Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHợp lý, nhưng khó khả thi!

Hợp lý, nhưng khó khả thi!


Khó bố trí 35 học sinh tiểu học trong một lớp

Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng vừa ký hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với bậc tiểu học. Trong đó có nội dung đáng lưu ý là các cơ sở giáo dục đảm bảo sĩ số học sinh/lớp theo quy định Điều lệ trường tiểu học 35 em/lớp, đồng thời có đủ thiết bị dạy học tối thiểu. Đảm bảo tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên đủ dạy các môn học, hoạt động giáo dục.

Yêu cầu trường tiểu học đảm bảo sĩ số 35 em/lớp: Hợp lý, nhưng khó khả thi! - Ảnh 1.

Một lớp học tiểu học ở quận Ba Đình (Hà Nội) với sĩ số hơn 35 học sinh (ảnh minh họa). Ảnh: N.K

Năm học 2024 – 2025, học sinh Hà Nội, TP.HCM tăng mạnh

Theo Sở GDĐT Hà Nội, năm học 2024 – 2025, học sinh đầu cấp của Hà Nội tiếp tục tăng mạnh. Dự kiến số lượng học sinh vào lớp 1 tăng 7.000; học sinh vào lớp 6 tăng 58.000; học sinh vào lớp 10 tăng 5.000 so với năm học trước. Được biết, tại Hà Nội, hiện việc xây mới các trường học đang được triển khai. Thành phố dự kiến xây thêm 30 – 40 trường mới để đáp ứng đủ chỗ học cho học sinh các cấp.

Tại TP.HCM, dự kiến năm học 2024 – 2025 toàn thành phố tăng 24.097 học sinh, gồm 17.288 công lập và 6.809 ngoài công lập. Hiện tại một số quận, huyện có nhiều trường tiểu học có quy mô sĩ số trên 45 học sinh/lớp. Để đáp ứng đủ chỗ học, dự kiến trước thềm năm học 2024 – 2025, thành phố sẽ đưa vào sử dụng 23 trường với 476 phòng học mới.

Năm học trước, toàn quốc có gần 9 triệu học sinh bậc tiểu học, giảm hơn 313.000 em, do đó sĩ số trung bình học sinh/lớp của toàn quốc là 32 em/lớp, ổn định so với những năm học trước. Tuy nhiên, theo Bộ GDĐT, một số địa phương, khu đô thị và các thành phố lớn do áp lực tăng dân số cơ học quá nhanh dẫn đến số học sinh/lớp vượt tỷ lệ quy định của Bộ GDĐT như: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Bình Dương… và một số thành phố, trung tâm của các tỉnh.

Chia sẻ với phóng viên về hướng dẫn mới của Bộ GDĐT, cô Nguyễn Thị Ngân Hà – giáo viên Trường Tiểu học Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nêu quan điểm: “Tôi thấy quy định tối đa 35 học sinh/lớp tiểu học là rất hợp lý. Với sĩ số như vậy thì không gian lớp học rất thoáng, các con lớn lớp 4-5 ngồi sẽ thoải mái. Chất lượng học cũng sẽ được nâng cao khi trong một tiết các thầy cô có thể quan tâm tới được tất cả học sinh. Nhiều nơi sĩ số lớp tầm 45-50 học sinh thì thời lượng 40 phút mỗi tiết học, chắc thầy cô chỉ quan tâm được tới các em học chậm mà thôi. Đồng thời với sĩ số lớp 35 em, khi thực hành, luyện tập các em sẽ được hoạt động nhiều hơn, sẽ được thực hành nhiều hơn… Rõ ràng rất nhiều thuận lợi cho cả giáo viên, học sinh và phụ huynh. Tôi rất mong Bộ GDĐT đã có chỉ đạo thì các trường cần thực hiện đúng và có sự kiểm tra”.

Tuy nhiên, cô Hà cũng thẳng thắn thừa nhận: “Sẽ có nhiều nơi khó thực hiện được yêu cầu sĩ số như vậy vì nhiều lý do như cơ sở vật chất không đủ lớp học để tách ra đủ số lượng, số học sinh tuyển sinh đúng tuyến lại quá đông và bài toán này cũng là khó đối với nhiều trường ở vùng ven, vùng quê thiếu giáo viên”.

Cô Hà năm nay chủ nhiệm lớp 5 với 38 học sinh. Đây là sĩ số mà cô Hà đánh giá là hợp lý ở Hà Nội. Còn cô Nguyễn Thị Thanh Huyền – Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Việt Nam -u Ba (quận Ba Đình, Hà Nội) thông tin: “Sĩ số trung bình của toàn trường là 38 học sinh/lớp. Riêng khối 1, sĩ số trung bình là 33 học sinh/lớp. Theo tôi, sĩ số lớp khoảng 35 học sinh theo yêu cầu của Bộ GDĐT có ưu điểm là các em học sinh sẽ có một ngôi trường với không gian vui chơi và học tập thoáng đãng hơn, được tham gia ý kiến vào bài học cũng như chia sẻ nhiều hơn. Thế nhưng điều này cũng gây khó khăn cho phụ huynh học sinh là không được gửi con vào ngôi trường mong muốn, phải đưa con đi xa nếu hết chỗ”.

Chất lượng giáo dục bị kéo giảm

“Tôi nghĩ rằng nên áp dụng quy định sĩ số 35 học sinh/lớp vì có như vậy mới đảm bảo chất lượng dạy và học, đặc biệt là đảm bảo theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang được triển khai.

Tuy nhiên, việc áp dụng sĩ số lớp theo quy định trên thì ở vùng ngoại ô, các tỉnh thành dễ dàng thực hiện được hơn là ở các thành phố lớn. Các trường ở đây có cơ sở vật chất rộng rãi và không lo thiếu giáo viên (chỉ thiếu giáo viên THCS dạy môn tích hợp). Ở các nơi như Hà Nội, TP.HCM… số học sinh đông làm giảm chất lượng dạy học và dễ dẫn đến tình trạng chạy trường.

Chúng ta cần phải mạnh dạn thực hiện sớm vì nếu không chất lượng giáo dục ngày một trôi dần. Cấp tiểu học rất quan trọng, nếu chất lượng giáo dục không đảm bảo thì kéo theo chất lượng những cấp sau sẽ khó hơn”.

PGS-TS Nghiêm Đình Vỳ – nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Sân chơi, bãi tập, thư viện… đều co hẹp

“Năm học 2024-2025, dự kiến số học sinh của TP.HCM sẽ tăng 24.097 học sinh. Trong năm học vừa qua, số học sinh không có hộ khẩu thường trú tại thành phố chiếm khoảng hơn 20%. Áp lực này làm gia tăng sĩ số học sinh/lớp vượt cao so với chuẩn. Số lượng học sinh tham gia học 2 buổi/ngày giảm, chưa đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Điều kiện về sân chơi, bãi tập, thư viện đều co hẹp lại, gây ảnh hưởng đến các lớp đang học.

Việc gia tăng số học sinh nêu trên dẫn đến việc gia tăng số cán bộ, giáo viên, nhân viên và tăng biên chế sẽ làm tăng nguồn chi của ngân sách thành phố. Nhìn chung, trong năm học mới sắp đến, thành phố vẫn tiếp tục đảm bảo 100% con em sinh sống trên địa bàn có đủ chỗ học. TP.HCM đang cố gắng và nỗ lực trong việc thực hiện điều lệ trường tiểu học cũng như thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với quy định 35 học sinh/lớp và đảm bảo học 2 buổi/ngày.

Ông Nguyễn Văn Hiếu

Giám đốc Sở GDĐT TP.HCM

Hà Nội là địa phương có số học sinh đông nhất cả nước ở nhiều cấp học, việc giảm sĩ số học sinh/lớp luôn là nhiệm vụ trọng tâm được thành phố đặt ra. Hiện chỉ có quận Hoàn Kiếm đảm bảo quy định 35 học sinh/lớp với 100% trường tiểu học. Quận Hai Bà Trưng cũng tương đối ổn định trong nhiều năm qua với sĩ số trung bình 37 học sinh/lớp.

Những trường học “điểm nóng” ở quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Cầu Giấy, mục tiêu đạt 35 học sinh/lớp còn xa vì thực tế sĩ số chủ yếu trên dưới 50 học sinh/lớp.

Tại TP.HCM, theo thông tin từ ban giám hiệu Trường Tiểu học Hà Huy Giáp (quận 12), năm học 2023 – 2024 trường có 3.360 học sinh, chia thành 68 lớp, trung bình mỗi lớp có gần 50 học sinh. Trong đó, trường chỉ đạt chỉ tiêu 32% học sinh học 2 buổi/ngày theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Đặc biệt, vì cơ sở vật chất của trường không đủ điều kiện, toàn bộ 617 em học sinh lớp 5 tại đây phải học tạm ở Trường THCS Tô Ngọc Vân (phường Thạnh Xuân) cách đó khoảng 3km. Cô Nguyễn Hoàng Yến – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Huy Giáp tâm sự: “Việc cho học sinh học đủ 2 buổi trên ngày theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 còn khó.

Với điều kiện cơ sở vật chất cũng như nhân lực của nhà trường hiện tại, việc giảm số lượng học sinh xuống còn 35 học sinh trên lớp là điều không thể”.

Nỗ lực đưa ra các giải pháp

Mặc dù khó thực hiện nhưng theo ông Ngô Văn Tuyên – Trưởng Phòng GDĐT quận Bình Tân, TP.HCM: “Không phải không thể thực hiện được yêu cầu mà chúng tôi sẽ cố gắng để có thể tiến gần tới yêu cầu của Bộ hơn”.

Cụ thể, TP.HCM là một trong những thành phố lớn nhất của đất nước, tỉ lệ dân nhập cư đông. Vậy nên áp lực về số lượng học sinh luôn luôn ở mức cao. Việc đảm bảo cho các em có chỗ học, được học 2 buổi/ngày đã là thách thức rất lớp đối với các trường học trên địa bàn. Việc giảm số lượng học sinh theo yêu cầu của Bộ GDĐT hiện tại chưa thể thực hiện bởi những tình hình đặc thù trên.

Theo ông Tuyên, năm học mới này, quận Bình Tân dự kiến có khoảng 66.000 học sinh tại 28 trường tiểu học. Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt 63%. Quận Bình Tân năm nay đã đạt được những thành quả đáng kể khi đưa 7 ngôi trường mới, trong đó có 5 trường tiểu học vào hoạt động. Dự kiến sĩ số trung bình học sinh cấp tiểu học vẫn là 37 em/lớp.

Bà Lê Thị Thanh Tâm – Phó trưởng Phòng GDĐT quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) bày tỏ: “Không khả thi, khó đảm bảo sĩ số như quy định của Bộ GDĐT với các trường công lập. Hiện tại 26 trường tiểu học công lập trên địa bàn quận có sĩ số trung bình là 48 học sinh/lớp. Dự kiến năm nay có 37.000-38.000 học sinh tiểu học, trung bình tăng khoảng 5.000 em/năm. Một số trường đông học sinh như Tiểu học Mỹ Đình 2, Tiểu học Mễ Trì…”.

Theo bà Tâm, tổng số và sĩ số học sinh/lớp cao ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học cũng như công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, quận đã có kế hoạch xây dựng 4 trường mới trong năm 2024, bao gồm 2 trường tiểu học, 1 trường mầm non và 1 trường THCS, đồng thời nâng cấp, sửa chữa, mở rộng thêm phòng học cho 11 trường ở các cấp học để đáp ứng nhu cầu học và giảm sĩ số ở mỗi lớp học.





Nguồn: https://danviet.vn/yeu-cau-truong-tieu-hoc-dam-bao-si-so-35-em-lop-hop-ly-nhung-kho-kha-thi-20240812181514883.htm

Cùng chủ đề

Cựu Tổng thống Donald Trump lần đầu kể về khoảnh khắc bị ám sát hụt lần hai

Ông Trump lần thứ hai thoát khỏi một vụ ám sát (Ảnh: AP)   Một "kết quả tốt hơn nhiều" Mật vụ Mỹ đã nhanh chóng phát hiện ra một âm mưu ám sát nhằm vào cựu Tổng thống Donald Trump khi ông đang chơi golf tại câu lạc bộ Trump International tại West Palm Beach, Florida, ngày 15/9. Sáng 17/9, lần đầu tiên trực tiếp kể về vụ ám sát bất thành trên sân golf của mình, ông Trump đã khen ngợi Mật vụ...

Petrovietnam trao kinh phí 1,5 tỷ đồng hỗ trợ nhân dân tỉnh Cao Bằng khắc phục thiệt hại bão lũ

Petrovietnam trao kinh phí 1,5 tỷ đồng hỗ trợ nhân dân tỉnh Cao Bằng khắc phục thiệt hại bão lũ 08:30 | 18/09/2024 ...

Phối hợp, tạo thuận lợi cho các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Tinh thần này được thể hiện rõ trong Chỉ thị Số 1600/CT-KTNN về việc điều chỉnh hoạt động kiểm toán nhằm phối hợp khắc phục hậu quả tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 do Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn ký ban hành ngày 17/9/2024. Chỉ thị được gửi tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội để...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh 3 vấn đề chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng

 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị. ...

Hợp tác tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Campuchia

Đến nay, Đội K92 tỉnh (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang) đã phối hợp thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập được 2.132 hài cốt liệt sĩ tại địa bàn 4 tỉnh Preah Sihanouk, Koh Kong, Kampot và Kép, Vương quốc Campuchia.   Từ ngày 15 - 19/9, Đoàn công tác Ban Chuyên trách tỉnh Kiên Giang về tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

HOT: Chuyên gia nhận định về hướng đi của bão số 4, hướng thẳng đất liền Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định về hướng đi của bão số 4. Nguồn: NCHMF.Ông nhận định như thế nào về áp thấp nhiệt đới, khi mạnh lên thành bão,...

“Thiên đường” du lịch sinh thái

Trao đổi với PV báo Dân Việt, ông Nguyễn Văn Lương – Chủ tịch UBND xã Cự Nẫm (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), cho biết: "Địa phương đang nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu để phấn đấu về đích nông thôn nâng cao vào...

Giữ an toàn cho học sinh

Các nhà trường đang tập trung dồn lực khắc phục hậu quả, vừa tổ chức dạy học, hạn chế ảnh hưởng đến kế hoạch thời gian năm học 2024-2025. Với mục tiêu cao nhất là bảo đảm...

Các mức hỗ trợ của trường đại học với sinh viên 26 tỉnh thành bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

Chia sẻ với PV báo Dân Việt, PGS, PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng Phòng Quản lý Đào tạo, Trường Đại học Ngoại thương, cho hay: "Theo kế hoạch, ngày 9/9 sinh viên sẽ học tuần đầu tiên năm học mới 2024-2025. Tuy nhiên, do ảnh hưởng...

Bài đọc nhiều

TP.HCM thí điểm dạy học bằng tiếng Anh: Chọn mô hình nào?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Đỗ Minh - cựu học sinh chuyên Pháp Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, hiện đang sống và làm việc cho Microsoft ở Mỹ - cho biết cách đây nhiều năm, khi đang là học sinh của trường, Minh và gia đình đã hiểu vai trò của tiếng Anh trong xin cấp học bổng, hội nhập quốc...

55 học sinh một trường nhập viện sau bữa tiệc Trung thu

Trước đó, khoảng 19h30 ngày 15/9, Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) Nội trú THCS&THPT huyện Xín Mần tổ chức cho tập thể  khối THCS gồm 300 học sinh liên hoan Trung thu. Sau khi ăn 15 phút, nhiều em có triệu chứng buồn nôn, đau đầu và đau bụng.  Đến 22h45 cùng ngày, các em được thầy, cô giáo đưa vào bệnh viện khám, được chẩn đoán ngộ độc thực phẩm và truyền dịch, gây nôn, điều trị...

Cả nước hân hoan bước vào năm học mới 2024-2025

Ðồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cùng đoàn công tác của Trung ương dự lễ và đánh trống khai giảng năm học mới tại Trường THCS Trừ Văn Thố, phường 1, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang). Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa gửi tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ làm công tác giáo...

Hải Phòng nghiêm cấm lợi dụng danh nghĩa phụ huynh để vận động tài trợ sau bão số 3

Theo đó, để tránh áp lực đối với cha mẹ học sinh trong điều kiện khắc phục hậu quả, thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, Sở GD&ĐT Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục trực thuộc thực hiện nghiêm quy định về công khai học phí, các khoản thu, nhất là các khoản dịch...

Cùng chuyên mục

Nhiều trường đại học chuyển sang hình thức học trực tuyến do ảnh hưởng của mưa lũ

Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa thông báo tổ chức giảng dạy online từ chiều ngày 10/9. Nhà trường cho biết, căn cứ vào Công văn của Đại học Quốc gia Hà Nội về việc khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 và căn cứ diễn biến phức tạp của thời tiết, tất cả các lớp học phần sẽ tổ chức giảng...

Sau lũ, sách vở của học sinh mủn ra như cám

Ông Giàng A Ngan, ở thôn Làng Pẩn 1, xã Quang Kim, bị lũ làm ngập hơn 1ha lúa chuẩn bị gặt. Nhà ông Ngan chỉ có vài mảnh ruộng nhưng ông mượn thêm ruộng của các nhà khác trong thôn để cấy lúa. Vụ lúa mất trắng vì lũ, ông Ngan chưa biết làm gì để có thêm tiền lo cho...

Bạo lực học đường – đầu năm đã “nóng”

Trên mạng xã hội những ngày qua lan truyền video ghi lại cảnh hai học sinh Trường THCS-THPT Hoàng Diệu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đánh nhau trong lớp học. Cụ thể, vào giờ nghỉ giữa tiết,...

Mới nhất

Chỉ định Chánh Văn phòng, Phó Chánh Thanh tra giữ chức Bí thư Huyện ủy

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của BTV Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Chỉ định đồng chí Hà Văn Quyết giữ chức Bí thư Huyện ủy Vĩnh Tường Ủy viên Thường trực BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bùi Huy Vĩnh (bên phải)...

Trẻ em Hà Nội rước đèn đón Trung thu trên thuyền ở vùng rốn lũ

(Dân trí) - Chiếc thuyền chở đồ chơi trung thu được các bạn trẻ đẩy trên con đường làng ngập sâu trong nước, đến từng hộ gia đình để phát quà trong đêm Trung thu đặc biệt. Đón trung thu trên thuyền tại rốn lũ Tốt Động (Video: Hữu Nghị) Thôn Đừn là một trong 6 thôn của xã Tốt Động...

Đà Nẵng mưa trắng trời, đường phố mênh mông nước

(Dân trí) - Mưa lớn kéo dài trong sáng nay 18/9 khiến nhiều tuyến phố ở Đà Nẵng bị ngập, phương tiện chết máy hàng loạt, giao thông gặp khó trong giờ cao điểm. Ghi nhận của phóng viên Dân trí, tối 17/9 đến sáng sớm 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tại thành phố Đà Nẵng có...

Khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.

Vinafco lãi 2,8 tỉ, chưa bồi thường vụ rơi pin xuống biển

Chưa xác định được giá trị bồi thường thiệt hạiNhư Báo Lao Động đưa tin, cuối năm 2023, tàu vận chuyển của Công ty Cổ phần Vận tải biển Vinafco làm rơi 37 container chở ôtô xuống biển, trong số ôtô này có chứa hơn 10 tấn pin. Vụ việc đã được Cục Hàng hải Việt Nam yêu...

Mới nhất

TPHCM ra công văn khẩn