Trang chủDu lịchKhám pháBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận thêm 4...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận thêm 4 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor, tri thức may và mặc áo dài Huế, lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai, nghề làm nhang ở Tây Ninh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận thêm 4 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Việc được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ tạo tiền đề để các địa phương có thể xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor

Ngày 12/8, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) Quảng Ngãi cho biết, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL vừa ký quyết định công nhận nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor (H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nghệ thuật trang trí cây nêu của đồng bào dân tộc Cor (Quảng Ngãi) tồn tại và phát triển gắn liền với lễ hội ăn trâu từ hàng ngàn năm trước, được truyền từ đời này sang đời khác, thể hiện bản sắc văn hóa, mang đậm dấu ấn của cộng đồng dân tộc Cor.

Cây nêu của người Cor thường có 3 loại ứng với mỗi sinh hoạt văn hóa xã hội khác nhau. Nhưng cao nhất là cây nêu được dựng vào ngày Tết ngã rạ (cao khoảng 10 – 15 m).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận thêm 4 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Nghi thức trong lễ hội của đồng bào Cor bên cây nêu. (Ảnh: Hoàng Tâm/Báo Văn hoá)

Phần thân cây nêu được trang trí hoa văn 2 màu đen, đỏ tượng trưng cho trời và đất. Thân cây nêu còn được treo những bộ Gu (bằng gỗ có vẽ hoặc điêu khắc những hình ảnh hay họa tiết mang yếu tố tâm linh của người Cor) và mâm thờ.

Có thể coi đây là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tạo hình và hội họa dân gian đặc sắc. Cùng với bộ Gu, cây nêu còn được treo những con chim chèo bẻo gỗ. Trên đỉnh cây nêu cũng có gắn một con chim chèo bẻo. Đây là hình tượng một loài chim luôn bắt sâu, châu chấu, cào cào để bảo vệ cây lúa. Người dân tộc Cor coi chim chèo bẻo là chim trời do thần linh phái xuống giúp họ. Chính vì thế người Cor không bao giờ săn bắt hay ăn chim chèo bẻo.

Mỗi khi dựng cây nêu, người Cor phải làm lễ cúng với những nghi thức rất thiêng liêng. Cây nêu là cầu nối tinh thần của người Cor với thần linh. Có những bài cúng trong những bước khác nhau khi ghép nối cây nêu hoặc khi treo những bộ Gu. Nghi lễ dựng cây nêu chỉ có ở người Cor. Đó chính là di sản văn hóa được tôn vinh từ năm 2015.

Tri thức may và mặc áo dài Huế

Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức ghi danh “Tri thức may và mặc áo dài Huế” là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Ông Phan Thanh Hải cho biết, đây chính là thành quả của công tác triển khai Đề án “Huế – Kinh đô Áo dài Việt Nam” với mực tiêu bảo tồn và phát huy giá trị tri thức may, mặc áo dài Huế và là tiền đề để triển khai có hiệu quả hoạt động quảng bá, tôn vinh áo dài Huế, thúc đẩy kinh tế, du lịch phát triển, khẳng định áo dài Huế trong cộng đồng quốc tế, hướng đến phát triển thương hiệu Huế – Kinh đô Áo dài.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận thêm 4 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Các nghệ nhân và thợ may áo dài chăm chút từng công đoạn như cắt, may, luôn tà, và làm nút, biến chiếc áo dài thành một tác phẩm nghệ thuật chứa đựng giá trị văn hóa Huế. (Nguồn: Người Hà Nội)

Chiếc áo dài xứ Huế đã đi qua một chặng đường dài hình thành và phát triển với nhiều thăng trầm. Từ chiếc áo dài xứ Bắc xưa xẻ giữa thân trước thành hai vạt không có khuy, đến chiếc áo dài Đàng Trong mà vạt được xẻ thành tà áo.

Áo dài Huế hình thành từ chính tâm hồn và nét thẩm mỹ của người Huế, mang trên đó những nét duyên dáng riêng có của mảnh đất Đàng Trong. Có lẽ cũng kể từ đó, phụ nữ Huế luôn coi áo dài như một trang phục thường ngày chứ không chỉ dùng trong những dịp lễ, Tết hay sự kiện đặc biệt nào đó và tùy theo điều kiện kinh tế mà ai cũng có vài bộ áo dài dành cho riêng mình.

Chiếc áo dài Huế được thêu may tinh tế và sắc sảo bởi đôi bàn tay khéo léo của những con người xứ Huế. Từ lâu đã trở thành một món quà lưu niệm văn hóa, tinh thần độc đáo không thể thiếu cho những ai mỗi khi đến Huế.

Trong các kỳ Festival Huế, không thể không nhắc đến Lễ hội áo dài – một trong những chương trình chính thức, mang đậm chất văn hóa Huế đã góp phần làm phong phú và đa dạng chương trình lễ hội. Đến với lễ hội áo dài, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các bộ sưu tập áo dài của các nhà thiết kế nổi tiếng. Ở đó, tà áo dài của người phụ nữ Huế nói riêng và áo dài Việt Nam nói chung, từ quốc phục được biến hóa qua bàn tay tài năng của người nghệ sĩ để trở thành những bộ sưu tập mang dáng vẻ cổ kính đến hiện đại trên các chất liệu vô cùng phong phú và đa dạng.

Theo ông Phan Thanh Hải, hiện nay, áo dài Huế đã trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo. Những chiếc áo dài được cắt may, thêu thùa tinh tế và sắc sảo bởi đôi tay tài hoa của người thợ xứ Huế đã để lại bao ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách trong và ngoài nước, góp phần bảo tồn và phát huy một nét văn hóa đặc sắc, quý giá của dân tộc.

Việc công nhận này là điều kiện, cơ sở quan trọng để Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục hoàn thiện hồ sơ “Tri thức may và mặc áo dài Huế” nhằm đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia xem xét trình Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng hồ sơ “Tri thức may và mặc áo dài Huế” để đệ trình UNESCO đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai

Làng Tiếu Mai xưa, tức làng Mai ngày nay có cách đây 1.500 năm, là một làng Việt cổ nằm kề bên bờ Bắc sông Cầu (Như Nguyệt). Làng Tiếu Mai ngày nay bao gồm 3 thôn: Mai Thượng, Mai Trung và Thắng Lợi. Người già trong làng kể rằng, khi giặc Tống đến xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt dựng lên chiến tuyến sông Như Nguyệt để ngăn chặn quân thù.

Những ngày đó, dân làng Tiếu Mai thường xuyên dùng thuyền vận chuyển giúp đỡ quân Lý Thường Kiệt qua sông tạo thế bất ngờ đánh giặc, góp phần làm nên chiến thắng oanh liệt vào ngày 17/2/1077, quân Tống thất bại nặng nề khiến cho chúng “bạt vía kinh hồn” phải rút quân về nước.

Những cái tên như ngã ba sông Xà, gò Xác, nghè Ngũ Giáp đã trở thành địa danh lịch sử. Tại ngã ba Xà, điểm hội tụ giữa sông Cầu và sông Cà Lồ, đây cũng chính là nơi Lý Thường Kiệt đọc bài thơ nổi tiếng Nam quốc sơn hà – bản Tuyên ngôn khẳng định chủ quyền của dân tộc Việt Nam.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận thêm 4 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Các đội bơi tranh tài tại Lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai. (Nguồn: Bắc Giang)

Lễ hội bơi chải bắt nguồn từ tục diễn xướng chiến thắng Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt chống quân xâm lược nhà Tống. Từ đó cứ 5 năm một lần, vào ngày 10/3 (âm lịch) người dân làng Mai tưng bừng mở hội kỷ niệm chiến công oanh liệt của vị tướng tài ba Lý Thường Kiệt.

Thông thường, Hội bơi chải kéo dài trong 3 ngày với nhiều hoạt động tín ngưỡng, trò chơi dân gian hấp dẫn đã trở thành lễ hội truyền thống của cả một vùng cư dân ven bờ sông Cầu. Đến hội người xem như được chứng kiến âm hưởng dậy sóng hào hùng của cha ông từ ngàn xưa vọng về. Quá khứ, hiện tại như hòa quyện vào nhau, tô thắm thêm truyền thống yêu nước, tinh thần thượng võ của người dân hai bên bờ Như Nguyệt.

Đến nay, lễ hội bơi chải còn lưu giữ được nhiều nét bản sắc tôn vinh những người có công với tổ tiên qua những nghi thức trang trọng thể hiện tinh thần thượng võ của nhân dân vùng Kinh Bắc.

Với những ý nghĩa to lớn về mặt văn hóa, lịch sử, truyền thống, có sức lan tỏa mạnh mẽ, Lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đây là nền tảng quan trọng để lễ hội tiếp tục được bảo tồn, mở rộng về quy mô, từ đó phát huy hơn nữa giá trị trong đời sống xã hội, góp phần giáo dục tinh thần thượng võ, truyền thống yêu nước trong các thế hệ.

Nghề làm nhang ở Tây Ninh

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng ký quyết định đưa nghề thủ công truyền thống nghề làm nhang tỉnh Tây Ninh vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Nghề làm nhang ở Tây Ninh là một trong những nghề thủ công truyền thống tồn tại từ xưa đến nay, thể hiện đậm nét đặc trưng văn hóa – tâm linh của cư dân địa phương.

Theo hồ sơ di sản, nghề truyền thống ở Tây Ninh tập trung ở thị xã Hòa Thành, huyện Dương Minh Châu, thị xã Trảng Bàng, huyện Gò Dầu, TP. Tây Ninh và huyện Tân Biên.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận thêm 4 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Cây nhang thành phẩm không có màu vàng ươm như thường thấy, thay vào đó là màu vàng, nâu của lá và hoa khô. (Nguồn: ZNews)

Nhang ở Tây Ninh chỉ có 2 màu đặc trưng là vàng và nâu. Theo đó, để làm ra những cây nhang thì người ta sẽ đi thu gom lá gòn về phơi khô, rồi đem xay nhuyễn thành bột. Sau đó đem đi trộn với nước và cho thêm bột quế hoặc bột trầm vào để tạo mùi thơm.

Chính vì vậy, mùi hương của nhang không nồng đậm mà cực kỳ nhẹ nhàng, dễ chịu. Ngoài những vấn đề về kỹ thuật như đã nêu, thì người làm nhang ở Tây Ninh còn có những quan niệm, ý nghĩa biểu trưng trong văn hóa rất đặc sắc qua kích thước của cây nhang, từ đó thể hiện ước mong của họ về một cuộc sống an vui, sung túc.

Trong nếp sống của người Việt, hương là biểu tượng của sự thiêng liêng, thành kính, là cầu nối giữa thế giới thực tại với chốn u linh thần bí.

Đặc biệt hơn, Tây Ninh được mệnh danh là “vùng đất Thánh” của đạo Cao Đài – nơi có số lượng tín đồ đông đảo nhất cả nước. Vì vậy, hơn trăm năm qua, tại Tây Ninh, nghề làm nhang truyền thống của làng vẫn tồn tại và thực hiện sứ mệnh thiêng liêng của mình.

Nghề làm nhang ở Tây Ninh còn thể hiện rất rõ đặc thù gốc tích nông nghiệp như dụng cụ, nguyên liệu, giá trị sử dụng. Những sản phẩm từ nghề truyền thống này có vai trò quan trọng trong việc phục vụ đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội không chỉ của người dân Tây Ninh nói riêng mà cả cộng đồng nói chung.

Trải qua quá trình dài hình thành và phát triển, dù qua các hình thái kinh tế xã hội hay các phương thức sản xuất khác nhau, thì nghề làm nhang ở Tây Ninh vẫn tồn tại một cách bền vững và trở thành một trong những làng nghề làm nhang nổi tiếng nhất ở Nam Bộ.

Như vậy, cùng với nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh Tây Ninh, lễ Kỳ yên đình Gia Lộc, múa trống Chhay-dăm, nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu (núi Bà Đen), lễ hội Quan lớn Trà Vong (Tân Biên), nghệ thuật chế biến món ăn chay và nghề thủ công truyền thống làm muối ớt, nghề làm nhang là di sản văn hoá thứ 9 của tỉnh Tây Ninh được công nhận Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.





Nguồn: https://baoquocte.vn/bo-van-hoa-the-thao-va-du-lich-cong-nhan-them-4-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-282381.html

Cùng chủ đề

Hà Nội tập trung nguồn lực bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể

Kế hoạch nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong cán bộ, nhân dân; nhằm huy động nguồn lực cộng đồng trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Thành phố yêu cầu ngành văn hóa phối hợp chặt chẽ các đơn vị, địa phương, cộng đồng thực hành di sản trong việc triển khai các giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Hạ Long, thành phố của lễ hội

Đến Hạ Long ngày nay, du khách không phải chỉ để thăm vịnh hay tắm biển mà còn là để vui chơi, hòa mình vào các lễ hội. Và mùa nào cũng có lễ hội. Tại Hạ Long, các lễ hội truyền thống, các sự kiện tiêu biểu ngày càng được chú trọng, đáp ứng được những thay đổi trong nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa mới của du khách và nhân dân. Với mục tiêu xây...

Độc đáo thi bơi sào trên đảo Hà Nam ở Quảng Ninh

Đảo Hà Nam nằm bên dòng sông Bạch Đằng giang lịch sử, đã có từ lâu đời. Người dân nơi đây quanh năm sống bằng nghề sông nước. Môn bơi sào nam rất độc đáo, diễn ra trong lễ hội Xuống đồng trên vùng đảo này hàng năm, với ước muốn cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi. Cuộc thi bơi sào nam giữa các đội cùng với thể hiện lòng yêu nước còn tái hiện lại...

Về miền Di sản Hạ Long

Được ví như thành phố di sản, bởi Hạ Long không chỉ có Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, mà còn vì sự phong phú, đa dạng cả về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Những lợi thế này đã giúp Hạ Long trở nên quyến rũ hơn, cũng là nguồn lực quan trọng để khai thác và phát triển các sản phẩm văn hoá, du lịch trong thời kỳ hội nhập...

Mo Mường-Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp

Công tác quản lý di tích trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, việc trùng tu, tu bổ, tôn tạo một số di tích chưa thực hiện đúng quy định về đầu tư và quản lý nhà nước đối với lĩnh vực của ngành. "Sớm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giới trẻ mang tri thức và tâm huyết phụng sự cộng đồng

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, giới trẻ ngày càng khẳng định vai trò tiên phong của mình trong việc đóng góp cho sự phát triển cộng đồng.

Kính viễn vọng không gian James Webb và phát hiện mới về các thiên hà thuở sơ khai

Một nghiên cứu mới cho thấy, các lỗ đen có thể là nguyên nhân khiến cho những hiểu biết trước đây về các thiên hà sơ khai thuở vũ trụ mới hình thành là thiếu chính xác.

Nổ đường ống dẫn khí khiến hơn 1.000 hộ dân phải sơ tán, hỏa hoạn kéo dài nhiều giờ, đây là nguyên nhân

Ngày 16/9, một vụ nổ đường ống dẫn khí đã xảy ra tại thành phố Deer Park, bang Texas, Mỹ, gây cháy lớn kéo dài trong nhiều giờ.

Nga có bước tiến mới với đồng Ruble kỹ thuật số, yêu cầu bảo đảm một vấn đề

Ngày 16/9, Ngân hàng Trung ương Nga gửi đề nghị đến Bộ Tài chính nước này, yêu cầu từ nay đến ngày 1/7/2025, tất cả các tổ chức tín dụng lớn trong nước phải bảo đảm cho khách hàng khả năng giao dịch với đồng tiền Ruble kỹ thuật số.

Từ câu chuyện sao kê mùa lũ lụt…

Rất cần xử lý nghiêm các hành vi gian dối "phông bạt từ thiện" trong mùa lũ lụt để duy trì niềm tin của cộng đồng xã hội và tinh thần thượng tôn pháp luật.

Bài đọc nhiều

A Choén – Tinh hoa ẩm thực trên bản đồ Food Tour Hà Nội

16/09/2024 10:21 (PLVN) - Trong bối cảnh du lịch Thủ đô đang phát triển mạnh mẽ, việc đưa ẩm thực trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn là định hướng quan trọng của thành phố, nhằm quảng bá hình ảnh Thủ đô đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Nhiều thương hiệu về ẩm thực cũng định vị được uy tín trên bản đồ Food Tour Hà Nội bằng chính sự thẩm định...

Mẫu nhí Như Đình hóa thân cá Koi cực đẹp trên đường phố Trung Quốc

Vừa qua, mẫu teen Như Đình và gia đình đã có chuyến du lịch, kết hợp chụp ảnh tại Trùng Khánh, Trung Quốc với sự hỗ trợ của Công ty TNHH Công nghệ và Du lịch Thuận Phong (Thuận Phong Travel). Biết Như Đình là người mẫu, phía Thuận Phong Travel đã gợi ý về việc chụp một bộ hình ấn tượng tại địa điểm đoàn ghé thăm ở Trùng Khánh. Khi nghe về ý tưởng, Như Đình...

YouTuber người Mỹ ‘đại náo’ chợ Bến Thành, ăn bánh mì đắt đỏ bậc nhất TPHCM

Đặt chân tới TPHCM ngày 14/9, IShowSpeed (SN 2005, tên thật là Darren Watkins Jr.) – nam rapper kiêm streamer, YouTuber nổi tiếng người Mỹ đã lập tức phát trực tiếp hành trình tham quan thành phố vào chiều cùng ngày trên trang cá nhân có gần 27 triệu lượt theo dõi. Điểm đến đầu tiên mà IShowSpeed ghé thăm là chợ Bến Thành (phường Bến Thành, Quận 1). Chỉ vài phút sau khi nam YouTuber 19 tuổi xuất...

Bàu Trắng U&Me – điểm dừng chân lý tưởng khi đến Bình Thuận

Biến “sa mạc” thành lợi thế Bình Thuận có địa hình chủ yếu đồi núi thấp, đồng bằng ven biển hẹp, trong đó cồn cát ven biển và đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích tự nhiên. Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo mang tới cho vùng đất này nhiều nắng, gió và không có mùa đông, Bình Thuận trở thành vùng khô hạn nhất cả nước. Nổi bật lên giữa vùng “sa mạc”...

Nước tràn đồng, nông dân An Giang thong thả bơi xuồng bắt cá tôm

Nước tràn đồng, nông dân phấn khởiTheo ghi nhận của PV Báo Giao thông, sáng...

Cùng chuyên mục

EnzoFX “Nạp tấm lòng, góp yêu thương” quyên góp hỗ trợ đồng bào miền Bắc | Doanh nhân | Tài Chính

Đây là một chiến dịch đầy ý nghĩa nhằm quyên góp hỗ trợ cho các nỗ lực cứu trợ và tái thiết sau thiên tai. Với tinh thần trách nhiệm xã hội, Enzo không chỉ cam kết minh bạch trong từng đồng tiền quyên góp mà còn lan tỏa tình yêu thương và lòng nhân ái đến mọi người. Chương trình "Enzo FX Mỗi khoản nạp...

Mẫu teen Như Đình hóa thân cá Koi cực đẹp trên đường phố Trung Quốc

Vừa qua, mẫu teen Như Đình và gia đình đã có chuyến du lịch, kết hợp chụp ảnh tại Trùng Khánh, Trung Quốc với sự hỗ trợ của Công ty TNHH Công nghệ và Du lịch Thuận Phong (Thuận Phong Travel). Biết Như Đình là người mẫu, phía Thuận Phong Travel đã gợi ý về việc chụp một bộ hình ấn tượng tại địa điểm đoàn ghé thăm ở Trùng Khánh. Khi nghe về ý tưởng, Như Đình...

“Hành trình yêu thương” cùng JasFX góp phần cứu trợ miền Bắc | Doanh nhân | Tài Chính

Trong tuần qua, các tỉnh, thành miền Bắc đã phải đối mặt với một thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng, khi cơn bão số 3 (bão Yagi), cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong 30 năm qua, đã tàn phá nghiêm trọng nhiều khu vực.Theo thông tin Jasfx nhận được, bão Yagi đã gây ra thiệt hại lớn về cả người và tài sản: 353...

Bàu Trắng U&Me – điểm dừng chân lý tưởng khi đến Bình Thuận

Biến “sa mạc” thành lợi thế Bình Thuận có địa hình chủ yếu đồi núi thấp, đồng bằng ven biển hẹp, trong đó cồn cát ven biển và đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích tự nhiên. Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo mang tới cho vùng đất này nhiều nắng, gió và không có mùa đông, Bình Thuận trở thành vùng khô hạn nhất cả nước. Nổi bật lên giữa vùng “sa mạc”...

Nước tràn đồng, nông dân An Giang thong thả bơi xuồng bắt cá tôm

Nước tràn đồng, nông dân phấn khởiTheo ghi nhận của PV Báo Giao thông, sáng...

Mới nhất

Microsoft chi 60 tỷ USD mua cổ phiếu quỹ, tăng cổ tức 10%

Song song với đó, “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ cũng tuyên bố chia cổ tức hằng quý với mức 0,83 USD mỗi cổ phiếu, tăng 8 cent (tương đương 10%) so với quý trước. Cuộc họp cổ đông thường niên của Microsoft dự kiến diễn ra vào ngày 10/12 tới, nơi các nhà đầu tư sẽ...

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn” Doanh nghiệp dệt may tìm cơ hội tại thị trường Mỹ Ông Phạm Xuân Hồng- Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP. Hồ Chí Minh cho hay,...

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Đoàn đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh An Giang

Chiều 17/9, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Đoàn đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh An Giang nhân chuyến thăm Thủ đô Hà Nội và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.  Bày tỏ xúc động khi gặp mặt các đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh An Giang, Phó...

Sau dọn dẹp cây gãy đổ, Hà Nội bắt đầu tái thiết không gian xanh

17/09/2024 | 16:18 TPO - Sau đợt vận động ra quân dọn dẹp đường phố, cây cối gãy đổ sau bão số 3 đã cơ bản...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp Đại sứ Sri Lanka trình Quốc thư

Chúc mừng Đại sứ Poshitha Perera được bổ nhiệm làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Sri Lanka tại Việt Nam; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tin tưởng với kinh nghiệm của một nhà ngoại giao chuyên nghiệp và am hiểu về khu vực, Đại sứ sẽ có nhiều đóng góp thiết thực cho việc thúc đẩy...

Mới nhất