Trang chủChính trịNgoại giaoSẽ ra sao nếu Ukraine "đặt dấu chấm hết" cho đường ống...

Sẽ ra sao nếu Ukraine “đặt dấu chấm hết” cho đường ống dẫn khí đốt Nga qua châu Âu?

Bất chấp “cơn mưa” trừng phạt đổ bộ tới Nga, đất nước này vẫn đang bơm khí đốt tự nhiên sang châu Âu thông qua Ukraine. Tại sao?

'Từ mặt' Nga, EU tính kế dài hạn, 'vua khí đốt' Tây Âu nhập cuộc chơi. (Nguồn: Reuters)
Trước khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine bắt đầu hồi tháng 2/2022, Nga đã cung cấp tổng cộng khoảng 63,8 tỷ m3 khí đốt cho châu Âu theo nhiều tuyến đường khác nhau. (Nguồn: Reuters)

Đường ống Urengoy-Pomary-Uzhgorod từ thời Liên Xô vận chuyển khí đốt từ phía Tây Siberia qua Sudzha ở vùng Kursk của Nga, sau đó, chảy qua Ukraine theo hướng Slovakia.

Ở Slovakia, đường ống dẫn khí đốt bị chia, một nhánh đi đến Cộng hòa Czech, nhánh còn lại đến Áo. Những khách hàng mua khí đốt chính của Nga theo tuyến đường này là Hungary, Slovakia và Áo.

Châu Âu “quay lưng”

Năm 2023, 14,65 tỷ m3 khí đốt được cung cấp qua Sudzha, tương đương khoảng một nửa lượng xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga sang châu Âu.

Trước khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine bắt đầu hồi tháng 2/2022, Nga đã cung cấp tổng cộng khoảng 63,8 tỷ m3 khí đốt cho châu Âu theo nhiều tuyến đường khác nhau. Tập đoàn Gazprom từng là nhà cung cấp khí đốt chính của Liên minh châu Âu (EU).

Tuy nhiên, sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào năm 2022, “gã khổng lồ” năng lượng Moscow đã giảm đáng kể lượng xuất khẩu sang EU do lệnh trừng phạt của phương Tây.

Phía châu Âu cũng đã “quay lưng” với khí đốt của Nga kể từ đó. Cuộc tấn công chưa rõ nguyên nhân vào đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) hồi tháng 9/2022 cũng khiến nguồn cung khí đốt Moscow giảm mạnh.

Tại khối 27 thành viên, khí đốt của Nga đã được thay thế khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Trong đó, Mỹ đã tăng thị phần LNG xuất khẩu sang EU lên 56,2 tỷ m3 vào năm 2023. Trong khi đó, cùng thời điểm, Na Uy tăng xuất khẩu tới EU lên 87,7 tỷ m3.

Các nhà cung cấp khác là các nước Bắc Phi, Anh và Qatar.

Vì sao Nga vẫn gửi khí đốt qua Ukraine?

Khoảng một nửa lượng khí đốt tự nhiên của Nga xuất khẩu sang châu Âu đi qua Ukraine. Những lý do chính là tiền bạc và lịch sử.

Gazprom – nắm giữ khoảng 15% trữ lượng khí đốt toàn cầu và sử dụng khoảng 490.000 lao động – là một trong những công ty quyền lực nhất của Nga. Sự lớn mạnh của Gazprom lớn tới mức từng được ví như một quốc gia bên trong đất nước của Tổng thống Putin.

Nhưng “gã khổng lồ” này đã rơi vào thời kỳ khó khăn do mất thị trường khí đốt châu Âu. Công ty đã lỗ ròng 629 tỷ Ruble vào năm 2023 – khoản lỗ hàng năm đầu tiên sau hơn 20 năm – trong bối cảnh giao dịch khí đốt với châu Âu, nơi từng là thị trường bán hàng chính của công ty, suy giảm.

Trong khi đó, Ukraine, từng là một phần không thể thiếu của Liên Xô, cũng kiếm được tiền từ việc quá cảnh khí đốt Moscow sang EU.

Hồi tháng 12/2019, Moscow và Kiev đã ký một thỏa thuận dài hạn 5 năm về việc vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine: 45 tỷ m3 vào năm 2020 và 40 tỷ m3/năm vào thời điểm từ năm 2021-2024.

Sẽ ra sao nếu Ukraine 'đặt dấu chấm hết' cho đường ống dẫn khí đốt Nga qua châu Âu?
Thỏa thuận 5 năm với Gazprom để Ukraine tiếp tục vai trò là tuyến đường vận chuyển khí đốt sẽ hết hạn vào cuối năm 2024. (Nguồn: Gazprom).

Kiev đã nhận được khoảng 1 tỷ USD (tương đương 0,92 tỷ Euro) vào năm 2021 phí vận chuyển khí đốt của Moscow. Do lượng giao hàng đến châu Âu thấp hơn kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt bắt đầu nên lợi nhuận thu được đã giảm xuống còn khoảng 700 triệu USD/năm.

Thỏa thuận 5 năm với Gazprom để Ukraine tiếp tục vai trò là tuyến đường vận chuyển khí đốt sẽ hết hạn vào cuối năm 2024. Thỏa thuận này là thỏa thuận chính trị và thương mại duy nhất còn lại giữa Moscow và Kiev ở thời điểm hiện tại.

Phía Ukraine và EU đã hạ thấp triển vọng về một thỏa thuận mới do quan hệ ngoại giao đã bị cắt đứt vì chiến dịch quân sự đặc biệt.

Brussels cho biết, các quốc gia khối 27 thành viên phụ thuộc nhiều nhất vào khí đốt của Nga thông qua Ukraine – như Áo, Slovakia, Hungary và Italy – có thể tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) hoặc khí đốt nguồn thông qua các đường ống khác vào EU.

Ngược lại, Moscow cho biết, họ sẵn sàng gia hạn thỏa thuận.

Các hãng thông tấn nhà nước Nga dẫn lời Phó Thủ tướng Alexander Novak thông tin: “Việc quá cảnh qua lãnh thổ của họ phụ thuộc vào Ukraine và đất nước này có những quy định riêng. Nga sẵn sàng cung cấp khí đốt qua trạm trung chuyển này”.

Nga thiệt hại, EU đã có sự chuẩn bị

Ủy ban châu Âu tuyên bố vào đầu năm nay rằng, có những nguồn cung cấp thay thế nếu Nga và Ukraine không gia hạn thỏa thuận nói trên.

Cụ thể, Áo có thể nhập khẩu từ Italy và Đức. Trong khi đó, Hungary đã nhận khí đốt của Nga từ một tuyến đường thay thế: đường ống TurkStream. Còn Slovenia lấy khí đốt từ Algeria và các nguồn khác.

Một lựa chọn khác là Gazprom cung cấp một phần khí đốt qua một tuyến đường khác, chẳng hạn như qua TurkStream, Bulgaria, Serbia hoặc Hungary.

Tuy nhiên, công suất thông qua các tuyến đường này còn hạn chế.

Còn về phía Nga, theo dữ liệu của Gazprom, quốc gia này có thể mất khoảng 4,5 tỷ USD hằng năm nếu ngừng xuất khẩu thông qua đường ống ở Ukraine. Ước tính này dựa trên giá khí đốt trung bình dự kiến sang châu Âu là 320 USD/1.000 m3 vào năm 2025.

Nếu không gia hạn thỏa thuận, Moscow có kế hoạch sử dụng các tuyến đường thay thế và tăng cường xuất khẩu LNG.





Nguồn: https://baoquocte.vn/se-ra-sao-neu-ukraine-dat-dau-cham-het-cho-duong-ong-dan-khi-dot-nga-qua-chau-au-282539.html

Cùng chủ đề

8 tháng năm 2024, Petrovietnam đạt nhiều kết quả tích cực

Vì vậy, Petrovietnam phải tập trung xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro, đồng thời có sự phân bổ phù hợp với việc thực hiện kế hoạch của các doanh nghiệp thành viên và từng lĩnh vực cụ thể.Tổng Giám đốc Lê Ngọc Sơn chỉ đạo quản trị rủi ro dòng tiền, xử lý các vấn đề tồn đọng như công nợ, tăng vốn điều lệ, chia cổ tức; rà soát, thúc đẩy giải ngân đầu tư,...

Ukraine cắt đứt sự phụ thuộc cuối cùng vào Nga, Moscow tổn thất, châu Âu thêm lo, Kiev tìm cách “bảo vệ chính mình”

Cuối năm nay, thoả thuận vận chuyển khí đốt giữa Ukraine và Nga được ký vào năm 2019 sẽ hết hạn. Giới chuyên gia dự báo, đây sẽ là tổn thất lớn với Nga - quốc gia đang bị mất hàng tỷ USD doanh thu do các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Nếu Nga và Ukraine “buông tay” thỏa thuận quá cảnh khí đốt, châu Âu sẽ chìm trong nỗi lo

Sở hữu hơn 22.000 km đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, Ukraine đã là một nhân tố chủ chốt trên thị trường năng lượng của châu Âu trong nhiều thập niên. Nhưng đến cuối năm nay, dòng chảy khí đốt từ Nga qua Ukraine đến châu Âu có thể bị gián đoạn.

EU có động thái mới với Nga, khẳng định không khoan nhượng; lệnh trừng phạt Moscow của Mỹ sẽ kéo dài mãi mãi?

Liên minh châu Âu (EU) đang tăng cường các biện pháp để ngăn chặn Nga né tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển của Việt Nam

Theo nghiên cứu và tư vấn thị trường năng lượng của Wood Mackenzie, nhu cầu khí đốt tại Việt Nam dự kiến tăng trung bình 12% mỗi năm, thậm chí sẽ tăng gấp 3 lần vào giai đoạn giữa những năm 2030. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Diễm xưa” rồi, Halal không chỉ là không thịt lợn, không rượu bia

Halal hiện có nghĩa là an toàn thực phẩm, sạch sẽ và sử dụng các phương pháp tinh vi để tránh các sản phẩm có hại.

Lý do tiêu nội địa điều chỉnh giảm giá, khách hàng truyền thống không vội mua thêm

Giá tiêu hôm nay 18/9/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 - 155.000 đồng/kg.

Mật vụ Mỹ thú nhận về vụ ông Trump bị ám sát hụt, sự “giả tạo” trong xung đột Nga-phương Tây, Israel tuyên bố...

Diễn biến mới quanh vụ ông Donald Trump bị sám sát hụt hôm 15/9, mối quan hệ Nga với phương Tây, Israel ra tuyên bố quan trọng về căng thẳng với Hezbollah, Nga tăng cường quy mô quân đội... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Thúc đẩy hợp tác văn hóa Việt-Nga tại diễn đàn quốc tế ở St. Petersburg

Nhận lời mời của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Liên bang Nga O.B. Liubimova, đoàn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam do Thứ trưởng Tạ Quang Đông dẫn đầu đã tham dự Diễn đàn quốc tế các nền văn hóa liên kết St. Petersburg lần thứ X.

Lệnh cấm sử dụng TikTok gây tranh cãi pháp lý tại Mỹ

Mỹ yêu cầu ByteDance phải chọn bán hoặc thoái vốn TikTok tại Mỹ trước ngày 19/1/2025, nếu không phải đối mặt với lệnh cấm.

Bài đọc nhiều

Chuyên gia dự báo sốc về mức tăng trưởng kinh tế của đất nước đông dân nhất thế giới

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) Shaktikanta Das nhận định, quốc gia Nam Á này có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế bền vững lên đến 8% trong trung hạn.

Giá cà phê tăng “không điểm dừng”, thị trường đang mua quá mức, dự báo về một đợt điều chỉnh giá mạnh?

Hy vọng cắt giảm lãi suất của Fed khiến cho chỉ số đồng USD sụt giảm và thúc đẩy thị trường hàng hóa mua vào. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến các chuyên gia cảnh báo về lượng mua khống nhiều, thị trường vào vùng mua quá mức, do đó sẽ có đợt điều chỉnh giá xuống trước khi tăng trở lại.

Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới “dắt tay nhau” tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”.

Lực mua từ các thị trường tăng, kỳ vọng tiêu nội địa cán mốc giá mới

Giá tiêu hôm nay 17/9/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 - 156.000 đồng/kg.

Giá xăng dầu hôm nay 16/9: Phục hồi nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 16/9, theo Oilprice, lúc 5h30 ngày 16/9 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent và WTI cùng tăng nhẹ, xấp xỉ 30 cent.

Cùng chuyên mục

“Diễm xưa” rồi, Halal không chỉ là không thịt lợn, không rượu bia

Halal hiện có nghĩa là an toàn thực phẩm, sạch sẽ và sử dụng các phương pháp tinh vi để tránh các sản phẩm có hại.

Lý do tiêu nội địa điều chỉnh giảm giá, khách hàng truyền thống không vội mua thêm

Giá tiêu hôm nay 18/9/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 - 155.000 đồng/kg.

Sắp diễn ra Hội chợ sản phẩm công nghiệp trong các khu công nghiệp Hà Nội

Baoquocte.vn. Hội chợ sản phẩm công nghiệp trong các khu công nghiệp Hà Nội với quy mô 120 gian hàng, trưng bày, giới thiệu sản phẩm công nghệ thông tin; điện, điện tử; trang thiết bị nội, ngoại thất...

Nga có bước tiến mới với đồng Ruble kỹ thuật số, yêu cầu bảo đảm một vấn đề

Ngày 16/9, Ngân hàng Trung ương Nga gửi đề nghị đến Bộ Tài chính nước này, yêu cầu từ nay đến ngày 1/7/2025, tất cả các tổ chức tín dụng lớn trong nước phải bảo đảm cho khách hàng khả năng giao dịch với đồng tiền Ruble kỹ thuật số.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp xã giao Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhất trí xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược với định hướng "6 hơn," góp phần mang lợi ích thiết thực cho nhân dân 2 nước. Sáng 17/9, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Trung...

Mới nhất

Mới đổi chủ, Chứng khoán HVS bị đình chỉ hoạt động

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định về việc đình chỉ toàn bộ hoạt động của CTCP Chứng khoán HVS Việt Nam do không duy trì điều kiện về cơ sở vật chất theo quy định. Theo điểm d khoản 1 Điều...

Quân chủng Phòng không – Không quân tổng kết Thi hành Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm...

(Bqp.vn) - Sáng 17/9, Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) tổ chức Hội nghị Tổng kết Thi hành Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 (sau đây gọi tắt là Luật). Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với các điểm cầu...

200 ngày bứt tốc hoàn thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Chiều 17/9, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tổ chức lễ sơ kết thi đua 120 ngày đêm hoàn thành kết cấu thép mái chính nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế (sân bay) Tân Sơn Nhất, đồng thời tiếp tục phát động 90 ngày đêm hoàn thành toàn bộ mái, tường kính và...

Rút kinh nghiệm thành lập Quân đoàn 12

Ngày 17/9, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị rút kinh nghiệm thành lập Quân đoàn 12. ...

Vụ khay cơm “bèo bọt”: Các giáo viên mầm non bật khóc khi đối thoại với Chủ tịch huyện

Để các giáo viên thoải mái trao đổi, buổi đối thoại này không có sự tham dự của Ban giám hiệu nhà trường, chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn, lãnh đạo Ban thanh tra nhân dân, các...

Mới nhất