòng đất. Ảnh: Xinhua Nhóm nghiên cứu ở Đại học Bưu điện và Viễn thông Bắc Kinh (BUPT), đứng đầu là phó giáo sư Lu Zhaoming, kết hợp công nghệ Bắc Đẩu của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chương trình MTQG 1719 góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà

Ông A Nhen (dân tộc Ba Na), già làng thôn Đăk Tiêng K’Lah, xã Đăk La, huyện Đăk Hà chia sẻ: Trước đây, đời sống của đồng bào DTTS hết sức khó khăn. Với sự quan tâm, đầu tư toàn diện của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Đăk Hà, bà con đã có cuộc sống đổi thay. Giờ đây, phần lớn các hộ đều có cây cà phê,...

Phú Lương (Thái Nguyên): Dành trên 2 tỷ đồng xây mới, sửa chữa nhà văn hóa các thôn, xóm

Theo đó, từ năm 2020 đến nay, huyện Phú Lương đã dành trên 2 tỷ đồng, để hỗ trợ các xóm, TDP xây mới, sửa chữa NVH. Số tiền hỗ trợ tuy không lớn nhưng phần nào giúp các xóm, TDP có thêm điều kiện để hoàn thiện NVH - nơi sinh hoạt cộng đồng ở khu dân cư. Theo thống kê, năm 2022, Huyện còn 51 NVH chưa đạt chuẩn, thì nay số NVH chưa đạt...

Biết ngôn ngữ để hiểu đời sống, tập quán đồng bào DTTS, hiệu quả thực hiện chính sách sẽ nâng cao

Khóa học sẽ cung cấp cho cán bộ công chức, viên chức vùng đồng bào DTTS có thêm công cụ hữu ích để làm việc hiệu quả hơn, đặc biệt là trong quá trình tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào DTTS.Trưởng Ban Dân tộc cũng bảy tỏ, bảo tồn và phát huy ngôn ngữ các DTTS luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, không...

Những “phiên dịch” tận tâm trong cuộc điều tra 53 DTTS ở buôn làng Tây Nguyên

Xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk có hơn 40 đồng bào DTTS, toàn xã có 3.960 hộ, trong đó có 263 hộ được chọn điều tra mẫu. Trong đó, có những hộ dân ở xa, những ngày mưa, Điều tra viên phải lội bộ gần tiếng mới đến hộ dân.Điều tra viên Bùi Đức Hạnh, xã Vụ Bổn cho biết: 40 hộ được giao điều tra đều là người dân tộc phía Bắc di...

Tổng công ty Viễn thông MobiFone (MobiFone): Tất cả khách hàng vùng lũ được tặng 30.000 đồng

Bên cạnh đó, các đơn vị của MobiFone đã bố trí nhân lực tại các trạm vùng trũng sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn thiết bị và tại các điểm có nguy cơ sạt lở, để ứng cứu kịp thời các sự số. Để đảm bảo giữ vững mạng lưới, cán bộ kỹ thuật MobiFone tại các tỉnh vùng lũ đã khẩn trương triển khai máy nổ cứu hộ, để đảm bảo hoạt động cho...

Bài đọc nhiều

Tác phẩm xuất sắc tháng 8 cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video mang tên “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan chính thức phát động tháng 3/2024 và đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Đây không chỉ là một cuộc thi thường niên, mà còn là một phần của chuỗi sự kiện truyền thông – triển lãm về quyền con người tại...

Bão Bebinca không ảnh hưởng đến Việt Nam

Dự báo cơn bão Bebinca đang hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương sẽ đổ bộ vào khu vực phía Đông Trung Quốc, không ảnh hưởng đến Việt Nam. Dự báo đường đi của bão Bebinca của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết như vậy về diễn biến cơn bão Bebinca đang hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Dự báo của các cơ quan khí tượng...

Ấn Độ gửi tặng Việt Nam lô hàng trị giá 1 triệu USD nhằm hỗ trợ bà con vùng lũ

VOV.VN - Đêm ngày 15/9, tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), Chính phủ Ấn Độ đã chuyển giao một lô hàng cứu trợ nhân đạo trị giá 1 triệu USD (gần 26 tỷ đồng) cho Chính phủ Việt Nam. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Chiến dịch Sadbhav (tạm dịch: Thiện chí), nhằm hỗ trợ các cộng đồng ở một số tỉnh thành miền bắc Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi.   Lô hàng...

3 lô hàng cứu trợ thiên tai của ASEAN đã về đến Việt Nam

VOV.VN - 3 lô hàng cứu trợ của Trung tâm Điều phối ASEAN về Hỗ trợ Nhân đạo trong thiên tai nhằm giúp Việt nam khắc phục hậu quả thiên tai đã về đến Hà Nội vào ngày 16/9.   Những lô hàng cứu trợ này gồm 2.000 bộ dụng cụ gia đình, 1.000 bộ dụng cụ sửa chữa nơi sơ tán, 1.000 bộ đồ dùng bếp và 3.000 bộ dụng cụ vệ sinh cá nhân với tổng trị giá khoảng...

Kim Jae Joong chia buồn với khán giả Việt về thiệt hại sau bão số 3 trong concert Flower Garden

Kim Jae Joong gửi lời hỏi thăm và hy vọng khán giả Việt Nam sớm vượt qua những khó khăn do cơn bão Yagi gây ra, để sớm ổn định và có cuộc sống tươi đẹp hơn. Kim Jae Joong nhận được nhiều sự hưởng ứng nhiệt tình từ khán giả Việt - Video: THƯỢNG KHẢI Kim Jae Joong biểu diễn đầy cảm xúc trong live concert Flower Garden - Ảnh: X Tối 14-9, live concert Flower Garden của ca sĩ Kim Jae Joong diễn ra...

Cùng chuyên mục

Chương trình MTQG 1719 góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà

Ông A Nhen (dân tộc Ba Na), già làng thôn Đăk Tiêng K’Lah, xã Đăk La, huyện Đăk Hà chia sẻ: Trước đây, đời sống của đồng bào DTTS hết sức khó khăn. Với sự quan tâm, đầu tư toàn diện của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Đăk Hà, bà con đã có cuộc sống đổi thay. Giờ đây, phần lớn các hộ đều có cây cà phê,...

Bài viết của Tổng Bí thư về đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo

Dưới sự lãnh đạo của Đảng với phương pháp, cách thức cầm quyền dân chủ, khoa học, thường xuyên được đổi mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng thời kỳ, sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Ngày 16/9, Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt...

Công binh và quân y Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình LHQ

Vào cuối tháng 9 này, Việt Nam sẽ tiếp tục cử 2 đơn vị là Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 6 và Đội công binh số 3 tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Dù đã có nhiều kinh nghiệm, nhưng Bộ Quốc phòng vẫn mong muốn ngày lễ xuất quân của 2 đơn vị sẽ được chuẩn bị một cách đầy đủ nhất, chu đáo nhất. Ngày 16/9 Thượng tướng Phùng Sĩ...

Trung ương Đoàn tiếp nhận bảo trợ 5 trẻ em mồ côi cha mẹ do bão số 3

Theo đó, trong ngày 16/9, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tiếp nhận kinh phí 300 triệu đồng tiền mặt và 40 máy lọc nước trị giá hơn 500 triệu đồng từ nhiều đơn vị doanh...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về phát triển bền vững kinh tế biển

(Chinhphu.vn) - Sáng nay (16/9) tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan, đi sâu đánh giá tình hình triển khai Nghị quyết 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nội dung liên quan trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.       Thủ tướng...

Mới nhất

TKV tích cực khôi phục sản xuất, hỗ trợ 70 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão Yagi

TKV tích cực khôi phục sản xuất, hỗ trợ 70 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão YagiChịu ảnh hưởng không nhỏ do bão số 3 (Yagi), nhưng Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã nhanh chóng triển khai gói hỗ trợ 70 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của bão, lũ...

Giao dịch ảm đạm, VN-Index tiếp tục giảm hơn 12 điểm trong phiên 16/9

Giao dịch ảm đạm, VN-Index tiếp tục giảm hơn 12 điểm trong phiên 16/9Dù hồi phục khá mạnh so với hai phiên gần nhất, thanh khoản vẫn ở mức thấp. Giao dịch trên thị trường tiếp tục diễn ra ảm đạm và nhiều cổ phiếu lớn giảm sâu khiến các chỉ số biến động chủ yếu trong sắc...

Ẩn số chính sách đối ngoại của bà Kamala Harris

(Dân trí) - Trong khi sự bất định của ông Trump đã được dự báo trước, giới quan sát quốc tế chưa có nhiều thông tin để đánh giá về chính sách đối ngoại của bà Harris nếu ứng viên Dân chủ đắc cử tổng thống Mỹ. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại...

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử. Luật bầu cử Tổng thống của Mỹ khá đồ sộ, phức tạp cả về quy trình và mối quan hệ giữa số phiếu phổ thông và phiếu đại cử tri. Số...

Hội nghị rút kinh nghiệm công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số cơ quan Tổng cục Chính trị

(Bqp.vn) - Chiều 16/9, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số Cơ quan Tổng cục Chính trị. Trung tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam chủ trì hội nghị.Các đại biểu dự...

Mới nhất