Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCác nước tuyển sinh ĐH ra sao, có xét tuyển sớm như...

Các nước tuyển sinh ĐH ra sao, có xét tuyển sớm như Việt Nam?


Tại VN, xét tuyển sớm là khái niệm dùng để chỉ việc các trường ĐH tuyển sinh một số chỉ tiêu nhất định dựa trên điểm học bạ, kết quả thi đánh giá năng lực… trước khi kỳ thi tốt nghiệp THPT chính thức diễn ra. Nhìn trên bình diện thế giới, một số quốc gia cũng có hình thức ưu tiên, như tuyển thẳng học sinh (HS) có thành tích xuất sắc, mở kỳ xét tuyển sớm trước kỳ xét tuyển thông thường.

ĐA DẠNG CÁCH TUYỂN SINH

Ở châu Á, một số quốc gia có tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH toàn quốc tương tự VN như Trung Quốc (gaokao), Hàn Quốc (suneung) và Nhật Bản (kyōtsū, trước đây gọi là sentā shiken). Với HS bản địa, kết quả các kỳ thi này có thể là “cánh cửa” quan trọng vào ĐH trong nước hoặc là một trong những lựa chọn bên cạnh các phương thức khác. Tại các trường ĐH đặc thù hoặc tốp đầu, thí sinh (TS) có thể phải thi năng khiếu, phỏng vấn… để đủ điều kiện xét tuyển.

Các nước tuyển sinh ĐH ra sao, có xét tuyển sớm như Việt Nam?- Ảnh 1.

Học sinh trung học ở New Zealand. Đây là một trong nhiều nước dựa trên điểm của các chương trình phổ thông, sau phổ thông hoặc thi chuẩn hóa để làm căn cứ xét tuyển ĐH

Theo Trung tâm thông tin công nhận học thuật Hàn Quốc (KARIC) trực thuộc Hội đồng Giáo dục ĐH Hàn Quốc, nước này hiện có 2 kỳ xét tuyển là xét tuyển sớm (susi) và xét tuyển thông thường (jeongsi). Ở kỳ xét tuyển sớm, HS được đánh giá dựa trên điểm học bạ, bài luận, hoạt động ngoại khóa, thi thực hành… Còn ở kỳ xét tuyển thông thường, điểm thi suneung là yếu tố then chốt.

Một xu hướng quan trọng trong tuyển sinh ĐH ở Hàn Quốc là HS ngày càng quan tâm đến kỳ xét tuyển sớm, chiếm khoảng 3/4 tổng số TS những năm gần đây. Cụ thể, dữ liệu từ Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho thấy có 262.378 TS trúng tuyển ở kỳ xét tuyển sớm năm 2022, chiếm tỷ lệ 75,7%. Con số này tăng thành 78% vào 2023 và lên tới 79% vào 2024, dù tổng số TS qua các năm không chênh lệch quá 5.000.

Đối lập với Hàn Quốc, Trung Quốc những năm gần đây ngày càng đẩy mạnh việc dùng điểm thi gaokao trong tuyển sinh ĐH. Trước đây, nước này cho phép các ĐH tinh hoa tuyển sinh dựa trên điểm gaokao và tiêu chí riêng của trường, gọi là “Chương trình tuyển sinh tân sinh độc lập” (IFAP). IFAP ra mắt từ năm 2003 với hy vọng đa dạng hóa cách tuyển sinh, tránh việc điểm gaokao có khả năng quyết định cả cuộc đời TS.

Từ năm 2020, Trung Quốc quyết định bãi bỏ IFAP sau một cuộc cải cách lớn liên quan đến gaokao tên là “Kế hoạch tăng cường nền tảng” (FEP). Theo nghiên cứu của học giả Xiaofeng Wan đăng trên chuyên san Giáo dục ĐH quốc tế, FEP yêu cầu các trường ĐH chú trọng điểm gaokao dù vẫn cho phép kết hợp với điểm học bạ và tiêu chí riêng. Bởi điểm gaokao phải chiếm ít nhất 85% tỷ trọng, thay vì ưu tiên các giải thưởng học thuật, bằng sáng chế hay bài báo khoa học như trước. TS nào đủ điều kiện có thể đăng ký xét tuyển sớm trước khi gaokao diễn ra, Bộ Giáo dục Trung Quốc thông tin.

MỞ RỘNG YẾU TỐ NGOÀI ĐIỂM SỐ

Không tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH quy mô toàn quốc, nhiều quốc gia phương Tây như Úc, New Zealand, Anh, Pháp… đang dựa trên điểm của các chương trình phổ thông, sau phổ thông hoặc thi chuẩn hóa để làm căn cứ xét tuyển ĐH. Nhiều trường thậm chí chấp nhận điểm dự đoán hay điểm năm học trước đó để tạo điều kiện cho TS ứng tuyển sớm và có trường còn chấp nhận kết quả các chương trình phổ thông quốc tế như IB, AP.

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục Úc, việc tuyển sinh áp dụng với HS trong nước dựa trên điểm Thứ hạng tuyển sinh ĐH Úc (ATAR). Điểm ATAR được tính bởi trung tâm tuyển sinh ĐH của tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ và dựa trên kết quả học tập ở năm lớp 12. ATAR có thang điểm từ 0 – 99.95 và cho biết thứ hạng của HS, như nếu đạt ATAR 90.00, có thể hiểu TS thuộc top 10% HS giỏi nhất.

Các nước tuyển sinh ĐH ra sao, có xét tuyển sớm như Việt Nam?- Ảnh 2.

Du học sinh Việt Nam trong lễ tốt nghiệp ở Mỹ

Trước khi có điểm ATAR chính thức, một số ĐH Úc mở kỳ xét tuyển sớm dựa trên điểm ATAR lớp 11 của HS và các yếu tố khác. Nếu không học THPT, các trường cũng còn nhiều phương thức khác để xét tuyển sớm như có chứng chỉ nghề, hoàn thành khóa dự bị ĐH hoặc có kinh nghiệm làm việc liên quan đến ngành sẽ học nếu trên 25 tuổi…, theo Bộ Giáo dục Úc.

Tại Anh, tùy mục đích và nhu cầu mà HS có thể đăng ký các chương trình học khác nhau sau khi tốt nghiệp THPT và thi lấy chứng chỉ tương ứng, như A Level, T Level hoặc các bằng cấp về kỹ thuật nghề. Điểm các chứng chỉ này cùng những yếu tố khác như bài luận, thư giới thiệu… là tiêu chí để các trường ĐH xét tuyển TS trong nước.

Năm nay, theo Bộ Giáo dục Anh, kết quả thi A Level, T Level sẽ công bố vào ngày 15.8. Dù không có kỳ xét tuyển sớm, HS nước này phải nộp hồ sơ từ khá sớm, thậm chí từ tháng 10 năm trước với những trường ĐH hàng đầu và ở các ngành “hot”. Trong trường hợp không trúng tuyển, TS có thể tiếp tục đăng ký vào ĐH qua hệ thống Clearing hoặc chờ năm sau thi lại.

Tại Mỹ, chính quyền liên bang và địa phương không tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH chung, các trường phổ thông tự do thiết kế chương trình giảng dạy chứ không có một chương trình thống nhất trên toàn quốc. Vì vậy, các trường ĐH sẽ chủ động xét tuyển dựa trên nhiều yếu tố như điểm học bạ, thành tích học thuật, hoạt động ngoại khóa, bài luận và điểm các bài thi chuẩn hóa như SAT, ACT.

Một điểm đặc trưng của tuyển sinh ĐH ở Mỹ là các trường thường có khoảng 3 kỳ tuyển sinh là xét tuyển sớm có ràng buộc (yêu cầu ứng viên chỉ chọn 1 trường), xét tuyển sớm không ràng buộc (được nộp nhiều trường), xét tuyển thông thường (nhận kết quả trúng tuyển trễ hơn 2 kỳ trước). Ở mỗi kỳ tuyển sinh, các trường sẽ đưa ra hạn chót nhận hồ sơ khác nhau, thường trong khoảng thời gian cuối và đầu năm.

Đông Nam Á phần lớn duy trì kỳ thi tuyển sinh ĐH

Để phục vụ công tác tuyển sinh ĐH, một số quốc gia Đông Nam Á tự xây dựng các kỳ thi đánh giá năng lực riêng cho các TS hoàn thành bậc THPT như Thái Lan (GAT/PAT, yêu cầu bắt buộc nếu thi vào ĐH công lập), Malaysia (UEC, dành cho HS trường trung học Hoa ngữ), Indonesia (SBMPTN, yêu cầu bắt buộc với ĐH công lập). Xu hướng chung của những quốc gia này là duy trì kỳ thi tuyển sinh ĐH ở quy mô toàn quốc.

Riêng ở Singapore, Bộ Giáo dục Singapore thông tin HS có thể tham dự chương trình xét tuyển sớm vào bách khoa (Poly EAE). Đây là hình thức tuyển sinh dựa trên năng khiếu, cho phép HS bản địa hoặc có thẻ thường trú nhân nộp đơn và nhận được thư mời nhập học có điều kiện vào các trường bách khoa trước khi nhận kết quả thi O-Level hoặc chứng chỉ Higher NITEC.

Cách các nước xét tuyển học sinh VN vào ĐH

Theo chuyên gia du học và cơ quan chính phủ các nước, nhiều cơ sở giáo dục ĐH nước ngoài tại những quốc gia du học truyền thống chấp nhận xét tuyển thẳng dựa trên điểm học bạ của VN, hoặc xem đây là một trong những căn cứ quan trọng để xét tuyển.

Chẳng hạn, tất cả ĐH New Zealand xét tuyển thẳng HS đạt GPA từ 8 trở lên. Điều này diễn ra tương tự ở nhiều trường Úc, bao gồm cả liên minh 8 ĐH hàng đầu (Go8). Những nước như Hàn Quốc, Malaysia… cũng xem GPA là tiêu chí hàng đầu, sau đó là năng lực ngoại ngữ.

Tại Anh, du học sinh (DHS) trong đó có người Việt phải nộp hồ sơ xin học qua hệ thống UCAS. Ngoài GPA, hệ thống này còn yêu cầu DHS phải có bài luận giới thiệu bản thân, thư giới thiệu… và hoàn thành các mẫu đơn ứng tuyển. Mỹ cũng có một số hệ thống xét tuyển chung, phổ biến nhất là Common App. Đây là nơi để DHS nộp bảng điểm, các bài luận, thư giới thiệu, thông tin cá nhân… để trường ĐH xét tuyển.

Tại Trung Quốc, 2024 là năm đầu tiên nước này yêu cầu DHS phải thi đầu vào, áp dụng với những ai nộp đơn xin học bổng chính phủ hoặc xin học tại 142 trường thuộc dự án “Song nhất lưu” (5% tổng số trường hàng đầu nước này). Nhật Bản từ trước đến nay đều yêu cầu DHS tham gia kỳ thi du học Nhật Bản (EJU), đạt điểm đậu mới được xét tuyển. Cả 2 nước đều chỉ áp dụng ở bậc cử nhân.




Nguồn: https://thanhnien.vn/cac-nuoc-tuyen-sinh-dh-ra-sao-co-xet-tuyen-som-nhu-viet-nam-18524081318541251.htm

Cùng chủ đề

Sẽ thay đổi cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT từ 2025

Theo phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025, để xét công nhận tốt nghiệp THPT, mỗi thí sinh phải thi 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Tin học và Công nghệ)....

Bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2025 được điều chỉnh thế nào?

GS. Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí Đại học (ĐH) Quốc gia Hà Nội cho hay, bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội được xây dựng theo hướng đánh giá các năng lực cốt lõi cần thiết của học sinh đạt được theo Chương trình giáo dục phổ thông và phù hợp với tiêu chuẩn, xu hướng đánh giá năng lực trên thế giới.

Điểm mới trong đề thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội từ 2025

Cụ thể, theo GS Nguyễn Tiến Thảo, bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội được xây dựng theo hướng đánh giá các năng lực cốt lõi cần thiết của học sinh đạt được theo Chương trình GDPT và phù hợp với tiêu chuẩn, xu hướng đánh giá năng lực trên thế giới. Theo đó, dạng thức và câu hỏi thi, đề thi năm 2025 sẽ được điều chỉnh phù hợp với Chương trình giáo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Sẽ ban hành vào tháng 11

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định đây là kỳ thi có quy mô, tính chất rất mới, là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm học 2024-2025. “Ngay từ đầu năm 2023, lãnh đạo Bộ đã tập trung chỉ đạo với nguyên tắc bám sát chỉ đạo tại Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị...

Các địa phương cho học sinh nghỉ học để ứng phó bão số 3

Ngày 7/9, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo có Công điện số 1188/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh/thành phố phía bắc từ Nghệ An trở ra về việc tăng cường ứng phó với cơn bão số 3. Đây là Công điện tiếp theo, sau Công điện ngày 4/9 về chủ động ứng phó bão số 3. Công điện nêu rõ: Để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản...

Hàng loạt địa phương miễn 100% học phí cho năm học tới

Theo Nghị quyết vừa được thông qua, trong 9 tháng của năm học 2024 - 2025, tỉnh Khánh Hòa hỗ trợ 100% học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên đang học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh. Mức hỗ trợ này thực hiện theo mức thu học phí năm học 2024 - 2025.Lần 1 hỗ trợ học phí 4 tháng năm...

Cùng chuyên mục

ĐH Quốc gia TPHCM đề xuất có cơ chế thí điểm đặc thù xét công nhận, bổ nhiệm GS,PGS

TPO - Trong chương trình thực hiện Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trình Thủ tướng Chính phủ, ĐH Quốc gia TPHCM có đề xuất cho phép được thí điểm bổ nhiệm các chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư (GS, PGS) và trợ lí GS. Việc...

55 học sinh một trường nhập viện sau bữa tiệc Trung thu

Trước đó, khoảng 19h30 ngày 15/9, Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) Nội trú THCS&THPT huyện Xín Mần tổ chức cho tập thể  khối THCS gồm 300 học sinh liên hoan Trung thu. Sau khi ăn 15 phút, nhiều em có triệu chứng buồn nôn, đau đầu và đau bụng.  Đến 22h45 cùng ngày, các em được thầy, cô giáo đưa vào bệnh viện khám, được chẩn đoán ngộ độc thực phẩm và truyền dịch, gây nôn, điều trị...

Hải Phòng nghiêm cấm lợi dụng danh nghĩa phụ huynh để vận động tài trợ sau bão số 3

Theo đó, để tránh áp lực đối với cha mẹ học sinh trong điều kiện khắc phục hậu quả, thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, Sở GD&ĐT Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục trực thuộc thực hiện nghiêm quy định về công khai học phí, các khoản thu, nhất là các khoản dịch...

Một trường phổ thông ở TPHCM ủng hộ vùng lũ hơn 1,2 tỷ đồng

Hướng về đồng bào miền Bắc bị lũ lụt, tập thể lãnh đạo, giáo viên - công nhân viên, học sinh và phụ huynh Trường TH - THCS - THPT Ngô Thời Nhiệm (TPHCM) đã góp hơn 1,2 tỷ đồng. Trong hơn 1,2 tỷ đồng, nhà trường gửi về Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc TPHCM 400 triệu đồng. Chi hỗ trợ cho 3 giáo viên trường mầm non có gia đình bị ảnh hưởng nặng do bão số...

Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh nhưng cũng phải đúng quy định

Ông Trần Vĩnh Liêm cho biết, Phòng GD&ĐT TP Dĩ An sẽ xin ý kiến chỉ đạo của ngành GD&ĐT và UBND TP Dĩ An để có chỉ đạo giải quyết sự việc, tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh, nhưng cũng phải đúng quy định của ngành GD&ĐT. Nhà trường xin nhận khuyết điểm về sơ suất “nhầm lớp” Như Báo Kinh tế và Đô thị phản ánh, chuyện thật tưởng như đùa xảy ra tại Trường tiểu...

Mới nhất

55 học sinh một trường nhập viện sau bữa tiệc Trung thu

Trước đó, khoảng 19h30 ngày 15/9, Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) Nội trú THCS&THPT huyện Xín Mần tổ chức cho tập thể  khối THCS gồm 300 học sinh liên hoan Trung thu. Sau khi ăn 15 phút, nhiều em có triệu chứng buồn nôn, đau đầu và đau bụng.  Đến 22h45 cùng ngày, các em được thầy, cô...

Bộ Y tế yêu cầu sẵn sàng chi viện cho các tỉnh bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; các bệnh viện thuộc trường Đại học Y Dược; Y tế các Bộ, ngành...

Deal say mê giảm tới 150.000 VND vé Show “THE MUSIC OF ABBA” trên ví VNPAY và các ứng dụng ngân hàng

Từ nay đến 2/10, các fan ABBA có thể tiết kiệm 20% khi mua vé show “The Music Of ABBA” và 50% khi đặt VNPAY Taxi (Car/Bike) tới xem show diễn. Ưu đãi chỉ có trên Ví VNPAY và các ứng dụng ngân hàng. Tin vui cho các fan ABBA? Chính thức - Tour lưu diễn của ban nhạc...

Cục Thuế TP.HCM kiến nghị họp khẩn để gỡ vướng hồ sơ đất đai

Đây là văn bản kiến nghị lần thứ ba của Cục Thuế TP.HCM trong vòng một tháng qua về vấn đề này. Trong đó có hai văn bản kiến nghị khẩn.Cục Thuế TP.HCM kiến nghị họp để giải quyết dứt điểm Cụ...

Mới nhất